intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập và làm bài đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II

  1. 1 TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II - MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2022-2023 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN Văn Tác giả Thể PTBĐ Giá trị nội dung Ý nghĩa bản thơ chính Tinh thần lạc quan, Thể hiện cốt cách Tức Hồ Chí phong thái ung dung tinh thần Hồ Chí cảnh Thất Minh Biểu của Bác Hồ trong Minh luôn tràn đầy Pác ngôn tứ (1890- cảm cuộc sống cách mạng niềm lạc quan, tin Bó tuyệt THƠ 1969) đầy gian khổ ở Pác tưởng vào sự (1941) CÁCH Bó. nghiệp cách mạng. MẠNG Tình yêu thiên nhiên, Tác phẩm thể hiện yêu trăng đến say mê sự tôn vinh cái đẹp Ngắm Thất và phong thái ung của tự nhiên, của trăng Hồ Chí ngôn tứ Biểu dung của Bác Hồ tâm hồn con người (1942- Minh tuyệt cảm ngay trong cảnh tù bất chấp hoàn cảnh 1943) ngục cực khổ, tối ngục tù. tăm. Yêu cầu: - Nhớ tên văn bản, tác giả, thể thơ, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật đặc sắc. - Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích một số hình ảnh đặc sắc bài thơ. 1. Bài thơ “Ngắm trăng”: a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ: Sáng tác khi Bác bị Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, in trong tập Nhật kí trong tù. b. Nội dung: b.1. Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết. * Rung động, bối rối trước vẻ đẹp của thiên nhiên: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Điệp ngữ “vô” kết hợp với liệt kê “tửu, hoa” -> khẳng định sự thiếu vắng của những thi liệu gợi thi hứng trong lòng thi nhân. Người chiến sĩ đang bị giam cầm trong tù ngục, mất tự do… ->hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt. - Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” -> thể hiện sự bối rối, xốn xang của tâm hồn nghệ sĩ của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp. * Gắn bó, chan hòa với thiên nhiên: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
  2. 2 - Trăng được nhân hóa thành người bạn tri âm tri kỉ. Bác và trăng đang say sưa ngắm nhìn, tôn lên vẻ đẹp của nhau. Tâm hồn Bác có sự giao hòa tuyệt đối với trăng. -> Tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác ->Tâm hồn thi sĩ của Bác. * Liên hệ một số bài thơ trăng của Bác. b.2. Bài thơ còn thể hiện phong thái ung dung, lạc quan và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. * Khát khao hướng tới cuộc sống tự do: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,” - Hình ảnh trăng là biểu tượng của tự do, hòa bình ->Cuộc vượt ngục tinh thần của người tù thể hiện khát vọng tự do, ý chí chiến đấu mãnh liệt. * Phong thái ung dung, lạc quan: - Câu thơ đầu tiên: trong hoàn cảnh mất tự do thân thể, Bác vẫn để tâm hồn mình hướng ra bầu trời tự do để đến với trăng… - Mở đầu bài thơ là hình ảnh trong nhà tù nhưng kết thúc bài thơ có hình ảnh thi gia (nhà thơ) -> Kẻ thù chỉ có thể giam cầm Bác về thân thể nhưng không thể giam hãm được tâm hồn Bác… -> Thể hiện phong thái ung dung, tự tại, chất chiến sĩ trong con người Bác. => Chất chiến sĩ và chất thi sĩ hài hòa, thống nhất trong con người Bác. Đó chính là chất thép và chất tình hòa hợp làm nên vẻ đẹp tâm hồn Người… * Liên hệ một số bài thơ thể hiện phong thái ung dung, lạc quan… của Bác. c. Nghệ thuật: - Sự kết hợp hài hòa nét cổ điển và hiện đại. - Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ… - Hình ảnh thơ giàu chất lãng mạn… 2. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”: HS tự làm a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ: b. Nội dung: c. Nghệ thuật: II. PHẦN TIẾNG VIỆT Chủ đề Kiểu câu Đặc điểm hình Chức năng Chức năng thức chính khác CÂU CHIA Câu nghi vấn - Kết thúc bằng Dùng để hỏi - Dùng để cầu THEO dấu chấm hỏi khiến, đe doạ, MỤC (khi viết) phủ định, khẳng ĐÍCH - Có từ nghi định NÓI vấn: ai, gì ,nào, - Dùng để biểu đâu, bao nhiêu lộ tình cảm, cảm hoặc từ “hay” xúc. Câu cầu khiến - Kết thúc câu Dùng để ra lệnh,
  3. 3 bằng dấu chấm yêu cầu, răn đe, than hoặc dấu khuyên bảo. chấm (khi viết). - Có từ cầu khiến: hãy, đùng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến Câu cảm thán - Kết thúc câu Bộc lộ trực tiếp bằng dấu chấm cảm xúc của than (khi viết). người nói. - Có từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, … Câu trần thuật - Kết thúc câu Dùng để kể, -Dùng để yêu bằng dấu chấm, thông báo, nhận cầu, đề nghị đôi khi kết thúc định, trình bày, -Dùng để biểu bằng dấu chấm miêu tả,.. lộ cảm xúc, tình lửng (khi viết) cảm - Không có đặc điểm hình thức của câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Các kiểu hành động nói - Hỏi HÀN - Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán) H - Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức…) ĐỘN - Hứa hẹn. G NÓI - Bộc lộ cảm xúc. Cách sắp xếp trật tự từ trong Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu câu LỰA Trong câu có thể có nhiều cách - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện CHỌ sắp xếp trật tự từ, mỗi cách tượng, hoạt động, đặc điểm. N đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, TRẬT Người nói, người viết cần biết hiện tượng.
  4. 4 TỰ lựa chon trật tự từ thích hợp với - Liên kết câu với câu khác. TỪ yêu cầu giao tiếp. - Đảm bảo hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Nghị luận xã hội * Nắm vữngcách làm bài văn nghị luận xã hội: a) Mở bài: - Nêu rõ hiện tượng cần nghị luận (vấn đề nghị luận) b) Thân bài: - Giải thích khái niệm (nếu có) - Thực trạng của hiện tượng (Nếu cần) - Nêu nguyên nhân (khách quan – chủ quan) của hiện tượng - Phân tích tác dụng – ý nghĩa hoặc tác hại – hậu quả của vấn đề nêu ra. - Mở rộng vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động: c) Kết bài: - Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. - Liên hệ thực tế. C. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – 2022-2023 I. Đọc – hiểu (3.0 điểm): 1. Phần văn bản 2.0 điểm: Lưu ý: Ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa. + Phương thức biểu đạt đoạn văn bản. + Nội dung, ý nghĩa đoạn văn bản, thông điệp;hình ảnh thơ… + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng thể thơ, thể văn… 2. Tiếng Việt (1,0 điểm): + Các kiểu câu chia theo mục đích nói: nhận diện, phân tích tác dụng. + Hành động nói: nhận diện, chỉ rõ mục đích của hành động nói đó. + Lựa chọn trật tự từ: nhận diện, phân tích tác dụng – mục đích của việc lựa chọn trật tự từ đó. II. Làm văn (7,0 điểm) 1. Đoạn văn từ 9-12 câu (2,0 điểm): - Nội dung:Viết đoạn văn trình bày luận điểm về một khía cạnh của một trong các văn bản sau: Ngắm trăng, Tức cảnh Pác Bó. - Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, đủ số câu; đảm bảo: đúng chính tả, diễn đạt … * Một số đề luyện viết đoạn văn nghị luận văn học:
  5. 5 a. Viết đoạn văn từ 9-12 câu trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh đặc biệt.” * Gợi ý: Luận điểm: Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết trong hoàn cảnh đặc biệt: * Rung động, bối rối trước vẻ đẹp của thiên nhiên: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Điệp ngữ “vô” kết hợp với liệt kê “tửu, hoa” -> khẳng định sự thiếu vắng của những thi liệu gợi thi hứng trong lòng thi nhân. Người chiến sĩ đang bị giam cầm trong tù ngục, mất tự do… ->hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt. - Câu hỏi tu từ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” -> thể hiện sự bối rối, xốn xang của tâm hồn nghệ sĩ của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp. * Gắn bó, chan hòa với thiên nhiên: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.” - Trăng được nhân hóa thành người bạn tri âm tri kỉ. Bác và trăng đang say sưa ngắm nhìn, tôn lên vẻ đẹp của nhau. Tâm hồn Bác có sự giao hòa tuyệt đối với trăng. -> Tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác ->Tâm hồn thi sĩ của Bác. * Liên hệ một số bài thơ trăng của Bác. b. Viết đoạn văn từ 9-12 câu trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:“Một nét đẹp của bài thơ Ngắm trăng là thể hiện rõ nét phong thái ung dung, lạc quan và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.” * Gợi ý: Luận điểm: Bài thơ "Ngắm trăng" còn thể hiện phong thái ung dung, lạc quan và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cách mạng Hồ Chí Minh: * Khát khao hướng tới cuộc sống tự do: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,” - Hình ảnh trăng là biểu tượng của tự do, hòa bình ->Cuộc vượt ngục tinh thần của người tù thể hiện khát vọng tự do, ý chí chiến đấu mãnh liệt. * Phong thái ung dung, lạc quan: - Câu thơ đầu tiên: trong hoàn cảnh mất tự do thân thể, Bác vẫn để tâm hồn mình hướng ra bầu trời tự do để đến với trăng…
  6. 6 - Mở đầu bài thơ là hình ảnh trong nhà tù nhưng kết thúc bài thơ có hình ảnh thi gia (nhà thơ) -> Kẻ thù chỉ có thể giam cầm Bác về thân thể nhưng không thể giam hãm được tâm hồn Bác… -> Thể hiện phong thái ung dung, tự tại, chất chiến sĩ trong con người Bác. => Chất chiến sĩ và chất thi sĩ hài hòa, thống nhất trong con người Bác. Đó chính là chất thép và chất tình hòa hợp làm nên vẻ đẹp tâm hồn Người… * Liên hệ một số bài thơ thể hiện phong thái ung dung, lạc quan… của Bác. 2. Bài vănnghị luận xã hội(5,0 điểm): * Một số đề luyện viết bài văn nghị luận xã hội: Đề 1. Hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn rằng: “Đọc sách là công việc vô cùng cần thiết với học sinh chúng ta trong môi trường học đường hiện nay.” Đề 2. Lấy tựa đề “Trang phục đẹp là trang phục phù hợp”, em hãy viết một bài văn nghị luận để kêu gọi các bạn trẻ hôm nay hãy có cách nhìn nhận đúng đắn, phù hợp khi chọn lựa trang phục cho mình. D. Hướng dẫn ngắn gọn: Phần Làm văn 1. Đoạn văn nghị luận văn học: 2,0 điểm - HS dựa vào phần khái quát bài “Ngắm trăng” ở phần văn bản trong đề cương để làm. 2. Bài văn nghị luận xã hội: 5,0 điểm - Gợi ý Đề 1. Hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn rằng: “Đọc sách là công việc vô cùng cần thiết với học sinh chúng ta trong môi trường học đường hiện nay.” 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghịluận… 2. Thân bài: * Giải thích: - Sách: Là sản phẩm trí tuệ của con người, là kho tàng quý báu lưu giữ di sản văn hóa của nhân loại, là công cụ để lĩnh hội, lưu truyền, trao đổi kiến thức qua các thế hệ... - Đọc sách: Là hoạt động khám phá, lĩnh hội kiến thức từ sách mang lại để mở rộng hiểu biết cho bản thân ... * Thực trạng của việc đọc sách trong các nhà trường hiện nay: … * Khẳng định, đánh giá-bàn luận: Đọc sách là công việc vô cùng cần thiết với học sinh chúng ta. Bởi vì: - Sách là kho kiến thức vô tận, là người thầy vĩ đại mà chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi kiến thức bất cứ khi nào... - Sách dạy bảo chúng ta bao bài học quý báu về cuộc sống: biết yêu thương con người, biết căm giận cái ác, ... Sách giúp con người vươn tới những ước mơ, khát vọng; giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục ý thức thẩm mĩ... - Sách còn là người bạn tâm giao, chia sẻ buồn vui, ... (Nêu dẫn chứng minh họa) - Nếu thiếu sách, cuộc sống con người sẽ rơi vào tăm tối, không có ánh sáng của tri thức, con người trở nên lạc hậu…. * Mở rộng: - HS nêu được một số tấm gương nhờ đọc sách mà thành công trong sự nghiệp: Macxim Go-rơ-ki nhờ miệt mài, say mê đọc sách đã trở thành nhà văn bậc thầy của nhân loại; Bác Hồ cũng do chăm chỉ tự học, tự nghiên cứu tài liệu sách báo mà tìm ra được con đường cứu nước giải phóng dân tộc; nhiều bạn HS ngoài giờ học còn tích cực tự học, tự nghiên cứu sách vở đã trở thành học sinh giỏi, đạt điểm cao, giải cao trong các kì thi .... Trường THCS Mạo Khê II tổ chức ngày hội đọc sách hằng năm và phong trào đọc sách trong nhà trường, lớp học…
  7. 7 - Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách.Phê phán những bạn HS lười đọc sách khiến vốn kiến thức nghèo nàn hoặc lạm dụng sách vở (sách giải bài tập, sách văn mẫu...) một cách thụ động ... * Bài học nhận thức và hành động: - Cần nhận thức đúng đọc sách là công việc vô cùng cần thiết với HS nên chúng ta cần tăng cường rèn luyện cách đọc sách hiệu quả. - Mỗi HS cần lựa chọn những cuốn sách bổ ích, phù hợp lứa tuổi, trình độ nhận thức bản thân... - Có phương pháp đọc sách hiệu quả: đọc kĩ, ngẫm sâu, hiểu rộng, nắm chắc bản chất vấn đề; tạo thói quen ghi chép, tích lũy kiến thức cho bản thân khi đọc sách... Tránh kiểu đọc tràn lan, đọc trước quên sau mất thời gian, lãng phí sách… 3. Kết bài - Khẳng định vấn đề. - Đưa ra lời khuyên các bạn học sinh hãy quan tâm và tích cực đọc sách. ………Hết đề 1……….. - Gợi ý Đề 2. Lấy tựa đề “Trang phục đẹp là trang phục phù hợp”, em hãy viết một bài văn nghị luận để kêu gọi các bạn trẻ hôm nay hãy có cách nhìn nhận đúng đắn, phù hợp khi chọn lựa trang phục cho mình. 1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận; trích dẫn câu nói - Trang phục cũng là một nét văn hóa. - Vậy mà gần đây một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh và hoàn cảnh gia đình. 2. Thân bài: * Giải thích: - Trang phục * Thực trạng Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh: + Đa số các bạn ăn mặc đúng đắn, có văn hoá + Tuy nhiên, thời gian gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước (Nêu dẫn chứng) * Nguyên nhân: + Do đua đòi bắt chước người khác. + Sự hiểu biết về cách ăn mặc còn hạn chế. + Không biết cách ăn mặc thế nào là đẹp, là phù hợp với lứa tuổi hs * Phân tích tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh: + Gây tốn kém cho cha mẹ, làm mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập… + Tự biến mình thành người không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của chính bản thân mình. (Nêu dẫn chứng…) * Bài học nhận thức và hành động: Vậy ăn mặc như thế nào là có văn hoá ? + Nhận thức đúng đắn về mục đích của việc ăn mặc…
  8. 8 + Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. + Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đúng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người. 3. Kết bài: - Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đúng đắn. - Liên hệ bản thân, nêu suy nghĩ hoặc ý nghĩa của trang phục đẹp phù hợp với lứa tuổi học sinh. ….. Hết đề 2……
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2