intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ: VĂN SỬ MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần A: Văn bản Nắm được nội dung, nhân vật, sự kiện, chủ đề, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản : I. Truyện: 1. Xe đêm- Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki 2. Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê II. Văn bản nghị luận văn học 3. Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam – Xuân Diệu III. Văn bản thông tin 4. Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ- Lê Anh Tuấn Phần B: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành: 1. Các biện pháp tu từ 2. Trợ từ, thán từ 3. Các thành phần biệt lập 4. Câu phân loại theo mục đích nói Phần C: Viết 1.Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) 2. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên Phần D: Đề minh họa ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần A: Văn bản I. Truyện: 1. Những ngôi xa xôi- Lê Minh Khuê a) Nội dung: Hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước, dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ và sinh mạng để bảo vệ Tổ quốc. b) Nghệ thuật: 1
  2. - Lựa chọn ngôi kể phù hợp -Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật -Ngôn ngữ tinh tế, nhịp điệu dồn dập gợi không khí chiến trường. 2. Xe đêm- Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki a) Nội dung: - Truyện làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật An-đéc-xen: một nhà văn có trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn trong sáng, lãng mạn, giàu tình thương. - Câu chuyện cũng khẳng định sức mạnh của trí tưởng tượng và tác động của nó tới cuộc sống con người, làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp, nhiều màu sắc hơn. b) Nghệ thuật: - Xây dựng cốt truyện hấp dẫn; sáng tạo được tình huống đắc địa để làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Kết hợp hiện thực và tưởng tượng, nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua cả những dấu ấn trong đời thực và những tưởng tượng, hư cấu. + Nhân vật hiện lên vừa sống động, sắc nét qua lời đối thoại, vừa có chiều sâu qua lời người kể chuyện. - Ngôn ngữ trong sáng, thấm đẫm chất thơ. - Nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian trong truyện độc đáo II. Văn bản nghị luận văn học 1. Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam – Xuân Diệu a) Nội dung: - Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến mang một nét đặc sắc riêng nhưng đều là những cảnh sắc không thể lẫn của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa và tấm lòng yêu quê hương của Nguyễn Khuyến. a) Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, đưa ra các luận điểm chính và lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, tạo sự thuyết phục. - Ngôn ngữ giản dị, gần gũi - Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến III. Văn bản thông tin 4. Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ- Lê Anh Tuấn a) Nội dung: 2
  3. Ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, lũ đem đến những nguồn lợi to lớn, vì vậy, chào đón lũ là một cách ứng xử tự nhiên và khôn ngoan của con người sống nơi đây. b) Nghệ thuật: - Trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản. - Sử dụng các kênh chữ, kênh hình nhằm tăng tính thuyết phục, tăng sức hấp dẫn đối với người đọc. Phần B: Thực hành tiếng Việt 1. Ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ CÁC TT KHÁI NIỆM TÁC DỤNG BPTT Là đối chiếu sự vật, sự việc này với Tăng sức gợi hình, gợi cảm 1 So sánh sự vật, sự việc khác cho sự diễn đạt. có nét tương đồng Là gọi tên sự vật, hiện tượng này Tăng sức gợi hình, gợi cảm 2 Ẩn dụ bằng tên sự vật, hiện tượng khác có cho sự diễn đạt. nét tương đồng Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên một sự vật, hiệnTăng sức gợi hình, gợi cảm 3 Hoán dụ tượng, khái niệm khác có quan hệcho sự diễn đạt. gần gũi với nó Làm cho thế giới loài vật, đồ Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồvật, cây cối ..trở nên gần gũi 4 Nhân hóa vật... bằng những từ ngữ vốn đượcvới con người, biểu thị được dùng để gọi hoặc tả con người những suy nghĩ, tình cảm của con người. 5 Điệp ngữ Lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) Nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Phóng đại mức độ, quy mô, tính chấtNhấn mạnh, gây ấn tượng, 6 Nói quá của sự vật hiện tượng được miêu tả tăng sức biểu cảm. Tránh gây cảm giác đau buồn, Nói giảm Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển 7 ghê sợ, tránh thô tục, thiếu nói tránh chuyển lịch sự. 3
  4. Diễn đạt đầy đủ, sâu sắc hơn Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay những khía cạnh khác nhau 8 Liệt kê cụm từ cùng loại của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 2. Trợ từ, thán từ a) Trợ từ: -Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh sự vật/việc được nói đến ở từ ngữ nó đi kèm. Vd: Ngay, cả, chính... Vd: Ngay lần đầu gặp gỡ, tôi và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương. (Nguyễn Nhật Ánh, Tôi và Bê-tô) Trợ từ ngay nhấn mạnh thời điểm “lần đầu gặp gỡ” của “tôi” và Lai-ca. -Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đanh giá sự vật/việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. Vd: những, chỉ, có... Vd: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ. (Nguyễn Quang Sáng, Bầy chim chìa vôi) Trợ từ chỉ biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm vào dòng nước đỏ là rất nhanh (dăm đêm) b) Thán từ: Gồm 2 loại: -Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi, ơ, than ôi... Vd: A, Mẹ đã về -Thán từ gọi – đáp: ơi, vâng, dạ, ừ... Vd: Dạ, cảm ơn chị. 3. Các thành phần biệt lập Tên Chức năng Từ ngữ thườngVị trí trong câu TPBL dùng Tình thái thể hiện thái độ, cách Chắc chắn, hẳn Linh hoạt (thường đứng ở đầu câu, đánh giá của người nói là, ngộ nhỡ, giữa câu) (người viết) đối với sự hình như, chẳng việc được nói tới trong lẽ, hay là… câu Cảm thán để bộc lộ trực tiếp tình Ôi, a, ối, trời, Thường đứng ở đầu câu cảm, cảm xúc của người lạy trời, trời ơi, nói (người viết) giời ơi, than ôi, hỡi ơi… Chêm xen dùng để bổ sung, làm rõ - Thường đứng ở giữa câu (phụ chú) thêm một đối tượng nào - Nằm giữa: đó trong câu. + dấu ngoặc đơn 4
  5. + dấu gạch ngang + dấu phẩy, hoặc giữa + dấu gạch ngang và dấu phẩy - Có khi được đặt sau dấu hai chấm Gọi - đáp dùng để tạo lập hoặc Vâng, dạ, ơi, ạ, Linh hoạt (thường đứng ở đầu câu, duy trì quan hệ giao tiếp.thưa, bẩm giữa câu) 4. Các kiểu câu chia theo mục đích nói Kiểu câu Chức năng Đặc điểm hình thức Lưu ý Câu hỏi Dùng để hỏi - Có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao,Để xác định (nghi vấn) đâu, bao giờ, bao nhiêu… đúng kiểu câu, - Kết thúc bằng dấu hỏi chấm cần chú ý đặc Câu khiến Ra mệnh lệnh, yêu cầu, - Có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, điểm hình thức (cầu khiến) đề nghị, khuyên bảo đi, thôi, nào… của câu, nội - Thường kết thúc bằng dấu chấm, dung và ngữ chấm than cảnh Câu cảm Bộc lộ cảm xúc của - Có từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, (cảm thán) người viết (người nói) chao ơi… - Thường kết thúc bằng dấu chấm than. Câu kể (trần Dùng để kể, tả, thông - Thường kết thúc bằng dấu chấm, thuật) báo, nhận định. chấm than, chấm lửng 5. Câu phủ định và câu khẳng định a) Câu phủ định: Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó; hay phản bác một ý kiến, một nhận định Vd: Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. (Xi-at-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-at- tơn) - Thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đâu (có), có….đâu, làm gì, làm sao,… b) Câu khẳng định -Là câu dùng để xác nhận sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó. - Câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang ý nghĩa phủ định 5
  6. - Chứa 2 từ phủ định (phủ định + phủ định = khẳng định) VD: Trẫm rất đau xót, không thể không rời đổi - Hoặc đặt các từ ngữ mang nghĩa phủ định sau một từ ngữ phiếm chỉ (ai, gì, nào,…) VD: Câu chuyện ấy ai chẳng biết. Phần C: Viết: 1. Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) *Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm *Thân bài: -Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm -Nêu chủ đề của tác phẩm -Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm *Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm *Đề 1: Phân tích truyện ngắn Xe đêm- Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki *Đề 2: Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê 2. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên *Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này *Thân bài: -Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hnfh của hiện tượng tự nhiên -Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật -Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người, nêu/đánh giá khái quát về thái độ và những sự việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó. *Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập. *Đề 3: Thuyết minh về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng Trái đất nóng lên *Đề 4: Thuyết minh về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng bão Gợi ý: *Đề 1: Phân tích truyện ngắn Xe đêm - Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki 6
  7. 1. Mở bài. -Giới thiệu tác giả Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki -Giới thiệu và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm Xe đêm II. Thân bài 1. Nội dung chính: -Kể về cuộc đối thoại trên chuyến xe đêm. An-đéc-xen cùng hai hành khách khách: một nhà tu hành, một thiếu phụ cùng đi trên chuyến xe đêm. Trên đường đi, họ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ. Để góp vui, An-đéc-xen đã trò chuyện cùng các cô gái, thử tưởng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ… Các cô gái say sưa lắng nghe. 2. Chủ đề: Truyện khẳng định sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống. 3. Chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện a. Cốt truyện hấp dẫn • Tuyến truyện 1: cuộc trò chuyện của An-đéc-xen và các vị khách trên chuyến xe đêm • Tuyến truyện 2: chuyện về con gái người gác rừng; thời gian (chuyện xả ra trong quá khứ) tại xứ Giuýt-len; nội dung: cuộc dạo chơi rong diệu kì trong rừng => Cốt truyện đa tuyến, thay đổi linh hoạt ngôi kể. b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật * Chân dung: + Thực tế, An-đéc-xen là người xấu trai, cao kều, nhút nhát. + Trong tưởng tượng, ông luôn hình dung mình là người đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát, tự nhận mình “có mái tóc rậm, lượn sóng”, gương mặt “rám nắng”, đôi mắt “lúc nào cũng ánh cười”,… + Tự nhận mình là một nhà tiên tri, đoán được tương lai và nhìn thấu được bóng tối. Cũng xem mình là một hoàng tử bất hạnh như Hăm-lét ⇒ Chi tiết này cho thấy An- đéc-xen có phần tự ti với ngoại hình và thực tế của bản thân, luôn khát khao hướng đến những điều tốt đẹp, theo đuổi sự hoàn mĩ và lãng mạn. *Hành động và thái độ: - Trả số tiền còn thiếu cho các cô gái, yêu cầu người lái xe không thô lỗ và lảm nhảm với khách    ⇒ An-đéc-xen là người tốt bụng, hào phóng, biết cư xử lịch thiệp và sẵn sàng giúp đỡ người khác. - Nhiệt tình trò chuyện với các cô gái, tiên đoán về tương lai của họ: Đối với Ni-cô-li-a: + Cô xinh đẹp, hay cười và thấy tất thảy những gì sống động. Cô có một trái tim nồng nhiệt, sẵn sàng vượt qua khó khăn để cứu người yêu mình khỏi cơn nguy khốn. 7
  8. + An-đéc-xen tiên đoán “nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy nghĩ, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cằn để gặp chàng, cứu chàng khỏi cơn nguy khốn”. Với Ma-ri-a: + Cô sở hữu sắc đẹp mê hồn và mang bản tính kín đáo. Cô giấu kín trong lòng niềm đam mê bừng cháy, số mệnh của cô hoặc rất buồn hoặc rất hạnh phúc. Chỉ cần kiên trì cô sẽ gặp người đàn ông xứng đáng. + An-đéc-xen tiên đoán “cô sẽ gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô”, và người đó “tất nhiên phải là một người tuyệt vời”, “có một tâm hồn lớn lao”. Với An-na: + An-đéc-xen không nói về sắc đẹp của An-na + An-đéc-xen tiên đoán cô sẽ hạnh phúc với sự bận bịu khi chăm sóc những đứa con và chồng tương lai sẽ “đỡ cô một tay trong việc đó”  Những lời tiên tri về ba cô gái đều mang tính tích cực. An-đéc-xen đã gửi gắm tình cảm đôn hậu, dịu dàng và mong muốn các cô gái đều có tương lai tốt đẹp, thôi thúc hành động của các cô gái, khích lệ họ đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Với cháu bé trong gia đình kiểm lâm xứ Giuýt-len: + Hành động: giấu dưới mỗi cây nấm chỗ thì một cái kẹo bọc giấy bạc, chỗ thì một quả chả là... + Kết quả:làm cho ánh mắt cô bé cháy rực lên niềm vui sướng. => Ông hiểu những câu chuyện cổ tích có tác dụng lớn trong việc nuôi dưỡng sự hồn nhiên, ngây thơ, chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ thơ-> An-đéc-xen yêu và hiểu trẻ thơ, biết đem đến niềm vui và hạnh phúc cho trẻ thơ. c. Nghệ thuật tạo dựng không gian, thời gian thật độc đáo: - Bao phủ câu chuyện trong một màn đêm, trên một chuyến xe - Không gian truyện đầy chất thơ: + Một chuyến xe đêm, vài hạt mưa lất phất, đường cỏ uốn lượn, tiếng sỏi lạo xạo dưới chân. + Sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối( không có âm thanh nào ngoài tiếng thì thầm của lá cây và những giọt mưa...) + Sự tĩnh lặng giống như đôi cánh nâng đỡ cho trí tưởng tượng bay bổng của con người. -> Không gian, thời gian ấy đã góp phần tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. III. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của truyện *Đề 2: Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê I. Mở bài -Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê 8
  9. -Giới thiệu và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi II. Thân bài 1. Nêu nội dung chính của tác phẩm -Kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong làm trinh sát mặt đường. Công việc hàng ngày của ba chị em Phương Định, Nho, Thao là quan sát địch ném bom, san lấp hố bom, phá bom mở đường cho những chuyến xe ra mặt trận. Trong một lần phá bom, Nho bị thương nặng, chị Thao và Phương Định đã hết lòng chăm sóc. Một cơn mưa đá vụt đến, rồi cũng nhanh chóng đi qua, đã gợi lên trong lòng ba cô gái, nhất là Phương Định bao nỗi niềm hoài niệm, khát khao. 2. Nêu chủ đề của tác phẩm Qua việc khắc họa cuộc sống, công việc hết sức nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết của ba nữ thanh niên xung phong; tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của họ; đồng thời gửi đến người đọc thông điệp ý nghĩa về lí tưởng, nhiệt huyết, cống hiến. Họ tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN những năm đánh Mỹ sẵn sàng hi sinh tuổi xuân của mình để bảo vệ đất nước. 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm a, Nghệ thuật kể chuyện : Ngôi kể thứ nhất - Truyện được kể qua lời của nhân vật chính Phương Định. -> Làm tăng tính chân thực cho nội dung câu chuyện. Vì đó chính là những gì mà nhân vật đã chứng kiến, đã trải qua. b, Nghệ thuật xây dựng nhân vật Khắc họa nhân vật qua hành động, lời nói, tâm lí -> Nổi bật vẻ đep về ngoại hình và phẩm chất nhân vật: Vẻ đẹp của họ tiêu biểu cho cả một thế hệ trẻ sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để nỗ lực hết mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc: (1) Phương Định: * Thiếu nữ Hà thành với nét đẹp ngoại hình tươi trẻ, hồn nhiên và giàu khao khát: - Phương Định là một cô thiếu nữ trẻ trung, hồn nhiên: + Cô gái đẹp, duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu tâm lí. Vẻ đẹp của Phương Định là vẻ đẹp của 1 cô gái Hà Nội kiêu kì, đáng yêu và vô cùng chân thực. + Chị vừa qua tuổi học sinh vô tư. Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ lại những kỉ niệm êm đềm + Chị hay hát, hay cười. -Giàu khao khát và có nhiều ước mơ, dự định tương lai: 9
  10. + Cô có nhiều dự định tương lai, nhưng chưa rõ mình chọn gì là chủ yếu: Kiến trúc sư, làm thuyết minh trong rạp bóng, lái xe gấu, hát trong đội đồng ca của công trường xây dựng... +Thấy hạnh phúc, hăng say và sáng tạo. + Có niềm tin mãnh liệt: sau chiến tranh, con đường họ bảo vệ sẽ rải nhựa phẳng lì. Điện vào tận rừng sâu, những nhà máy gỗ ngày đêm ko ngủ + Cho rằng cao điểm nơi họ sống là nơi ra đời những ước mơ và khao khát. * Cô gái với lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước thiết tha - Chính lòng yêu nước thiết tha và lí tưởng sống cao đẹp đã giúp cô gái dũng cảm có động lực; sống theo nhiệt huyết, lí tưởng. * Nữ chiến sĩ thanh niên xung phong dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm – Phương Định là một cô gái dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng đối đầu với những nguy hiểm: + Chạy trên cao điểm luôn đối mặt với thần chết nhưng chị vẫn bình thản, thậm chí còn thấy thú vị, dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. + Tư thế đàng hoàng, thái độ bình tĩnh, thao tác thành thạo khi phá bom. + Có những lúc cũng nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt”, còn ý nghĩa cháy bỏng là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?”. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được Phương Định đặt lên trên hết. - Có trách nhiệm với công việc: Cô không nghĩ cho bản thân mà chỉ mong hoàn thành công việc vì biết công việc của mình có tầm quan trọng vô cùng, ảnh hưởng đến biết bao người khác. Dù nguy hiểm, căng thẳng đến mấy cô vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình. => Phương Định là biểu tượng cho ý chí kiên cường của thế hệ thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ * Có tinh thần đồng đội, đồng chí nồng hậu -Tấm lòng vị tha, luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội: + Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. +Luôn yêu thương đồng đội: Phương Định nhận xét về Nho, phát hiện ra vẻ dễ thương:“nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chăm sóc tận tình khi Nho bị thương. Rất hiểu các sở thích và tâm trạng của chị Thao 10
  11. - Ngược lại, chị cũng rất cần sự cổ vũ, động viên của đồng đội: + Thấy ấm lòng và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo binh. + Yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ mà chị gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. (2) Nhân vật Nho, Thao *Chị Thao: - Chị Thao là tổ trưởng. Trong công việc, chị là người điềm tĩnh, quyết đoán và táo bạo. -Chị ước mơ sau chiến tranh sẽ làm y sĩ. -Trong nhân vật Thao có sự kết hợp giữa hai nét tính cách đối lập: +Nhút nhát, mềm yếu +Bản lĩnh, quyết đoán. ->Sự đối lập ấy tạo ra chiều sâu tư tưởng cho nhân vật. Đồng thời đưa nhân vật trở nên gần gũi, sống động hơn như hình ảnh một nữ anh hùng trong đời thật. *Nho: -Nho ít tuổi nhất nên được yêu thương, chiều chuộng như em út trong nhà. Tuy nhỏ bé nhưng trong công việc, Nho can đảm, cứng rắn và mạnh mẽ. -Nho cũng giàu khát khao: mong muốn sau chiến tranh sẽ vào nhà máy làm thợ hàn, hoặc là cầu thủ bóng chuyền giỏi... => Lê Minh Khuê đã thể hiện tài năng về nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các nhân vật Nho, Thao cùng với Phương Định -> Làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đẹp về ngoại hình; có lí tưởng sống; dũng cảm kiên cường vượt lên hoàn cảnh khó khăn. Họ tiêu biểu cho cả một thế hệ thanh niên yêu nước VN trong những năm đánh Mĩ. c) Ngôn ngữ nhiên - Lời kể linh hoạt, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu màu sắc nữ tính. - Câu văn ngắn, nhịp nhanh, nhiều hình ảnh so sánh => Tác dụng: Khiến cho nhịp độ của câu chuyện hài hòa và nhịp nhàng, khi thì căng thẳng, khốc liệt khi thì mơ mộng, lãng mạn; góp phần làm cho câu chuyện hấp dẫn, khắc họa nội dung chủ đề được rõ ràng. III. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của truyện *Đề 3: Thuyết minh về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng trái đất nóng lên I. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng trái đất nóng lên II. Thân bài: 11
  12. 1. Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng: a) Giải thích về hiện tượng trái đất nóng lên - Hiện tượng trái đất nóng lên (biến đổi khí hậu toàn cầu): sự tăng nhiệt độ trung bình của trái đất trong một thời gian dài. - Được cho là do sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính, do khí nhà kính như CO2 và các khí thải công nghiệp khác gây ra. b) Biểu hiện: - Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu đang tăng lên theo thời gian. Các báo cáo khoa học cho thấy nhiệt độ trung bình của hành tinh đã tăng khoảng 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. 2. Nguyên nhân của hiện tượng - Do sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính: quá trình mà khí nhà kính giữ lại nhiệt từ mặt đất và không cho nhiệt thoát ra không gian, làm tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh. - Hoạt động của con người:Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt dẫn đến khí CO2 được thải ra vào khí quyển; các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, và phá rừng cũng tạo ra các khí thải như CH4 và N2O. - Sự phá hủy rừng, mở rộng đất canh tác, và đô thị hóa gây ra sự thay đổi trong sự hấp thụ và phát thải của hệ sinh thái => ảnh hưởng đến luồng khí và carbon trong môi trường, tác động lớn đến hiệu ứng nhà kính và nhiệt độ toàn cầu. - Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế của các quốc gia dẫn đến nhu cầu tăng cường sản xuất, tiêu thụ năng lượng, và sử dụng tài nguyên tự nhiên 3. Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống con người: a) Tác hại - Sự tăng nhiệt độ làm tan chảy băng ở cả hai cực, góp phần làm tăng mực nước biển. => Gây nguy hiểm cho các khu vực ven biển, đồng cỏ, đồng bằng và các đảo quốc, khiến cho các khu vực này dễ bị ngập lụt và mất đi môi trường sống. - Hiện tượng thời tiết cực đoan như cơn bão mạnh hơn, hạn hán kéo dài, mưa lớn và lũ lụt. => gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ thống đường dẫn, nông nghiệp, nguồn nước và cuộc sống của con người. 12
  13. - Gây ra sự suy thoái và mất môi trường sống tự nhiên như rừng, đại dương và vùng đầm lầy. => ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học, góp phần vào tình trạng tuyệt chủng của nhiều loài động và thực vật quan trọng. - Với con người: tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, bao gồm việc gia tăng các bệnh nhiệt đới, các vấn đề về hô hấp do ô nhiễm không khí, và tác động tâm lý do tác động của môi trường thay đổi. b) Giải pháp cho hiện tượng trái đất nóng lên - Hạn chế đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và hạt nhân. - Tăng cường năng suất năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp và hộ gia đình. - Cần thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe điện và xe hơi chạy bằng năng lượng tái tạo. ... III. Kết bài: Đánh giá chung của bản thân về hiện tượng trái đất nóng lên *Đề 4: Thuyết minh về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng bão I. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng tự nhiên: hiện tượng bão. Trong suốt hàng ngàn năm trong lịch sử loài người, những cơn bão được nhắc đền như một kẻ phá hoại hoặc sự nổi giận của mẹ thiên nhiên hay hiện thân của sức mạnh Thượng Đế. Thật khó có thể diễn tả hết sức mạnh cũng như sức tàn phá của một cơn bão. II. Thân bài 1. Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng: - Vì sao có bão? Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu. - Cấu trúc của bão: Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mặt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão. - Điều kiện hình thành bão: Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ấm và động lực để tạo xoáy. 13
  14. 2. Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra hiện tượng tự nhiên (giải thích bằng lập luận khoa học). -Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nước. -Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bôc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ấm này sẽ lên cao đền 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn. - Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này. 3. Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống con người; nêu và đánh giá khái quát về thái độ và những việc làm của con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đỏ. - Thiệt hại do bão: +Hằng năm bão đã trở thành nỗi kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho những quốc gia ven biển. +Thiệt hại do bão gây ra khác nhau tuỳ thuộc theo chúng tấn công vào phía nào của một khu vực nhất định. +Sự kêt hợp giữa gió, mưa và lũ lụt do một cơn bão gây ra có thể gây ra những thiệt hại không thê lường trước được cho khu vực bị bão đô bộ. - Cách phòng tránh bão: +Trước khi bão xảy ra. +Trong khi xảy ra bão. +Sau khi xảy ra bão. III. Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập Phần D: ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: VÌ SAO CÓ MƯA ĐÁ, CÁCH PHÒNG TRÁNH THẾ NÀO? 14
  15. Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không? Mưa đá là gì? Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5. Tại sao có mưa đá? Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống. Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút. [...] Cách phòng tránh tác hại của mưa đá 15
  16. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị nát dập, bạn có thể dựng giàn che dọc theo luống, và nên làm giàn dạng mái hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của hạt mưa đá khi va chạm, đá sẽ rơi xuống hai bên luống cây mà không đâm thủng giàn che, chú ý dựng cọc chống phải chắc chắn. Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập. Hiện trên thị trường có loại vật liệu là tấm Polycarbonate rất bền, có khả năng chịu va đập cao, cách âm, kháng cháy và bền trong nhiều năm trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt, không bị vỡ, trọng lượng nhẹ và kháng tia tử ngoại (tia UV) tốt. Tấm Polycarbonate dày hoặc đa lớp thậm chí có thể được dùng làm cửa sổ chống đạn. Có thể trang bị vật liệu này ở các phần mái lấy sáng, mái che, mái hiên, mái nhà kính, giếng trời, mái nhà xe... để tránh bị vỡ khi có mưa đá. Làm mái nhà dốc xuống hai bên, cách dựng mái nhà này sẽ làm giảm lực tác động từ mưa đá. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc độ 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch. Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, bạn nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã. (Theo 1001 thắc mắc: Vì sao có mưa đá? Cách phòng tránh thế nào?, https://www.tienphong.vn/, ngày 24/03/2020, Châu Anh tổng hợp) Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 – 8: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Mục đích chính của văn bản trên là gì? A. Giới thiệu mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất. 16
  17. B. Giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng mưa đá để cung cấp những thông tin sau: khái niệm mưa đá, nguyên nhân và cách phòng tránh tác hại của mưa đá. C. Giới thiệu để người dân nhận biết hiện tượng mưa đá và phòng tránh nó. D. Cung cấp cho người đọc những thông tin khoa học, thú vị. Câu 3. Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản? A. Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất. B. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không? C. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. D. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Câu 4. Câu văn nào giải thích khái quát về nguyên nhân tạo ra mưa đá? A. Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. B. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc độ 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch. C. Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. D. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Câu 5. Đoạn văn:“Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau [..] thường rơi xuống cùng với mưa rào.” trong văn bản trên được trình bày theo cách nào? A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song song D. Phối hợp Câu 6. Dòng nào nêu đúng thông tin cơ bản của văn bản trên? A. Mưa đá là gì? B. Tại sao có mưa đá? C. Cách phòng tránh tác hại của mưa đá D. Tất cả các đáp án trên Câu 7. Văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào? A. Hình ảnh minh họa C. Biểu đồ B. Sơ đồ chỉ dẫn D. Kí hiệu Câu 8. Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong VB trên có tác dụng gì? A. Biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin B. Giúp trình bày thông tin một cách hệ thống C. Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác D. Làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Theo em, thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa như thế nào với độc giả? 17
  18. Câu 10. Không chỉ mưa đá mà các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đều có tác động tiêu cực tới tính mạng, sức khỏe và tài sản con người. Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra một số biện pháp để hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan này. II. VIẾT (4.0 điểm) Thuyết minh về hiện tượng trái đất nóng lên. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2