intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

  1. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HỌC KÌ II Năm học 2023 – 2024 A. PHẠM VI KIẾN THỨC, CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA. I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: - Văn bản nghị luận, văn bản biểu cảm - Văn bản tự sự 2. Tiếng việt: - Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập - Các phép liên kết câu * Nắm vững kiến thức cơ bản và thực hành các bài tập liên quan đến các phần trên 3. Tập làm văn: a. Nghị luận xã hội Nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống hoặc vấn đề tư tưởng đạo lí Xác định yêu cầu của đề nội dung vấn đề nghị luận nắm vững kỹ năng làm văn để tạo lập văn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một sự việc hiện tượng đời sống. b. Nghị luận văn học - Nói với con ( Y Phương ) - Sang thu ( Hữu Thỉnh ) - Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải ) - Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê) Học sinh nắm được nội dung nghệ thuật của tác phẩm và kỹ năng làm bài nghị luận văn học để viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. II. Cấu trúc đề kiểm tra: Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3.0 điểm): Văn bản: 2.0 điểm; tiếng Việt: 1.0 điểm 1.1. Phần văn bản - Chọn Ngữ liệu ngoài SGK: Văn bản cùng thể loại. - Phương thức biểu đạt, thể loại. - Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. - Nội dung, ý nghĩa văn bản. 2
  2. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 - Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. - Đặc điểm nhân vật. Thông điệp rút ra cho bản thân. 1.2. Tiếng Việt: - Xác định khởi ngữ - Xác định các thành phần biệt lập. - Các phép liên kết câu 2. Vận dụng thấp (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống hoặc vấn đề tư tưởng đạo lí. 3. Vận dụng cao (5.0 điểm): - Viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. - Nghị luận về truyện, nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) B. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP CỤ THỂ. I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. PHẦN VĂN BẢN - Văn bản nghị luận - Văn bản tự sự - Văn bản biểu cảm II. TIẾNG VIỆT 1.Khởi ngữ - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. VD: Đối với cháu, thật là đột ngột […]. -Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,… 2. Các thành phần biệt lập a. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. VD: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy anh. b. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận,…) VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế. c.Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. VD: Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. 2
  3. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 d. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. VD:Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. 3. Các phép liên kết câu Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức: – Liên kết về nội dung: + Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản). + Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí). – Liên kết hình thức gồm các phép liên kết: + Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước. + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. Lưu ý: Khi xác định phép liên kết tuyệt đối không xác định trong cùng một câu. III. TẬP LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội * Yêu cầu : - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lý. 1/ Lí thuyết: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lý. Xem lại bài học tiết 96-103 2/ Nghị luận văn học: - Nghị luận về một đoạn thơ 2
  4. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 * MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO : Đề 1: Cảm nhận bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh 1. Giới thiệu - Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu. - Bài thơ Sang thu được sáng tác năm 1977 thể hiện những cảm xúc tinh tế, sâu lắng của người lính từng trải qua một thời trận mạc. - Dẫn vào bài thơ cần phân tích. 2. Cảm nhận a. Những tín hiệu báo sang thu - Bức tranh thiên nhiên lúc chớm thu giúp ta cảm nhận được hơi thở ấm nồng của vạn vật, đất trời qua những hình ảnh giản dị, thân quen nơi thôn dã. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ miêu tả từ những tín hiệu chuyển mùa mà phải thật sự tinh tế mới cảm nhận được: ngọn gió se mang theo hương ổi, làn sương chùng chình qua ngõ. - Từ “bỗng” mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong tâm hồn thi nhân. - Hương ổi: hương thơm quen thuộc của trời thu đất bắc cảm nhận bằng thính giác - Phả: diễn tả một làn hương ngọt ngào, sánh đậm - Gió se: làn gió mang theo hơi lạnh và khô cảm nhận bằng khứu giác - Sương chùng chình: chậm chạp, thong thả cảm nhận bằng thị giác - Hình như  diễn tả một điều gì đó chưa chắc chắc, nửa khẳng định, nửa hoài nghi b. Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa - Thu đã về! Không còn cái bỡ ngỡ, bâng khuâng thanh dịu như ban đầu, thu đến bằng những rung cảm mãnh liệt của nhà thơ trước những hình ảnh thiên nhiên cụ thể, hữu hình. - Nhân hóa: Con sông mùa thu nhẹ trôi “dềnh dàng” như đang cố tình chậm lại, như đang thư thái tận hưởng khoảnh khắc giao mùa tươi đẹp và cũng muốn hòa vào cái thanh nhẹ, dịu êm của đất trời hát khúc tình ca khoan thai, êm ả. - Trên bầu trời, những cánh chim đang “vội vã” bay về phương Nam để trú đông. - Đám mây được nhân hóa như chiếc cầu nối liền 2 mùa, một nửa là mùa hạ đầy nắng, một nửa là mùa thu dịu dàng. c. Những suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời 2
  5. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 - Nắng, mưa, sấm – những dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã đổi thay về mức độ. Nắng trải đầy vàng óng ánh, mang hơi thở ấm áp, mưa giảm dần chứ không ào ạt, xối xả và sấm không còn vang rền mà lặng dần trên những hàng cây đứng tuổi. - Hàng cây đứng tuổi đại diện cho những con người từng trải. Nhà thơ như muốn nói rằng khi con người đã từng trải thì họ cũng trở nên vững vàng, điềm tĩnh hơn trước những sóng gió trong cuộc đời 3. Đánh giá Với việc sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện diễn tả cảm giác, trạng thái; kết hợp với những hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm; thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng vẻ đẹp của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu và những suy ngẫm về đời người. Đề 2: Cảm nhận đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. ( Trích: Nói với con – Y Phương) 1. Giới thiệu - Y Phương quê ở Cao Bằng, người dân tộc Tày, thơ ông tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình của con người miền núi. - Bài thơ Nói với con được viết năm 1980, là lời tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng và với chính bản thân. - Dẫn vào đoạn thơ cần phân tích. 2. Cảm nhận a. Đoạn 1: Lời cha nói với con về tình cảm cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người 2
  6. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 - Bốn câu thơ đầu gợi lên không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc với hình ảnh đứa con, cha mẹ, tiếng nói, tiếng cười. Từng bước đi, từng tiếng nói cười của người con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận. Và cứ thế, con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đỡ, trong vòng tay chăm chút, che chở của cha mẹ. - Con lớn lên trong cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình. Cuộc sống ấy được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc. Các động từ “cài, ken” vừa diễn tả những động tác cụ thể, khéo léo trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, hòa quyện niềm vui của người đồng mình. - Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che, đã nuôi dưỡng con về tâm hồn và lẽ sống. -Người cha còn nhắc đến ngày cưới để con luôn nhớ con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu và hạnh phúc của cha mẹ. 3. Đánh giá Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, đoạn thơ là lời tâm sự của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng qua đó nhắc nhở con trên hành trình vạn dặm của đường đời con luôn phải nhớ về cha mẹ, quê hương. Đó là nơi đã bồi đắp cho con về tâm hồn và lẽ sống. Đề 3: Cảm nhận đoạn thơ sau Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc 1.Giới thiệu - Thanh Hải là nhà thơ của mảnh đất cố đô xinh đẹp với những vần thơ thiết tha, mượt mà, sâu lắng. - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông được viết khi ông đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu sau đó nhà thơ qua đời. 2
  7. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 - Dẫn vào đoạn thơ cần phân tích. 2. Cảm nhận + Điệp ngữ “ta làm” nhấn mạnh khát khao được cống hiến, chân thành, mãnh liệt của nhà thơ. + Các động từ “làm, nhập, hòa ”, là ước nguyện được hóa thân- một sự hóa thân kì diệu để được sống đẹp, sống có ích cho đời. Trong không khí rộn ràng, náo nức của nàng xuân, nhà thơ không ước mơ trở thành cái gì quá lớn lao, vĩ đại, mong muốn của ông thật bìnnh dị, khiêm nhường và nhỏ bé. Nhà thơ muốn hóa thân thành “con chim” để góp tiếng ca cho đời. Ông nguyện làm một cành hoa nhỏ bé trắng trong để tô điểm cho mùa xuân quê hương thêm tươi đẹp. Sau cùng ông chỉ xin làm một nốt trầm không ồn ào, cao điệu nhưng đủ sức xao xuyến ngân nga. Hệ thống các hình ảnh con chim, cành hoa và nốt trầm là hình ảnh ẩn dụ cho cái đẹp, cho những điều nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa cho cuộc đời. Đó cũng là ước nguyện khiêm nhường mà cao quý của thi nhân . + Các hình ảnh “con chim, cành hoa” được lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ khẳng định mong muốn cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời + Mùa xuân nho nhỏ là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. + Đảo ngữ “lặng lẽ” nhấn mạnh sự cống hiến trong âm thầm, không ồn ào, khoa trương của Thanh Hải và của biết bao người. Từ “dâng” như gói gém bao yêu thương trìu mến, là tự nguyện cho đi mà không mong chờ được nhận lại Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc “Tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” là những hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi. Tuổi hai mươi là khi con người còn trẻ, phơi phới tuổi xuân, khi tóc bạc là khi con người đã già đã đi qua nhiều thăng trầm biến cố trong cuộc đời. Điệp ngữ “dù là” khiến lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với lòng mình : dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay khi đã già cũng phải sống có ích cho đời, cũng phải cống hiến hết mình cho đất nước, quê hương. Nhà thơ đã sống như những gì ông tâm niệm dẫu giờ đây sắp lìa xa cõi đời vẫn cháy bỏng một mong muốn được dâng hiến cho cuộc đời. 2
  8. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 Như vậy với niềm yêu đời tha thiết, nhà thơ đã vượt qua bao nỗi đau do bệnh vật giày vò để gửi gắm ước mong muốn được cống hiến cho quê hương đất nước. 3. Đánh giá Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, thể thơ 5 chữ, đoạn thơ là lời tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ, ước nguyện được cống hiến cho đất nước, quê hương. Đề 4: Cảm nhận nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê 1. Giới thiệu - Nhà văn Lê Minh Khuê từng là một nữ thanh niên xung phong. Bà là cây bút có sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế sắc sảo, đặc biệt là tâm lí về nhân vật phụ nữ. - NNSXX được viết năm 1971 là thời kỳ cuộc k/c chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. -Truyện viết về 3 nữ TNXP trên tuyến đường Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ. - Đặc biệt nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc bởi lý tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm, vẻ đẹp tâm hồn và tình đồng đội gắn bó. 2. Cảm nhận Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy gian khổ, hiểm nguy - Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ. - Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. - Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Khi bom nổ, cô lao ra cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. =>Nhiệm vụ của cô thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thần chết có thể gọi tên bất cứ lúc nào, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức mới hoàn thành nhiệm vụ. Luận điểm 2: Dù hoàn cảnh sống và công việc vô cùng gian khổ, nguy hiểm nhưng PĐ luôn có lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm 2
  9. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 - Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được tỏa sáng ở lí tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh + Vừa rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cùng thế hệ của mình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu) để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. + Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những anh hùng. Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”. + Công việc phá bom đầy nguy hiểm và phải luôn đối mặt với thần chết được cô kể với giọng điệu bình thản, pha sự hóm hỉnh: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. + Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên tôi không vào viện quân y” * Lòng dũng cảm của Phương Định được thể hiện rõ nét trong 1 lần cô phá bom nổ chậm. + Khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cô có cảm giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” ->để rồi sự dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới”. + Ở bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. + Tiếp đó, là cái giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? nếu không phải châm mìn lần thứ hai” . Trong giờ phút sinh tử ấy điều cô quan tâm nhất không phải là mạng sống của mình mà là bom phải nổ, đường phải thông để những đoàn xe kịp giờ ra trận 2
  10. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 Luận điểm 3: Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm: - Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. + Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. + Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất dũng cảm. Trong công việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương quyết, táo bạo. Với Nho, cô em út của tổ trinh sát thì Phương Định rất muốn bế trên tay. “trông nó nhẹ mát như một que kem trắng”. Biết bao trìu mến, yêu thương trong cái nhìn ấy. + Khi Nho bị thương, cô vỗ về và chăm sóc như một người y tá: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi, rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”,”tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt…”. + Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra mặt trận. Với cô “những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Luận điểm 4: Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng và giàu mơ mộng của Phương Định: + Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Cô có một thời học sinh – cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư sống bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Những hoài niệm của cô về thời học trò thật đáng yêu, luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh. + Sau những giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào hang, là sà ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng: nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ, có thể nghe, có thể nghĩ ngợi lung tung… + Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát: những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận; thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng; thích Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô; thích ngồi bó gối mơ màng trước lời bài hát dân ca Ý trữ tình… + Thích hát, Phương Định còn bịa ra lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Trong tiếng hát, có ý thức về lý tưởng, có khao khát về quê hương, tình yêu của tuổi trẻ và có cả khát vọng được trở về cuộc sống thanh bình. 2
  11. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 + Cũng như bao cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Phương Định đẹp với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và “đôi mắt nâu nâu dài dài hay nheo lại như chói nắng, hay có cái nhìn xa xăm”. Đó là vẻ đẹp đầy nữ tính lại thanh lịch của cô gái đất Hà Thành. + Biết mình đẹp, cô thích ngắm mình trong gương, có chút kiêu ngầm khi biết mình được các anh pháo thủ và lái xe thăm hỏi. Cô vui và tự hào về điều đó nhưng không hay biểu lộ tình cảm của mình mà thường tỏ ra kín đáo giữa đám đông. Lê Minh Khuê đã rất tinh tế khi phát hiện ra cái nét tâm lí kiêu ngầm ấy ở Phương Định. * Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến. - Chỉ một cơn mưa đá mà bao ngột ngạt, căng thẳng, hiểm nguy của chiến trường tan biến, để nhường chỗ cho niềm vui con trẻ òa nở, cuống cuồng:” Mưa đá!Cha mẹ ơi!Mưa đá!”. - Chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức ở Phương Định rất nhiều kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, quê hương, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. - Sau cái say sưa của niềm vui con trẻ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nhớ rất nhiều: người mẹ, cái cửa sổ ngôi nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, cái cây, vòm trời của nhà hát, bà bán kém và đám trẻ háo húc vây quanh; con đường nhựa sau cơn mưa, những ngọn đèn trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên… 3. Đánh giá - Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện. Bên cạnh đó, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ tinh tế nhất. - Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính. - Lời kể linh hoạt, cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến trường, nhịp kể chậm lại khi hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm… => Tất cả góp phần tạo nên một nhân vật chính- một Phương Định thật như ở ngoài đời và một Phương Định rất Hà Nội. 2
  12. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 9 Vũng Tàu, ngày 15/04/2024 Duyệt của Tổ chuyên môn TTCM Nguyễn Thị Dung 2
  13. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2