
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Dương Văn Mạnh, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 1
download

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Dương Văn Mạnh, Bà Rịa - Vũng Tàu" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Dương Văn Mạnh, Bà Rịa - Vũng Tàu
- TRƯỜNG THCS DƯƠNG VĂN MẠNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2024 – 2025 A. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 5.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 1.5 đ) - Văn bản thuộc thể loại thơ song thất lục bát, thơ tự do (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Tiếng Việt: các biện pháp tu từ Tiếng Việt, Câu rút gọn, câu đặc biệt, sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn. + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm, cùng đề tài, cùng chủ đề. + Nhận diện đặc điểm thi luật của thơ song thất lục bát như: bố cục, niêm luật,vần, nhịp, đối. nhận biết được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. + Nhận diện các biện pháp tu từ Tiếng Việt, tác dụng, Câu rút gọn, câu đặc biệt, sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Cho ví dụ Câu rút gọn, câu đặc biệt ( học sinh tự tạo ngữ cảnh ). Đạt câu với yếu tố Hán Việt, từ Hán Việt 3. Viết: 5.0 điểm Viết bài nghị luận về mộ vấn đề cần giải quyết. B. NỘI DUNG ÔN TẬP I. PHẦN VĂN BẢN 1.Thơ song thất lục bát là thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu - tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài. a. Đặc điểm thi luật Vần: Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc). Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng). Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng). Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục. Nhịp: Hai dòng thất đưọc ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4; dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thưòng ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2). b. Thơ tự do: không qui định về số câu, số chữ; không qui định về niêm luật, vần đối chặt chẽ như thơ song thất lục bát. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1)Câu rút gọn -Câu rút gọn là câu đã bị lược bỏ đi một hoặc một số thành phần nào đó, và có thể khôi phục lại.
- Ví dụ 1: - Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. -> ngày mai tôi đi Hà Nội. Ví dụ 2: - Nhàn: Thuyền trưởng của các anh là ai? -Tiến: Là người đã lặn lội mưa gió, nước lũ đưa đoàn xà lan này về đây cho xã các cô. Ví dụ 3: Nam: – Khi nào mình thi giữa kì nhỉ? Lan: – Thứ Ba tuần sau. 2) Câu đặc biệt - Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ mà chỉ có một trung tâm cú pháp chính ( do do một hoặc một cụm từ) tạo thành. -Chức năng: +Bộc lộ cảm xúc (đau đớn, xót xa, thương cảm, nghẹn ngào,…) +Xác định thời gian, nơi chốn; +Liệt kê, thông báo sự vật, hiện tượng; +Gọi đáp; Ví dụ 1: Chao ôi! =>Chức năng: Bộc lộ cảm xúc Ví dụ 2: Trên bàn có một lọ hoa. =>Chức năng: Thông báo sự vật, hiện tượng. 3. Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt a. Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn - Các yếu tố Hán Việt đồng âm. Ví dụ: đồng 1: đứa trẻ (tiểu đồng, thư đồng, đồng dao); đồng 2: con ngươi mắt (đồng tử), đồng 3: một loại kim loại (đồng trụ). b. Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn - Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận. -Tra cứu từ điển tiếng Việt một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn( đề cương ôn tập giữa HKII) 4. Ôn lại về các biện pháp tu từ Tiếng Việt: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,… III. TẬP LÀM VĂN: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. Dàn ý DÀN Ý CHUNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÍCH CỰC VẤN ĐỀ TIÊU CỰC I. MỞ BÀI:
- - Giới thiệu vấn đề. - Nêu tầm quan trọng của vấn đề. II. THÂN BÀI: 1. Giải thích vấn đề? - Giải thích từ khóa - Giải thích bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa (dễ nhất) 2. Phân tích vấn đề 2.a. Biểu hiện của vấn 2.a. Thực trạng của vấn đề? đề? 2.b. Nguyên nhân xảy ra vấn đề? - Chủ quan: do bản thân người đó - Khách quan: nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào như gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội 2.b. Vì sao cần giải quyết 2.c. Vì sao cần giải quyết vấn đề? vấn đề? (Ích lợi/ Ý nghĩa nếu vấn (Hậu quả xảy ra nếu vấn đề được giải quyết?) đề không được giải quyết) 3. Phản biện: - Đưa ra ý kiến trái chiều và phản bác. 4. Giải pháp giải quyết vấn đề (Trọng tâm) (nêu ít nhất 3 giải pháp) - Ai là người thực hiện giải pháp? - Cách thực hiện giải pháp? - Công cụ/ phương pháp hỗ trợ (nếu có)? - Lí giải phân tích tại sao nên áp dụng giải pháp này? - Bằng chứng về việc áp dụng thành công giải pháp (nếu có) 5. Liên hệ bản thân: - Kết nối với những trải nghiệm cá nhân III. KẾT BÀI: - Khẳng định lại ý kiến của bản thân về tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề. - Đưa ra thông điệp, bài học. IV. ĐỀ THAM KHẢO Đề1:
- ĐÒ LÈN Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần cái năm đói củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! 9/1983 * Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa. Ông từng chiến đấu ở chiến trường nổi tiếng ác liệt thời chống Mỹ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng Trị. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.Ông đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại.* Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (1 điểm) Câu 2. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà. (1 điểm) Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua
- những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm). Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? (1 điểm) II. Viết (5,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của em cho câu hỏi về hạnh phúc: "Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?" Hướng dẫn chấm cụ thể I.ĐỌC HIỂU Phần Câ Nội dung Điểm u I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: tự do 1 Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với biểu cảm. 2 Từ “lảo đảo” gợi tả chân thực và sinh động hình ảnh cô 1 đồng trong trạng thái nhập đồng nửa tỉnh, nửa say; từ “thập thững” gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả. 3 * Sự vô tâm của người cháu được thể hiện rõ qua câu thơ 1,0 “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”. * Nỗi vất vả của người bà được thể hiện qua biện pháp liệt kê các công việc của bà “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”; các địa danh “Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao” và qua hình ảnh người bà “thập thững” trong những đêm đông lạnh. 🡺 Người cháu trong đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc và lẫn niềm ân hận về sự vô tình, vô tâm đối với bà qua những hình ảnh tương phản đối lập giữa một bên là người cháu tinh nghịch, hiếu động với một bên là người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng. 4 Có thể trình bày một trong các thông điệp sau: 1 * Sống trong đời sống, dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên sống vô tình, vô tâm. * Hãy sống và quan tâm đến những người xung quanh mình, nhất là những người thân. * Sống hãy biết ăn năn và cảnh tỉnh sau những lỗi lầm. * Lỗi lầm vì vô tình vô tâm là khó tránh khỏi trong đời. Điều quan trọng là hãy biết cảnh tỉnh. II.VIẾT
- ( 5 điểm) 1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của 5.0 anh/chị cho câu hỏi về hạnh phúc: "Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?" a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.5 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành hoặc móc xích... b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chia sẻ suy nghĩ của 0,25 bản thân về hạnh phúc: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình? c. Triển khai vấn đề nghị luận 3,75 Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: * Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp. * Bình luận: Khẳng định quan niệm trong hai câu hỏi đều đúng: * Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc. * Hạnh phúc là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống. Bài học nhận thức: đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa. * Phê phán: suy nghĩ, cách sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng… d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,25 cách diễn đạt mới mẻ Đề 2: I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Hôn mảnh đất quê hương “Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương Như hôn người yêu sau ngày xa cách
- Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt Con đã về đây với mẹ – Mẹ quê hương! Thanh Quýt Giáp Năm(1) ruộng đồng xơ xác Đầu con đau dưới nắng chan chan Giếng đã cạn môi người khao khát Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn. Đất hỡi đất! Người vẹn lòng yêu nước Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa Chiếc áo màu xanh dù rách nát Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa. Vẫn nguyên vẹn một màu xanh xứ sở Như mắt ai xanh tự thuở ban đầu Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu. (…) Ấp chiến lược đám mây đen che phủ Lòng xót xa quặn cháy mái nhà rơm Mẹ lom khom vịn vào vai núi Chúng con đi mờ khuất dãy Trường Sơn. Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương Như hôn người yêu sau ngày xa cách Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt Con đã về với mẹ quê hương”. La Thọ(1), 2-1962 (Thu Bồn, Trích tập Tre xanh, 1970)- Nguồn: thivien.net CHÚ THÍCH: Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng sinh ngày 1-12-1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ tháng 9-1947, gia nhập Thiếu sinh quân, rồi vào bộ đội chính quy, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Năm 1955, tập kết ra Bắc học tập, làm việc. Năm 1960, trở lại chiến trường, làm phóng viên tại Quân khu V và Tây Nguyên. Sau năm 1975, ông tiếp tục hoạt động văn nghệ. Ông mất ngày 17-6-2003 tại thành phố Hồ Chí Minh. Thanh Quýt Giáp Năm, La Thọ: địa danh ở quê hương tác giả. Câu 1: Văn bản được sáng tác theo thể thơ nào? Xác định nhân vật trữ tình của văn bản. (1đ) Câu 2: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả mảnh đất quê hương trong các khổ thơ 2 và 3? Qua đó em hãy nhận xét về mảnh đất quê hương hiện lên ở đây. (1,0đ). Câu 3: Phát hiện và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ có trong các câu thơ sau: (1,0đ) “Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương Như hôn người yêu sau ngày xa cách Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt Con đã về với mẹ quê hương”.
- Câu 4: Chỉ ra và phân tích yếu tố tượng trưng có trong hai câu thơ: (1,0đ) “Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu”. Câu 5: Đoạn thơ đã gợi cho em những cảm nhận gì về ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người (viết đoạn văn từ 10-15 dòng). (2.0đ) HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC – HIỂU: 5,0 điểm Câu 1: Văn bản được sáng tác theo thể thơ nào? Xác định nhân 0,5đ vật trữ tình của văn bản. – Thể thơ: tự do 0.25 – Nhân vật trữ tình: “tôi, con, chúng con – tác giả (người con trở về quê 0,25 hương) Câu 2: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả mảnh đất quê hương trong các khổ thơ 2 và 3? Qua đó 1,0đ em hãy nhận xét về mảnh đất quê hương hiện lên ở đây. 0,5 · Từ ngữ, hình ảnh: “Thanh Quýt Giáp Năm(1) ruộng đồng xơ xác”, “nắng chan chan”, “Giếng đã cạn”, “Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn”, “Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa”, “Chiếc áo màu xanh dù rách nát/ Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa”. 0,5 a. * Nhận xét: b. – Quê hương tan tác, tiêu điều vì bị tàn phá, hủy diệt trong chiến tranh c. – Quê hương thân thuộc, giàu tình nghĩa, sức sống… Câu 3: Phát hiện và phân tích 1,0đ hiệu quả của một biện pháp tu từ có trong các câu thơ sau: “Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương Như hôn người yêu sau ngày xa cách Tôi không khóc nhưng bỗng trào
- nước mắt Con đã về với mẹ quê hương”. – Biện pháp tu từ: So sánh “Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương như hôn người yêu sau ngày xa cách” 0,25 – Hiệu quả nghệ thuật: + Nhấn mạnh niềm hạnh phúc, trân trọng của tác giả khi gặp lại mảnh đất quê hương sau bao ngày xa cách…. + Thể hiện tình yêu chân thành, sâu sắc, thủy chung của tác giả đối với quê hương… + Giúp các câu thơ, hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp dẫn….. 0,75 – HS có thể lựa chọn và phân tích các BPTT khác: lặp từ, lặp cấu trúc, ẩn dụ… Câu 4: Chỉ ra và phân tích yếu tố tượng trưng có trong hai câu thơ: “Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người 1,0đ đương thở Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu”. · Yếu tố tượng trưng: “Sông Thu Bồn”, “nghe người đương thở”, “gội tóc 0,5 những nương dâu” · Phân tích ý nghĩa: – Với biện pháp tu từ nhân hóa, dòng sông như một sinh thể sống đang chở che, chăm sóc, vỗ về… – Gợi vẻ đẹp dòng sông hiền hòa, đầy sức sống, gắn bó với quê hương, duyên dáng như người thiếu nữ đang ở lứa tuổi thanh xuân…; dòng sông nuôi dưỡng 0,5 vỗ về, chăm bẵm… sự sốngcủa thiên và con người , mang dáng vẻ của đất mẹ quê hương…) – Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương: trân trọng, tự hào, gắn bó sâu nặng, biết ơn… Câu 5: Đoạn thơ đã gợi cho em những cảm nhận gì về ý nghĩa của 2đ quê hương đối với mỗi người (viết đoạn văn từ 10-15 dòng) · Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo dung lượng, không mắc lỗi 0.5 chính tả, diễn đạt, dùng từ… · Yêu cầu về nội dung: HS nêu được một số ý cơ bản sau: 1,0 – Giải thích: “quê hương” là nơi mỗi người sinh ra, chôn rau cắt rốn, có những người thân yêu trong gia đình…. – Ý nghĩa của quê hương với mỗi người:
- + Quê hương gắn với kỉ niệm tuổi thơ, gia đình, truyền thống, là cội nguồn hình thành nhân cách, phẩm chất của mỗi người… + Quê hương là những nơi, những con người quen thuộc, gần gũi, là điểm tựa tinh thần cho mỗi người vững vàng trong cuộc sống… + Yêu quê hương là một trong những giá trị sống, phẩm chất tốt đẹp của con người: uống nước nhớ nguồn, lá rụng về cội… – Bài học, liên hệ: Mỗi người hãy luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy lòng yêu quê hương. Trách nhiệm cống hiến và đóng góp cho quê hương ngày càng giàu đẹp. Phê phán những người vô ơn, quên đi quê hương…. · Đoạn văn có sáng tạo: diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, biết lấy dẫn chứng tiêu 0.5 biểu và phân tích dẫn chứng ý nghĩa, có trích dẫn ý kiến, văn học… A. Tiếng Việt: 1. Đặt một đoạn văn ngắn (ít nhất hai câu) trong đó có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc biệt, chỉ ra đó là loại câu gì? 2. Đặt câu với một từ Hán Việt B. Tập làm văn: Đề 1: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là học sinh, em nghĩ làm thế nào để rèn luyện được sự tự tin cho bản thân?” Dàn ý I. Mở bài: - Tự tin là một phẩm chất quan trọng, là nền tảng cho sự thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Đối với học sinh, sự tự tin không chỉ giúp các em mạnh dạn thể hiện bản thân, phát huy tiềm năng mà còn là động lực để vượt qua khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có được sự tự tin cần thiết. - Vậy làm thế nào để rèn luyện được sự tự tin cho bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường? II. Thân bài: 1. Giải thích vấn đề Tự tin là niềm tin vào khả năng của bản thân, là sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về hành động của mình. Người tự tin thường có thái độ tích cực, lạc quan, không ngại khó khăn, thất bại và luôn sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới. 2. Phân tích vấn đề - Thực trạng: Trong xã hội hiện nay, nhiều học sinh vẫn còn thiếu tự tin vào bản thân. Các em thường tự ti về ngoại hình, năng lực học tập, kỹ năng giao tiếp… Điều này dẫn đến việc các em không dám thể hiện bản thân, ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa, thậm chí là sợ hãi khi phải đứng trước đám đông. - Nguyên nhân:
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tự tin ở học sinh. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: Áp lực học tập: Chương trình học nặng nề, kỳ vọng quá cao từ gia đình và xã hội khiến học sinh luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và mất niềm tin vào bản thân. So sánh với người khác: Việc thường xuyên bị so sánh với bạn bè, anh chị em trong gia đình khiến học sinh cảm thấy mình kém cỏi, thua kém người khác. Thiếu sự động viên, khích lệ: Sự thiếu quan tâm, động viên từ gia đình, thầy cô khiến học sinh cảm thấy cô đơn, lạc lõng và mất đi động lực phấn đấu. Tác động tiêu cực từ mạng xã hội: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể khiến học sinh tiếp xúc với những thông tin tiêu cực, hình ảnh không lành mạnh, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các em. - Vì sao cần giải quyết vấn đề (Hậu quả): Thiếu tự tin có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh: Kết quả học tập kém: Học sinh thiếu tự tin thường không dám phát biểu ý kiến, không dám hỏi khi chưa hiểu bài, dẫn đến việc không nắm vững kiến thức và kết quả học tập kém. Khó hòa nhập với môi trường xung quanh: Các em thường ngại giao tiếp, kết bạn, tham gia các hoạt động tập thể, từ đó trở nên cô lập, thu mình. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Tự ti có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu và các vấn đề tâm lý khác. - Ý kiến trái chiều và phản biện: Có ý kiến cho rằng, sự tự tin thái quá có thể khiến học sinh trở nên kiêu ngạo, chủ quan và không nhận ra những thiếu sót của bản thân. Tuy nhiên, sự tự tin cần được xây dựng trên cơ sở của năng lực thực tế và sự khiêm tốn. Học sinh cần biết đánh giá đúng khả năng của mình, không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. 3. Giải pháp 1. Nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Người thực hiện: Chính bản thân học sinh Cách thực hiện: Tự đánh giá, nhìn nhận bản thân một cách khách quan thông qua việc liệt kê những thành công, thất bại đã trải qua; tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè, người thân. Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Các bài trắc nghiệm tính cách, sở thích. Lí giải, phân tích: Việc hiểu rõ bản thân giúp học sinh phát huy tối đa điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, từ đó củng cố niềm tin vào khả năng của mình. Bằng chứng: Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, những người tự tin thường có khả năng tự đánh giá bản thân tốt hơn, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. 2. Xây dựng mục tiêu cụ thể và kế hoạch hành động rõ ràng: Người thực hiện: Học sinh, có thể tham khảo ý kiến của thầy cô, cha mẹ. Cách thực hiện: Đặt ra những mục tiêu vừa sức, phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân; lập kế hoạch chi tiết với các mốc thời gian cụ thể. Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Sổ tay kế hoạch, ứng dụng quản lý thời gian.
- Lí giải, phân tích: Mục tiêu và kế hoạch giúp học sinh định hướng rõ ràng, tập trung nỗ lực, từ đó đạt được thành công và tăng sự tự tin. Bằng chứng: Theo cuốn sách "7 Habits of Highly Effective People" của Stephen Covey, việc bắt đầu với mục tiêu cuối cùng trong tâm trí là một trong những thói quen quan trọng để đạt được thành công. 3. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, xã hội: Người thực hiện: Học sinh, dưới sự khuyến khích, tạo điều kiện của gia đình và nhà trường. Cách thực hiện: Tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, hoạt động tình nguyện phù hợp với sở thích và khả năng. Lí giải, phân tích: Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh mở rộng mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng mềm, khám phá bản thân và khẳng định giá trị của mình trong cộng đồng. Bằng chứng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa thường có kết quả học tập tốt hơn, tự tin hơn và có nhiều cơ hội thành công hơn trong tương lai. 4. Học cách chấp nhận và vượt qua thất bại: Người thực hiện: Học sinh, với sự hỗ trợ, động viên của thầy cô, cha mẹ. Cách thực hiện: Nhìn nhận thất bại là cơ hội để học hỏi, rút kinh nghiệm; không nản lòng, bỏ cuộc trước khó khăn. Lí giải, phân tích: Thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống. Biết cách chấp nhận và vượt qua thất bại giúp học sinh rèn luyện ý chí, kiên trì và tự tin hơn. Bằng chứng: Thomas Edison đã từng nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động." Điều này cho thấy, thất bại không phải là dấu chấm hết mà là cơ hội để thử nghiệm và tìm ra con đường đúng đắn. 4. Liên hệ bản thân - Bản thân tôi cũng từng là một học sinh thiếu tự tin. Tôi thường ngại phát biểu ý kiến trong lớp, sợ bị bạn bè chê cười. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của gia đình và thầy cô, tôi đã dần dần vượt qua được sự tự ti và trở nên tự tin hơn. Tôi đã tham gia các hoạt động ngoại khóa, tích cực giao lưu với bạn bè và đạt được nhiều thành tích trong học tập. III. Kết Bài - Sự tự tin là một yếu tố quan trọng giúp học sinh thành công trong học tập và cuộc sống. Việc rèn luyện sự tự tin không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. - Chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, khuyến khích học sinh thể hiện bản thân, phát huy tiềm năng và tự tin bước vào đời. Hãy tin vào bản thân, bạn có thể làm được! Đề 2: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Em hãy đề xuất các giải pháp để định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho học sinh.” Dàn ý I. Mở bài
- Trong giai đoạn chuyển giao từ ghế nhà trường sang môi trường làm việc, việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho học sinh đóng vai trò then chốt, quyết định tương lai sự nghiệp của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây vẫn là một vấn đề nan giải, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. II. Thân bài 1. Giải thích vấn đề Định hướng nghề nghiệp là quá trình giúp học sinh nhận thức rõ về bản thân, khám phá sở thích, năng lực, từ đó xác định được ngành nghề phù hợp với mình. Việc này không chỉ đơn thuần là chọn một công việc để kiếm sống mà còn là tìm ra con đường phát triển bản thân, đóng góp cho cộng đồng. 2. Phân tích vấn đề Thực trạng: Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành nghề đào tạo lên đến 40%. Điều này cho thấy sự thiếu hiệu quả trong công tác định hướng nghề nghiệp hiện nay. Nhiều học sinh vẫn còn mơ hồ, không biết mình thích gì, phù hợp với ngành nghề nào, dẫn đến việc lựa chọn sai lầm, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, do chương trình giáo dục hiện nay chưa chú trọng đến việc trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự định hướng nghề nghiệp. Thứ hai, do sự thiếu thông tin về thị trường lao động, về các ngành nghề. Thứ ba, do áp lực từ gia đình, xã hội, khiến học sinh không dám theo đuổi đam mê của mình. Hậu quả: Nếu vấn đề không được giải quyết, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Học sinh sẽ mất phương hướng, không có động lực học tập, làm việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân học sinh mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ý kiến trái chiều: Một số người cho rằng việc định hướng nghề nghiệp là trách nhiệm của mỗi cá nhân, không cần sự can thiệp của nhà trường hay xã hội. Tuy nhiên, quan điểm này là chưa toàn diện. Bởi vì học sinh còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn của người lớn. 3. Giải pháp 1. Cá nhân học sinh: Tự khám phá và phát triển bản thân Cách thực hiện: Học sinh cần chủ động tìm hiểu về bản thân thông qua các bài trắc nghiệm tính cách, sở thích, năng lực. Đồng thời, các em nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ để khám phá và trải nghiệm nhiều lĩnh vực khác nhau. Công cụ hỗ trợ: Các bài trắc nghiệm trực tuyến, sách báo, tư vấn từ chuyên gia tâm lý. Phân tích: Việc tự khám phá bản thân giúp học sinh hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và giá trị của mình, từ đó có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và phát triển bản thân một cách toàn diện. Dẫn chứng: Nhiều học sinh đã tìm thấy đam mê và định hướng nghề nghiệp của mình thông qua các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật, thể thao... 2. Gia đình: Đồng hành và hỗ trợ con cái Cách thực hiện: Cha mẹ cần quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với con cái về những băn khoăn, trăn trở trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Đồng thời, gia đình nên tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau. Công cụ hỗ trợ: Giao tiếp cởi mở, sách báo, tư vấn từ chuyên gia.
- Phân tích: Sự đồng hành và hỗ trợ từ gia đình là nguồn động viên to lớn giúp học sinh tự tin khám phá và theo đuổi đam mê của mình. Dẫn chứng: Trường THPT FPT đã tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho phụ huynh và học sinh, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. 3. Nhà trường: Xây dựng môi trường giáo dục hướng nghiệp toàn diện Cách thực hiện: Nhà trường cần lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp vào chương trình học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, ngày hội hướng nghiệp, mời các chuyên gia, doanh nhân đến chia sẻ kinh nghiệm. Công cụ hỗ trợ: Chương trình giáo dục hướng nghiệp, các hoạt động ngoại khóa, tư vấn từ chuyên gia. Phân tích: Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Dẫn chứng: Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp bài bản, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về các ngành nghề và có sự chuẩn bị tốt cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. 4. Xã hội: Tạo điều kiện và cơ hội phát triển nghề nghiệp Cách thực hiện: Các doanh nghiệp, tổ chức cần tạo điều kiện cho học sinh tham quan, thực tập, trải nghiệm thực tế công việc. Đồng thời, xã hội cần có các chính sách hỗ trợ học sinh tiếp cận thông tin về thị trường lao động, các ngành nghề mới. Công cụ hỗ trợ: Chương trình thực tập, ngày hội việc làm, các kênh thông tin về thị trường lao động. Phân tích: Sự tham gia của xã hội giúp học sinh có cái nhìn thực tế về công việc và có cơ hội trải nghiệm, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp chính xác hơn. Dẫn chứng: Nhiều doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT đã tổ chức các chương trình thực tập hè dành cho học sinh, giúp các em có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp và định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn. 4. Liên hệ bản thân: Bản thân tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè, tôi đã tìm ra được con đường phù hợp với mình. Tôi nhận thấy rằng việc định hướng nghề nghiệp là rất quan trọng, nó giúp chúng ta có một tương lai tươi sáng hơn. III. Kết bài Định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho học sinh là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và giải quyết. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay xây dựng một môi trường thuận lợi để học sinh có thể tự tin lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Đề 3: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là học sinh, em hãy đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.” Dàn ý I. Mở bài An toàn giao thông luôn là vấn đề cấp thiết, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong đó, ý thức chấp hành luật giao thông của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh. Tuy nhiên, thực tế
- cho thấy, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận giới trẻ còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đáng tiếc. Là một học sinh, tôi nhận thấy cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của chúng ta. II. Thân bài 1. Giải thích vấn đề Ý thức chấp hành luật giao thông là sự hiểu biết, tự giác và tôn trọng các quy định của pháp luật về giao thông. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định về tốc độ, tín hiệu đèn giao thông, đội mũ bảo hiểm, không sử dụng rượu bia khi lái xe,... 2. Phân tích vấn đề Thực trạng: Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2023, tỷ lệ người vi phạm luật giao thông đường bộ trong độ tuổi từ 18-27 chiếm khoảng 30%. Trong đó, các lỗi vi phạm phổ biến là không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, sử dụng điện thoại khi lái xe. Những vi phạm này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người vi phạm mà còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này. Thứ nhất, một bộ phận giới trẻ còn thiếu hiểu biết về luật giao thông hoặc có thái độ chủ quan, xem thường các quy định. Thứ hai, việc xử phạt các hành vi vi phạm chưa đủ nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe. Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông chưa thực sự hiệu quả, chưa tiếp cận được đông đảo giới trẻ. Hậu quả: Nếu tình trạng này không được cải thiện, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Tai nạn giao thông sẽ gia tăng, gây thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý bất an cho người dân. Ý kiến trái chiều và phản biện: Có ý kiến cho rằng, ý thức chấp hành luật giao thông là vấn đề cá nhân, không nên quá khắt khe. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm này. Giao thông là hoạt động xã hội, liên quan đến sự an toàn của nhiều người. Do đó, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm tuân thủ luật giao thông để bảo vệ bản thân và cộng đồng. 3. Giải pháp 3.1. Giải pháp 1: Tăng cường giáo dục và tuyên truyền về luật giao thông: Người thực hiện: Các trường học, cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội. Cách thực hiện: o Lồng ghép nội dung giáo dục luật giao thông vào chương trình học chính khóa và ngoại khóa. o Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi về an toàn giao thông. o Sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng như video, infographic, trò chơi tương tác để truyền tải thông điệp một cách hấp dẫn. Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Sách giáo khoa, tài liệu trực tuyến, mạng xã hội, ứng dụng di động. Lí giải: Giáo dục từ sớm và liên tục sẽ giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ về luật giao thông, nhận thức được tầm quan trọng của việc chấp hành luật, từ đó hình thành thói quen và hành vi đúng đắn. Dẫn chứng: o Việt Nam: Mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" đã được triển khai tại nhiều trường học, góp phần nâng cao ý thức của học sinh.
- o Thế giới: Nhật Bản là một điển hình về giáo dục an toàn giao thông từ cấp tiểu học, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông ở trẻ em. 3.2. Giải pháp 2: Tạo môi trường giao thông an toàn và thuận lợi: Người thực hiện: Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng. Cách thực hiện: o Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo hệ thống biển báo, đèn tín hiệu đầy đủ và rõ ràng. o Tổ chức giao thông hợp lý, phân luồng rõ ràng, đặc biệt là tại các khu vực trường học. o Xây dựng và duy trì các công trình phụ trợ như vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, cầu vượt dành cho người đi bộ. Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Nghiên cứu khoa học, khảo sát thực tế, công nghệ thông tin. Lí giải: Môi trường giao thông an toàn và thuận lợi sẽ khuyến khích người tham gia giao thông chấp hành luật, giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Dẫn chứng: o Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình "Đường an toàn - Đường hạnh phúc" tại một số tuyến đường, mang lại hiệu quả tích cực. o Thế giới: Hà Lan nổi tiếng với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, đặc biệt là mạng lưới đường dành cho xe đạp, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 3.3. Giải pháp 3: Tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm: Người thực hiện: Lực lượng chức năng, cảnh sát giao thông. Cách thực hiện: o Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông. o Áp dụng công nghệ vào công tác kiểm soát, như camera giám sát, thiết bị đo tốc độ. o Công khai thông tin về các vụ vi phạm và xử lý để tạo tính răn đe. Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Thiết bị công nghệ, hệ thống thông tin, phần mềm quản lý. Lí giải: Kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm sẽ tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật, khiến người tham gia giao thông e ngại và tuân thủ luật lệ. Dẫn chứng: o Việt Nam: Việc áp dụng hình thức xử phạt nguội qua camera đã góp phần giảm thiểu vi phạm tốc độ. o Thế giới: Singapore nổi tiếng với hệ thống luật giao thông nghiêm ngặt và xử phạt nặng, giúp duy trì trật tự giao thông. 4. Liên hệ bản thân Bản thân tôi luôn nỗ lực học tập và tìm hiểu về luật giao thông. Tôi cũng tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông tại trường học và cộng đồng. Tôi tin rằng, mỗi hành động nhỏ của chúng ta sẽ góp phần tạo nên sự thay đổi lớn. III. Kết bài Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của giới trẻ là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội. Là những người trẻ, chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh. Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, như tuân thủ luật lệ giao thông, nhắc nhở bạn bè, người thân chấp hành đúng quy định. Tôi tin rằng, với sự chung tay của tất cả mọi người, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu này.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p |
192 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
145 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p |
85 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p |
165 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
129 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p |
71 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
177 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
224 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
202 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p |
62 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p |
44 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu
12 p |
78 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
113 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
142 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p |
153 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
248 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
14 p |
49 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
