Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
lượt xem 5
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II SINH 10 – NĂM HỌC 2022-2023 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật (VSV) Bài 13: Nguyên phân(NP) 1. Xác định số tâm động, số NST, số cromatit và trạng thái NST qua các kì của NP có trong mỗi và các tế bào. 2. Hãy xác định: + Bộ NST 2n + Số tế bào tham gia NP. + Số lần NP + Số tế bào con và số NST đơn có trong các tế bào con tạo ra trong NP. + Số NST đơn mới tương đương với nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp. Bài 14: Giảm phân(GP) 1. Xác định số tâm động, số NST, số cromatit và trạng thái NST qua các kì của GP . 2. Hãy xác định: + Số lượng tinh trùng, trứng, thể định hướng và số NST có trong các tinh trùng, trứng, thể định hướng + Số tế bào sinh tinh và số tế báo sinh trứng. + Số hợp tử ( con non) tạo ra và hiệu suất thụ tinh. Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật 1. Hiểu được khái niệm, đặc điểm chung và ví dụ về VSV. 2. Phân biệt các kiểu dinh dưỡng của VSV. 3. Phân biệt các phương pháp nghiên cứu VSV. 4. Kích thước VSV càng nhỏ mang lại ưu thế gì cho VSV. 5.VSV thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới. 6. VSV phân bố trong những môi trường nào. Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở VSV 1. Phân biệt các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn 2. Phân biệt các các hình thức sinh sản VSV nhân sơ, nhân thực. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV(Chất dinh dưỡng, chất sát khuẩn, chất kháng sinh, nhiệt độ, pH, ánh sáng, độ ẩm) 4. Người ta thường bảo quản thịt, cá, trứng trong dung dịch muối đậm đặc hoặc ướp với muối hạt. Vì sao cách này giúp gia tăng thời gian bảo quản thực phẩm? 5. Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp nào? 6. Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào? 7. Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn? Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm nào? 8. Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh? Bài 19: Quá trình tổng hợp , phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng 1. Trình bày được khái niệm, ví dụ và các quá trình tổng hợp ở vi sinh vật ( đặc điểm và ứng dụng) 2. Trình bày được khái niệm, ví dụ , vai trò và các quá trình phân giải ở vi sinh vật ( đặc điểm và ứng dụng) 3. Nhận biết được lợi ích và tác hại của quá trình phân giải nhờ VSV. Chủ đề 10: Virus Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus (VR) 1. Trình bày được khái niệm, ví dụ và đặc điểm của VR 2. Trình bày được cấu tạo và chu trình nhân lên của VR 3. Phân biệt các giai đoạn chu trình nhân lên của VR 5. Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc? 6. Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường? 7. Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và B.Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo như thế nào? 8. Vì sao sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản? 9. Vì sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào một số tế bào vật chủ nhất định? B. MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Bài 13: Nguyên phân(NP) Câu 1: Trong tế bào của một loài, vào kì đầu của nguyên phân mỗi tế bào có 160 cromatic. Thì bộ NST lưỡng bội của loài là A. 2n=160 B. 2n=80 C. 2n=60 D. 2n=40
- Câu 2: Ở Lợn 2n=38, 15 tế bào sinh dục sơ khai trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp. Dùng dữ kiên này để trả lời các câu hỏi sau a/ Các tế bào con tạo ra là A. 120 B. 45 C. 4560 D. 570 b/ Số NST đơn có trong các tế bào con là A. 2280 B. 120 C. 4560 D. 1710 Câu 3: Ở Ngô 2n=20, 8 tế bào sinh dưỡng cùng thực hiện nguyên phân. Dùng dữ kiện này để trả lời các câu hỏi sau: a/ Xác định số NST, tâm động, cromatic, trạng thái NST ở kì sau của nguyên phân có trong mỗi tế bào là A. 40; 40; 0; đơn. B. 80; 80; 160; kép. C. 320; 320; 0; đơn. D. 160; 160; 320; đơn. a/ Xác định số NST, tâm động, cromatic, trạng thái NST ở kì sau của nguyên phân có trong các tế bào là A. 160; 160; 320; kép. B. 80; 80; 160; kép. C. 320; 320; 0; đơn. D. 160; 160; 320; đơn. Câu 4: Trong tế bào của một loài, vào kì đầu của nguyên phân mỗi tế bào có 160 cromatic. Thì bộ NST lưỡng bội của loài là A. 2n=40 B. 2n=80 C. 2n=160 D. 2n=60 Câu 5: Một tế bào hợp tử ở loài có 2n=38, tại kì giữa của nguyên phân thấy có A. 38 NST đơn. B. 19 NST kép. C. 38 crômatit. D. 76 crômatit. Câu 6. Ở người 2n = 46. Có một số tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 5 lần đã cần môi trường nội bào cung cấp 24242 NST đơn tương đương. Thì số tế bào ban đầu tham gia nguyên phân là A. 15 B. 16 C. 17 D. 18 Câu 7. Nuôi cấy trong ống nghiệm 50 tế bào soma của 1 loài có 2n= 24. Các tế bào này trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp bằng nhau thì tạo ra được tất cả là 6400 tế bào con. Dùng dữ kiện này để trả lời các câu hỏi sau: a/ Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào soma nói trên là A. 8 B. 5 C. 7 D. 6 b/ Số NST đơn mới tương đương với nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp là A. 320000 B. 153600 C. 152400 D. 125400 Bài 14: Giảm phân(GP) Câu 1. Loài thỏ 2n = 44. Có 5 tế bào sinh trứng của thỏ giảm phân. Dùng dữ kiện này để trả lời các câu hỏi sau: a/ Số trứng tạo ra là A. 5. B. 20. C. 220. D. 3. b/ Số NST có trong các trứng là A. 110. B. 440. C. 220. D. 66. c/ Số thể định hướng tạo ra là A. 5. B. 15. C. 20. D. 110. d/ Số NST bị tiêu biến cùng thể định hướng là A. 440. B. 220. C. 330. D. 110. Câu2: Tại kì sau 1 của giảm phân, trong mỗi tế bào có 100 cromatic. Thì bộ nhiễm sắc thể của loài là A. 2n= 24 B. 2n = 48 C. 2n = 50 D. 2n = 100 Câu 13: Một số tế bào sinh trứng ở ruồi giấm có 2n = 8, thực hiện giảm phân. Tại kì cuối 2 thấy trong các tế bào có 400 NST. Thì số tế bào sinh trứng là A. 50 B. 25 C. 10 D. 20 Câu 3: Một số tế bào sinh tinh ở lợn có 2n = 38, thực hiện giảm phân. Tại kì cuối 1 thấy trong các tế bào có 760 NST. Thì số tế bào sinh tinh là A. 20 B. 25 C. 10 D. 50 Câu 4: Ở Ếch 2n=26 NST đơn, Tại vùng sinh sản của cơ quan sinh dục có 640 tế bào sinh tinh và một số tế bào sinh trứng giảm phân tạo giao tử, sau đó tham gia thụ tinh biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5% và của trứng là 25%. Số tâm động có trong các tế bào sinh trứng tại kì cuối 1 của giảm phân là A. 6656 B. 13312 C. 416 D. 832 Câu 5: Ở Lợn 2n=38 NST đơn, Tại vùng sinh sản của cơ quan sinh dục có 640 tế bào sinh tinh và một số tế bào sinh trứng giảm phân tạo giao tử, sau đó tham gia thụ tinh biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5% và của trứng là 40%. Số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh là A. 32 B. 320 C. 2560 D. 230 Câu 6. Một tế bào có 24 NST thì tinh trùng có số lượng NST là A. 3 B. 6 C. 12 D. 24 Câu 7. Một tế bào có 78 NST thì trứng có số lượng NST là A. 39 B. 78 C. 93 D. 156 Câu 8: Một tế bào sinh dục giảm phân vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi cromatit. Kết thúc giảm phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là A. 24 B. 48 C. 96 D. 12 Câu 9: Ở ruồi giấm 2n=8 vào kì sau II, trong mỗi tế bào có A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
- C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động Câu 24: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, vào kì giữa của giảm phân I có số NST là A. 2n kép B. 4n đơn C. 2n đơn D. 4n kép Câu 10: Một tinh trùng có 14 NST thì tế bào cơ thể có số lượng NST là A. 14 B. 42 C. 28 D. 56 Câu 11. Xét 12 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân 4 đợt liên tiếp bằng nhau. 50% tế bào con tạo ra tham gia giảm phân để tạo trứng. Sau đó tham gia thụ tinh thấy có 15 hợp tử hình thành. hiệu suất thụ tinh của trứng là A. 3,90625 % B. 15,625 % C. 15,625 % D. 15,265 % Câu12. Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai đực đều nguyên phân 6 đợt liên tiếp bằng nhau. Chỉ có ¼ các tế bào con tham gia giảm phân. Sau đó tham gia thụ tinh với hiệu suất thụ tinh là 75% . Số hợp tử tạo thành là A. 192 B. 129 C.48 D. 768 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật Câu 1: Cho các bước sau: (1) Chuẩn bị mẫu (2) Quan sát bằng kính hiển vi (3) Thực hiện phản ứng hóa sinh để nhận biết các chất có ở vi snh vật. (4) Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc Các bước trong phương pháp nghiên cứu đặc điểm hoá sinh của vi sinh vật là A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 2: Cho các bước sau: (1) Chuẩn bị mẫu vật (2) Quan sát bằng kính hiển vi (3) Thực hiện phản ứng hóa sinh để nhận biết các chất có ở vi snh vật. (4) Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc Các bước trong phương pháp nghiên cứu hình thái vi sinh vật phương pháp quan sát bằng kính hiển vi là A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 3: Vi sinh vật là A. những sinh vật có kích thước nhỏ, thường được quan sát bằng kính hiển vi. phần lớn có cấu trúc đơn bào, số ít là tập đoàn đơn bào. B. những sinh vật có kích thước lớn, thường được quan sát bằng kính hiển vi. phần lớn có cấu trúc đơn bào, số ít là tập đoàn đơn bào. C. những sinh vật có kích thước nhỏ, thường không quan sát được bằng kính hiển vi. phần lớn có cấu trúc đơn bào, số ít là tập đoàn đơn bào. D. những sinh vật có kích thước nhỏ, thường được quan sát bằng kính hiển vi. phần lớn có cấu trúc đa bào, số ít là tập đoàn đơn bào. Câu 4: Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật gồm 1. Phương pháp phân lập vi sinh vật 2. Nghiên cứu hình thái vi sinh vật pháp quan sát bằng kính hiển vi 3. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật 4. Phương pháp nuôi cấy của vi sinh vật A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4). Câu 5: Có mấy phương pháp nghiên cứu vi sinh vật ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì A. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh. B. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm. C. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh. D. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác? A. Có kích thước rất nhỏ. B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài. C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường. Câu 8: Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất. B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng. C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất. D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng. Câu 9: Căn cứ vào nguồn năng lượng, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
- A. tự dưỡng và dị dưỡng. B. quang dưỡng và hóa dưỡng. C. quang dưỡng và dị dưỡng. D. hóa dưỡng và tự dưỡng. Câu 10: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thì sẽ có kiểu dinh dưỡng là A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa tự dưỡng. Câu 11: Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới? A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật. B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm. C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật. Câu 12: Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lactic, nấm men, trùng roi, trùng giày, tảo silic, cây rêu, giun đất. Số vi sinh vật trong các sinh vật trên là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 13: Cho các đặc điểm sau: (1) Có kích thước nhỏ bé, thường không nhìn thấy bằng mắt thường. (2) Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường. (3) Có khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh. (4) Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. Số đặc điểm chung của vi sinh vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là A. môi trường đất, môi trường nước. B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn. D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. Câu 15: Nối nhóm vi sinh vật (cột A) với đặc điểm tương ứng (cột B) để được nội dung phù hợp. Cột A Cột B (1) Giới Nguyên sinh (a) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng (2) Giới Khởi sinh (b) Sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng (3) Giới Nấm (c) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-b, 2-a, 3-c. C. 1-c, 2-a, 3-c. D. 1-c, 2-b, 3-a. Câu 16: Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng. Câu 17: Mục đích của phương pháp phân lập VSV là A. tách riêng từng loại vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. B. tạo ra chủng vi sinh vật mới từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. C. thống kê số lượng vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. D. nhân nhanh sinh khối vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật Câu 1: Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm ở A. pha tiềm phát. B. pha lũy thừa. C. pha cân bằng. D. pha suy vong. Câu 2: Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Bổ sung thêm một lượng vi sinh vật giống thích hợp. B. Bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường. C. Bổ sung thêm khí oxygen với nồng độ thích hợp. D. Bổ sung thêm khí nitrogen với nồng độ thích hợp. Câu 3: Cho các hoạt động sau: (1) Nhiễm sắc thể mạch vòng của chúng bám vào cấu trúc gấp nếp trên màng sinh chất để làm điểm tựa. (2) Nhiễm sắc thể mạch vòng nhân đôi. (3) Tế bào kéo dài, thành và màng tế bào chất thắt lại để hình thành vách ngăn phân chia tế bào chất và chất nhân về hai tế bào mới. Trình tự các hoạt động trong quá trình phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ là A. 1 → 2 → 3. B. 1 → 3 → 2. C. 2 → 3 → 1. D. 2 → 1 → 3. Câu 4: Nhiễm sắc thể mạch vòng của chúng bám vào cấu trúc gấp nếp trên màng sinh chất để làm điểm tựa → Nhiễm sắc thể mạch vòng nhân đôi → Tế bào kéo dài, thành và màng tế bào chất thắt lại để hình thành vách ngăn phân chia tế bào chất và chất nhân về hai tế bào mới. Đây là diễn biến của quá trình sinh sản nào ở vi sinh vật nhân sơ ? A. Phân đôi B.Nảy chồi C.Hình thành bào tử vô tính D. Hình thành bào tử tiếp hợp Câu 5: Cho các hình thức sinh sản sau:
- (1) Phân đôi (2) Nảy chồi (3) Hình thành bào tử vô tính (4) Hình thành bào tử tiếp hợp Số hình thức sinh sản có cả ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Hình thức sinh sản bằng bào tử tiếp hợp chỉ có ở vi sinh vật A. nhân sơ. B. nhân thực và nhân sơ. C. nhân thực. D. không nhân. Câu 7: Thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến vi sinh vật A. sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. B. sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng hơn. C. tăng cường quang hợp để tự tổng hợp chất dinh dưỡng. D. tăng cường hô hấp kị khí để tự tổng hợp chất dinh dưỡng. Câu 8: Sinh trưởng của vi sinh vật là A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản. B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân. C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản. D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân. Câu 9: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được nuôi trong môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi diễn ra theo A. 4 pha. B. 2 pha. C. 3 pha. D. 1 pha. Câu 10: Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong. B. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha luỹ thừa → pha suy vong. C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng. D. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. Câu 11: Pha tiềm phát không có đặc điểm đặc điểm nào sau đây? A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường và tổng hợp các enzyme trao đổi chất. C. Các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy nhiều. D. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể chưa tăng (gần như không thay đổi). Câu 12:Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây? A. Đầu pha lũy thừa. B. Cuối pha lũy thừa. C. Đầu pha tiềm phát. D. Cuối pha cân bằng. Câu 13: Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn? A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,… B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật. C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường. D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm trọng. Câu 14: Cho các yếu tố sau: nhiệt độ, độ ẩm, các hợp chất phenol, các kim loại nặng, tia UV, tia X. Trong các yếu tố này, số yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vi sinh vật là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 15: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc. B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người. C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào. D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh. Câu 16: Cho các phát biểu sau: (1) Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật. (2) Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật. (3) Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) nhanh chóng ở nhiều vi sinh vật gây bệnh. (4) Dung dịch cồn – iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được coi là chất kháng sinh. Số phát biểu đúng khi nói về thuốc kháng sinh là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì A. nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn. B. nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt hết tất cả vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn. C. nhiệt độ thấp sẽ làm biến tính acid nucleic của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn. D. nhiệt độ thấp sẽ gây co nguyên sinh chất của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.
- Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Câu 1: Tổng hợp là quá trình A. biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản. B. tạo ra phân tử hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản. C. giúp hình thành nguyên liệu và giải phóng năng lượng. D. phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các hợp chất vô cơ. Câu 2: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu là A. glycerol và acid béo. B. amino acid. C. glucose. D. nucleotide. Câu 3: Quá trình phân giải có vai trò là A. hình thành các hợp chất đặc trưng để xây dựng và duy trì các hoạt động sống của tế bào. B. hình thành năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào. C. hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào. D. hình thành các hợp chất tích lũy năng lượng để duy trì các hoạt động sống của tế bào. Câu 4: Sản phẩm của quá trình phân giải protein là A. amino acid. B. glucose. C. glycerol. D. acid béo. Câu 5: Đơn phân để tổng hợp protein ở vi sinh vật là A. amino acid. B. nucleotide. C. glycerol. D. acid béo. Câu 6: Cho các ứng dụng sau ở vi sinh vật: (1) Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum. (2) Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum. (3) Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae. (4) Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator. Số ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Đối với vi sinh vật, polysaccharide được tổng hợp có vai trò A. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc chất dự trữ cho tế bào. B. làm nguyên liệu xây dựng tế bào và thực hiện chức năng xúc tác. C. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc thực hiện chức năng di chuyển. D. làm chất kháng sinh để ức chế sự phát triển quá mức của các sinh vật khác. Câu 8: Các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm là sản phẩm ứng dụng của quá trình A. phân giải protein. B. phân giải polysaccharide. C. phân giải glucose. D. phân giải amylase. Câu 9: Cho các ứng dụng sau: (1) Sản xuất nước tương, nước mắm. (2) Sản xuất phân bón hữu cơ làm giàu dinh dưỡng cho đất. (3) Sản xuất ethanol sinh học. (4) Sản xuất sữa chua, các sản phẩm muối chua như rau, củ, quả,… Số ứng dụng của quá trình phân giải polysaccharide ở vi sinh vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật? A. Vi sinh vật có thể phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. B. Con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm hữu ích khác. C. Khả năng phân giải của vi sinh vật trong tự nhiên là đa dạng và ngẫu nhiên nhưng luôn có hại cho con người. D. Vi sinh vật có khả năng phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa,… Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên củ virus Câu 1: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid. B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép. C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn. D. có thụ thể là protein của vỏ capsid. Câu 2:Ghép tên loại virus (Cột A) sao cho phù hợp với các thụ thể (Cột B). Loại virus (Cột A) Thụ thể (Cột B) (1) Virus kí sinh trên vi khuẩn (a) Phân tử protein của vỏ capsid (2) Virus trần (b) Gai glycoprotein trên lớp màng ngoài
- (3) Virus có màng bọc (c) Đầu tận cùng của lông đuôi A. 1 – c, 2 – b, 3 – a. B. 1 – c, 2 – a, 3 – b. C. 1 – b, 2 – a, 3 – c. D. 1 – a, 2 – b, 3 – c. Câu 3: Chu trình nhân lên của virus gồm A. 2 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 4 giai đoạn. D. 5 giai đoạn. Câu 4: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus? A. Hấp phụ. B. Xâm nhập. C. Sinh tổng hợp. D. Lắp ráp. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập của virus trần và virus có màng bọc? A. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. B. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. C. Virus trần đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. D. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ. Câu 6: Virus là A. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật. B. dạng sống đơn bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật. C. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào. D. dạng sống có cấu tạo đa bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào. Câu 7: Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc? A. Vì virus không có cấu tạo tế bào nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên. B. Virus có kích thước rất nhỏ nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ trước tác động của ngoại cảnh. C. Virus có quá trình trao đổi chất mạnh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để lấy được nguồn chất dinh dưỡng dồi dào. D. Virus rất mẫn cảm với chất kháng sinh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ khỏi tác động của chất kháng sinh. Câu 8: Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường là A. môi trường tự nhiên. B. môi trường tổng hợp. C. môi trường bán tổng hợp. D. môi trường sinh vật. Câu 9: Thành phần cấu tạo chính của virus là A. màng bọc và vỏ capsid. B. vỏ capsid và gai glycoprotein. C. màng bọc và gai glycoprotein. D. lõi nucleic acid và vỏ capsid. Câu 10: Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là A. virus trần và virus có màng bọc. B. virus DNA và virus RNA. C. virus ở thực vật và virus ở động vật. D. virus trần và virus DNA. Câu 11:Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có màng bọc ra khỏi tế bào vật chủ? A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất. B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào. C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài. D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus. Câu 12: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần là đặc điểm của giai đoạn A. giải phóng. B. hấp phụ. C. lắp rắp. D. sinh tổng hợp. Câu 13: Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và B.Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo gồm A. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng B. B. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng A.
- C. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A. D. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng B. Câu 14:Vì sao sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản? A. Vì từ một virus ban đầu có thể tạo ra vô số virus mới. B. Vì từ một virus ban đầu chỉ có thể tạo ra hai virus mới. C. Vì sự nhân lên của virus hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ. D. Vì sự nhân lên của virus không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Câu 15:Vì sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào một số tế bào vật chủ nhất định? A. Vì bề mặt của tế bào vật chủ được bảo vệ bởi một lớp protein chống lại sự xâm nhập của virus. B. Vì bề mặt của virus có lớp vỏ ngoài hoặc vỏ capsid trơ với các thụ thể của tế bào vật chủ. C. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa phân tử bề mặt của virus và thụ thể bề mặt tế bào. D. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa thụ thể của virus và phân tử bề mặt tế bào. Câu 16: Đặc điểm của vi rút gồm (1) Kích thước virus rất nhỏ, đường kính thường từ 20 – 300 nm. (2) Virus không có cấu tạo tế bào nên không được gọi là cơ thể mà gọi là hạt virus. (3) Virus sống độc lập. (4) Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4). Câu 17: Ví dụ một số virus: virus HIV, cúm A, SARS-CoV-2, viêm gan B, sốt xuất huyết. Số virus gây bệnh nguy hiểm trên người gồm A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn