intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phạm Phú Thứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phạm Phú Thứ" là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phạm Phú Thứ

  1. SỞ GD & ĐT TP ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ MÔN SINH HỌC 10 CƠ BẢN Năm học: 2022-2023 I. Hình thức kiểm tra: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận. II. Nội dung ôn tập: Bài 13 đến bài bài 20. Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân - Quá trình nguyên phân diễn ra ở những tế bào nào, gồm những giai đoạn nào. - Các diễn biến chính diễn ra trong chu kỳ tế bào. - Kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân. - Mô tả được các đặc điểm chính của các kỳ trong quá trình nguyên phân. - Xác định được trạng thái, số lượng NST của tế bào qua các kì nguyên phân. - Hiểu được cơ sở để có thể tạo hai tế bào con có bộ NST giống nhau sau nguyên phân Bài 14: Giảm phân - Liệt kê được các diễn biến chính trong các giai đoạn của quá trình giảm phân. - Liệt kê được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. - Khái niệm giao tử, khái niệm sự thụ tinh. - Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình giảm phân - Kết quả của quá trình phát sinh giao tử hình thành giao tử đực và giao tử cái. - Xác định được trạng thái, số lượng NST của tế bào qua các kì giảm phân. - Giải thích được ý nghĩa của hiện tượng co xoắn và dãn xoắn, trao đổi chéo của NST tại các kì phân bào. Bài 15: Thực hành làm tiêu bản NST quan sát quá trình nguyên phân giảm phân - Nhận biết được các kì thông qua số lượng, trạng thái NST được miêu tả khi nhìn dưới kính hiển vi. Bài 16:Công nghệ tế bào - Khái niệm, nguyên lí của công nghệ tế bào. - Nêu được khái niệm: tính toàn năng, biệt hoá, phản biệt hoá. - Kể được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật - Giải thích được tại sao nói tế bào hợp tử có tính toàn năng. - Hiểu được công nghệ tế bào được ứng dụng đối với thực vật, động vật trong những lĩnh vực nào. - Giải thích được các nguyên lí của một ví dụ cụ thể về ứng dụng công nghệ tế bào để phục chế các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc những loài quý hiếm. Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật - Khái niệm vi sinh vật. - Các đặc điểm chung của vi sinh vật. - Các loại môi trường mà vi sinh vật có thể phân bố. - Nêu được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon. - Lấy được ví dụ về các nhóm vi sinh vật tương ứng với các kiểu dinh dưỡng - Nắm được mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân lập vi sinh vật. Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Khái niệm về sinh trưởng ở vi sinh vật. - Đặc điểm của các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. - Giải thích được tại sao số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn trong tự nhiên không tăng mãi được ? Bài 19: Quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Nắm được vai trò, ý nghĩa của quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật. - Nhận diện được các ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải của vi sinh vật - Nêu những lợi ích và tác hại của quá trình phân giải các chất nhờ vi sinh vật đối với con người.
  2. - Giải thích được cơ chế gây ra sự “ chín” của dưa khi muối chua đến độ ăn được? Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật - Nêu được khái niệm công nghệ vi sinh vật. - Nêu được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật. - Kể tên được các ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn. - Kể tên các hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai. - Hiểu được việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ, làm nước mắm, nước tương dựa trên cơ sở khoa học nào ? - Hiểu được vì sao vi sinh vật được sử dụng như những “ nhà máy” để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác ? III. Một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Quá trình nguyên phân diễn ra ở A. mọi loại tế bào B. Tế bào sinh dục, tế bào sinh dưỡng C. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai D. Tế bào da, xương Câu 2: Đối với sinh vật đơn bào thì nguyên phân có ý nghĩa A. giúp cho quá trình sinh trưởng của cơ thể B. là quá trình sinh sản của cơ thể. C. giúp thay thế tế bào già D. là cơ sở của sinh sản hữu tính Câu 3: Giao tử là A. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào. B. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào. C. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào. D. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào. Câu 4: Tính toàn năng của tế bào là A. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp. B. quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng. C. quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng. D. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong mọi loại môi trường. Câu 5: Vi sinh vật là? A. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. B. Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. C. Sinh vật ký sinh trên cơ thể sinh vật khác D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. Câu 6: Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG A. Có kích thước nhỏ B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào C. Đều có khả năng tự dưỡng D. Sinh trưởng và sinh sản nhanh Câu 7: Nhóm vi sinh vật lấy năng lượng là ánh sáng và nguồn các bon là chất hữu cơ thuộc nhóm A. vi sinh vật quang tự dưỡng B. vi sinh vật quang dị dưỡng C. vi sinh vật hoá tự dưỡng D. vi sinh vật hoá dị dưỡng Câu 8: Quá trình phân giải có vai trò là A. hình thành các hợp chất đặc trưng để xây dựng và duy trì các hoạt động sống của tế bào. B. hình thành năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào. C. hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào. D. hình thành các hợp chất tích lũy năng lượng để duy trì các hoạt động sống của tế bào.
  3. Câu 9: Công nghệ vi sinh vật là A. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong nông nghiệp để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học. B. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người. C. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong y học để sản xuất các loại thuốc nhằm chữa trị các bệnh cho con người. D. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong khoa học môi trường để sản xuất các chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường. Câu 10: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật. B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật. C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật. D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật. Câu 11: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra A. 4 tế bào trứng. B. 2 tế bào trứng và 2 thể cực. C. 1 tế bào trứng và 3 thể cực. D. 3 tế bào trứng và 1 thể cực. Câu 12: Ý nghĩa về mặt di truyền của hiện tượng trao đổi chéo NST là: A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. C. Tạo ra nhiều loại giao tử góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học. D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST. Câu 13: Tế bào hợp tử có tính toàn năng do tế bào hợp tử A. có khả năng phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong điều kiện thích hợp. B. được tạo ra do sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. C. có khả năng hình thành mô, cơ quan của cơ thể. D. nhận được vật chất di truyền của cả bố và mẹ qua quá trình thụ tinh. Câu 14: Ứng dụng của công nghệ tế bào là A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống. C. nhân bản vô tính. D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính. Câu 15: Cách khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng tối ưu nhất là A. đưa thêm vi sinh vật từ môi trường ngoài vào. B. đưa thêm dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy. C. lấy bớt dịch sản phẩm trao đổi chất và đưa thêm dinh dưỡng vào. D. mở rộng khu vực nuôi cấy. Câu 16: Vi sinh vật được sử dụng như những “ nhà máy” để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác vì A. chúng có khả năng sinh sản nhanh B. có khả năng trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh và hệ gene của chúng đã được nghiên cứu kĩ. C. chúng có kích thước cơ thể nhỏ, sinh trưởng và phát triển nhanh. D. chúng có cấu tạo đơn giản, dễ nghiên cứu và tồn tại ở nhiều loại môi trường sống khác nhau. Câu 17: Ở đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào này tham gia vào quá trình giảm phân. Tại kỳ sau của giảm phân II, trong mỗi tế bào có A. 14 NST kép. B. 7 NST đơn.
  4. C. 7 NST kép. D. 14 NST đơn. Câu 18: Ở đậu Lúa nước có bộ NST 2n = 24. Tế bào này tham gia vào quá trình giảm phân. Tại kỳ cuối của giảm phân II, trong mỗi tế bào có A. 24 NST kép. B. 12 NST đơn. C. 12 NST kép. D. 24 NST đơn. Câu 19: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là A. tính toàn năng của tế bào. B. khả năng biệt hoá của tế bào. C. khả năng phản biệt hoá của tế bào. D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào. Câu 20: Hãy xác định: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì? A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt. B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người. C. Tạo ra các động vật biến đổi gen. D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc. Câu 21: Nhiều vi sinh vật có thể sinh tổng hợp kháng sinh để làm gì? A. Ức chế sự phát triển của các tế bào trong cơ thể B. Để bảo vệ bản thân C. Ức chế sự phát triển của các sinh vật khác D. Tạo điều kiện để các sinh vật khác phát triển Câu 22: Có bao nhiêu quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật? 1. Phân giải đường làm chua dưa muối. 2. Phân giải protein trong làm nước mắm và tương. 3. Phân giải protein của đồ ăn. 4. Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 23: Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác? A. Có kích thước rất nhỏ. B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài. C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường. Câu 24: Mục đích của phương pháp phân lập là A. tách riêng từng loại vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. B. tạo ra chủng vi sinh vật mới từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. C. thống kê số lượng vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. D. nhân nhanh sinh khối vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau. Câu 25: Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng. Câu 26: Sinh trưởng ở vi sinh vật là A. sự gia tăng khối lượng cơ thể vi sinh vật B. sự gia tăng kích thước cơ thể vi sinh vật C. sự gia tăng về số lượng loài của quần thể vi sinh vật D. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể sinh vật thông qua quá trình sinh sản Câu 27: Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật này? A. Tính toàn năng. B. Khả năng biệt hoá. C. Khả năng phản biệt hoá. D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.
  5. Câu 28: Cho các ứng dụng sau: (1) Nhân nhanh các giống cây trồng để đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng (2) Bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm như các cây gỗ quý, các cây có nguy cơ tuyệt chủng (3) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh virus (4) Tạo nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy dịch huyền phù tế bào, chuyển gene vào tế bào thực vật Số ứng dụng của vi nhân giống là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng B. tự dưỡng và dị dưỡng C. quang dưỡng và hóa dưỡng D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng Câu 30: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là A. quang tự dưỡng B. quang dị dưỡng C. hóa tự dưỡng D. hóa dị dưỡng Câu 31: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là A. quang tự dưỡng B. quang dị dưỡng C. hóa tự dưỡng D. hóa dị dưỡng Câu 32: Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong. B. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha luỹ thừa → pha suy vong. C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng. D. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong. Câu 33: Pha tiềm phát không có đặc điểm đặc điểm nào sau đây? A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường và tổng hợp các enzyme trao đổi chất. C. Các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy nhiều. D. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể chưa tăng (gần như không thay đổi). Câu 34: Những vi sinh vật có khả năng tổng hợp celluase mạnh thương được ứng dụng làm gì? A. Phân hủy xác thực vật làm phân bón hữu cơ B. Phân hủy xác động vật C. Phân hủy lương thực D. Phân hủy thực phẩm Câu 35: Khả năng phân giải của vi sinh vật trong tự nhiên có thể gây hại gì cho con người? A. Sinh vật phân hủy làm hỏng lương thực B. Làm hỏng thực phẩm như thịt cá, rau củ... C. Làm hư hỏng và gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ... D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 36: Con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong việc gì? A. Xử lý ô nhiễm môi trường B. Kết hợp để tạo ra các sản phẩn hóa chất C. Kết hợp để tạo ra các sản phẩn nguyên liệu và nhiên liệu D. Cả ba đáp án trên đều đúng ***HẾT*** TTCM GIÁO VIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG Dương Thị Vui Tống Thị Thúy Hảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2