Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 TIN HỌC 10 – KNTT NỘI DUNG CHÍNH BÀI 21: CÂU LỆNH LẶP WHILE 1. Lệnh While - while là lệnh lặp với số lần không biết trước. Số lần lặp của while phụ thuộc vào điều kiện. Cú pháp của lệnh while như sau: 2. Cấu trúc lập trình Ba cấu trúc lập trình cơ bản của ngôn ngữ lập trình bậc cao là: - Cấu trúc tuần tự: các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới. Được thể hiện bằng các câu lệnh như gán giá trị, nhập/xuất dữ liệu. - Cấu trúc rẽ nhánh: các lệnh chỉ được thực hiện tùy thuộc vào điều kiện đúng hay sai. Được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện if. - Cấu trúc lặp: các lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại theo điều kiện nào đó vẫn còn đúng hay sai. Được thể hiện bằng lệnh for, while. BÀI 22: KIỂU DỮ LIỆU DANH SÁCH 1. Kiểu dữ liệu danh sách - List là kiểu dữ liệu danh sách (dãy, mảng) trong Python. Tạo list bằng lệnh gán với phần tử trong cặp dấu ngoặc []. Kiểu dữ liệu danh sách trong Python khởi tạo như sau: = [, , …, ] - Sau khi khởi tạo danh sách, có thể thay đổi các giá trị của từng phần tử bằng lệnh gán hoặc xóa phần tử bằng lệnh del. - Chỉ số danh sách bắt đầu từ 0 đến len() – 1, trong đó len() là lệnh tính độ dài danh sách. 2. Duyệt các phần tử của danh sách Có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sánh bằng lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range( ). Ví dụ 1. Duyệt và in từng phần tử của danh sách. Ví dụ 2. Duyệt và in một phần của danh sách.
- 3. Thêm phần tử vào danh sách - Python có một số lệnh riêng (phương thức) cho dữ liệu kiểu danh sách. Cú pháp như sau: . - Lệnh thêm phần tử vào cuối danh sách là .append(). BÀI 23: MỘT SỐ LỆNH LÀM VIỆC VỚI DỮ LIỆU DANH SÁCH 1. Duyệt danh sách với toán tử in - Toán tử in dùng để kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách đã cho hay không. Kết quả là True (đúng) hoặc False (sai) như sau: in . - Có thể duyệt nhanh phần tử của danh sách bằng toán tử in và lệnh for mà không cần sử dụng lệnh range(). 2. Một số lệnh làm việc với danh sách Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách: BÀI 24: XÂU KÍ TỰ 1. Xâu là một dãy các kí tự - Xâu có thể được coi là danh sách các kí tự Unicode nhưng không thay đổi từng kí tự của xâu. - Truy cập từng kí tự của xâu qua chỉ, chỉ số từ 0 đến độ dài len()-1. Ví dụ 1. Xâu kí tự và cách truy cập đến từng kí tự của xâu. 2. Lệnh duyệt kí tự của xâu Duyệt từng kí tự của xâu kí tự bằng lệnh for. Có hai cách duyệt như sau: - Cách thứ nhất, biến i lần lượt chạy theo chỉ số của xâu s, từ 0 đến len(s) – 1. Kí tự tại chỉ số i là s[i]. Ví dụ:
- - Cách thứ hai, duyệt theo từng kí tự của xâu s. Biến ch sẽ được gán lần lượt các kí tự của xâu s từ đầu đến cuối. - S1 in S2 trả lại giá trị True nếu S1 là xâu con của S2. BÀI 25: MỘT SỐ LỆNH LÀM VIỆC VỚI XÂU KÍ TỰ 1. Xâu con và lệnh tìm vị trí xâu con - Để tìm một xâu trong một xâu khác có thể dùng toán tử in hoặc lệnh find(). + Biểu thức kiểm tra nằm trong là: in + Lệnh find() trả về vị trí của xâu con trong xâu mẹ. Có cú pháp đầy đủ như sau: .find(, start) 2. Một số lệnh thường dùng với xâu kí tự - Python có các lệnh đặc biệt để xử lí xâu là split() dùng để tách xâu thành danh sách. Cú pháp lệnh split() .split() Ví dụ 1. Lệnh split() tách xâu thành danh sách các từ. - Lệnh join() có chức năng nối các phần tử của một danh sách thành một xâu. Cú pháp như sau: "kí tự nối".joint() Ví dụ: BÀI 26: HÀM TRONG PYTHON 1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python - Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện công việc khác nhau cho phép người dùng sử dụng khi viết chương trình với các lệnh gọi hàm tương ứng. + Lệnh print(“”) thực hiện việc in xâu kí tự trong dấu ngoặc ra màn hình.
- + Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biến. + Lệnh int() chuyển xâu thành số nguyên. … Lưu ý: Xâu kí tự bên trong ngoặc của hàm int() và print() là tham số của hàm. Cú pháp có dạng chung như sau: () 2. Thiết lập các hàm tự định nghĩa - Hàm trong Python định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh). - Hàm có thể có hoặc không có tham số. - Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:” và viết lùi vào, thẳng hàng. - Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khóa return. + Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị. def ( ): return + Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị. def ( ): return Bài 27. THAM SỐ CỦA HÀM 1. Tham số và đối số của hàm Ví dụ. Cách truyền dữ liệu qua tham số def f(a,b,c): # Hàm f() có 3 tham số a, b, c return a+b+c print( f(1,2,3) ) # Hàm f() được gọi với ba giá trị cụ thể, kết quả 6 hoặc: x,y,z = 10,20,5 print( f(x,y,z)) # Hàm f() được gọi với ba biến đã có giá trị, kết quả: 35 Ghi nhớ: Tham số của hàm được định nghĩa khi khai báo hàm và được dùng như biến trong định nghĩa hàm. Đối số là giá trị được truyền vào khi gọi hàm. Khi gọi hàm, các tham số (parameter) sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số (argument) của hàm, số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng với số tham số trong khai báo của hàm. 2. Cách sử dụng chương trình con Sử dụng chương trình con có thể giúp phân chia việc giải một bài toán lớn thành giải quyết các bài toán nhỏ và phát huy được tinh thần làm việc nhóm; Chương trình chính có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu hơn; Nếu cần hiệu chỉnh, phát triển và nâng cấp cũng thuận tiện hơn. Bài 28. PHẠM VI CỦA BIẾN 1. Phạm vi của biến khai báo trong hàm Trong Python tất cả các biển khai báo bên trong hàm đều có tính địa phương (cục bộ), không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.
- 2. Phạm vi của biến khai báo ngoài hàm Biến đã khai báo bên ngoài hàm chỉ có thể truy cập giá trị để sử dụng bên trong hàm mà không làm thay đổi được giá trị của biển đó (trừ trường hợp với từ khóa global) Bài 29. NHẬN BIẾT LỖI CHƯƠNG TRÌNH 1. Nhận biết lỗi chương trình + Tổng thể có thể phân biệt lỗi chương trình Python làm ba loại 1. Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp hoặc sai cấu trúc ngôn ngữ Python quy định. Chương trình sẽ lập tức dừng và thông báo lỗi Syntax Error 2. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình. Chương trình dừng lại và thông báo một mã lỗi. Lỗi này gọi lỗi ngoại lệ (Exceptions Error), mã lỗi trả lại gọi là mã lỗi ngoại lệ. 3. Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ, nhưng kết quả đưa ra sai không chính xác. Đây là lỗi lôgic bên trong chương trình. + Với mỗi loại lỗi trên, cách xử lí và kiểm soát lỗi sẽ khác nhau. 2. Một số lỗi ngoại lệ thường gặp Chúng ta đã biết, nếu gặp lỗi ngoại lệ, chương trình Python sẽ dừng lại, báo lỗi. Một trong những vấn đề được đưa ra khi kiểm soát lỗi là làm thế nào để vẫn phát hiện lỗi, xử lý lỗi nhưng chương trình không bị dừng lại trong khi thực hiện. Mã lỗi ngoại lệ Mô tả lỗi ZeroDivisionError Lỗi này xảy ra khi lệnh thực hiện phép chia cho giá trị 0. IndexError Lỗi xảy ra khi lệnh cố gắng truy cập phần tử của danh sách nhưng chỉ số vượt quá giới hạn. NameError Lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy. Ví dụ khi lệnh gọi một hàm nhưng không có hàm đó. Lỗi kiểu dữ liệu. Một số ví dụ lỗi loại này: - Lệnh truy cập một phần từ của danh sách nhưng chỉ số TypeError không là số nguyên - Lệnh tính biểu thức số nhưng lại có một toán hạng không phải là số Lỗi liên quan đến giá trị của đối tượng. ValueError Lỗi khi thực hiện lệnh chuyển đổi kiểu dữ liệu, đổi số của hàm có giá trị mà hàm không hỗ trợ. Ví dụ khi thực hiện lệnh int("1.55") sẽ sinh lỗi loại này. Lỗi khi các dòng lệnh thụt vào không thẳng hàng hoặc không IndentationError đúng vị trí SyntaxError Lỗi cú pháp. Bài 30. KIỂM THỬ VÀ GỠ LỖI CHƯƠNG TRÌNH Có rất nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ này không những có mục đích tìm ra lỗi (hay bug) của chương trình mà còn có tác dụng phòng ngừa và ngăn chặn các lỗi phát sinh tiếp trong tương lai.
- a) Quan sát mã lỗi Runtime và bắt lỗi ngoại lệ Nếu chương trình có lỗi Runtime (tức là đang chạy bị dừng lại), cần quan sát các mã lỗi (mã lỗi ngoại lệ) để kiểm tra vị trí dòng lệnh sinh ra lỗi này. Từ đó phân tích, tìm và sửa lỗi. b) Kiểm thử chương trình với các bộ dữ liệu test Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu phụ thuộc đặc thù của bài toán và kết quả đầu ra đã biết trước. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn và tính đa dạng của dữ liệu. Cần chú ý một số điểm sau: - Cần có nhiều bộ test (theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu....) - Cần có bộ test ngẫu nhiên. Việc sinh ngẫu nhiên dữ liệu đầu vào trong miền xác định của chương trình làm tăng khả năng tìm lỗi nếu có. - Cần có bộ test dữ liệu ở vùng biên. Ví dụ dữ liệu đầu vào là cặp (x, y) xác định trên miền 0 ≤ x, y ≤ 1. Khi đó cần kiểm tra chương trình với bộ dữ liệu biên là (0; 0). (0, 1). (1; 0) và (1; 1). Thực tế cho thấy thường phát sinh lỗi tại các vùng biên hoặc lân cận của biên. Một ví dụ khác của dữ liệu biên là cần tìm các bộ test với n và các giá trị (𝑥1, 𝑥2, , …, 𝑥 𝑛, ) rất lớn (vùng cận biên lớn) c) In các thông số trung gian Bổ sung vào giữa các dòng lệnh print() để in ra các biến trung gian, qua đó kiểm tra các quy trình hay thuật toán được viết có đúng không. Giả sử chương trình có đầu vào là (x1, x2, …, xn), đầu ra là (a1, a2, …, am) nhưng có sử dụng các biến trung gian (y1, y2, …, yk). Khi đó với mỗi bộ test đầu vào, chúng ta sẽ bổ sung vào các dòng lệnh của chương trình để in ra các giá trị trung gian: (x1, x2, …, xn), (y1, y2, …, yk), (a1, a2, …, am) Thông qua các giá trị trung gian trong quá trình thực hiện chương trình, nếu kết quả cuối cùng có lỗi thì sẽ dễ tìm ra lỗi đó. d) Sử dụng công cụ break point (điểm dừng) Công cụ break point cho phép tạo ra các “điểm dừng” bên trong chương trình. Khi chạy, chương trình sẽ tạm dừng lại tại các “điểm dừng” cho phép người kiểm thử có thể quan sát các thông tin khác bên trong chương trình, qua đó kiểm tra tính đúng đắn của chương trình. Trên thực tế sử dụng phương pháp điểm dừng thường kết hợp với phương pháp in các giá trị trung gian sẽ là hiệu quả hơn để kiểm thử chương trình. TRẮC NGHIỆM Chọn 1 đáp án đúng nhất cho các câu hỏi trắc nghiệm sau: 1) 21.1.1. Câu lệnh lặp while trong Python là: A) Lệnh lặp vô hạn B) Lệnh rẽ nhánh C) Lệnh lặp với số lần không biết trước D) Lệnh lặp với số lần biết trước 2) 21.1.1. Nguyên lý hoạt động của cấu trúc while là: A) Chương trình sẽ lặp đi lặp lại khối lệnh cho đến khi biểu thức điều kiện đúng B) Chương trình sẽ lặp đi lặp lại khối lệnh cho đến khi biểu thức điều kiện sai C) Chương trình sẽ lặp đi lặp lại khối lệnh cho đến khi biểu thức điều kiện khác 0 D) Chương trình sẽ lặp đi lặp lại khối lệnh cho đến khi biểu thức điều kiện bằng 0 3) 21.2.1.Các cấu trúc lặp trình cơ bản là:
- A) rẽ nhánh và lặp B) lặp biết trước số lần và không biết trước số lần C) nhập và xuất D) tuần tự, rẽ nhánh và lặp 4) 21.1.1. Chọn cú pháp đúng nhất về lặp không biết trước số lần: A) while : B) while :: C) while D) while do 5) 29.1.1. Lỗi nào khó phát hiện nhất? A) Lỗi cú pháp và ngoại lệ B) Lỗi cú pháp C) Lỗi ngoại lệ D) Lỗi ngữ nghĩa. 6) 29.1.1. Phát biểu nào sau đây là đúng về lỗi ngữ nghĩa (lỗi logic)? A) Là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện B) Là lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy C) Là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó. D) Là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ 7) 29.1.1. Phát biểu nào sau đây là đúng về lỗi cú pháp? A) Là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ. B) Là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện C) Là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó D) Là lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy 8) 29.1.1. Phát biểu nào sau đây là đúng về lỗi ngoại lệ? A) Là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện B) Là lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy C) Là lỗi câu lệnh viết không theo đúng quy định của ngôn ngữ D) Là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó 9) 29.1.1. Khẳng định nào về ngoại lệ là đúng nhất? A) Ngoại lệ được Python dùng để loại bỏ một khối code khỏi chương trình B) Ngoại lệ là lỗi phát sinh khi đang thực thi chương trình C) Ngoại lệ là lỗi mặc dù các câu lệnh viết đúng quy định của ngôn ngữ nhưng sai trong thao tác xử lí nào đó D) Lỗi cú pháp cũng là một ngoại lệ 10) 29.1.1. Tổng thể có thể phân biệt lỗi chương trình Python làm mấy loại? A) 7 B) 3 C) 5 D) 4 11) 29.1.1. Lỗi xảy ra khi lệnh có gắng truy cập phần tử của danh sách nhưng chỉ số vượt quá giới hạn, có mã lỗi là:
- A) TypeError B) IndentationError C) IndexError D) ValueError 12) 29.1.1. Lỗi NameError có nghĩa là gì? A) Lỗi kiểu dữ liệu B) Lỗi xảy ra khi chương trình muốn tìm một tên nhưng không thấy C) Lỗi cú pháp D) Lỗi xảy ra khi lệnh cố gắng truy cập phần tử của danh sách nhưng chỉ số vượt qua giới hạn 13) 30.1.1. Đâu KHÔNG phải là công cụ để kiểm thử chương trình? A) Công cụ điểm dừng trong phần mềm soạn thảo lập trình B) Công cụ thống kê dữ liệu C) Công cụ in biến trung gian D) Công cụ sinh các bộ dữ liệu test 14) 30.1.1. Điểm dừng (break point) trong các phần mềm soạn thảo lập trình có ý nghĩa gì? A) Đó là vị trí chương trình mỗi khi chạy đến dòng lệnh đó sẽ kêu pip pip B) Đó là vị trí chương trình dừng lại để người lập trình quan sát phát hiện lỗi C) Đó là vị trí chương trình chạy tới đó thì kết thúc D) Đó là vị trí chương trình tạm dừng, người lập trình sẽ quan sát các biến của chương trình và có thể điều khiển để chương trình tiếp tục chạy. 15) 30.1.1. Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ ZeroDivision, nên xử lí như thế nào? A) Kiểm tra lại giá trị số chia B) Kiểm tra lại chỉ số trong mảng C) Kiểm tra lại giá trị của số bị chia D) Kiểm tra lại kiểu dữ liệu nhập vào 16) 30.1.1. Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ IndexError, nên xử lí như thế nào? A) Kiểm tra lại chỉ số trong danh sách B) Kiểm tra lại kiểu dữ liệu nhập vào C) Kiểm tra lại giá trị số chia D) Kiểm tra lại giá trị của số bị chia 17) 30.1.1. Bộ dữ liệu kiểm thử (test) có tính chất gì? A) Cần có càng nhiều càng tốt B) Tính chất phát hiện lỗi của chương trình C) Cần được sinh ngẫu nhiên và phủ kín các trường hợp biên của dữ liệu đầu vào bài toán. D) Không cần có tính chất gì. 18) 30.1.1. Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ NameError, nên xử lí như thế nào? A) Kiểm tra giá trị của số bị chia B) Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào C) Kiểm tra lại chỉ số trong mảng D) Kiểm tra lại tên các biến và hàm 19) 30.1.1. Phần mềm soạn thảo lập trình có thể tạo bao nhiêu điểm dừng?
- A) 10 B) Không hạn chế C) 1 D) 0 20) 30.1.1. Việc tạo ra các “điểm dừng” bên trong chương trình được tạo ra bởi công cụ nào? A) Công cụ break point B) Các bộ test C) Công cụ sinh các bộ dữ liệu test D) Công cụ in. 21) 28.1.1. Nến muốn biến bên ngoài hàm vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khóa ...... A) float B) global C) int D) gloabl 22) 28.1.1.Trong Python, biến được khai báo và sử dụng bên trong một hàm được gọi là gì? A) Biến thông thường B) Biến địa phương C) Biến tổng thể D) Biến riêng 23) 28.1.1. Phạm vi hoạt động của biến địa phương? A) Trong chương trình chính và tất cả chương trình con B) Trong chương trình chính C) Chỉ một số chương trình con được sử dụng D) Trong chương trình con chứa biến đó 24) 28.1.1. Phát biểu nào dưới đây về biến địa phương và biến tổng thể là SAI? A) Biến địa phương được khai báo trong hàm B) Biến địa phương có thể có kiểu khác với kiểu của biến tổng thể có cùng tên C) Biến tổng thể có thể được sử dụng ở trong hàm D) Biến địa phương phải có tên khác với tên của biến tổng thể 25) 28.1.1. Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG? A) Biến địa phương là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó B) Biến địa phương là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính C) Biến địa phương là biến chỉ được dùng trong chương trình chính D) Biến tổng thể chỉ có thể truy cập giá trị để sử dụng bên trong hàm mà không làm thay đổi được giá trị của bến đó (trừ trường hợp với từ khóa global) 26) 22.1.1. Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào? A = [1, 2, ‘3’] A) int B) float C) str D) list 27) 22.1.1. Lệnh nào xóa phần tử của danh sách trong Python? A) del
- B) len() C) append() D) insert() 28) 22.1.1 Lệnh nào tính độ dài danh sách trong Python? A) len() B) insert() C) append() D) del 29) 2.1.1. Quan sát các lệnh sau, lệnh nào đúng khi khởi tạo dữ liệu danh sách Ds? A) Ds == {3, 4, 5, 6, 7} B) Ds = [1.5, 2, 3, “9”, “10”] C) Ds == [ ] D) [1, 2, 3, 4, 5] = Ds 30) 22.1.1. Phương thức nào sau đây dùng để thêm phần tử vào list trong Python? A) abs() B) add() C) link() D) append() 31) 22.1.1. Lệnh nào thêm phần tử vào cuối danh sách bất kỳ trong Python? A) insert() B) del C) len() D) append() 32) 22.1.1. Lệnh nào thêm phần tử vào vị trí bất kỳ của danh sách trong Python? A) append() B) insert() C) len() D) del 33) 23.1.1.Khi làm việc với dữ liệu danh sách, lệnh A.insert(k, x) có ý nghĩa gì? A) Chèn phần tử k vào vị trí x của danh sách A B) Bổ sung phần tử x vào cuối danh sách A C) Chèn phần tử k vào đầu danh sách A và chèn phần tử x vào cuối danh sách A D) Chèn phần tử x vào vị trí k của danh sách A 34) 23.1.1. Lệnh nào sau đây xoá toàn bộ danh sách? A) del() B) exit() C) remove() D) clear() 35) 23.1.1. Toán tử nào dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách không? A) range B) int C) append D) in 36) 26.1.1. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị? A) Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khóa return B) Trong mô tả hàm chỉ có một từ khóa return
- C) Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khóa return D) Trong mô tả hàm không có từ khóa return 37) 26.1.1. Hãy chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau? A) Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biểu thức trong ngoặc B) Lệnh str() chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi C) Lệnh print() thực hiện việc in ra màn hình D) Lệnh input() thực hiện yêu cầu nhập vào một biểu thức, số hay một xâu bất kì. 38) 26.1.1. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:” và viết A) lùi vào và sau đó thì viết tự do không cần thẳng hàng B) thẳng hàng với từ khoá khai báo hàm C) tự do- không cần lùi vào hay thẳng hàng D) lùi vào, thẳng hàng 39) 26.1.1. Từ khóa nào dùng để khai báo hàm người dùng tự định nghĩa? A) print B) def C) return D) dec 40) 26.1.1. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau? A) Lệnh bool() chuyển một giá trị sang True hoặc False B) Lệnh input() có thể nhập vào một số nguyên mà không cần chuyển đổi kiểu C) Lệnh float() trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi biểu thức D) Có ít hàm có sẵn được xây dựng trong Python 41) 25.1.1. Để tách một xâu thành các từ và đưa vào một danh sách, ta sử dụng...... A) lệnh join() B) lệnh split() C) toán tử in D) lệnh find() 42) 25.1.1. Để tìm kiếm vị trí xuất hiện của xâu con trong xâu mẹ, ta sử dụng A) lệnh split() B) toán tử in C) lệnh join() D) lệnh find() 43) 25.1.1. Biểu thức kiểm tra nằm trong là: A) in B) or C) is D) in 44) 25.1.1. Điền vào chỗ trống (...) Lệnh .split() dùng để tách các… A) kí tự trong thành các danh sách B) từ trong xâu mẹ thành danh sách
- C) từ trong thành các phần tử của danh sách D) kí tự trong thành các phần tử của danh sách 45) 25.1.1. Lệnh “kí_tự_nối”.join() dùng để A) nối danh sách các xâu thành một xâu B) tách xâu thành danh sách các xâu C) tách danh sách các xâu thành nhiều xâu D) nối các xâu thành danh sách 46) 25.1.1. Để kiểm tra một xâu có phải là xâu con của một xâu khác hay không, ta sử dụng A) lệnh split() B) range C) toán tử in D) lệnh join() 47) 25.1.1. Lệnh nào dùng để tìm vị trí đầu tiên của trong ? A) .find(, step) B) .find(, start) C) .find(, stop) D) .find(, start) 48) 27.1.1. Trong Python, hàm tự định nghĩa có thể có bao nhiêu tham số? A) 1 B) không hạn chế C) 2 D) 0 49) 27.1.1. Khẳng định nào dưới đây KHÔNG đúng? A) Khi truyền đối số (giá trị) đưa vào bằng số tham số trong hàm B) Có thể truyền giá trị cho tham số C) Hàm có thể có hoặc không có tham số D) Hàm bắt buộc có tham số 50) 27.1.1. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì? A) tham số B) hàm số C) hiệu số D) đối số 51) 27.1.1. Ý kiến nào đúng khi nói về hàm? A) chỉ có duy nhất một hàm trong chương trình B) Kết quả trả về của hàm có thể gán cho một biến mới C) Hàm có thể trả về giá trị hoặc không trả về giá trị. D) Hàm luôn trả về 1 giá trị 52) 27.1.1. Đặc điểm nào KHÔNG thể hiện vai trò của chương trình con? A) Chương trình dài dòng, khó chỉnh sửa B) Có thể gọi sử dụng mọi thời điểm C) Chương trình ngắn gọn, dễ hiệu chỉnh nâng cấp D) Giúp giải các bài toán lớn hiệu quả 53) 24.1.1. Điểm khác nhau cơ bản giữa xâu và danh sách là: A) truy cập đến phần tử của xâu thông qua tên biến xâu và chỉ số.
- B) các phần tử của xâu được đánh số bắt đầu từ 0 C) không thể thay đổi được từng kí tự của xâu D) có thể dùng for ...in ... để duyệt phần tử của xâu 54) 24.1.1. Xâu rỗng là xâu: A) có duy nhất một phần tử B) viết theo chiều thuận và chiều ngược giống nhau C) không có phần tử nào D) có độ dài vô hạn 55) 24.1.1. Lệnh s1 in s2 có ý nghĩa gì? A) Tìm một phần tử có giá trị bất kì trong xâu B) Trả lại giá trị Fasle nếu xâu s1 không là xâu con của s2 C) Trả lại giá trị True nếu xâu s1 không là xâu con của xâu s2. D) Tìm xâu con của xâu s 56) 24.1.1. Trong Python, thường có mấy cách để duyệt kí tự của xâu? A) 1 B) 4 C) 3 D) 2 57) 24.1.1. Python không có kiểu dữ liệu nào? A) Kiểu xâu B) Kiểu kí tự. C) Kiểu số D) Kiểu logic 58) 24.1.1. Lệnh dùng để duyệt từng kí tự ch của xâu theo phần tử của xâu s được viết: A) for ch in s B) for ch in range(len(s)): C) for ch in len(s): D) for ch in s: 59) 24.1.1. Xâu trong Python là: A) Một kí tự B) Một dãy các kí tự C) Một giá trị bất kì D) Một dãy các số 60) 24.1.1. Cách nào không dùng để biểu diễn xâu kí tự: A) đặt xâu trong cặp ba dấu nháy kép B) đặt xâu trong cặp dấu nháy kép C) viết bình thường, không có dấu nháy nào hết D) đặt xâu trong cặp dấu nháy đơn 61) 24.1.1. Lệnh nào dùng để duyệt các kí tự của xâu? A) Lệnh if B) Lệnh range C) Lệnh in D) Lệnh for
- 62) 24.1.1. Độ dài của xâu được tính thông qua lệnh: A) range( ) B) append( ) C) len( ) D) for TỰ LUẬN 1/ Viết hàm với đầu vào là xâu kí tự và số c, đầu ra là danh sách các từ được tách ra từ xâu nhưng đã được chuyển thành chữ in hoa hoặc chữ in thường. Hoặc chỉ chuyển kí tự đầu các từ thành chữ in hoa tùy thuộc vào tham số đầu vào c như sau : - Nếu c = 0, danh sách B là các từ được chuyển thành chữ in hoa. - Nếu c = 1, danh sách B là các từ được chuyển thành chữ in thường. - Nếu c = 2, danh sách B là các từ được chuyển viết chữ hoa kí tự đầu của mỗi từ. 2/ Nhập từ bản phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu cách. Chuyển các số này vào danh sách A và in danh sách A ra màn hình. 3/ Nhập từ bản phím một dãy các số thực, mỗi số cách nhau bởi dấu phẩy và một số k, hãy in danh sách mới ra màn hình gồm các số lớn hơn hoặc bằng k. 4/ Nhập từ bản phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu cách. Chuyển các số này vào danh sách A và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A. 5/ Nhập từ bản phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu cách. Hãy in danh sách mới ra màn hình gồm các số chia hết cho 2 và 3. 6/ Nhập từ bản phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu cách. Hãy in danh sách mới ra màn hình gồm các phần tử lớn hơn 0. 7/ Viết hàm với đầu vào, đầu ra như sau: - Đầu vào các phần tử là xâu kí tự. - Đầu ra là danh sách gồm các phần tử là kí tự đầu tiên của các xâu kí tự tương ứng trong danh sách tách ra từ xâu ban đầu 8/ Nhập từ bản phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu phẩy. Hãy in danh sách mới ra màn hình gồm các phần tử có chỉ số chẵn, các phần tử có chỉ số lẻ. Chú ý: chương trình có sử dụng hàm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn