intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: Mentos Pure Fresh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn. Đây là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức môn Vật lí 6 học kì 2, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

  1. TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT ÔN TẬP THI HKII VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2018­2019 A.  LÝ THUYẾT  Câu 1 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn ? ­ Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. ­ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. ­  Khi sự co dãn vì nhiệt của chất rắn bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực rất  lớn. Câu 2 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ?  ­ Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. ­ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. ­ Khi sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá  lớn. Câu 3: Sự nở vì nhiệt của nước có gì đặc biệt? ­ Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C: nước co lại ­ Khi nhiệt độ tăng từ 40C: nước nở ra  Nước có trọng lượng riêng lớn nhất khi ở nhiệt độ 40C. Câu 4 : Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ? ­ Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. ­ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. ­ Khi sự co dãn vì nhiệt của chất khí bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá lớn. Câu 5: Băng kép là gì? Nêu tính chất, ứng dụng của băng kép (Tại sao khi nhiệt  độ thay đổi băng kép lại bị cong?)   ­ Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo chiều  dài của mỗi thanh tạo thành 1 băng kép. ­ Tính chất: khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại.  ­ Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi  nhiệt độ thay đổi. ­ Vì các kim loại khác nhau nở vì nhiệt khác nhau nên khi nhiệt độ thay đổi băng  kép  bị cong lại Câu 6: Nhiệt kế là gì ? Kể tên và công dụng của các loại nhiệt kế thường  dùng? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế ? ­ Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ . ­ Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau :  + Nhiệt kế treo tường: đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ trong phòng + Nhiệt kế phòng thí nghiệm: đo nhiệt độ các thí nghiệm + Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người ­ Cấu tạo: Bầu đựng chất lỏng, ống, thang chia độ. 1
  2. ­ Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các  chất. Câu 7: Cách sử dụng nhiệt kế y tế ­ Vẫy nhiệt kế cho mực thủy ngân tuột xuống dưới 35 0C. ­ Kẹp vào dưới cánh tay khoảng 5 phút rồi lấy xe xem nhiệt độ. Chú ý  không câm ̀   ̉ vao bâu thuy ngân ma câm  ̀ ̀ ̀ ̀ ở thân nhiêt kê.  ̣ ́ Câu 8: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí ­ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất  rắn. Câu 9: Nêu sự  giống nhau và khác nhau của sự  nở  v ì nhiệt của chất rắn, lỏng,  khí. ­ Giống nhau: + Chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi                        + Trong quá trình dãn ra hoặc co lại mà gặp vật cản đều sinh ra lực tác  dụng lên vật cản. ­ Khác nhau: + Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau                    + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau   Câu 10: Sự nóng chảy là gì? Sự đông đặc là gì? Cho ví dụ thực tế ­ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Ví dụ: nước đá đang tan, ngọn  nến đang cháy, nung nóng kim loại… ­  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: đặt 1 lon nước vào  ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng thành băng. Câu 11: Nêu đặc điểm (tính chất) của sự nóng chảy (hay động đặc)? Nhiệt độ  nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của cùng một chất là  giống nhau hay khác  nhau?                                                                                                                           Đặc điểm của sự nóng chảy (hay đông đặc): -  Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc ) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt  độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc). - Trong thời gian nóng chảy ( hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. - Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. - Đối với cùng 1 chất thì nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.     *** Ví Dụ 1: quan sát bảng số liệu thí nghiệm của NƯỚC: (Xem ví dụ này để hiểu  lý thuyết câu 13) - Ta thấy nhiệt độ TĂNG từ ­4 0C đến 15 0C => Đây là quá trình NÓNG CHẢY - Thời gian nóng chảy của chất này là 4 phút (từ phút thứ 6 đến phút thứ 10).  Nhiệt độ nóng chảy là 00C  2
  3. - Ta thấy trong suốt thời gian nóng chảy (từ phút thứ 6 đến phút thứ 10) nhiệt độ  của vật không thay đổi là 00C *** Ví dụ 2: xem bảng số liệu thí nghiệm của NƯỚC - Ta thấy nhiệt độ GIẢM từ 4 0C đến ­3 0C => Đây là quá trình ĐÔNG ĐẶC - Thời gian nóng chảy của chất này là 2 phút (từ phút thứ 4 đến phút thứ 6).  Nhiệt độ động đặc là 00C  - Ta thấy trong suốt thời gian đông đặc (từ phút thứ 4 đến phút thứ 6) nhiệt độ  của vật không thay đổi là 00C B.  GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG  (Cô chỉ gợi ý 1 vài hiện tượng, nếu đề thi ra  những hiện tượng khác các bạn cố gắng sử dụng kiến thức đã học để giải thích  nhé!) Câu 1: Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là  cái khâu dùng để giữ  chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ  rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?  Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào  cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. Câu 2: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?  ̣ ̉ ̣ ̣  Vì khi vân chuyên nhiêt đô tăng, n ước trong chai và vo chai n ̉ ở  ra, mà nươć   (chất lỏng) nở  vì nhiệt nhiêu h ̀ ơn vo chai (ch ̉ ất rắn) nên gây ra lực lam bung năp ̀ ́  chai. Do đó không nên đóng chai nước ngọt thật đầy. Câu 3: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp (móp), khi nhúng vào nước nóng lại  phồng lên? Nếu quả bóng bị lủng một lỗ thì nó còn phồng lên được nữa hay  không? Vì sao?  Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng thì cả vỏ quả bóng (chất rằn)  và không khí bên trong quả bóng sẽ bị nóng dần lên, nở ra. Do chất khí nở vì nhiệt  nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra tạo một lực làm  cho quả bóng phồng lên.  Không, vì lượng khí nở ra sẽ theo lỗ thủng thoát ra ngoài không đẩy quả banh  trở lại hình dạng cũ. Câu 4: Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước  nóng sẽ phòng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và phòng lên. Hãy nghĩ  ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai?   Chỉ cần dùi một lổ nhỏ ở quả bóng bàn bị bẹp rồi nhúng vào nước nóng . Khi  3
  4. đó nhựa làm bóng vẫn nóng lên nhưng bóng không phồng lên được. Câu 5: Tại sao khi đun nước trong một chiếc ấm, ta không nên đổ nước thật  đầy ấm?  Vì khi đun, nước trong ấm và ấm đều nở ra, mà ấm (chất rắn) nở vì nhiệt ít  hơn nước (chất lỏng). Nếu đổ nước đầy ấm, khi nước sôi nước nở ra sẽ tràn ra gây  nguy hiểm. Câu 6: Khi nhiệt kế thủy ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân cùng nở ra.  Nhưng tại sao thủy ngân vẫn dâng lên được?   Khi nhiệt kế  thủy ngân nóng lên thì cả  bầu chứa và thủy ngân cùng nở  ra.   Nhưng thủy ngân là chất lỏng nên nở  vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Chính vì thế  nên  thủy ngân vẫn dâng lên được. Câu 7: Với những điều kiện ban đầu như nhau, hãy sắp xếp sự nở vì nhiệt  theo  thứ tự giảm dần của các chất sau: dầu hỏa, đồng, khí oxi. Do chất khí nở  vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất   rắn nên khi sắp xếp sự nở vì nhiệt theo thứ tự giảm dần các chất là: khí oxi, dầu hỏa,  đồng Câu 8: Một băng kép làm bằng nhôm, đồng. Khi bị hơ nóng băng kép sẽ cong  như thế nào. Vì sao?  Cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít  hơn tức là cong về phía thanh đồng.  Vì nhôm nở ra vì nhiệt nhiều hơn đồng nên thanh nhôm dài hơn và thanh nhôm  nằm phía ngoài vòng cung. Câu 9: Một băng kép làm bằng nhôm, đồng. Khi làm lạnh băng kép sẽ cong như  thế nào.  Cong về  phía kim loại giãn nở  vì nhiệt nhiều hơn tức là cong về phía thanh  nhôm.Vì nhôm co lại vì nhiệt nhiều hơn đồng , nên thanh nhôm ngắn hơn, thanh   đồng dài hơn và thanh đồng nằm ở phía ngoài vòng cung. Câu 10: Hãy cho biết vì sao khi phải để xe đạp ngoài trời nắng, ta không nên bơm  bánh xe quá căng. Ta không nên bơm xe quá căng vì khi để xe ngoài trời nắng sẽ làm không khí  trong bánh xe nóng lên và nở ra tác dụng lực lớn lên lốp xe có thể gây nổ lốp xe. Câu 11: Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở?  Người ta đặt khe hở  như  vậy để  khi trời nóng, đường ray nở  dài ra do đó nếu   không để  khe hở  , sự  nở  vì nhiệt của đường ray sẽ  bị  ngăn cản gây ra lực lớn làm   cong đường ray. Câu 12: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?  Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên  tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Câu 13: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì  nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?    Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí  ở  ngoài tràn vào phích. Nếu đậy   4
  5. nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra bị ngăn cản  sẽ gây ra 1 lực lớn làm bật nút phích.   Chờ 1 lúc rồi mới đậy nút Câu 19: Làm thế nào để lấy được nút thủy tinh bị mắc kẹt trong chai thủy tinh.  (Chai thủy tinh không có chất lỏng nào).  Hơ nóng cổ chai cho đến khi cổ chai nở ra và lấy nút thuỷ tinh ra. Câu 22: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của  đồng?    Quá trình đúc tượng đồng: ­ Làm nóng chảy đồng (quá trình nóng chảy) ­ Cho đồng vào khuôn để nguội cho tới khi đồng đông đặc lại, tạo thành tượng đồng  (quá trình đông đặc). 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1