Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long" được thực hiện nhằm giúp các em học sinh khối 10 ôn tập và củng cố kiến thức môn Vật lý. Tài liệu cung cấp kiến thức lý thuyết cũng như các bài tập để các em dễ dàng nắm bắt được nội dung các bài học một cách chi tiết. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long
- ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: VẬT LÍ 10 CHẤT KHÍ 1. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách. C. Một nửa đứng yên, một nửa chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 2. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử: A. Chỉ có lực đẩy C. Có cả lực đẩy và lực hút nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút B. Chỉ có lực hút D. Có cả lực đẩy và lực hút nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút 3. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình: A. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng. B. Đun nóng khí trong một bình đậy kín. C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động. D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình. 4. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử chất khí? A. Chuyển động hỗn loạn B. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng C. Chuyển động không ngừng D. Chuyển động hỗn loạn không ngừng 5. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất. 6. Các thông số trạng thái xác định trạng thái của một khối lượng khí là: A. Nhiệt độ, thể tích, khối lượng B. Nhiệt độ, áp suất, khối lượng C. áp suất, khối lượng, thể tích D. áp suất, thể tích, nhiệt độ. 7. Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng ? A. Có thể tích riêng không đáng kể. B. Có lực tương tác không đáng kể khi không va chạm. C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân lử càng cao. 8. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí? A.chuyển động hỗn loạn. B. chuyển động không ngừng. C. chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. chuyển động hỗn loạn xung quanh vị trí cân bằng cố định. 9. Câu nào sau đây nói về chuyển động phân tử ở các thể khác nhau là không đúng ? A. Các phân tử chất rắn dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định. B. Các phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được. C. Các phân tử chất khí không dao động xung quanh các vị trí cân bằng. D. Các phân tử chất rắn, chất lỏng và chất khí đều chuyển động hỗn độn như nhau. 10. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí ? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. 11. Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích. C. Đẳng áp. D. không xác định được. 12. Khi nén khí đẳng nhiệt A. thể tích tỉ lệ thuận với áp suất. B. số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với áp suất. C. đồ thị là đường thẳng đi qua gốc toạ độ. D. số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi. 13. Một xi lanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105Pa. Nén khí trong xi lanh xuống còn 100cm3. Tính áp suất của khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ không đổi:
- A. 4.105Pa B. 2.105Pa C. 3.105Pa D. 5.105Pa 14. Trong các hệ thức sau, hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi lơ- Mariot? A.P ~ 1/V B. V ~ 1/P C.V ~ P D.P1V1 = P2V2 15. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất lên 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí là: A. 4 lít. B. 8 lít. C. 12 lít. D. 16 lít. 16. Một lượng khí có thể tích 7m3 và áp suất 1at. Người ta nén khí đẳng nhiệt tới áp suất 3,5at. Khi đó, thể tích của lượng khí này là : A. 2m3. B. 0,5m3. C. 5m3. D. 0,2m3. 17. Nén đẳng nhiệt một khối khí xác định từ 12 lít đến 3 lít thì áp suất tăng lên bao nhiêu lần: A. 4 B. 3 C. 2 D. áp suất không đổi 18. Hiện tượng nào sau đây liên quan đến định luật Sác Lơ: A. Quả bóng bay bị vỡ khi bóp mạnh B. Săm xe đạp để ngoài nắng bị nổ C. Nén khí trong xi lanh để tăng áp suất D. Cả 3 hiện tượng trên 19. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ. p p p p T A. p ~ t. B. 1 2 . C. hằng số. D. 1 2 T1 T2 t p2 T1 20. Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 1000C lên 2000C thì áp suất trong bình sẽ: A. Có thể tăng hoặc giảm B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ D. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ 21. Khi làm nóng một lượng khí đẳng tích thì: A. Áp suất khí không đổi B. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi C. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ D. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ 22. Hệ thức nào dưới đây không phù hợp với nội dung định luật Sác-lơ? A. p/T = hằng số. B. p ∼ 1/T. C. p ∼ T. D. p1/T1 = p2/T2 23. Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp? A. nhiệt độ tăng, thể tích tăng. B. nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. C. nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. nhiệt độ không đổi, thể tích giảm. 24. Một bình kín chứa ôxi ở nhiệt độ 20oC và áp suất 105Pa. Nếu nhiệt độ bình tăng lên đến 40oC thì áp suất trong bình là A. 1,07.105Pa. B. 2.105Pa. C. 0,5.105Pa. D. 0,9.105Pa. 25. Chất khí ở 00C có áp suất 5atm . Ở nhiệt độ 2730C thì áp suất của nó là ( thể tích của khí không đổi ) A. 273atm B . 1356atm C . 10atm D . 1atm 26. Một bình kín chứa một lượng khí ở 300C, Hỏi phải tăng nhiệt độ lên đến bao nhiêu độ để áp suất khí tăng gấp đôi: A. T = 406 K B. T = 303 K C. T = 730 K D. T = 606 K 27. Trong hệ toạ độ (P,T) đường biễu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol B. Đường thẳng cắt trục áp suất tại p = p0 C. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ D. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ 28. Trong hệ toạ độ (V,T) đường biễu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? A. Đường hypebol B. Đường thẳng cắt trục áp suất tại p = p0 C. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ D. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ 29. Trong hệ toạ độ (P,V) đường biễu diễn nào sau đây là đường đẳng nhiệt? A. Đường hypebol B. Đường thẳng cắt trục áp suất tại p = p0
- C. Đường thẳng nếu kéo dài không đi qua gốc toạ độ D. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ 30. Công thức nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng? pV pV pV pV p V pT A. const ; B. 1 1 3 3 ; C. 1 1 2 2 ; D. const . T T1 T3 T1 T2 V 31. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15lít, nhiệt độ 27oC và áp suất 2at. Khi pittông nén khí đến thể tích 12lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5at. Nhiệt độ của khí trong pittông lúc này là A. 37,8oC. B. 147oC. C. 147K. D. 47,5oC. 32. Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 C đến thể tích còn 4 lít, nhiệt độ khí tăng lên đến 600C. Hỏi áp suất tăng bao 0 nhiêu lần? A. 2,775 lần B. 2,449 lần C. 3,54 lần D. 4,21 lần 33. Một lượng khí hiđrô có thể tích 40cm3 ở nhiệt độ 260C và áp suất 750 mmHg. Tính thể tích của lượng khí ở ĐKTC ( nhiệt độ 00C, áp suất 760 mmHg) A. V = 33cm3 B. V = 26 cm3 C. V = 36 cm3 D. V = 46 cm3 34. Một bình nạp khí ở nhiệt độ 33 C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ 370C đẳng 0 tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là: A. 3,92kPa B. 3,24kPa C. 5,64kPa D. 4,32kPa 35. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 12l đến thể tích 8l thì thấy thể tích tăng lên một lượng 48kPa . Áp suất ban đầu của khí là A . 72kPa B . 72Pa C . 96kPa D . 96Pa 36. Một khối khí ở 70C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5 atm A. 40,50C B. 4200C C. 1470C D. 870C 0 37. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 1 C thì áp suất khối khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí đó là: A. 870C B. 3600C C. 3500C D. 3610C 38. Chất khí trong xi lanh có áp suất 8.104Pa, nhiệt độ 500C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm đi 5 lần còn áp suất tăng lên tới 70.104Pa. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình: A. 372,25 K B. 472,25 K C. 565,25 K D. 672,25 K 3 0 5 39. Một cái bơm chứa 100cm không khí ở nhiệt độ 27 C và áp suất 10 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là: A. p2 7.105 Pa . B. p2 8.105 Pa . C. p2 9.105 Pa . D. p2 10.105 Pa 40. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ôxi ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 1500K thì thể tích của lượng khí đó là : A. 10 cm3. B. 20 cm3. C. 30 cm3. D. 40 cm3. 41. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là : A. 400K. B.420K. C. 600K. D.150K. 42. Đối với một khối lượng khí, quá trình nào sau đây là quá trình đẳng áp? A. Nhiệt độ không đổỉ, thể tích tăng B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối 43. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp? V 1 V V A. hằng số. B. V ~ . C. V ~ T . D. 1 2 . T T T1 T2 44. Một lượng khí có thể tích 5 lít ở nhiệt độ 27 C. Nung nóng đẳng áp lượng khí đến 870C, thì thể tích khí 0 bằng bao nhiêu? A. V2 = 5,6 lít B. V2 = 6,5 lít C. V2 = 6 lít D. V2 = 5 lít 45. Ở 27 C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2270C khi áp suất không 0 đổi là A. 8 lít. B. 10 lít. C. 15 lít. D. 50 lít. 46. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40cm3 khí ôxi ở áp suất 750mmHg, nhiệt độ 270C. Khi áp suất là 1500mmHg, nhiệt độ 150K thì thể tích của lượng khí đó là
- A.10 lít. B. 0,01 lít. C. 16 lít. D. 0,16 lít. 47. Hai bình thủy tinh A và B cùng chứa khí Hêli. Áp suất ở bình A gấp đôi áp suất ở bình B. Dung tích của bình B gấp đôi bình A. Khi bình A và B cùng nhiệt độ thì: A. Số nguyên tử ở bình A nhiều hơn số nguyên tử ở bình B B. Số nguyên tử ở hai bình như nhau C. Số nguyên tử ở bình B nhiều hơn số nguyên tử ở bình A D. Mật độ nguyên tử ở hai bình như nhau 48. Một quả bóng có dung tích 2,5 l. người ta bơm không khí ở áp suất 1 atm vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong bóng sau 90 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong quá trình bơm nhiệt độ không đổi. A. P2 = 24 atm B. P2 = 4,6 atm C. P2 = 4,5 atm D. P2 = 10 atm 0 49. Trong một động cơ điêzen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 627 C được nén để thể tích giảm bằng 1/3 thể tích ban đầu và áp suất tăng 20% so với áp suất ban đầu. Nhiệt độ của khối khí sau khi nén bằng A. 3600C. B. 870C. C. 2670C. D. 2510C. 50. Một bọt khí có thể tích 1,5 cm3 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. Hỏi khi bọt khí này nổi lên mặt nước sẽ có thể tích là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 103 kg/m3, áp suất khí quyển là po = 105 Pa và g = 10 m/s2. A. 15 cm3. B. 15,5 cm3. C. 16 cm3. D. 16,5 cm3. 51. Một bơm nén mỗi lần đưa được 10 lít không khí ở áp suất 1 atm từ bên ngoài vào một bình có dung tích V =1 m3, đã chứa sẵn không khí như bên ngoài. Sau khi bơm n lần thì không khí trong bình có áp suất 3 atm. Coi nhiệt độ không đổi. Tìm n? A. n = 300. B. n = 200. C. n = 400. D. 250. 52. Nếu áp suất của một lượng khí biến đổi 0,6 atm thì thể tích biến đổi 1,2 lít, nếu áp suất biến đổi 0,8 atm thì thể tích biến đổi 1,5 lít. Cho biết các quá trình biến đổi là đẳng nhiệt. Áp suất và thể ban đầu của khí là A. 2,4 atm; 6 lít. B. 3 atm; 4,8 lít. C. 3,2 atm; 4,5 lít D. 2 atm; 7,2 lít. 53. Dùng bơm tay để bơm một bánh xe đạp, sau 20 lần bơm thì diện tích tiếp xúc của bánh xe với mặt đất phẳng ngang là 30 cm2. Hỏi sau 10 lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc của bánh xe với mặt đất là bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng của xe đạp cân bằng với áp lực của không khí trong ruột xe đạp; lượng không khí mỗi lần bơm là như nhau; thể tích của ruột xe đạp không đổi; nhiệt độ không đổi trong quá trình bơm. A. 25 cm2. B. 15 cm2. C. 35 cm2. D. 20 cm2. 0 0 54. Một khối khí đem giãn nở đẳng áp từ nhiệt độ 32 C đến 117 C, thể tích khối khí tăng thêm 1,7 lít. Thể tích khí trước và sau khi giãn nở: A. 6,1lit; 7,8lit B. 5lit; 6,7lit C. 4lit; 5,7lit D. 5,2lit; 6,9lit 55. Một lượng khí xác định có khối lượng 12 g, chiếm thể tích 4 lít ở 70C. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí là 1,2 g/l. Nhiệt độ của khí lúc đó là: A. 840C. B. 5740C. C. 2740C. D. 4270C. 56. Một bình có dung tích V = 15 cm chứa không khí ở nhiệt độ t1 = 1770C, trên miệng bình nối với một 3 ống nhỏ, dài, nằm ngang chứa đầy thủy ngân, đầu kia của ống thông với khí quyển. Tính khối lượng thủy ngân chảy vào bình khi không khí trong bình được làm lạnh đến nhiệt độ t2 = 270C. Biết dung tích bình không đổi và khối lượng riêng của thủy ngân là D = 13,6 g/cm3. A. 30 g. B. 32 g. C. 68 g. D. 40 g. 0 57. Một bình chứa khí Hyđrô nén có dung tích 20 lít ở nhiệt độ 27 C được dùng để bơm khí vào 100 quả bóng, mỗi quả bóng có dung tích 2 lít. Khí trong quả bóng phải có áp suất 1 atm và ở nhiệt độ 17 0C. Bình chứa khí nén phải có áp suất bằng: A. 10atm B. 11atm C. 17atm D. 100atm 58. Ống thủy tinh dài 60cm đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, một phần thủy ngân bị chảy ra ngoài. Hỏi thủy ngân còn lại trong ống có độ cao bao nhiêu? A. 10cm B. 15cm C. 20cm D. 25cm 59. Một xi lanh đặt nằm ngang bên trong có pit tông cách nhiệt. Ban đầu pit tông ở vị trí chia xi lanh thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần chứa một lượng khí như nhau ở nhiệt độ 170C và áp suất 2atm. Chiều dài mỗi phần xi lanh là 30 cm. Muốn pit tông dịch chuyển một đoạn 2cm thì phải nung nóng khí ở 1 bên lên thêm bao nhiêu độ?
- A. 41,40 B. 220 C. 500 D. 24,80 CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 60. Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng ? A. Nội năng là nhiệt lượng. B. Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật cũng lớn hơn nhiệt độ của vật C. Nội năng của vật chì thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công D. Nội năng là một dạng năng lượng. 61. Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. 62. Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. B. Đơn vị của nội năng là Jun (J). C. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. D. Nội năng không thể biến đổi được 63. Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng có thể chuyển hóa thành năng lượng khác. C. Nội năng là nhiệt lượng D. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi. 64. Công thức nào sau đây mô tả đúng nguyên lí I của NĐLH ? A. ΔU = A - Q. B. ΔU = Q -A. C. A = ΔU - Q. D. ΔU = A + Q. 65. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ? A. ΔU = Q với Q > 0. B. ΔU = A với A > 0. C. ΔU = A với A < 0. D. ΔU = Q với Q < 0. 66. Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH áp dụng cho quá trình nào sau đây của khí lí tưởng ? A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng áp. C. Quá trình đẳng tích. D. Cả ba quá trình trên 67. Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây ? A. Nhiệt lượng mà khí nhận được lớn hơn độ tăng nội năng của khí. B. Nhiệt lượng mà khí nhận được nhỏ hơn độ tăng nội năng của khí. C. Nhiệt lượng mà khí nhận được bằng độ tăng nội năng của khí. D. Nhiệt lượng mà khí nhận được nhỏ hơn nội năng của khí. 68. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì công thức ΔU = A + Q phải thỏa mãn A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0. C. Q < 0 và A < 0. D. Q > 0 và A < 0. 69. Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng? A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn C. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn D. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ. 70. Cách phát biểu Nguyên lý II của nhiệt động lực học của Các-nô là A. Nhiệt có thể tự truyền từ một vật sang vật khác có nhiệt độ thấp hơn. B. Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. C. Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. D. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật khác có nhiệt độ thấp hơn. 71. Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và nhận công ? A. Không đổi. B. Chưa đủ điều kiện để kết luận. C. Giảm. D. Tăng. 72. Tìm phát biểu sai. A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật. D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm. 73. Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã A. sinh công là 40J. B. nhận công là 20J.
- C. thực hiện công là 20J. D. nhận công là 40J. 74. Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J. A. 120 J. B. 100 J. C. 80 J. D. 60 J. 75. Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15 m xuống sân và nảy lên được 10 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng bằng (lấy g = 10 m/s2) A. 10 J. B. 20 J. C. 15 J. D. 25 J. 76. Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140 J đẩy pit- tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí. A. 340 J. B. 200 J. C. 170 J. D. 60 J. 77. Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J? A. U = -600 J. B. U = 1400 J. C. U = - 1400 J. D. U = 600 J. 78. Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng Q1 = 2,5.106 J, truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 = 1,75.106 J. Hãy tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt A. 25%. B. 35%. C. 20%. D. 30%. 0 0 79. 100g chì được truyền nhiệt lượng 260J, thì tăng nhiệt độ từ 15 C đến 35 C. Tính nhiệt dung riêng của chì. A. 130J/kg.K. B. 26J/kg.K C. 130kJ/kg.K D. 260kJ/kg.K 0 0 80. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 5 kg nước từ nhiệt độ 20 C lên 100 C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K. A. 1672.103 J. B. 1267.103 J. C. 3344.103 J. D. 836.103 J. 81. Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là A. 8.104 J. B. 10. 104 J. C. 33,44. 104 J. D. 32.103 J. 82. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. 83. Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0.21 kg được nung nóng đến 2000C vào cốc đựng nước ở 300C. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước và quả cầu đều bằng 500C. Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. A.3,30kg. B. 7,50kg. C. 0,21kg. D. 0,33kg. 84. Thả một miếng đồng khối lượng 600 g nhiệt dung riêng 400 J/kgđộ ở nhiệt độ 1200 C vào 500 g nước nhiệt dung riêng 4,2 kJ/(kgK) ở nhiệt độ 200. Nhiệt độ cân bằng là A. 1200C. B. 30,260C. C. 700C. D. 38,0650 85. Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2 kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28 kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 800C. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là c1 = 400 J/(kg.K), c2 = 4200 J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường. Nhiệt độ ban đầu t1 của đồng là A.9260C. B. 9620C. C. 5300C. D. 5030C. 86. Một bình nhôm khối lượng 0,5kg chứa 118 g nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới nhiệt độ 750C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm, nước và sắt lần lượt là 896 J/(kg.K), 4180 (J/kg.K), (460 J/kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là A. 270C. B. 300C. C. 330C. D.250C.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 100 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn