Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng
lượt xem 3
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng làm bài, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng
- TRƯỜNG:THPT ĐỨC TRỌNG Tổ:Lí –Tin-CN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: VẬT 12 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về: - Mạch dao động; điện từ trường - Sóng điện từ: Tính chất, phân loại và ứng dụng - Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. - Các hiện tượng liên quan đến sóng ánh sáng: Tán sắc ánh sáng; nhiễu xạ ánh sáng; giao thoa ánh sáng. - Các loại quang phổ; các loại tia: hồng ngoại, tử ngoại, tia X - Thuyết lượng tử ánh sáng; giả thuyết của Plank; mẫu nguyên tử Bohr - Các hiện tượng đặc trưng cho tính chất hạt của ánh sáng: Hiện tượng quang điện (trong và ngoài), hiện tượng quang phát quang. - Laze: Khái niệm, cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng. - Tính chất và cấu tạo của hạt nhân; năng lượng liên kết hạt nhân. - Các loại phản ứng hạt nhân: phóng xạ; phân hạch, nhiệt hạch 1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng: - Vận dụng kiến thức Vật lí giải thích các ứng dụng thực tế. - Sử dụng kiến thức Vật lí giải được một số dạng bài tập cơ bản (định tính và định lượng) về dao động và sóng điện từ; sóng ánh sáng; lượng tử ánh sáng và hạt nhân nguyên tử. - Đổi qua lại giữa các đơn vị đo; sử dụng thành thạo máy tính cầm tay để giải BT vật lí. 2. NỘI DUNG 2.1. Các dạng câu hỏi định tính: a. Mạch dao động. - Cấu tạo và hoạt động của mạch dao động. - Thế nào là dao động điện từ tự do? công thức tính tần số góc, chu kì, tần số dao động riêng của mạch. - Biểu thức điện tích q của một bản tụ và cường độ dòng điện i trong mạch dao động. b. Điện từ trường. - Trường xoáy là gì? Mối quan hệ giữa điện trường biến thiên với từ trường và ngược lại. c. Sóng điện từ. - Định nghĩa, đặc điểm của sóng điện từ. Phân loại và đặc điểm của sóng điện từ khi truyền trong khí quyển. d. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. - Các nguyên tắc chung của việc thông tin liện lạc bằng sóng vô tuyến. - Sơ đồ khối của máy phát thanh và thu thanh vô tuyến đơn giản. e. Tán sắc ánh sáng. - Hiện tượng tán sắc ánh sáng là gì? giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng. f. Giao thoa ánh sáng. - Thế nào là hiện tượng nhiễu xạ; giao thoa ánh sáng? Giải thích hiện tượng. - Vân sáng, vân tối, khoảng vân. Nêu điều kiện để có giao thoa ánh sáng. - Bước sóng ánh sáng và màu sắc. g. Các loại quang phổ. - Máy quang phổ là gì? Cấu tạo và hoạt động của máy quang phổ lăng kính. - Nêu định nghĩa, nguồn phát và đặc điểm của các loại quang phổ. h. Tia hồng ngoại, tử ngoại và tia X - Nguồn phát (cách tạo ra), bản chất, tính chất và công dụng của các lại tia hồng ngoại, tử ngoại và tia X. - Thang sóng điện từ. i. Hiện tượng quang điện (ngoài và trong) - Định nghĩa, định luật về giới hạn quang điện. So sánh hiện tượng quang điện trong và ngoài - Thuyết lượng tử ánh sáng; dùng thuyết lượng tử ánh sáng giải thích định luật về giới hạn quang điện. trang 1
- - Chất quang dẫn là gì? Ứng dụng của chất quang dẫn (quang điện trở, pin quang điện) j. Hiện tượng quang phát quang. - Thế nào là hiện tượng quang phát quang, huỳnh quang, lân quang. - Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang, giải thích? k. Mẫu nguyên tử Bohr - Trình bày mẫu nguyên tử Bo (Mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford và 2 tiên đề của Bohr) - Quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử Hidro. l. Sơ lược về Laze - Laze là gì? Cấu tạo, hoạt động và ứng dụng của Laze. m. Tính chất và cấu tạo hạt nhân. - Hạt nhân có cấu tạo như thế nào; kí hiệu hạt nhân; hệ thức Anhxtanh. n. Năng lượng liên kết của hạt nhân - Lực hạt nhân, độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng. - Phản ứng hạt nhân: Định nghĩa, đặc tính, các định luật bảo toàn và năng lượng của phản ứng hạt nhân. p. Phóng xạ: - Định nghĩa, đặc tính, các loại phóng xạ. - Định luật phóng xạ, chu kì bán rã; Đồng vị phóng xạ nhân tạo q. Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch - Phản ứng phân hạch, nhiệt hạch là gì? Điều kiện để xảy ra phản ứng phân hạch, nhiệt hạch. - Năng lượng phân hạch, nhiệt hạch 2.2. Các dạng câu hỏi định lượng: - Dạng bài tập viết biểu thức q, i, u trong mạch dao động. - Dạng bài tập xác định các đại lượng đặc trưng của sóng điện từ: bước sóng, tần số, năng lượng; thu, phát sóng điện từ - Dạng bài tập về tán sắc, giao thoa ánh sáng đơn sắc, giao thoa ánh sáng hỗn hợp. - Dạng bài tập về lượng tử ánh sáng, hiện tượng quang điện. - Dạng bài tập về quang phổ của nguyên tử Hidro - Dạng bài tập về phản ứng hạt nhân; năng lượng của phản ứng hạt nhân, xác định tuổi của cổ vật. III. Câu hỏi và bài tập minh họa CHƯƠNG 4 MẠCH DAO ĐỘNG *Mức độ Biết, hiểu Câu 1. Mạch dao động điện từ điều hòa LC có chu kỳ A. phụ thuộc vào cả L và C. B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L. C. Phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C. D. không phụ thuộc vào L và C. Câu 2. Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. *Mức độ vận dụng thấp Câu 3. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng của mạch là f f A. f2 1 . B. f2 4f1 . C. f2 1 . D. f2 2f1 . 2 4 Câu 4. Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện C 2.106 F và cuộn thuần cảm L 4,5.106 H . Chu kỳ dao động điện từ của mạch là A. 1,885.10-5 s . B. 2, 09.106 s . C. 5, 4.104 s .D. 9, 425 s . Câu 5. Mạch dao động gồm tụ điện C và cuộn cảm L 0, 25 H . Tần số dao động riêng của mạch là f = 10 MHz . Cho 2 10 . Điện dung của tụ là A. 1 nF. B. 0,5 nF. C. 2 nF. D. 4 nF. trang 2
- Câu 6. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2 mH và tụ điện có điện dung C 0, 2 F . Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Lấy 3,14 . Chu kỳ dao động điện từ riêng trong mạch là A. 6, 28.105 s . B. 12,56.105 s . C. 6, 28.104 s . D. 12,56.104 s . Câu 7. Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2 mH và tụ điện có điện dung C = 2 pF. Tần số dao động của mạch là A. f = 2,5 Hz . B. f = 2,5 MHz. C. f = 1 Hz. D. f = 1 MHz. Câu 8. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao động của mạch A. 200 Hz. B. 200 rad/s. C. 5.10-5 Hz . D. 5.104 rad/s. Câu 9. Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không. Biết cuộn cảm có độ tự cảm L 0,02 H và tần số dao động điện từ tự do của mạch là 2,5 MHz. Điện dung C của tụ điện trong mạch bằng 2.1014 1012 2.1012 2.1014 A. F. B. F. C. F. D. F. 2 2 2 *Vận dụng cao Câu 10. Mạch dao động lý tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và có tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch bằng 30 kHz và khi C = C2 C1C 2 thì tần số dao động riêng của mạch bằng 40 kHz. Nếu C = thì tần số dao động riêng của C1 C 2 mạch bằng A. 50 kHz. B. 24 kHz. C. 70 kHz. D. 10 kHz. Câu 11. Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 μH và tụ điện có điện dung 5 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là A. 5π.10-6 s. B. 2,5π.10-6 s. C. 10π.10-6 s. D. 10-6 s. Câu 12. Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kỳ dao động riêng của mạch dao động này là A. 4Δt B. 6Δt C. 3Δt D. 12Δt Câu 13. Trong một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 0,5 μH, tụ điện có điện dung C = 6 μF đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị 20 mA thì điện tích của một bản tụ điện có độ lớn là 2.10 ─ 8 C. Điện tích cực đại của một bản tụ điện là A. 4.10 ─ 8 C. B. 2.5.10 ─ 9 C. C. 12.10─8 C. D. 9.10─9 C Câu 14. Trong mạch dao động LC lý tưởng có dao động điện từ tự do, điện tích cực đại của một bản tụ I là q0 và dòng điện cực đại qua cuộn cảm là I0. Khi dòng điện qua cuộn cảm bằng 0 thì điện tích n một bản tụ có độ lớn: n2 1 2n 2 1 A. q q0 B. q q0 2n n 2n 2 1 n2 1 C. q q0 D. q q0 2n n Câu 15. Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 μH và tụ điện có điện dung 5μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là A. 5π.10-6s. B. 2,5π.10-6s. C.10π.10-6s. D. 10-6s. Câu 16. Mạch dao động có cuộn thuần cảm L = 0,1H, tụ điện có điện dung C = 10μF. Trong mạch có dao động điện từ. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 8V thì cường độ dòng điện trong mạch là 60mA. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động là A. I0 = 500mA B. I0 = 40mA C. I0 = 20mA D. I0 = 0,1A. Điện từ trường – Sóng điện từ trang 3
- *Mức độ Biết, hiểu Câu 17. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai? A. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra. B. Đường sức từ trường của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường. C. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy. D. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy. Câu 18. Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm. B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi. C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện. D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn. Câu 19. Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào sau đây? A. Phản xạ, nhiễu xạ, giao thoa. B. Là sóng ngang. C. Truyền được trong chân không. D. Mang năng lượng. Câu 20. Nhận xét nào dưới đây là đúng? Sóng điện từ A. là sóng dọc giống như sóng âm. B. là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không. C. là sóng ngang, có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không. D. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại. Câu 21. Điều nào sau đây không đúng đối với sóng điện từ? A. Có tốc độ khác nhau khi truyền trong không khí do có tần số khác nhau. B. Sóng điện từ gồm các thành phần điện trường và từ trường dao động. C. Sóng điện từ mang năng lượng. D. Cho hiện tượng phản xạ và khúc xạ như ánh sáng. Câu 22. Sóng điện từ A. lan truyền trong mọi môi trường rắn, lỏng, khí với vận tốc 3.108 m / s . B. là sóng dọc. C. không truyền được trong chân không. D. là sóng ngang. Câu 23. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. B. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c = 3.108m/s. *Mức độ vận dụng thấp 10 Câu 24. Một máy phát sóng phát ra sóng cực ngắn có bước sóng m , vận tốc ánh sáng 3 trong chân không bằng 3.108 m / s . Sóng cực ngắn đó có tần số bằng A. 90MHz. B. 60MHz. C. 100MHz. D. 100MHz. Câu 25. Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3. 10 m/s có bước sóng là 8 A. 300 m. B. 0,3 m. C. 30 m. D. 3 m. trang 4
- Chương 5 SÓNG ÁNH SÁNG Tán sắc ánh sáng *Mức độ Biết, hiểu Câu 1. Chiếu xiên một chùm ánh sáng hẹp, đơn sắc đi từ không khí vào nước nằm ngang thì chùm tia khúc xạ khi qua mặt phân cách A. không bị lệch so với phương của tia tới và không đổi màu. B. bị lệch so với phương của tia tới và không đổi màu. C. không bị lệch so với phương của tia tới và đổi màu. D. vừa bị lệch so với phương của tia tới và đổi màu. Câu 2. Khi chiếu chùm sáng song song gồm hai tia đỏ và tím tới song song với đáy của lăng kính thì khi qua lăng kính này A. hai tia trùng nhau. B. tia đỏ lệch nhiều hơn tia tím. C. tia tím lệch nhiều hơn tia đỏ. D. hai tia lệch như nhau. Câu 3. Sóng ánh sáng có đặc điểm A. không truyền được trong chân không. B. tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ. C. là sóng dọc. D. Là sóng ngang hay sóng dọc tuỳ theo bước sóng dài hay ngắn. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc? A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định gọi là màu đơn sắc. B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định. C. Vận tốc truyền của một ánh sáng đơn sắc trong các môi trường khác nhau là như nhau. D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. Câu 5. Nguyên nhân chính của sự tán sắc ánh sáng trắng qua lăng kính là do A. tính chất thay đổi vận tốc ánh sáng, khi truyền vào môi trường khác. B. chất làm lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất của không khí. C. chất làm lăng kính có chiết suất nhỏ hơn chiết suất của không khí. D. ánh sáng trắng là tập hợp của các ánh sáng đơn sắc từ đỏ đến tím và chiết suất của lăng kính với các màu đơn sắc khác là khác nhau. trang 5
- Câu 6. Khi ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì A. Tần số không đổi và vận tốc thay đổi. B. Tần số không đổi và vận tốc không đổi. C. Tần số thay đổi và vận tốc thay đổi. D. Tần số thay đổi và vận tốc không đổi. Giao thoa ánh sáng *Mức độ Biết, hiểu Câu 7. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với nguồn ánh sáng đơn sắc xác định. Nếu khoảng cách hai khe không đổi, khi tăng khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát thì khoảng vân A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. giảm còn một nửa. Câu 8. Hiện tượng giao thoa ánh sáng được ứng dụng trong việc A. đo vận tốc ánh sáng. B. đo chiết suất môi trường. C. xác định bước sóng ánh sáng. D. khẳng định tính chất hạt của ánh sáng. *Mức độ vận dụng thấp Câu 9. Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75 μm . Khoảng cách giữa vân sáng thứ ba đến vân sáng thứ chín ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là A. 2,8 mm. B. 3,6 mm. C. 4,5 mm. D. 5,2 mm. Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, bề rộng hai khe cách nhau 0,35 mm, từ hai khe đến màn là 1,5 m và ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng λ = 0,7 μm . Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng A. 1,5 mm. B. 2 mm. C. 3 mm. D. 4 mm. Câu 11. Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60 μm . Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có A. vân sáng bậc 2. B. vân sáng bậc 3. C. vân tối thứ 2. D. vân tối thứ 3. Câu 12. Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60 μm . Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm N cách vân trung tâm 1,8 mm có A. Vân sáng bậc 3. B. vân sáng bậc 4. C. vân tối thứ 5. D. vân tối thứ 4. Câu 13. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Bước sóng của ánh sáng đó là A. 0,64m. B. 0,55m. C. 0,48m. D. 0,4m. Câu 14. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 3 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được là 4 mm. Bước sóng của ánh sáng đó là A. 0,4m. B. 0,5m. C. 0,55m. D. 0,6m. Câu 15. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng cách nhau 0,5 mm, ánh sáng có bước sóng 5.10-7m, màn ảnh cách hai khe 2 m. Vùng giao thoa trên màn rộng 17 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là A. 10. B. 9. C. 8. D. 7. Câu 16. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Người ta đo được khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 5 ở hai bên vân sáng chính giữa là 3 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là A. 0,4 m B. 0,6 m C. 0,5 m D. 0,7 m Câu 17. Trong thí nghiệm Y-âng về hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng = 0,6m. Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa. Vị trí của vân sáng bậc 2 cách vân trung tâm là A. 1,2 mm. B. 4,8 mm. C. 9,6 mm. D. 2,4 mm. Câu 18. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Vân sáng thứ 3 tính từ vân sáng trung tâm nằm cách vân sáng trung tâm 1,8 mm. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là A. 0,4 μm . B. 0,55 μm . C. 0,5 μm . D. 0,6 μm . trang 6
- Câu 19. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là 1 = 750 nm, 2 = 675 nm và 3 = 600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5 μm có vân sáng của bức xạ A. 2 và 3 . B. 3 . C. 1 . D. 2 . *Vận dụng cao Câu 20. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của I-âng, chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm, khoảng cách giữa 2 khe là 3 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh là 2 m. Hai điểm M , N nằm khác phía với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm các khoảng 1,2 mm và 1,8 mm. Giữa M và N có bao nhiêu vân sáng : A. 6 vân B. 7 vân C. 8 vân D. 9 vân Câu 21. Trong một thí nghiệm I-âng, hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng a = 1,8 mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước đo cho phép ta do khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Ban đầu, người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị 2,88 mm. Tính bước sóng của bức xạ trên là A. 0,45 μm B. 0,32 μm C. 0,54 μm D. 0,432 μm Câu 22. Thí nghiệm giao thoa I-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 5,25 mm người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 0,75 m thì thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai. Bước sóng λ có giá trị là A. 0,60 μm B. 0,50 μm C. 0,70 μm D. 0,64 μm Câu 23. Trong thí nghiệm I-âng, khi màn cách hai khe một đoạn D1 thì trên màn thu được một hệ vân giao thoa. Dời màn đến vị trí cách hai khe đoạn D2 người ta thấy hệ vân trên màn có vân tối thứ nhất (tính từ vân trung tâm) trùng với vân sáng bậc 1 của hệ vân lúc đầu. Tỉ số D2/D1 bằng bao nhiêu? A. 1,5. B. 2,5. C. 2. D. 3. Câu 24. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân tối thứ 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Δa thì tại M là: A. vân sáng bậc 7. B. vân sáng bậc 9. C. vân sáng bậc 8. D. vân tối thứ 9 . Câu 25. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng hai khe cách nhau 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 thì thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1. Tính λ2. A. 0,4 μm. B. 0,5 μm. C. 0,48 μm. D. 0,64 μm. Câu 26. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ có bước sóng 1 = 450 nm và 2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Trên đoạn MN, số vị trí vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 27. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe I-âng. Khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Nguồn sáng S phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,40 μm và λ2 với 0,50 μm ≤ λ2 ≤ 0,65 μm. Tại điểm M cách vân sáng trung tâm 5,6 mm là vị trí vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa. Bước sóng λ2 có giá trị là A. 0,56 μm. B. 0,60 μm. C. 0,52 μm. D. 0,62 μm. Câu 28. Trong thí nghiệm I-âng cho a = 2 mm, D = 1 m. Nếu dùng bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 thì khoảng vân giao thoa trên màn là i1 = 0,2 mm. Thay λ1 bằng λ2 > λ1 thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 ta quan sát thấy một vân sáng của bức xạ λ2. Xác định λ2 và bậc của vân sáng đó. A. λ2 = 0,6 μm; k2 = 3. B. λ2 = 0,4 μm; k2 = 3. C. λ2 = 0,4 μm; k2 = 2. D. λ2 = 0,6 μm; k2 = 2. Câu 29. Ánh sáng được dùng trong thí nghiệm giao thoa gồm 2 ánh sáng đơn sắc ánh sáng lục có bước trang 7
- sóng λ1 = 0,50 μm và ánh sáng đỏ có bước sóng λ2 = 0,75 μm. Vân sáng lục và vân sáng đỏ trùng nhau lần thứ nhất (kể từ vân sáng trung tâm) ứng với vân sáng đỏ bậc A. 5. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 30. Trong thí nghiệm I-âng, cho a = 2 mm, D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở khác phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 14,2 mm và 5,3 mm. Số vân sáng có màu giống vân trung tâm trên đoạn MN là A. 15. B. 17. C. 13. D. 16. Câu 31. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng nhờ khe I-âng, 2 khe hẹp cách nhau 1,5 mm. Khoảng cách từ màn E đến 2 khe là D = 2 m, hai khe hẹp được rọi đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1 = 0,48 μm và λ2 = 0,64 μm. Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa vân trung tâm và vân sáng cùng màu với vân trung tâm? A. 2,56 mm. B. 1,92 mm. C. 2,36 mm. D. 5,12 mm. Câu 32. Trong thí nghiệm I-âng, cho a = 1,5 mm, D = 1,2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,45 μm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát đối xứng có bề rộng 1,2 cm thì số vân sáng quan sát được là A. 51. B. 49. C. 47. D. 57. Câu 33. Trong thí nghiệm I-âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,45 μm và λ2 = 0,6 μm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm nằm cùng một phía so với vân trung tâm. Biết tại điểm M trùng với vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1; tại N trùng với vị trí vân sáng bậc 11 của bức xạ λ2. Tính số vân sáng quan sát được trên đoạn MN ? A. 24. B. 17. C. 18. D. 19. Câu 34. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe I-âng. Nguồn S phát ra 3 ánh sáng đơn sắc có bước sóng là λ1 (tím) = 0,42 μm, λ2 (lục) = 0,56 μm, λ3 (đỏ) = 0,7 μm. Giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân sáng trung tâm có 14 vân màu lục. Số vân tím và màu đỏ nằm giữa hai vân sáng liên tiếp kể trên là A. 19 vân tím, 11 vân đỏ B. 20 vân tím, 12 vân đỏ C. 17 vân tím, 10 vân đỏ D. 20 vân tím, 11 vân đỏ Các loại quang phổ *Mức độ Biết, hiểu Câu 35. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ dùng lăng kính? A. Máy quang phổ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau. B. Máy quang phổ dùng lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. C. Máy quang phổ dùng lăng kính có 3 phần chính: ống chuẩn trực, bộ phận tán sắc và buồng ảnh. D. Máy quang phổ dùng lăng kính có bộ phận chính là buồng ảnh. Câu 36. Quang phổ liên tục A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát. B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát. Câu 37. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ. B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi dưới áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng. C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối. D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối. Tia hồng ngoại , tia tử ngoại, tia X. Thang sóng điện từ *Mức độ Biết, hiểu Câu 38. Tia hồng ngoại A. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng. B. được ứng dụng để sưởi ấm. C. không phải là sóng điện từ. D. không truyền được không chân không. trang 8
- Câu 39. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Vật có nhiệt độ trên 3000ºC phát ra tia tử ngoại rất mạnh. B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ. C. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt. D. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím. Câu 40. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện. D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật. Câu 41. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ. B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy. D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt. Câu 42. Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia tử ngoại phát ra từ các vật bị nung nóng lên nhiệt độ cao vài ngàn độ. B. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím. C. Tia tử ngoại có tác dụng quang hóa, quang hợp. D. Tia tử ngoại được dùng trong y học để chữa bệnh còi xương. Câu 43. Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia X có khả năng đâm xuyên. B. Tia X là bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường. C. Tia X có bản chất là sóng điện từ. D. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại. Câu 44. Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia X à bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 10-2nm đến 10nm. B. Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh. C. Tia X có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên càng mạnh. D. Tia X có thể dùng để chiếu điện, trị một số ung thư nông. Câu 45. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ. B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh. C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang. D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh. Câu 46. Tia hồng ngoại và tia X đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên A. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều. B. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều. C. có khả năng đâm xuyên khác nhau. D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X- quang (chụp điện). Câu 47. Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 109 m đến 3,8.107 m thuộc loại nào trong các loại dưới đây? A. Tia Rơnghen. B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại. Câu 48. Trong các loại tia: tia Rơnghen, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia đơn sắc màu lục thì tia có tần số nhỏ nhất là A. tia hồng ngoại. B. tia lục. C. tia tử ngoại. D. tia Rơnghen. Câu 49. Ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014Hz khi truyền trong chân không thì có bước sóng bằng A. 0,55 μm. B. 0,66 μm. C. 0,75 μm. D. 0,45 μm. Câu 50. Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tử ngoại, Xvà ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự giảm dần của tần số thì ta có dãy sau: A. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X. B. tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy. C. tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy. D. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại. trang 9
- Câu 51. Với f1 ,f 2 ,f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma thì A. f3 f2 f1. B. f1 f3 f2 . C. f3 f1 f2 . D. f2 f1 f3. Câu 52. Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng A. đỏ. B. lam. C. chàm. D. tím. Câu 53. Trong chân không, bước sóng của một ánh sáng màu lục là A. 0,55 mm. B. 0,55 pm. C. 0,55 μm . D. 0,55 nm. Chương 7 LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Hiện tượng quang điện *Mức độ Biết, hiểu Câu 1. Năng lượng của mỗi lượng tử ánh sáng phụ thuộc vào A. tần số bức xạ ánh sáng. B. nhiệt độ của nguồn phát sáng. C. số lượng tử phát ra từ nguồn sáng. D. vận tốc ánh sáng. Câu 2. Với 1 , 2 , 3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì A. 1 2 3 . B. 2 1 3. C. 2 3 1. D. 3 1 2 . Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện. B. Trong cùng môi trường, ánh sáng truyền với vận tốc bằng vận tốc của sóng điện từ. C. Ánh sáng có tính chất hạt. Mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phôtôn. D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng. Câu 4. Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì kết luận nào sau đây là sai? A. Nguyên tử hay phân tử vật chất hấp thụ hay bức xạ ánh sáng thành từng lượng gián đoạn. B. Mỗi phôtôn mang một năng lượng ε = hf. C. cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm. D. Khi ánh sáng truyền đi, các phôtôn bị thay đổi do tương tác với môi trường. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng? A. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn. B. Trong chân không, ánh sáng có bước sóng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng lớn. C. Năng lượng của phôtôn trong chùm sáng không phụ thuộc tần số ánh sáng đó. D. Tần số ánh sáng càng lớn thì năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó càng nhỏ. Câu 6. Phôtôn không có A. năng lượng. B. khối lượng tĩnh. C. động lượng. D. tính chất sóng. Câu 7. Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây? A. Khúc xạ ánh sáng. B. Giao thoa ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. D. Quang điện. Câu 8. Hiện tượng quang điện là hiện tượng A. êlectrôn bật ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu bức xạ thích hợp vào bề mặt của kim loại đó. B. êlectrôn tách ra từ anốt chuyển dời đến catốt trong tế bào quang điện khi chiếu ánh sáng vào catốt. C. tăng mạnh điện trở của khối bán dẫn khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt của khối. D. tăng mạnh điện trở của thanh kim loại khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào bề mặt của nó. Câu 9. Giới hạn quang điện của kim loại là A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. C. công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó. D. công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó. Câu 10. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi chiếu chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm cô lập tích điện âm? A. Tấm kẽm mất dần êlectron và trở nên trung hòa điện. trang 10
- B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm và trở thành mang điện dương. C. Tấm kẽm vẫn tích điện tích âm như cũ. D. Tấm kẽm tích điện âm nhiều hơn. Câu 11. Chiếu bức xạ có bước sóng λ tới bề mặt một kim loại. Biết công thoát electron khỏi mặt kim loại này là A. Hiện tượng quang điện xảy ra khi A hc A hc A. . B. . C. . D. . hc A hc A *Mức độ vận dụng thấp Câu 12. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng có bước sóng 768 nm là A. 1,62 eV. B. 16,2 eV. C. 1.62.10-2 eV . D. 2,6 eV. Câu 13. Tính bước sóng của tia hồng ngoại mà phôtôn của nó có năng lượng vào cỡ 0,04 eV. A. 31μm. B. 3,1μm. C. 0,31μm. D. 311μm. Câu 14. Công thoát của êlectron ra khỏi natri là 2,5 eV. Giới hạn quang điện của natri là: A. 0, 497 μm . B. 0, 497 mm . C. 0, 497 nm . D. 4,97 μm . Câu 15. Công thoát êlectron ra khỏi bề mặt một kim loại là A = 3,3.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại này là bao nhiêu? A. 0,6 m . B. 6 m . C. 60 m . D. 600 m . Câu 16. Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,3 m . Công thoát của êlectrôn ra khỏi kim loại đó là A. 6,625.10-19J. B. 6,625.10-25J. C. 6,625.10-49J. D. 5,9625.10-32J. Câu 17. Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35 μm . Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là A. 0,1 μm . B. 0,2 μm . C. 0,3 μm . D. 0,4 μm . Câu 18. Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng 1 0,75 m và 2 0, 25 m vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ o = 0,35 μm . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên. B. Chỉ có bức xạ 2 . C. Chỉ có bức xạ 1 . D. Cả hai bức xạ trên. Câu 19. Lần lượt chiếu vào bề mặt một tấm kim loại có công thoát êlectron là 2 eV, các ánh sáng có bước sóng 1 0,5 m và 2 0,65 m . Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các êlectron trong kim loại đó bứt ra ngoài? A. Cả 1 và 2 . B. 2 . C. 1 . D. Không có bức xạ nào kể trên. Câu 20. Công thoát của êlectron ra khỏi vônfram là 4,5 eV. Cần chiếu ánh sáng có bước sóng dài nhất là bao nhiêu để gây ra hiện tượng quang điện trên mặt lớp vônfram? A. 0,276 μm . B. 2,76 μm . C. 0,207 μm . D. 0,138 μm . Câu 21. Giới hạn quang điện của kim loại natri là 0,5m. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi chiếu vào kim loại đó A. tia hồng ngoại. B. bức xạ màu đỏ có bước sóng 0,656m. C. tia tử ngoại. D. bức xạ màu vàng có bước sóng 0,589m. Câu 22. Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62 μm . Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 4,5.1014 H Z ; f 2 5, 0.1013 H Z ; f3 6,5.1013 H Z và f 4 6, 0.1014 H Z thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với A. chùm bức xạ 1. B. chùm bức xạ 2. C. chùm bức xạ 3. D. chùm bức xạ 4. Câu 23. * Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm sẽ phát ra bao nhiêu phôtôn trong 1 giây, nếu công suất phát xạ của đèn là 10W? A. 1,2.1019 . B. 6.1019 . C. 4,5.1019 . D. 3.1019 . Câu 24. * Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống X là U = 18200 V. Bỏ qua động năng của êlectron khi bứt khỏi catốt. Tính bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra. A. 68 pm. B. 6,8 pm. C. 34 pm. D. 3,4 pm. *Hiện tượng quang điện trong- quang phát quang * Mức độ biết, hiểu trang 11
- Câu 25. Khi chiếu vào chất CdS ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện trong của chất này thì điện trở của nó A. không thay đổi. B. luôn tăng. C. giảm đi. D. lúc tăng, lúc giảm. Câu 26. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng A. giải phóng êlectrôn liên kết trong chất bán dẫn khi chiếu ánh sáng thích hợp vào chất bán dẫn đó. B. bứt êlectrôn ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng. C. giải phóng êlectrôn ra khỏi kim loại bằng cách đốt nóng. D. giải phóng êlectrôn khỏi một chất bằng cách bắn phá iôn vào chất đó. Câu 27. Chọn câu trả lời đúng? A. Quang dẫn là hiện tuợng dẫn điện của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng. B. Quang dẫn là hiện tượng kim loại phát xạ êlectron lúc được chiếu sáng. C. Quang dẫn là hiện tượng điện trở của một chất giảm rất nhiều khi hạ nhiệt độ xuống rất thấp. D. Quang dẫn là hiện tượng bứt quang êlectron ra khỏi bề mặt chất bán dẫn. Câu 28. Quang điện trở có tính chất nào sau đây? A. Điện trở tăng khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở. B. Điện trở tăng khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở. C. Điện trở giảm khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở. D. Điện trở giảm khi chiếu quang trở bằng ánh sáng có bước sóng lớn hơn giới hạn quang dẫn của quang trở. Câu 29. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng quang dẫn? A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi được chiếu sáng thích hợp. B. Hiện tượng quang dẫn còn gọi là hiện tượng quang điện bên trong. C. Giới hạn quang điện bên trong là bước sóng ngắn nhất của ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang dẫn. D. Giới hạn quang điện bên trong hầu hết là lớn hơn giới hạn quang điện ngoài. Câu 30. Chỉ ra phát biểu sai A. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng. B. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn. C. Quang trở và pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài. D. Quang trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó. Câu 31. Chiếu tia tử ngoại vào một chất lỏng thì chất này phát ra ánh sáng màu lục. Hiện tượng này là hiện tượng A. quang dẫn. B. hồ quang điện. C. phát quang. D. quang điện. Câu 32. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,3 μm và một chất phát quang thì nó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,5 μm. Biết công suất của chùm sáng phát quang bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích. Nếu có 3000 phôtôn kích thích chiếu vào chất đó thì số phôtôn phát quang được tạo ra là bao nhiêu? A. 600 B. 500 C. 60 D. 50 36. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,3 μm và một chất phát quang thì nó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,5 μm. Biết công suất của chùm sáng phát quang bằng 2% công suất của chùm sáng kích thích. Khi đó, vơi mỗi photon phát ra ứng với bao nhiêu photon kích thích? A. 20 B. 30 C. 60 D. 50 Mẫu nguyên tử Bo *Mức độ biết, hiểu Câu 33. Phát biểu nào sau đây là sai? A. nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định, gọi là trạng thái dừng. B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử chỉ hấp thụ mà không bức xạ. C. Mỗi khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng Em sang trạng thái dừng có trang 12
- mức năng lượng E n thì nó sẽ bức xạ hoặc hấp thụ một phôtôn có năng lượng E m E n hfmn . D. Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng. Câu 34. Theo các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử, khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng E m thấp hơn thì phát ra một phôtôn có năng lượng bằng A. E n . B. Em . C. E n E m . D. E n E m . *Mức độ vận dụng thấp Câu 35. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng – 1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng – 3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số A. 3,879.1014 Hz. B. 6,542.1012 Hz. C. 2,571.1013 Hz. D. 4,572.1014 Hz. Câu 36. Đối với nguyên tử hiđrô, các mức năng lượng ứng với các quỹ đạo dừng K, M có giá trị lần lượt là: –13,6 eV; –1,51 eV. Cho h = 6,625. 1034 J.s; c = 3. 108 m/s và e = 1,6. 1019 C. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M về quỹ đạo dừng K, thì nguyên tử hiđrô có thể phát ra bức xạ có bước sóng A. 102,7 μm. B. 102,7 mm. C. 102,7 nm. D. 102,7 pm. Câu 37. Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 m . Lấy h 6,625.1034 J.s , e 1,6.1019 C và c 3.108 m / s . Năng lượng của phôtôn này bằng A. 121 eV. B. 12,1 eV. C. 1,21 eV. D. 11,2 eV. *Vận dụng cao Câu 38. Bước sóng của vạch quang phổ khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng: L về K là 122 nm, từ M về L là 0,6560 μm và từ N về L là 0,4860 μm. Bước sóng của vạch quang phổ khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng N về K là A. 0,0224 μm. B. 0,4324 μm. C. 0,0975 μm. D. 0,3672 μm. Câu 39. Bước sóng của vạch quang phổ khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng: M về L là 0,6560 μm; L về K là 0,1220 μm. Bước sóng của vạch quang phổ khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng M về K là A. 0,0528 μm. B. 0,1029 μm. C. 0,1112 μm. D. 0,1211 μm. Câu 40. Theo thuyết Bo ,bán kính quỹ đạo thứ nhất của electron trong nguyên tử hidro là r0 = 5,3.10-11 m, cho hằng số điện k = 9.109 Nm2/C2. Hãy xác định vận tốc góc của electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân trên quỹ đạo này. A. 6,8.1016 rad/s B. 2,4.1016 rad/s C. 4,6.1016 rad/s D. 4,1.1016 rad/s Chương 7 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Cấu tạo hạt nhân *Mức độ biết, hiểu Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau. B. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôtôn bằng nhau, số nơtron khác nhau. C. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau, số prôtôn khác nhau. D. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau. Câu 2. Đơn vị không dùng để đo khối lượng trong vật lý hạt nhân là A. kilôgam. B. đơn vị khối lượng nguyên tử u. C. đơn vị eV / c hoặc MeV / c . 2 2 D. eV / c . *Mức độ vận dụng thấp Câu 3. Hạt nhân triti ( 31T ) có A. 3 nơtron và 1 prôtôn. B. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtron. C. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn. D. 3 prôtôn và 1 nơtron. trang 13
- Câu 4. Trong hạt nhân nguyên tử 210 Po có 84 A. 84 prôtôn và 126 nơtron. B. 126 prôtôn và 84 nơtron. C. 210 prôtôn và 84 nơtron. D. 84 prôtôn và 210 nơtron. *Mức độ vận dụng cao Câu 5. Biết số Avôgađrô là 6,02.1023 / mol , khối lượng mol của urani 238 U là 238 g/mol. Số nơtron 92 trong 119 gam urani 238 U là 92 A. 8,8.1025 . B. 1, 2.1025 . C. 2, 2.1025 . D. 4, 4.1025 . Câu 6. Biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 hạt/mol và khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó. Số prôtôn (prôton) có trong 0,27 gam Al1327 là A. 6,826.1022. B. 8,826.1022. C. 9,826.1022. D. 7,826.1022. Năng lượng liên kết hạt nhân *Mức độ biết, hiểu Câu 7. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết A. tính riêng cho hạt nhân ấy. B. của một cặp prôtôn – prôtôn. C. tính cho một nuclôn. D. của một cặp prôtôn – nơtron. Câu 8. Hạt nhân càng bền vững khi có A. năng lượng liên kết riêng càng lớn. B. năng lượng liên kết càng lớn. C. số nuclôn càng lớn. D. số nuclôn càng nhỏ. Câu 9. Một hạt nhân có năng lực liên kết càng lớn thì A. càng dễ bị phá vỡ. B. độ hụt khối càng lớn. C. năng lượng liên kết riêng càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ. Câu 10. Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân 235 U, 137 Cs, 56 Fe và 4 He là 92 55 26 2 A. 56 Fe . 26 B. 235 U . 92 C. 137 Cs . 55 D. 4 He . 2 Câu 11. Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là m0 , khi chúng kết hợp lại với nhau thì tạo thành một hạt nhân có khối lượng m. Gọi c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức A. Wlk m 0 m .c 2 . B. Wlk m0 .c2 . C. Wlk m.c2 . D. Wlk m 0 m .c . Câu 12. Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì A. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau. B. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X. C. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y. D. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y. *Mức độ vận dụng thấp Câu 13. Hạt nhân 10 Be có khối lượng 10,0135 u. Khối lượng của nơtron mn 1,0087 u , khối lượng 4 của prôtôn mp 1, 0073 u , 1 u 931 MeV / c2 . Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 10 Be là 4 A. 0,6321 MeV. B. 6,3215 MeV. C. 63,2152 MeV. D. 632,1531 MeV. Câu 14. Biết khối lượng của prôtôn; nơtron; hạt nhân 8 O lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u; 15,9904 u và 16 1u = 931,5 MeV/ c2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân 16 O xấp xỉ bằng 8 A. 14,25 MeV. B. 18,76 MeV. C. 128,17 MeV. D. 190,81 MeV. Câu 15. Hạt nhân 17 Cl có khối lượng nghỉ bằng 36,956563 u. Biết khối lượng của nơtron là 37 1,0086710 u, khối lượng của prôtôn là 1,007276 u và u = 931 MeV / c2 . Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 37 Cl bằng 17 A. 8,5684 MeV. B. 7,3680 MeV. C. 9,2782 MeV. D. 8,2532 MeV. Câu 16. Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; 18 Ar ; 3 Li lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u; 40 6 6,0145 u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 3 Li thì năng lượng 6 trang 14
- liên kết riêng của hạt nhân 18 Ar 40 A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV. B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV. C. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV. D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV. Câu 17. Hạt nhân 4 He có năng lượng liên kết là 28,4 MeV; hạt nhân 3 Li có năng lượng liên kết là 39,2 2 6 MeV; hạt nhân 2 D có năng lượng liên kết là 2,24 MeV. Hãy sắp theo thứ tự tăng dần về tính bền 1 vững của ba hạt nhân này. 6 6 6 6 A. 4 He , 3 Li , 2 D 2 1 B. 2 D , 4 He , 3 Li 1 2 C. 4 He , 2 D , 3 Li 2 1 D. 2 D , 3 Li , 4 He 1 2 Phản ứng hạt nhân *Mức độ biết, hiểu Câu 18. Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn A. khối lượng tĩnh. B. năng lượng toàn phần. C. điện tích. D. động lượng. Câu 19. Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn. B. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn. C. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng. D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn. Câu 20. Trường hợp nào sau đây là quá trình thu năng lượng? A. Phóng xạ. B. Bắn hạt vào hạt nitơ thu được ôxi và prôtôn. C. Phản ứng phân hạch. D. Phản ứng nhiệt hạch. Câu 21. Phản ứng nhiệt hạch là sự A. kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao. B. phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt. C. phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn. D. kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao. Câu 22. Trong sự phân hạch của hạt nhân 235 U , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là 92 đúng? A. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh. B. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra. C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra. D. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ. *Mức độ vận dụng thấp Câu 23. Cho phản ứng hạt nhân 4 He 14 N 1 H A X . Nguyên tử số Z và số khối A của hạt nhân X 2 7 1 Z lần lượt là A. 8 và 15. B. 8 và 17. C. 6 và 17. D. 6 và 15. Câu 24. Cho phản ứng hạt nhân: 11 Na 1 H 2 He 10 Ne . Lấy khối lượng các hạt nhân 23 Na; 10 Ne; 23 1 4 20 11 20 He; 1 H lần lượt là 22,9837 u; 19,9869 u; 4,0015 u; 1,0073 u và 1u = 931,5 MeV/ c2 . Trong phản 4 2 1 ứng này, năng lượng A. thu vào là 3,4524 MeV. B. thu vào là 2,4219 MeV. C. tỏa ra là 2,4219 MeV. D. tỏa ra là 3,4524 MeV. Câu 25. Cho phản ứng hạt nhân: 31T 2 D 4 He X . Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt 1 2 nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV / c2 . Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng A. 15,017 MeV. B. 17,498 MeV. C. 21,076 MeV. D. 200,025 MeV. Câu 26. Cho phản ứng hạt nhân 17 Cl p 18 Ar n . Khối lượng của các hạt nhân là m(Ar) = 37 37 36,956889 u, m(Cl) = 36,956563 u, m(n) = 1,008670 u, m(p) = 1,007276 u và 1 u 931 MeV / c2 . Năng lượng mà phản ứng này tỏa ra hay thu vào là bao nhiêu? A. Tỏa ra 1,60132 MeV. B. Thu vào 1,60132 MeV. 19 C. Tỏa ra 2,56.10 J. D. Thu vào 2,56.1019 J. Câu 27. Cho phản ứng hạt nhân 27 Al 30 P n . Khối lượng của các hạt nhân là 13 15 m α = 4, 0015 u ; m Al = 26,97432 u ; m P = 29,97005 u ; m n = 1, 008670 u ;1 u = 931 MeV / c 2 . Năng trang 15
- lượng mà phản ứng này tỏa ra hoặc thu vào là A. Tỏa ra 2,7 MeV. B. Thu vào 2,7 MeV. 11 C. Tỏa ra 1, 21.10 J. D. Thu vào 1, 21.1011 J. Câu 28. Sự phân hạch của hạt nhân urani ( 235 U ) khi hấp thụ một nơtron chậm xảy ra theo nhiều cách. 92 Một trong các cách đó được cho bởi phương trình 0 n 235 U 140 Xe 94 Sr k 0 n . Số nơtron được 1 92 54 38 1 tạo ra trong phản ứng này là A. k = 3. B. k = 6. C. k = 4. D. k = 2. *Mức độ vận dụngcao Câu 29. Cho phản ứng hạt nhân 3 H 2 H n 17, 6 MeV . Biết N A 6, 02.1023 / mol . Năng 1 1 lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g khí heli từ phản ứng trên là A. 423,808.103 J . B. 503, 272.103 J . C. 423,808.109 J . D. 503, 272.109 J . Câu 30. Hạt nhân triti (T) và đơteri (D) tham gia phản ứng nhiệt hạch sinh ra hạt α và hạt nơtrôn. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân triti là ΔmT = 0,0087u, của hạt nhân đơteri là ΔmD = 0,0024u, của hạt nhân X là Δmα = 0,0305u; 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng toả ra từ phản ứng trên là bao nhiêu? A. 18,0614 MeV. B. 38,7296 MeV. C. 18,0614 J. D. 38,7296 J. Câu 31. Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng m B và hạt có khối lượng m . Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt ngay sau phân rã bằng 2 2 m m m m A. B . B. B . C. . D. . m m mB mB Câu 32. Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng? A. v 2 m 2 K1 . B. v1 m 2 K1 . C. v1 m1 K1 . D. v1 m 2 K 2 . v1 m1 K2 v2 m1 K2 v2 m2 K2 v2 m1 K1 Câu 33. Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt phát ra tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng 4v 2v 4v 2v A. B. C. D. A 4 A4 A4 A 4 Câu 34. Bắn một prôtôn vào hạt nhân 7 Li đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau 3 bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ độ của hạt nhân X là A. 4. B. 1/2. C. 2. D. 1/4 23 Câu 35. Một proton có động năng là 5,6MeV bắn vào hạt nhân 11 Na đang đứng yên tạo ra hạt và hạt X. Biết động năng của hạt là 4,2MeV và tốc độ của hạt bằng hai lần tốc độ của hạt X. Năng lượng tỏa ra của phản ứng bằng bao nhiêu? Lấy khối lượng gần đúng của các hạt nhân tính bằng đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. A. E 2,56MeV B. E 3,85MeV C. E 1,64MeV D. E 3,06MeV Câu 36. Người ta dùng prôtôn có động năng Kp = 5,45 MeV bắn phá vào hạt nhân 4 Be đứng 9 yên sinh ra hạt và hạt nhân Li. Biết rằng hạt sinh ra có động năng 4MeV và chuyển động theo phương vuông góc với phương chuyển động của prôtôn ban đầu. Động năng của hạt nhân Li mới sinh ra là (lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối của nó): A. 3,575 MeV B. 3,375 MeV C. 6,775 MeV D. 4,565 MeV Câu 37. Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 4 Be đang đứng yên. Phản 9 ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng trang 16
- A. 3,125 MeV. B. 4,225 MeV. C. 1,145 MeV. D. 2,125 MeV. Câu 38. Cho hạt α bắn phá vào hạt nhân 7 N đứng yên gây ra phản ứng: 14 N 1 H 17O . Ta 14 7 1 8 thấy hai hạt nhân sinh ra có cùng vận tốc (cả hướng và độ lớn) thì động năng của hạt α là 1,56Mev. Xem khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u (1u 1,66.10-27 kg) gần đúng bằng số khối của nó. Năng lượng của phản ứng hạt nhân là: A. -1,21MeV B. -2,11MeV C. 1,67MeV D. 1,21MeV Câu 39. Dùng p có động năng K1 bắn vào hạt nhân 4 Be đứng yên gây ra phản ứng: 9 p 4 Be 3 Li . Phản ứng này tỏa ra năng lượng bằng Q 2,125MeV . Hạt nhân và hạt 3 Li 9 6 6 bay ra với các động năng lần lượt bằng K2 4MeV và K3 3,575MeV . Tính góc giữa các hướng chuyển động của hạt và hạt p (lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân, tính theo đơn vị u, bằng số khối của nó). Cho 1u 931,5MeV / c2 A. 450 B. 900 C. 750 D. 1200 Câu 40. Một lò phản ứng phân hạch có công suất 200 MW. Cho rằng toàn bộ năng lượng mà lò phản ứng này sinh ra đều do sự phân hạch của 235U và đồng vị này chỉ bị tiêu hao bởi quá trình phân hạch. Coi mỗi năm có 365 ngày; mỗi phân hạch sinh ra 200 MeV; số A-vô-ga-đrô NA=6,02.1023 mol-1. Khối lượng 235U mà lò phản ứng tiêu thụ trong 3 năm là A. 461,6 kg. B. 461,6 g. C. 230,8 kg. D. 230,8 g. Phóng xạ *Mức độ biết, hiểu Câu 41. Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ. C. Chu kỳ phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó. D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ. Câu 42. Với T là chu kỳ bán rã, λ là hằng số phóng xạ của một chất phóng xạ. Coi ln2 = 0,693, mối liên hệ giữa T và λ là ln 2 ln A. T . B. T . C. T . D. T ln 2 . 2 0, 693 Câu 43. Gọi N0 là số hạt nhân của một chất phóng xạ ở thời điểm t = 0 và là hằng số phóng xạ của nó. Theo định luật phóng xạ, công thức tính số hạt nhân chưa phân rã của chất phóng xạ ở thời điểm t là A. N N0et . B. N N 0 ln 2e t . 1 C. N N 0 e t . D. N N0et . 2 Câu 44. Khi nói về tia , phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Tia là dòng các hạt trung hòa về điện. B. Tia có khả năng ion hóa không khí. C. Tia là dòng các hạt prôtôn. D. Trong chân không, tia có vận tốc bằng 3.108 m / s . Câu 45. Trong các tia sau, tia nào là dòng các hạt không mang điện tích? A. Tia γ. B. Tia . C. Tia . D. Tia . Câu 46. Cho các tia phóng xạ , , , đi vào một điện trường đều theo phương vuông góc với các đường sức. Tia không bị lệch hướng trong điện trường là A. tia B. tia . C. tia . D. tia . *Mức độ vận dụng thấp Câu 47. Pôlôni 210 Po phóng xạ theo phương trình 210 Po A X 206 Pb . Hạt X là 84 84 Z 82 0 A. 1 e. B. 4 He . 2 3 C. 2 He . D. 0 e . 1 Câu 48. Từ hạt nhân 226 Ra phóng ra 3 hạt và 1 hạt trong một chuỗi phóng xạ liên tiếp. Khi đó 88 hạt nhân tạo thành là A. 214 Bi . 83 B. 207 Pb . 82 C. 210 Po . 84 D. 222 Rn . 86 trang 17
- Câu 49. Chất phóng xạ 210 84 Po phát ra tia và biến đổi thành 206 82 Pb . Biết khối lượng các hạt là mPb 205,9744 u ; mPo 209,9828 u ; m 4,0026 u . Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân Po phân rã là A. 4,8 MeV. B. 5,4 MeV. C. 5,9 MeV. D. 6,2 MeV. Câu 50. Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã T. Cứ sau một khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian đó bằng ba lần số hạt nhân còn lại của đồng vị ấy? A. 2T. B. 3T. C. 0,5T. D. T. Câu 51. Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau một năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là N N N N A. 0 . B. 0 . C. 0 . D. 0 . 6 16 9 4 Câu 52. Ban đầu có một lượng chất phóng xạ nguyên chất của nguyên tố X, có chu kỳ bán rã là T. sau thời gian t = 3 T, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác và số hạt nhân còn lại của chất phóng xạ X bằng A. 8. B. 7. C. 1/7. D. 1/8. Câu 53. Gọi τ là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi bốn lần. Sau thời gian 2τ số hạt nhân còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu? A. 25,25%. B. 93,75%. C. 6,25%. D. 13,50%. Câu 54. Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kỳ bán rã của đồng vị đó bằng A. 0,5 giờ. B. 1 giờ. C. 1,5 giờ. D. 2 giờ. Câu 55. Hạt nhân urani 92U sau một chuỗi phân rã, biến đổi thành hạt nhân chì 206 Pb . Trong quá 238 82 trình đó, chu kì bán rã của U biến đổi thành hạt nhân chì là 4,47.109 năm. Một khối đá được 238 92 phát hiện có chứa 1,188.1020 hạt nhân U và 6,239.1018 hạt nhân 238 92 206 82 Pb . Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của 238 U. 92 Tuổi của khối đá khi được phát hiện là A. 3,3.108 năm. B. 6,3.109 năm. C. 3,5.107 năm. D. 2,5.106 năm. *Vận dụng cấp độ cao Câu 56. Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2 = t1 + 100 (s) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là A. 50 s. B. 25 s. C. 400 s. D. 200 s. Câu 57. Chất phóng xạ pôlôni 84 Po phát ra tia và biến đổi thành chì 206 Pb . Cho chu kì của 210 82 210 84 Po là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni chuyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 1 . Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số 3 hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là A. 1 . B. 1 . C. 1 . D. 1 . 9 16 15 25 Câu 58. Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 t1 2T thì tỉ lệ đó là A. k + 4. B. 4k/3. C. 4k+3. D. 4k. Câu 59. Hạt nhân Z1 X phóng xạ và biến thành một hạt nhân Z2 Y bền. Coi khối lượng của hạt nhân X, A1 A2 Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Biết chất phóng xạ A1 Z1 X có chu kỳ bán rã là T. Ban đầu có một khối lượng chất A1 Z1 X , sau 2 chu kỳ bán rã thì tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là A A A2 A1 A. 3 1 . B. 3 2 . C. 4 . D. 4 . A2 A1 A1 A2 trang 18
- Câu 60. Magiê 12 Mg phóng xạ với chu kì bán rã là T, lúc t1 độ phóng xạ của một mẫu magie là 27 2,4.106Bq. Vào lúc t2 độ phóng xạ của mẫu magiê đó là 8.105Bq. Số hạt nhân bị phân rã từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 là 13,85.108 hạt nhân. Tìm chu kì bán rã T A. T = 12 phút B. T = 15 phút C. T = 10 phút D.T = 16 phút trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn