intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì II năm học 2018-2019 môn Hóa học lớp 11

Chia sẻ: Bệnh Bệnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II năm học 2018-2019 môn Hóa học lớp 11" sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì II năm học 2018-2019 môn Hóa học lớp 11

  1. TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II        TỔ HÓA HỌC NĂM HỌC 2018­2019 HÓA HỌC LỚP 11 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ ­ Nắm các khái niệm và nhận biết được hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, cách phân loại. ­ Phân tích định tính, phân tích định lượng các hợp chất hữu cơ. ­ Nội dung thuyết cấu tạo hóa học, các cách biểu diễn CTCT. ­ Cách thiết lập CTĐGN, CTPT. Chương 5. Hidrocacbon no (ankan) ­ Khái niệm ankan, đồng phân, danh pháp. ­ Tính chất hóa học: phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá. ­ Phương pháp điều chế: từ CH3COOH, Al4C3. Chương 6. Hidrocacbon không no (anken, ankadien, ankin) ­ Khái niệm, công thức chung, đồng phân, danh pháp của anken, ankadien, ankin. ­ Tính chất hóa học: phản ứng cộng, trùng hợp, oxh, phản ứng thế (ank­1­in), quy tắc cộng M.C. ­ Phương pháp điều chế anken, ankin. ­ Nhận biết anken, ankin. Chương 7. Hidrocacbon thơm (benzen, ankyl benzen, stiren) ­ Khái niệm, công thức chung, đồng phân, danh pháp. ­ Tính chất hóa học: điều kiện phản ứng và quy luật thế H trong vòng benzen. ­ Tính chất hóa học của stiren (tương tự anken) ­ Nhận biết benzen, ankylbenzen, stiren bằng dung dịch KMnO4. Chương 8. Ancol, phenol ­ Khái niệm ancol, phenol, nhóm OH ancol, OH phenol. ­ Đồng phân, danh pháp, bậc ancol. ­ Tính chất hóa học ancol: phản ứng thế H, thế nhóm OH, tách nước, oxi hóa. ­ Tính chất hóa học của phenol: tính axit yếu, phản ứng thế H trong vòng benzen. ­ Nhận biết glixerol, phenol. Chương 9. Anđehit, xeton, axit cacboxylic ­ Khái niệm anđehit, axit cacboxylic ­ Đồng phân, danh pháp và tính chất vật lí: anđehit, axit cacboxylic. ­ Tính chất hóa học anđehit: Vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá.  ­ Tính chất hóa học axit cacboxylic: tính axit và phản ứng thế nhóm –OH. ­ Điều chế và ứng dụng: anđehit, axit cacboxylic. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Đồng Phân – Danh Pháp Bài 1: Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học (nếu có) và gọi tên của: a. Anken có CTPT C5H10 ;  b. Ankin C5H8 ; c. HC thơm C8H10, C9H12;  d. Ancol C5H12O, C5H10O;  e. Hợp chất thơm có CTPT C8H8O Bài 2: Viết đồng phân cấu tạo và gọi tên anđehit của C4H8O ; C4H6O Dạng 2: Viết PTHH Bài 3: Hoàn thành các PTHH và gọi tên sản phẩm: a. isopentan + clo (1:1)  b. vinyl axetilen + H2 (Pd/PbCO3) c. 2­metylbut­2­en + dd Br2 d. toluen + Cl2 (Fe, to) e. propilen + dd KMnO4  f. toluen + dd KMnnO4 (to) g. butan­2­ol + CuO (to) h. propan­1­ol + H2SO4 đặc (180oC) i. stiren + dd Br2 j. phenol + dd Br2 k. andehit axetic + AgNO3/NH3 l. propan­1­ol + CuO (t0) Bài 4: Viết PTPƯ theo sơ đồ chuyển hóa:  a. C4H10   CH4   C2H2   C6H6   6.6.6                                                            Vinyl clorua   P.V.C b.                                   Bạc axetilua → axetilen                                                 CaCO3 → CaO → CaC2 → C2H2 → etilen → PE
  2.                                                                                         vinyl clorua → PVC c. propan­2­ ol   C3H6   alyl clorua   ancol alylic   2,3­dibrom propan – 1­ol   glixerol   đồng (II) glixerat Dạng 3: Nhận biết – Tách chất Bài 5: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn: a. benzen, hex – 1 – en, hex – 1 – in b. benzen, ancol etylic, dung dịch phenol, dung dịch CH3COOH. c. axetilen, but­2­in, butan, khí sufuro d. phenol (lỏng), ancol etylic, andehit axetic, axit axetic và glixerol e. Benzen, toluen, stiren. f. benzen, toluen, hex – 1 – in Dạng 4: Bài toán xác định CTPT * Dựa vào phản ứng đốt cháy Bài 6: Đốt cháy 2,7g một ankin sau đó cho sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư thấy tạo ra 20g kết tủa. a. Xác định CTPT và gọi tên các đồng phân của A. b. Khi cho A tác dụng với HCl (1:1) ta chỉ thu được 1 sản phẩm. Cho biết CTCT của A. ĐS: a/ C4H6                    b/ but – 2 – in  Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp của nhau thu được 0,3 mol CO2 và 7,65 g H2O. Mặt khác nếu  cho m gam hỗn hợp 2 ancol trên tác dụng với Na thì thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Xác định CTCT đúng của 2 ancol trên.          ĐS: C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2 Bài 8: Đốt cháy 5,2g hỗn hợp X gồm 2 ankan kế tiếp nhau thu được 15,4g CO2. Xác định CTPT mỗi ankan và tính % của  hỗn hợp X theo thể tích và theo khối lượng. ĐS: C2H6 %V = 66,67%, %m = 57,7%và C3H8 %V = 33,33%, %m = 42,3% * Dựa vào tính chất  Bài 9: Cho 8,8g ankan A phản ứng với clo trong điều kiện có askt thu được 15,7g dẫn xuất monoclo B. Tìm công thức phân   tử và gọi tên A, B.  ĐS: C3H8 Bài 10: Cho 1,83g hỗn hợp 2 anken qua dd Br2 dư thấy khối lượng brom tham gia phản ứng là 8g. a. Tính tổng số mol của 2 anken trong hỗn hợp b. Tìm CTPT của 2 anken biết rằng chúng là 2 đồng đẳng liên tiếp c. Đốt cháy hoàn toàn 0,91g hỗn hợp thì thể tích oxi cần dùng là bao nhiêu lít (đktc)? ĐS: a/ 0,05 mol                             b/ C2H4  ­ C3H6                        c/ 2,184 lit Bài 11: Cho 2,8g ankin A tác dụng hết với dd AgNO3/NH3 dư thấy tạo ra 10,29g kết tủa. a. Xác định CTCT và gọi tên A. b. Tính thể tích dd AgNO3 0,5M cần dùng.           ĐS: a/ C3H4                        b/ 0,14 lit Bài 12: Một hỗn hợp A gồm glyxeriol và 1 ancol đơn chức. Lấy 20,3 gam A phản ứng với Na dư thu được 5,04 lít H2 (đktc).  Mặt khác 8,12 gam A hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. Xác định CTPT, CTCT của ancol đơn chức trong A.   ĐS:C4H9OH                                                      Bài 13: Đề hydrat 7,6 gam hỗn hợp hai ancol thu được 3,36 lít khí (đktc) hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Mặt  khác, oxy hoá hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này rồi dẫn sản phẩm thu được lần lượt qua bình 1 đựng axit sunfuric đậm đặc  và bình 2 đựng nước vôi trong dư thì bình 1 tăng a gam, bình 2 tạo b gam kết tủa trắng. Xác định CTPT, CTCT hai ancol và  tính a, b. Cho biết các phản ứng 100%. ĐS: C2H5OH – C3H7OH,  a = 9g, b = 35g Dạng 5: Bài toán hỗn hợp Bài 14: Cho 30 lít hỗn hợp gồm metan và etylen (đkc) đi qua dd Br2 dư, sau phản ứng khối lượng bình tăng thêm 15g. Tính  thành phần % thể tích của hỗn hợp ban đầu. ĐS: 60% ­ 40% Bài 15: Một hỗn hợp khí gồm metan, etilen và axetilen. Dẫn 13,44 lít (đkc) hỗn hợp khí đó lần lượt đi qua bình 1 chứa dd  AgNO3/NH3 dư rồi qua bình 2 đựng dd Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 thu được 24g kết tủa, khối lượng bình 2 tăng thêm 5,6g.  Tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp trên. ĐS: 50% ­ 33,33% ­ 16,67% Bài 16: Nitro hóa 500cm3 benzen lỏng ( d=0,9) bằng dd HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc thì hiệu suất đạt 80%. Tính khối  lượng nitro benzen được tạo thành. ĐS: 567,69 gam Bài 17: Cho 16,6g hỗn hợp ancol etylic và ancol propylic phản ứng hết với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đkc). Tính % khối  lượng mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu. ĐS: 27,71% ­ 72,29% Bài 18: Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn  hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với  một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là? ĐS: 8,5gam Bài 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:  TN 1 : Trộn 0,015 mol rượu no X với 0,02 mol rượu no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2.  TN 2 : Trộn 0,02 mol rượu X với 0,015 mol rượu Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít  H2.  Thí nghiệm  3 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp rượu như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua 
  3. bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc. Xác định công thức 2  ancol? ĐS: C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3. C. MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Khi brom hóa một ankan chỉ  thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ  khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của   ankan đó là:  A. 3,3­đimetylhecxan. C. isopentan. B. 2,2­đimetylpropan. D. 2,2,3­trimetylpentan 2. Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong   điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:  A. 3­metylpentan. B. 2,3­đimetylbutan. C. 2­metylpropan. D. butan. 3. Dãy chất nào dưới đây có thành phần % các nguyên tố không thay đổi khi số nguyên tử cacbon trong phân tử biến đổi: A. Anken     B. Ankin    C. Ankan     D. Ankadien 4. Khi đốt cháy ankan thu được H2O và CO2 với tỷ lệ mol tương ứng biến đổi như sau: A. tăng từ 2 đến + . B. giảm từ 2 đến 1. C. tăng từ 1 đến 2. D. giảm từ 1 đến 0. 5. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là: A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2. B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2. 6. Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken thu được chỉ thu được 2 ancol. X gồm A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.  B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3. C. B hoặc D. D. CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3. 7. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng  giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1) ? A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2. B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.     C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br. D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br. 8. Một hỗn hợp gồm 2 ankin khi đốt cháy cho ra 13,2 gam CO 2 và 3,6 gam H2O. Khối lượng brom có thể cộng vào hỗn hợp   trên        A. 16 gam.           B. 24 gam. C. 32 gam. D. 4 gam. 9. Cho sơ đồ chuyển hoá : CH4      C2H2     X    Y    Z     PVC. Công thức cấu tạo phù hợp của X, Z trong sơ đồ trên lần  lượt là: A. CH2=CH2; CH2=CHCl. B. CH2=CHCl;CH2Cl­CH2Cl. C. CH2Cl­CH2Cl;CH2=CHCl. D. CH2=CH2;CH2Cl­CH2Cl. 10. Tiên hanh trung h ́ ̀ ̀ ợp 10,4 gam stiren được hôn h ̃ ợp X gôm polistiren va stiren (d ̀ ̀ ư). Cho X tac dung v ́ ̣ ơi 200 ml dung dich ́ ̣   Br2 0,15M, sau đo cho dung KI d ́ ư vao thây xuât hiên 1,27 gam iot. Hiêu suât trung h ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ợp stiren là :  A. 60%. B. 75%. C. 80%.             D. 83,33%. 11. Có 3 bình  mất nhãn đựng các dung dịch riêng biệt sau: etylbenzen,vinylbenzen, phenylaxetilen. Dùng hoá chất nào sau đây  để nhận biết các chất trên A. dung dịch nước brom B. dung dịch nước brom, dung dịch AgNO3/ NH3 C. dung dịch thuốc tím          D. Quỳ tím 12. Hỗn hợp X gồm 1 ankin ở thể khí và hiđro có tỉ khối hơi so với CH 4 là 0,425. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni  để  phản  ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ  khối hơi so với CH 4 là 0,8. Cho Y đi qua bình đựng dung dịch brom dư,   khối lượng bình tăng lên bao nhiêu gam?  A. 8. B. 16. C. 0. D. 12. 13.  Đề  hiđro hoá etylbenzen ta  được stiren; trùng hợp stiren ta  được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng   etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là: A.13,52 tấn.       B. 10,6 tấn.       C. 13,25 tấn.            D. 14,91 tấn. 14. Hỗn hợp X gồm C2H2  và H2 có dX/H2 = 5,8. Dẫn X (đktc) qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn   toàn ta được hỗn hợp Y. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X và dY/H2 là:  A. 40% H2; 60% C2H2; 29. B. 40% H2; 60% C2H2 ; 14,5. C. 60% H2; 40% C2H2 ; 29. D. 60% H2; 40% C2H2 ; 14,5. 15. Số đồng phân có công thức phân tử C7H8O tác dụng được với dung dịch Na và NaOH là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 16. Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1: 2.  Công thức cấu tạo thu gọn của X là:  A. C6H5­CH(OH)2.   B. (p)HO­C6H4­CH2OH.   C. CH3 ­C6H3(OH)2.   D. (o)HO­C6H4­CH2OH. 17. X có công thức phân tử là C4H6O2, X làm mất màu dung dịch Br2, X không tráng gương và tác dụng với NaHCO3 tạo khí,  X có đồng phân lập thể. Công thức thu gọn của X là: A. CH2=CHCH2COOH    B. CH2OHCH2CH2CHO  C. CH3CH=CHCOOH  D. CH3COCH2CH2OH         
  4. 18. Cho 1,97g fomalin tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 / NH3 được 10,8g Ag. Nồng độ anđehit fomic trong fomalin  này đạt: A. 25,0%                    B. 40,5%                    C. 38,0%                        D. 36,7% 19. Trung hòa 6,72 gam một Axit CH3COOH, cần dùng m gam dung dịch NaOH 2,24% . Giá trị m là:  A. 200 g B. 300 g C. 400 g D. 500 g 20. Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn   toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với   H2 là 8,0. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là: A. 1,20 gam. B. 1,04 gam. C. 1,64 gam. D. 1,32 gam. 21. Tìm câu nhận xét không đúng A. C4H10 có 2 đồng phân cấu tạo B. C4H6 có đồng phân mạch hở C. C7H8O có 5 đồng phân có nhân benzen D. C3H6O có 3 đồng phân mạch hở 22. Cho các phân tử: C6H5OH;  m­ HO­C6H4­CH3; o­ HO­C6H4­CH2OH; CH3­CO­CH3.  p­ HO­CH2­C6H4­CH2OH; HCHO; C6H5­O­CH3; C2H5OH; CH3­COOH; C2H5­CHO; Có x phân tử có ­OH phenol, y phân tử có  ­OH ancol và z phân tử có nhóm chức andehit. Số chất x; y; z nghiệm đúng điều kiện đề cho lần lượt bằng: A. 3; 3; 2 B. 3; 3; 4 C. 4; 3; 2 D. 4; 4; 3 23. Cho các phân tử: CH4; CH2=CH2; HC≡CH; C6H6; C6H5CH3 (toluen); C6H5­OH (phenol); HCHO; C6H5­CH2OH; C3H5(OH)3;  CH3­CH2OH; CH2=CH­CH=CH2. Có x phân tử phản ứng với Na, y phân tử phản ứng với dung dịch NaOH  và z phân tử phản  ứng được với nước brom. Số chất x, y, z nghiệm đúng điều kiện đề cho lần lượt bằng: A. 4; 2; 5 B. 4; 2; 4 C. 4; 2; 3 D. 4; 1; 5 24. Cho các phân tử: CH2OH­CH2­CH2OH; CH3­CH2­OH; CH2(OH)­CH2(OH); C3H5(OH)3; CH3­CHO. Số phân tử tạo phức  với Cu(OH)2 là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 25. Nhựa PE, PS (polistiren) được điều chế từ monome tương ứng: A. CH2=CH2; C6H5­CH3 B. HC≡CH; C6H5­CH=CH2 C. CH2=CH2; C6H5­CH=CH2 D. CH2=CH2; CH2=CH­CH=CH2 26. Khi cho toluen (C6H5­CH3) phản ứng với Cl2 (tỉ lệ mol 1:1, bột sắt xt) thu được sản phẩm hữu cơ có CTCT thu gọn A. o và p Cl­C6H4­CH3 B. m –Cl­C6H4­CH3 C. C6H5­CH2­Cl D. p­Cl­C6H4­CH3 27. Khi cho phenol lần lượt phản ứng với nước brom (vừa đủ); HNO3 dung dịch thu được sản phẩm hữu cơ 2,4,6­ tribromphenol và 2,4,6­trinitrophenol. 2 chất này có CTCT thu gọn lần lượt là: A. C6H5Br3(OH); C6H5(NO2)3(OH) B. C6H2Br(OH); C6H2(NO3)3(OH) C. C6H2Br3(OH); C6H2(NO2)3(OH) D. C6H2Br3(OH); C6H2(NO3)3OH 28. Cho các phân tử:CH3­CH=CH­CH3; CH3­C≡C­CH3; CH3­CH=C(CH3)2; CH3­CH=CH­CHO; ClBrC=CH­Cl. Số phân tử có  đồng phân hình học cis­trans là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 29. Cho C2H4 phản ứng với dung dịch KMnO4/H2O. Tổng hệ số (số nguyên và tối giản) của phản ứng này bằng: A. 15 B. 16 C. 17 D. 14 30. Khi cho CH3­CH=CH2 phản ứng với nước (có H  xt, t ) thu được sản phẩm chính có CTCT thu gọn là: + 0 A. CH3­CH2­CH2OH B. CH3­CH(OH)­CH3 C. CH3­C(OH)=CH2 D. CH3­CH=CH(OH) 31. Khi cho CH3­C(CH3)=CH­CH3 phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính có tên gọi là: A. 2­clo­2­metylbutan B. 2­clo­2­metylbut­1­en C. 2­clo­2­metylbut­2­en D. 2­metyl­2­clobutan 32. Khi cho 2­metylbutan (izopentan) phản ứng với Cl2 (as, 1 : 1) thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 33. Khi cho CH2=CH­CH=CH2 phản ứng với dung dịch brom (1 :1) cộng 1,4 thu được sản phẩm hữu cơ có tên gọi A. 1,4­đibrombutan B. 1,4­điclobut­2­en C. 1,4­điclobut­1­en D. 1,4­clobut­2­en 34. Đun ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1400C thu được sản phẩm hữu cơ (sản phẩm chính) có tên gọi là A. etylen B. đietylete C. đimetylete D. andehit axetic 35. Cho sơ đồ biến hóa:  X  +Y CH3­CH2­CHO. X, Y lần lượt có thể là : A. CH3­CH(OH)­CH3 ; CuO B. CH3­CH2­CH2OH; CuO C. CH3­CO­CH3; CuO D. CH2=CH­CH2OH; H2 36.  2,1 gam một anken đối xứng  (A) phản ứng tối đa 30 ml dung dịch Br2 2,5M. A có CTCT là A. CH3­CH=CH­CH3 B. CH2=CH2     C. CH3­CH=CH2   D. CH3­CH=CH­CH2­CH3 37. Một ankin khí (X) có tỉ khối so với H2 = 20. CTPT của X là A. C2H2 B. C3H6 C. C3H4 D. C4H6 38. 7,2 gam một ancol (Y) (cùng dãy đồng đẳng với ancol metylic) phản ứng với Na dư thu được 0,06 mol khí H2. CTPT của  Y
  5. A. C2H6O B. C3H8O C. C4H10O D. CH4O 39. 13,65 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức no mạch hở  phản  ứng với Na dư  thu được 0,175 mol khí H2. Xác định  CTPT, khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp X A. CH3OH (5,6 gam); C2H5OH (8,05 gam)  B. CH3OH (3,65 gam); C2H5OH (10,0 gam) C. C2H5OH (5,6 gam); C3H7OH (8,05 gam) D. C2H5OH (3,65 gam); C3H7OH (10,0 gam) 40. Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức (X) thu được 0,2 mol CO2 và 0,25 mol nước. Xác định CTPT của X? A. C2H6O B. C3H8O C. C4H10O D. CH4O 41. 0,15 mol axetilen phản ứng tối đa bao nhiêu ml dung dịch Br2 1,0M? A. 150 B. 250 C. 300 D. 200 42. Tính khối lượng kết tủa tạo thành khi cho 3,36 lít (đktc) khí propin phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 22,05 gam B. 22,2 gam C. 24,0 gam D. 24,6 gam 43.Tính khối lượng kết tủa tạo thành (gam) khi cho 11,28 gam phenol phản ứng vừa đủ với nước brom? A. 39,72 B. 39,6 C. 32,8 D. 40,2 44.  Khi cho 23 gam glixerol lần lượt phản  ứng hết với Na dư, Cu(OH) 2.  Thể  tích khí (đktc) tạo thành và khối lượng  Cu(OH)2 phản ứng lần lượt bằng A. 8,4 lít; 24,5 gam B. 8,4 lít; 12,25 gam C. 2,8 lít; 24,5 gam D. 2,8 lít; 12,25 gam 45. Tính khối lượng (gam) dung dịch NaOH 16% cần dùng để trung hòa 0,25 mol phenol A. 165  B. 62,5 C. 50,8 D. 175 46. m gam hỗn hợp gồm ancol etylic và phenol phản ứng tối đa dung dịch chứa 0,12 mol NaOH. Cũng m gam hỗn hợp trên   phản ứng với Na dư thu được 0,25 mol khí H2. Giá trị của m bằng? A. 28,40 B. 28,76 C. 32,40 D. 25,80   47. Cho x gam hỗn hợp gồm ancol propylic và glixerol phản  ứng tối đa 0,15 mol Cu(OH) 2. Cũng x gam hỗn hợp phản  ứng   với Na dư thu được 0,55 mol khí H2. Tính x? A. 29,1 B. 39,6 C. 32,2 D. 32,6 48. Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng:  phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng  cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dd AgNO3 /NH3 A. etan. B. etilen. C. propin. D. but­2­in. H2 SO 4 dac,1700 C +HCl +NaOH,t0  49. Cho sơ đồ chuyển hóa:  X(bâc I) Y Z butan­2­ol . Công thức cấu tạo của X là: A. CH3­CH2­CH2­CH2­Br.    B. CH3­CH2­CH2­OH. C. CH3­CH(CH3)­CH2OH.  D. CH3­CH2­CH2­CH2­OH. 50. Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau  Phần 1 tác dụng   với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất   quá trình oxi hoá CH3OH là 75%. Giá trị của m là : A. 64,8. B. 32,4. C. 129,6. D. 108.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2