TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC<br />
TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP<br />
--------ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN GDCD 12<br />
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
I. Cấu trúc đề kiểm tra<br />
Trắc nghiệm: 100%<br />
II. Nội dung ôn tập<br />
Bài 1: Pháp luật và đời sống<br />
1: Khái niệm pháp luật<br />
2. Bản chất của pháp luật<br />
Bài 2: Thực hiện pháp luật<br />
1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật<br />
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí<br />
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật<br />
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ<br />
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý<br />
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình<br />
2. Bình đẳng trong lao động<br />
3. Bình đẳng trong kinh doanh<br />
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo<br />
1. Bình đẳng giữa các dân tộc<br />
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo<br />
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản<br />
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm<br />
BÀI 1<br />
Câu 1. Pháp luật là?<br />
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cơ quan, đoàn thể ban hành và thực hiện<br />
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.<br />
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực<br />
hiện bằng quyền lực nhà nước.<br />
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa<br />
phương.<br />
Câu 2: Pháp luật có đặc trưng là?<br />
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.<br />
B. Vì sự phát triển của xã hội.<br />
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính<br />
xác định chặt chẽ về mặt hình thức.<br />
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.<br />
Câu 3: Điền vào chỗ trống : Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành<br />
…………… mà nhà nước là đại diện.<br />
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền<br />
<br />
B. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân<br />
C. phù hợp với các quy phạm đạo đức<br />
D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân<br />
Câu 4: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở?<br />
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.<br />
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.<br />
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.<br />
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát<br />
triển của xã hội.<br />
Câu 5: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm?<br />
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.<br />
B. Quy định các hành vi không được làm.<br />
C. Quy định các bổn phận của công dân.<br />
D. Các quy tắc xử sự chung (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)<br />
Câu 6: Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “cha<br />
mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với?<br />
A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.<br />
B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.<br />
C. Nguyện vọng của mọi công dân.<br />
D. Hiến pháp.<br />
Câu 7. Vì sao Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?<br />
A. Vì pháp luật có tính quy phạm phổ biến.<br />
B. Vì pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.<br />
C. Vì Nhà nước thực hiện được quyền lực của mình và kiểm soát được các hoạt động<br />
của mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ.<br />
D. Vì thông qua pháp luật nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức thực hiện ý chí của<br />
mình.<br />
Câu 8: Điểm cơ bản để phân biệt pháp luật và đạo đức là?<br />
A. Tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật<br />
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật<br />
C. Tính ổn định lâu dài của pháp luật<br />
D. Tính đại chúng của pháp luật<br />
Câu 9: Nhận định nào sau đây phản ánh rõ mối quan hệ giữa đạo đức và pháp<br />
luật?<br />
A. Đạo đức hình thành trước pháp luật và chi phối các quy định của pháp luật<br />
B. Đạo đức và pháp luật cùng song song tồn tại trong một quốc gia<br />
C. Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các giá trị đạo đức phổ quát<br />
D. Đạo đức và pháp luật đều hướng đến việc điều chỉnh hành vi của con người<br />
Câu 10: Một học sinh có hành vi vô lễ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thầy,<br />
cô giáo; hành vi này là vi phạm?<br />
A. Là hành vi vi phạm nghiêm trọng về đạo đức<br />
B. Là hành vi vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường<br />
C. Là hành vi vi phạm trong các hành vi không được làm của học sinh<br />
D. Vi phạm cả các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.<br />
Câu 11: Hành vi nào sau đây thể hiện việc không tôn trọng pháp luật, đạo đức?<br />
A. Học sinh đi học về biết chào cha mẹ<br />
B. Học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy<br />
C. Học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường<br />
D. Học sinh thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, thi cử.<br />
Câu 12: Khoản 1, Điều 9 - Luật HN & GĐ 2014 quy định: "Việc kết hôn phải<br />
được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định<br />
của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy<br />
<br />
định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý". Quy định này thể hiện đặc<br />
trưng nào của pháp luật?<br />
A. Tính quy phạm phổ biến<br />
B. Tất cả các đặc trưng của pháp luật<br />
C. Tính quyền lực bắt buộc chung<br />
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức<br />
Câu 13. Vai trò của pháp luật là?<br />
A. Để người dân tự do làm theo pháp luật<br />
B. Để nhà nước quản lí xã hội và công dân bảo vệ lợi ích hợp pháp<br />
C. Để duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền<br />
D. Để nhà nước quản lí xã hội<br />
Câu 14. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của:<br />
A. Giai cấp công nhân.<br />
B. Giai cấp nông dân.<br />
C. Giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động.<br />
D. Tất cả mọi người trong xã hội.<br />
Câu 15. Để quản lý xã hội bằng pháp luật Nhà nước cần làm gì?<br />
A. Trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật<br />
B. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật trong phạm vi cả nước<br />
C. Ban hành hệ thống pháp luật<br />
D. Tổ chức thực hiện pháp luật<br />
BÀI 2<br />
Câu 1 : Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng<br />
nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì?<br />
A. Vi phạm pháp luật hành chánh.<br />
B. Vi phạm pháp luật hình sự.<br />
C. Bị xử phạt vi phạm hành chánh.<br />
D. Vi phạm pháp luật dân sự.<br />
Câu 2 : Các tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm),<br />
làm những gì pháp luật cho phép là?<br />
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng<br />
pháp luật.<br />
Câu 3 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm),<br />
làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là?<br />
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng<br />
pháp luật.<br />
Câu 4 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là?<br />
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng<br />
pháp luật.<br />
Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà<br />
mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là?<br />
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.<br />
B. Từ 18 tuổi trở lên.<br />
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.<br />
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.<br />
Tham khảo: (Điềm a Khoản 1 Điều 6 - Luật xử lý vi phạm hành chính).<br />
Câu 6: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới<br />
………..<br />
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.<br />
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.<br />
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. Quy tắc kỷ luật của cơ quan, đơn vị.<br />
Câu 7 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có<br />
độ tuổi theo quy định của pháp luật là?<br />
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.<br />
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.<br />
C. Từ 18 tuổi trở lên.<br />
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.<br />
Tham khảo: Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)<br />
<br />
Câu 8: Vi phạm pháp luật là?<br />
A. Hành vi trái pháp luật, thực hiện không đúng những việc mà pháp luật quy định<br />
phải làm<br />
B. Hành vi trái pháp luật, thực hiện những việc bị pháp luật cấm<br />
C. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,<br />
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ<br />
D. Hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, tập thể<br />
Câu 9: Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật?<br />
A. Hành vi trái pháp luật; có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện<br />
B. Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện<br />
C. Hành vi của chủ thể thực hiện pháp luật trái với quy định của pháp luật và phải có<br />
lỗi<br />
D. Hành vi của chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý<br />
Câu 10. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?<br />
A. Thực hiện quyền kinh doanh<br />
B. Không cho con đi học<br />
C. Không săn bắt động vật quý hiếm<br />
D. Cấp cứu người bị nạn<br />
Câu 11. Hành vi vi phạm pháp luật có thể là?<br />
A. Hành động<br />
B. Không hành động<br />
C. Hành động hoặc không hành động<br />
D. Ý nghĩ<br />
Câu 12. Mục đích của việc quy trách nhiệm pháp lý cho chủ thể vi phạm pháp<br />
luật nhằm?<br />
A. Răn đe người khác<br />
B. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật<br />
C. Đảm bảo an toàn cho xã hội<br />
D. Chấm dứt hành vi VPPL, răn đe người khác.<br />
Câu 13. Chủ thể vi phạm pháp luật bị coi là "tội phạm" khi?<br />
A. Thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự<br />
B. Thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia<br />
C. Khi tòa án tuyên án là có tội và bản án có hiệu lực pháp luật<br />
D. Khi tòa tuyên chủ thể vi phạm pháp luật là "có tội"<br />
Câu 14. Điểm khác biệt cơ bản giữa Trách nhiệm pháp lý và các loại trách nhiệm<br />
xã hội khác của công dân là?<br />
A. Trách nhiệm pháp lý được quy định rõ ràng, cụ thể trong hệ thống pháp luật<br />
B. Không có điểm khác biệt<br />
C. Trách nhiệm pháp lý có nội dung nhỏ hơn và nằm trong các loại trách nhiệm của<br />
công dân<br />
D. Trách nhiệm pháp lý mang tính chất bắt buộc.<br />
Câu 15. Một trong những điểm khác nhau giữa "áp dụng pháp luật" và các hình<br />
thức thực hiện pháp luật khác là?<br />
A. Khác nhau về chủ thể, chủ thể áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà<br />
nước có thẩm quyền; chủ thể thực hiện ở các hình thức thực hiện pháp luật khác là các<br />
cá nhân, tổ chức.<br />
B. Đều là quá trình làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành<br />
hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức do đó không có điểm phân biệt.<br />
C. Việc áp dụng pháp luật không thể tiến hành một cách tùy tiện mà được quy định rõ<br />
ràng, cụ thể tại các văn bản luật liên quan đến nội dung được áp dụng<br />
D. Các hình thức thực hiện pháp luật khác đều có thể thực hiện hoặc không thực hiện<br />
theo ý chí, mong muốn của các cá nhân, tổ chức.<br />
Câu 16. Khi nhìn thấy một con thú hoang đang ẩn nấp gần anh B, anh A (18<br />
tuổi) cho rằng với khả năng của mình thì không thể bắn trượt con thú vì thế anh<br />
đã không do dự nổ súng, kết quả là anh B bị thương. Hành vi của anh A có phải<br />
là hành vi vi phạm pháp luật không? vì sao?<br />
<br />
A. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm pháp luật vì hội đủ các dấu hiệu của một<br />
hành vi vi phạm pháp luật.<br />
B. Hành vi của anh A không phải do cố ý nên đây không phải là hành vi vi phạm pháp<br />
luật.<br />
C. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm pháp luật vì quá tự tin vào khả năng của<br />
mình nên gây ra hậu quả đáng tiếc.<br />
D. Hành vi của anh A không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì đây là sự việc anh A<br />
không mong muốn xảy ra.<br />
Câu 17: Người kinh doanh thực hiện việc nộp thuế cho Nhà nước là thực hiện<br />
hình thức thực hiện pháp luật nào<br />
A. Tuân thủ pháp luât<br />
B. Thi hành pháp luật<br />
C. Sử dụng pháp luật<br />
D. Áp dụng pháp luật<br />
Câu 18. Khi đến kỳ bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Anh A đã<br />
tham gia bầu cử tại tổ bầu cử của địa phương. Anh A đã thực hiện hình thức<br />
thực hiện pháp luật nào<br />
A. Áp dụng pháp luật<br />
B. Tuân thủ pháp luật<br />
C. Sử dụng pháp luật<br />
D. Thi hành pháp luật<br />
Câu 19. Việc làm sau đây thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào: "Cơ quan<br />
cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực<br />
giao thông theo quy định của pháp luật giao thông"?<br />
A. Sử dụng pháp luật<br />
B. Thi hành pháp luật<br />
C. Tuân thủ pháp luật<br />
D. Áp dụng pháp luật<br />
Câu 20: Học sinh A vi phạm nội quy của Nhà trường, học sinh A phải chịu trách<br />
nhiệm?<br />
A. Trách nhiệm hành chính<br />
B. Trách nhiệm kỷ luật<br />
C. Trách nhiệm dân sự<br />
D. Trách nhiệm hình sự<br />
Câu 21Thế nào là tôn trọng pháp luật?<br />
A. Đấu tranh bảo vệ quyền lợi của bản thân trong mọi trường hợp<br />
B. Làm những gì mà pháp luật cho phép làm<br />
C. Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể<br />
D. Làm những gì mà pháp luật không cấm<br />
Câu 22. Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi?<br />
A. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chủ động, tự giác thực hiện đúng đắn quyền,<br />
nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp, pháp luật.<br />
B. Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có đủ lực lượng để kiểm soát chặt chẽ<br />
C. Làm tốt công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm<br />
D. Hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng đồng bộ<br />
BÀI 3<br />
Câu 1. Khoản 1, Điều 16 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />
(2013) quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Điều này có nghĩa<br />
là?<br />
A. Mọi công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật<br />
B. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính....đều không bị phân biệt<br />
đối xử về việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy<br />
định của pháp luật"<br />
C. Mọi công dân đều có thể căn cứ vào pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp<br />
của mình<br />
D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền<br />
hợp pháp của người khác<br />
Câu 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là?<br />
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.<br />
<br />