Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 10 học kì I – THPT Đức Trọng
lượt xem 49
download
Mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 10 học kì I – THPT Đức Trọng”. Đề cương ôn tập lý thuyết, các câu hỏi trắc nghiệm về vai trò của nông, lâm ngư nghiệp, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, sâu bệnh hại cây trồng sẽ giúp các bạn nắm chắc phần lý thuyết, làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 10 học kì I – THPT Đức Trọng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 HỌC KÌ I – THPT ĐỨC TRỌNG I. HÌNH THỨC RA ĐỀ Theo sự thống nhất của lớp tập huấn hè 2012, bộ môn Công nghệ 10 sẽ tiến hành kiểm tra học kì dưới hình thức TNKQ 100%. Nội dung kiểm tra bao quát tất cả các phần đã học (giống cây trồng, đất trồng và phân bón). Đề nghị học sinh khối 10 lưu ý để ôn tập tốt II. MỘT SỐ THƠNG TIN LIN QUAN BI HỌC 1. Thông tin bổ sung về vai trò của nông, lâm ngư nghiệp - Năm 2010/2011, Việt nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau thái lan - Tính đến tháng 9/2012, Việt nam tạm thời đứng vị trí thứ nhất thế giới trong xuất khẩu gạo. - Sáu tháng đầu năm 2013 Việt nam vẫn giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu lương thực. a. Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 (đơn vị: nghìn tấn) b. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam 6 tháng đầu năm 2013 ( đơn vị triệu tấn)
- c. Các sản phẩm xuất khẩu lương thực của ngành nông nghiệp Việt nam năm 2013 d.. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc ngành nông- lâm nghiệp: gồm sắn, gạo, chè, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, gỗ … 2.. Thông tin bổ sung về ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào Sản phẩm ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Đà lạt :
- - Các giống hoa: “…cây giống hoa các loại như hồng môn, cúc, salem, đồng tiền, cẩm chướng, layơn, sao tím, bibi, tuylip... và cả dâu tây cho thị trường giống cả nước”. - Khoai tây xử lý bằng đốt dâm - Chuối tây lấy mẫu từ đỉnh sinh trưởng … 3. Thông tin bổ sung về sâu bệnh hại cây trồng A. Sâu hại cây trồng a. Sâu hại cây trồng + Sâu có kiểu miệng nhai: Sâu róm, sâu đục thân, sâu xanh, sâu tơ, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa, họ vòi voi, cào cào, châu chấu … + Sâu có kiểu miệng chích hút: Ve sầu, bọ xít, đen, bọ xít gai, rệp sáp , ruồi đục quả, nhện ống, rầy chổng cánh, rầy nâu … b. Những côn trùng có ích (thiên địch) + Thiên địch nhóm ăn thịt: bọ ngựa, nhện lùn, nhện chân dài, bọ rùa đỏ, bọ cánh cứng, dế nhảy … + Thiên địch nhóm ký sinh: ong đen kén trắng, ong xanh, ong mắt đỏ, ong đa phôi, kiến lửa … B. Bệnh hại cây trồng: do vi sinh vật gây nên + Bệnh do vi khuẩn : bệnh đốm lá, bệnh thối thân lá, bệnh bạc lá lúa… + Bệnh do nấm gây nên: bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh phấn trắng, bệnh héo rủ cây, bệnh thối bẹ + Bệnh do vi rút gây nên: bệnh xoăn lá cà chua, khoai tây, bệnh vàng lùn ở lúa, … III. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1 : Trong biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm ở nước ta năm 2004, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ a. 21,7% b. 27,2% c. 38,2% d. 24,5% Câu 2 : Trong biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động xã hội ở nước ta năm 2004, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ a. 58,8% b. 71,2% c. 68,3% d. 64,5% Câu 3: Xuất khẩu gao của Việt nam mùa vụ 2010 là a. 7000 nghìn tấn b. 6730 nghìn tấn c. 4506 nghìn tấn d. 6000 nghìn tấn Câu 4: Các sản phẩm xuất khẩu lương thực của ngành nông nghiệp Việt nam năm 2013 là a. ngô, khoai lang, khoai tây b. lúa gạo, cà phê, chè c. lúa mạch, khoai lang, hạt điều d. lúa gạo, hạt tiêu, cao su Câu 5: Các giống cây trồng cần phải trải qua công tác khảo nghiệm là a. giống nhập nội, giống mới tạo ra qua lai giống hoặc tạo đột biến giống b. giống có biểu hiện suy thoái cần phải phục tráng c. giống cho năng suất và phẩm chất không ổn định d. giống cho năng suất cao và ổn định Câu 6 ; Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là: a. Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới
- b. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không để có hay không nên tiếp tục khảo nghiệm c. Đánh giá giống mới về mọi mặt để đưa giống mới vào sản xuất đại trà. d. Nhằm xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống mới trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà Câu 7: Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo là: a. Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mới vào sản xuất đại trà. b. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không để có hay không nên tiếp tục khảo nghiệm c. Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới d. Nhằm xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống mới trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà Câu 8: Trong sản xuất giống cây trồng, hạt giống nguyên chủng được nhân ra từ a. hạt siêu nguyên chủng b. hạt xác nhận c. hạt giống tác giả d. hạt giống khởi đầu Câu 9: Trong sản xuất giống cây trồng, hạt giống xác nhận được nhân ra từ a. hạt nguyên chủng b. hạt siêu nguyên chủng c. hạt giống tác giả d. hạt giống khởi đầu Câu 10: Hãy sắp xếp các thí nghiệm trong quy trình khảo nghiệm giống cây trồng theo trật tự đúng. 1. Thí nghiệm trên đồng ruộng 2. Thí nghệm kiểm tra kỹ thuật 3. Thí nghiệm so sánh giống 4. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo a. 3 ; 2 ; 4 b. 1; 2 ; 3 c. 3 ; 2 ; 1 d. 2 ; 3 ; 4 Câu 11: Hệ thống sản xuất giống cây trồng có thể tóm tắt: a. Hạt giống Siêu nguyên chủng Nguyên chủng Xác nhận b. Hạt giống Siêu nguyên chủng Xác nhận Nguyên chủng c. Hạt giống nguyên chủng Siêu nguyên chủng Xác nhận d. Hạt giống Nguyên chủng Xác nhận Siêu nguyên chủng Câu 12: Hạt giống được tạo ra từ giống Nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà, đó chính là : a. Giống Xác nhận b. Giống Nguyên chủng c. Giống Siêu nguyên chủng d. Giống Đại trà Câu 13: Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn: a. Hạt tác giả( SNC) Cây ưu tú Siêu nguyên chủng Nguyên chủng Xác nhận b. Vật liệu khởi đầu Cây ưu tú Nguyên chủng Siêu nguyên chủng Xác nhận c. Hạt tác giả( SNC) Cây ưu tú Nguyên chủng Siêu nguyên chủng Xác nhận d. Vật liệu khởi đầu Cây ưu tú Nguyên chủng Siêu nguyên chủng Xác nhận Câu 14 : Xác định tỷ lệ đúng về năng suất và chất lượng giữa ba cấp giống: Siêu nguyên chủng (SNC) ; Nguyên chủng (NC) ; Xác nhận (XN) a. SNC > NC > XN c. NC > SNC > XN b. SNC > NC > XN d. NC > XN > SNC Câu 15 : Xác nhận tỷ lệ đúng độ không thuần khiết về mặt di truyền giữa ba cấp hạt: Siêu nguyên chủng (SNC) ; Nguyên chủng (NC) ; Xác nhận (XN) a. XN > NC > SNC c. SNC > XN > NC b. SNC > NC > XN d. NC > XN > SNC
- Câu 16: Sắp xếp cặp phù hợp giữa các giai đoạn sản xuất hạt giống với các sản phẩm của chúng I. Giai đoạn 1 1. Hạt giống xác nhận II. Giai đoạn 2 2. Hạt giống siêu nguyên chủng III. Giai đoạn 3 3. Hạt giống nguyên chủng a. I – 2 ; II – 3 ; III – 1 c. I – 2 ; II – 1 ; III – 3 b. I -1 ; II - 2 ; III -3 d. I – 3 ; II - 2 ; III – 1 Câu 17 : Trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào, môi trường tạo rễ cho cây cần lưu ý a. bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng b. bổ sung ánh sáng b. bổ sung nhiều nước c. bổ sung thêm nhiều chất đạm Câu 18: Vật liệu nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là: a. Tế bào của mô phân sinh c. Tế bào của mô rễ b. Tế bào của mô lá d. Tế bào của mô lá, rễ Câu 19: Chọn khái niệm đúng nhất về nuôi cấy mô tế bào: a. Từ một mô tế bào thực vật, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới b. Từ một mô tế bào sinh vật, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. c. Từ một mô tế bào lai, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. d. Từ một mô tế bào đột biến , được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. Câu 20: Sắp xếp theo thứ tự đúng của quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: 1. Tạo rễ 2. Khử trùng bề mặt 3. Cấy cây trong môi trường thích hợp 4. Chọn vật liệu nuôi cấy 5. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo a. 4;2;5;1;3 b. 4;2;1;5;3 c. 1;2;3;4;5 d. 2;4;1;5;3 Câu 21: Đặc điểm của các cây được tạo ra từ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: Các cây sinh ra đồng nhất về mặt di truyền và giống với tế bào ban đầu a. Các cây sinh ra có những biến đổi tốt so với tế bào ban đầu b. Các cây sinh ra không đồng nhất về mặt di truyền Các cây sinh ra có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất về mặt di truyền . Câu 22: Ý nghĩa của công nghệ nuôi cấy mô tế bào là có thể nhân giống ở quy mô công nghiệp nhân giống ở quy mô nhỏ c. chỉ nhân giống ở phạm vi thí nghiệm d. chí áp dụng được ở các cây lấy hạt Câu 23 : Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng là: a. Tế bào thực vật có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp b. Tất cả tế bào sống có tính toàn năng, đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cơ thể mới trong môi trường thích hợp c. Các tế bào trong cùng cơ thể đều có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có thể sinh sản để tạo cơ thể mới trong môi trường thích hợp d. Tế bào sinh vật có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp
- Câu 24: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là a. Chọn vật liệu nuôi cấy ->Khử trùng ->Tạo chồi -> Tạo rễ -> Cấy cây trong môi trường thích ứng -> Trồng cây trong vườn ươm b. Chọn vật liệu nuôi cấy ->Khử trùng ->Tạo rễ -> Tạo chồi -> Cấy cây trong môi trường thích ứng -> Trồng cây trong vườn ươm c. Chọn vật liệu nuôi cấy ->Khử trùng ->Tạo chồi -> Tạo rễ -> Trồng cây trong vườn ươm -> Cấy cây trong môi trường thích ứng d. Chọn vật liệu nuôi cấy -> Khử trùng -> Tạo rễ -> Cấy cây trong môi trường thích ứng -> Trồng cây trong vườn ươm Câu 25: Ý nào sau đây không phải nội dung của ý nghĩa công nghệ nuôi cấy mô tế bào? a. Cho ra sản phẩm đa dạng về mặt di truyền b. Có thể nhân giống ở quy mô công nghiệp Có hệ số nhân giống cao Cho ra sản phẩm sạch bệnh nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh Câu 26: Keo đất là những phân tử có kích thước nhỏ bé, có tính chất: a. Không tan trong nước ở trạng thái huyền phù lơ lửng trong dịch đất b. Hòa tan trong nước ở trạng thái huyền phu lơ lửng trong dịch đất c. Không tan trong nước ở trạng thái kết lắng d. Có thể hòa tan hoặc không hòa tan trong nước phụ thuộc và lượng nước của dịch đất Câu 27: Sắp xếp thứ tự các lớp ion của keo đất tính từ trong ra ngoài a. Nhân keo -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion bất động ->Lớp ion khuyếch tán b. Nhân keo ->Lớp ion bất động -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion khuyếch tán c. Nhân keo ->Lớp ion bất động -> Lớp ion khuyếch tán ->Lớp ion quyết định điện d. Nhân keo -> Lớp ion khuyếch tán -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion bất dộng Câu 28: Để phân loại keo âm hoặc keo dương ta dựa vào: a. Lớp ion quyết định điện b. Nhân keo c. Lớp ion bất động d. Lớp ion khuyếch tán Câu 29: Khả năng trao đổi ion của keo đất phụ thuộc vào; a. Lớp ion khuyếch tán b. Lớp ion quyết định điện c. Lớp ion bất động d. Nhân keo Câu 30: Mỗi hạt keo đất gồm mấy nhân a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu 31: Bộ phận nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất? a. Lớp ion khuếch tán b. Lớp ion quyết định điện c. Lớp ion bất động d. Nhân keo Câu 32: Kích thước của keo đất là a. khoảng dưới 1 micrômét b. khoảng trên 1 micrômét c. khoảng dưới 10 micrômét d. khoảng 5 đến10 micrômét Câu 33: Hãy điền thông tin đúng vào khoảng (…) sau Độ chua tiềm tàng của đất là độ chua do …………… trên bề mặt keo đất gây nên a. H+ và AL3+ b. H+ và OH- c. H+ và Na+ c. OH- và AL3+ Câu 34: Chọn thông tin đúng khi bàn về quá trình trao đổi chất giữa đất với cây trồng a. Keo đất gián tiếp trao đổi chất dinh dưỡng với cây thông qua dung dịch đất b. Keo đất trao đổi chất dinh dưỡng trực tiếp với tế bào của rể cây c. Keo đất và dung dịch đất cùng trao đổi chất dinh dưỡng với tế bào của rể cây
- d. Chỉ có keo đất trao đổi chất dinh dưỡng trực tiếp với tế bào của rể cây Câu 35: Độ chua tiềm tàng trong đất là a. do nồng độ H+ và AL+++ bám trên bề mặt keo đất gây nên b. do nồng độ H+ trong dung dịch đất gây nên c. do nồng độ AL+++ trong dung dịch đất gây nên d. do nồng độ H+ và AL+++ có trong dung dịch đất Câu 36: Phản ứng kiềm của dung dịch đất là do: a. trong đất có chứa các muối kiềm Na2CO3 ; CaCO3 b. bón phân hóa học có tính chất kiềm c. trong dung dịch đất có chứa CaCO3, Ca(OH)2 d trên bề mặt keo đất có chứa K2CO3 ; CaCO3 Câu 37: Độ phì nhiêu của đất là khả năng a. cung cấp đồng thời và không ngừng nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng và không chứa chất độc hại , đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao b. cung cấp đủ nước, oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao c. cung cấp đồng thời nước, oxi, chất dinh dưỡng , không chứa chất độc hại , đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao d. cung cấp không ngừng nước, oxi, chất dinh dưỡng , không chứa các chất độc hại, đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao Câu 38: Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu phản ứng dung dịch đất là a. nhằm xây dựng biện pháp cải tạo đất hợp lý để nâng cao độ phì cho đất b. lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp với đất c. để sử dụng các loại phân bón phù hợp với cây trồng d. nhằm xác định lượng vi sinh vật hoạt động trong đất Câu 39: Sắp xếp các bước trong quy trình thực hành theo trật tự đúng 1. Dùng tay lắc đều 15 phút 2. Dùng ống đong 50 ml dung dịch KCl1N đổ vào bình chứa mẫu đất 3. Cân 20 g mẫu đất cho vào bình tam giác dung tích 100 ml 4. Khi chỉ số ổn định 30 giây , đọc và ghi kết quả 5. Dùng máy đo pH cắm vào giữa dung dịch huyền phù khi ta đổ ra cốc a. 3;2;1;4;5 b. 2;1;4;3;5 c. 3;2;1;5;4 d. 2;3;1;5;4 Câu 40: Những thông tin nào sau đây thuộc đặc điểm của đất xám bạc màu a. Lớp đất mặt mỏng , nhiều cát sỏi, ít mùn, nghèo dinh dưởng, đất chua b. Thành phần nhiều sét, ít mùn, nghèo chất dinh dưởng, đất chua c. Lớp đất mặt mỏng, nhiều cát sỏi, ít mùn, nghèo dinh dưởng, đất trung tính hoặc kiềm d. Lớp đất mặt mỏng , nhiều mùn, nghèo dinh dưởng, đất chua Câu 41 Xói mòn xảy ra đối với đất trồng cây lâm nghiệp mạnh hơn đất đồng bằng vì: a. Đất trồng cây lâm nghiệp thường là đất đồi, núi có độ dốc lớn b. Đất trồng cây lâm nghiệp thường có lượng mưa lớn c. Đất trồng cây lâm nghiệp thường có quá trình khoáng hóa mạnh nên đất dễ bị rửa trôi d. Đất trồng cây lâm nghiệp độ phì nhiêu thấp nên dễ bị rửa trôi Câu 42: Phân vi sinh vật là loại phân : a. chứa các vi sinh vật sống b. chứa các nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Bo, Co…
- c. chứa hầu hết các chất dinh dưỡng nhưng tỷ lệ từng chất thấp d. chứa hầu hết các nguyên tố khoáng cần thiết cho đời sống cây trồng Câu 43 : Phân hóa học là loại phân : a. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng , nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao b. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho đời sống cây trồng c. Chứa các nguyên tố khoáng như : N, P, Ca, Cu, Fe, Zn, Bo … d. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng và tỷ lẽ các chất rất cao Câu 44: Phân hữu cơ là loại phân a. chứa hầu hết dinh dưỡng nhưng tỷ lệ thấp và không ổn định, hón liên tục có tác dụng cải tạo đất b. chứa hầu hết các chất dinh dưỡng nhưng tỷ lệ thấp và không ổn định, hón liên tục có hại cho đất c. chứa hầu hết dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối và ổn định, hón liên tục có tác dụng cải tạo đất d. chứa hầu hết các nguyên tố khoáng đa lượng cần thiết cho cây trồng hón liên tục có lợi cho đất Câu 45 : Trong trồng trọt , muốn tăng độ phì nhiêu cho đất người nông dân cần phải: a. Cày sâu, làm đất kỹ, bón nhiều phân hữu cơ kết hợp với vôi và luân xen cây trồng hợp lý b. Cày sâu, làm đất kỹ, bón nhiều phân hóa học kết hợp với vôi và luân xen cây trồng hợp lý c. Cày sâu, làm đất kỹ, bón phân vi sinh vật kết hợp với phân vô cơ và luân xen cây trồng hợp lý d. Cày sâu, làm đất kỹ, bón nhiều phân vô cơ kết hợp vôi và luân xen cây trồng hợp lý Câu 46: Nguyên nhân gây chua ở đất trồng trọt là a. do hiện tượng xói mòn đất kết hợp chế độ canh tác lạc hậu gây nên b. do trong trồng trọt sử dụng phân hóa học kết hợp phân hữu cơ và vôi hợp lý c. do bón lót nhiều phân hữu cơ kết hợp với vôi trong quá trình trồng trọt d. do hiện tượng luân, xen cây trồng trong quá trình sản xuất gây nên Câu 47: Trong trồng trọt, việc sử dụng nhiều phân hóa học bón cho cây trồng sẽ a. ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất b. giúp cây trồng cho năng suất cao và chất lượng nông sản sạch c. tăng lượng keo đất và tăng khả năng giữ nước của đất d. tăng độ phì nhiêu cho đất giúp đất tơi xốp, thoáng khí Câu 48: vai trò của phân vi sinh vật cố định đạm là a. cố định nitơ tự do thành nitơ hữu cơ trong cơ thể thực vật b. thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải hợp chất hữu cơ trong đất c. chuyển hóa các dạng ni tơ khó tan thành ni tơ dễ tan cho cây hút d. cung cấp dinh dưỡng nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất Câu 49 : Khi bón phân vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ vào đất, sẽ xãy ra các quá trình: a. Vi sinh vật trong phân tiết men phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất khoáng đơn giản cây dễ sử dụng b. Xác vi sinh vật phân giải chất hữu cơ đã cung cấp cho cây các chất dinh dưỡng c. Vi sinh vật trong phân chuyển hóa các chất khó tiêu trong đất thành chất dễ tiêu
- d. Vi sinh vật trong phân tiết men xúc tác cho các phản ứng tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Câu 50: Sắp xếp quy trình trồng cây trong dung dịch theo thứ tự đúng 1. Trồng cây ; 2. Chọn cây ; 3. Chuẩn bị dung dịch ; 4. Điều chỉng pH dung dịch ; 5. Theo dõi sinh trưởng của cây a. 3, 4, 2, 1, 5 b. 2, 1, 3, 4, 5 c. 4, 3, 1, 2, 5 d. 3, 1, 4, 2, 5 Câu 51 : Để hạn chế nguồn sâu bệnh hại trên đồng ruộng , trước khi gieo trồng người ta phải tiến hành các công việc sau: a. Cày sâu, bừa kĩ, vệ sinh đồng ruộng , xử lý và sử dụng các giống sạch bệnh b. Cày sâu, bừa kĩ , dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật để tiêu diệt nguồn dịch hại trên đồng ruộng c. Làm đất kĩ, dùng chế phẩm sinh học để tiêu diệt nguồn dịch hại có trên đồng ruộng d. Làm đất kĩ, bón nhiều phân hóa học nhằm tăng cường khả năng đề kháng cho cây trồng Câu 52: Những côn trùng nào sau đây thuộc nhóm gây hại a. Cào cào, bọ xít gai, nhện ống, ve sầu, rệp cam b. Châu chấu, bọ xít, bọ rùa, kiến lửa, bọ xít gai c. Cào cào, bọ xít gai, ong mắt đỏ, ve sầu, rệp cam d. Cào cào, bọ xít gai, nhện ống, ong mắt đỏ, rệp cam Câu 53: Những côn trùng nào sau đây thuộc nhóm thiên địch ( sinh vật có ích) a. Nhện lùn, bọ rùa đỏ , bọ ngựa, kiến lửa, dế nhảy b. Ve sầu, bọ xít, bọ rùa, kiến lửa, bọ ngựa c. Châu chấu, bọ xít, bọ rùa, kiến lửa, nhện lùn d. Cào cào, bọ xít, bọ rùa, kiến lửa, bọ xít gai Câu 54: Điều kiện khí hậu thuận lợi cho nấm phát triển thành dịch trên đồng ruộng là a. nhiệt độ từ 25oC đến 30oC và độ ẩm cao b. nhiệt độ từ 35oC đến 50oC và độ ẩm cao c. nhiệt độ từ 25oC đến 30oC và độ ẩm thấp d. nhiệt độ từ 15oC đến 25oC và độ ẩm thấp Câu 55: Yếu tố nào sau đây không thuận lợi cho sâu bệnh phát triển thành dịch trên đồng ruộng? a. Chế độ luân canh cây trồng trong sản xuất b. Có nguồn sâu bệnh hại trên đồng ruộng c. Cây trồng phong phú trên đồng ruộng d. Chế độ chăm sóc của con người chưa hợp lý Câu 56: Đối tượng sâu đục thân lúa bướm 2 chấm có đặc điểm hình thái a. trứng hình bầu dục xếp thành từng ô, ổ trứng to bằng hạt đậu tương có phủ lông tơ màu vàng nâu b. sâu đẻ trứng cả 2 mặt lá lúa, trứng hình bầu dục màu vàng đục c. trứng có dạng quả chuối tiêu tập trung thành từng ô, mỗi ô có từ 5 đến 12 quả sắp xếp theo kiểu úp thìa d. trứng có dạng hình cầu tập trung thành từng ô, mỗi ô có từ 5 đến 12 quả sắp xếp theo kiểu úp thìa Câu 57: Trên đồng ruộng trồng lúa xuất hiện loại sâu bướm có màu vàng nâu, trên các cánh trước và sau có hai vân ngang hình làn sóng màu sẩm chạy dọc theo mép cánh.Đó là đặc điểm hình thái của a. sâu cuốn lá lúa loại nhỏ b. Sâu cuốn lá lúa loại lớn c. sâu đục thân lúa bướm 2 chấm c. Rầy nâu hại lúa
- Câu 58: Trên ruộng lúa có hiện tượng sâu non nhả tơ cuộn lá lúa thành bao thẳng đứng rồi sâu nằm trong đó ăn phần xanh của lá. Đó là đặc điểm gây hại của a. sâu cuốn lá lúa loại nhỏ b. Sâu cuốn lá lúa loại lớn c. sâu đục thân lúa bướm 2 chấm d. Sâu đục thân lúa bướm 8 chấm Câu 59: Bệnh đạo ôn phát sinh ở lúa làdo a. nấm gây nên b. vi rút gây nên c. do vi khuẩn gây nên d, tuyến trùng gây nên Câu 60: Bệnh hại cây trồng là do a. vi sinh vật gây nên b. sinh vật thuộc giới nấm gây nên c. sinh vật thuộc lớp côn trùng gây nên d. sinh vật thuộc giới nguyên sinh gây nên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Công nghệ 10 năm 2013 - 2014
13 p | 991 | 165
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2017-2018
2 p | 539 | 21
-
Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 10 - THPT Hùng Vương
6 p | 168 | 7
-
Đề cương ôn tập môn Công nghệ 7
3 p | 66 | 5
-
Đề cương ôn tập môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Đăng Lưu
85 p | 6 | 5
-
Đề cương ôn tập môn GDCD 6 năm 2017-2018
2 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ 11 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
3 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trí Đức
6 p | 11 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 69 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
3 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
15 p | 30 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường
1 p | 55 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017-2018
2 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Châu Đức
1 p | 62 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 3 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
1 p | 26 | 2
-
Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Đức Trí
3 p | 96 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ 12 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
3 p | 65 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ 8 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
4 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn