Đề cương ôn thi Hóa học học kì II và tốt nghiệp THPT- Trường THPT Hai Bà Trưng
lượt xem 18
download
Để ôn tập tốt môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi học kì II và tốt nghiệp THPT mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn thi học kì II và tốt nghiệp THPT- Trường THPT Hai Bà Trưng”. Đề cương bao gồm lý thuyết, các bài tập trắc nghiệm và tự luận có hướng dẫn giải bài tập về Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi Hóa học học kì II và tốt nghiệp THPT- Trường THPT Hai Bà Trưng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HÓA HOC HỌC KÌ II VÀ TỐT NGHIỆP THPT- TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG A. Ôn thi học kì II và tốt nghiệp THPT: I. HÓA HỮU CƠ · Lí thuyết trọng tâm: Học sinh kết hợp SGK để ôn tập đầy đủ các nội dụng Chương 1: ESTE – LIPIT H2SO 4 dac,t0 I- Este: Phản ứng este hóa (điều chế): R-COOH + R’-OH R-COO-R’ + H2O xt Lưu ý đ/c Vinyl axetat: CH3COOH + CH≡CH CH3COOCH=CH2 - Gọi tên este: Gọi tên gốc R’ + tên axit RCOOH thay “ic” = “at”. Ví dụ: CH3COOC2H5: Etyl axetat. - Tính chất vật lí: Thường là chất lỏng, ít tan trong nước, thường có mùi thơm. - Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm (còn gọi là phản ứng xà phòng hóa): H+ ,t0 t0 RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH ; RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH (Lưu ý: Nếu ancol không bền có thể chuyển thành anđehit hay xeton) Este có gốc không no sẽ có phản ứng cộng với H2, ddBr2, HX, trùng hợp. Ví dụ: CH3COOCH=CH2 → PVA; CH2=C(CH3)-COOCH3 → thủy tinh hữu cơ. Este dạng H- COOR’ có phản ứng tráng bạc. II- Chất béo: Là trieste của glixerol và axit béo: C3H5(OOC-R)3 ; Tính chất hóa học đặc trưng là phản ứng thủy phân (tương tự este) t0 Lưu ý phản ứng xà phòng hóa: C3H5(OOC-R)3 + 3NaOH C3H5(OH)3 + 3RCOONa (xà phòng) Chương 2: CACBOHIDRAT –Cn(H2O)m Glucozo Fructozo Saccarozo Mantozo Tinh bột Xenlulozo CTPT C6H12O6 C12H22O11 (C6H10O5)n Cấu tạo Mạch hở và 2 dạng vòng a-glu+b- 2 vòng a- n vòng a- n vòng b- a,b fruc glu glu glu 1 vòng → hở TC vật lí Tan,vị Tan,vị Tan,vị Tan,vị Không tan Không tan ngọt-3 ngọt-1 ngọt-2 ngọt-4 TC hóa học Cộng H2 + + Dd brom + + Nhận biết
- AgNO3/NH3 + + + Tạo phức + + + + với Cu(OH)2 Cu(OH)2, t0 + + + Thủy phân + + + + Với I2 tạo + màu xanh Nhận biết Với HNO3, (CH3CO)2O + Dấu + : có phản ứng (HS kết hợp SGK) Chương 3: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN I- Amin: R-NH2 (bậc I) ; R-NH-R’ (bậc II) ; (R)3N (bậc III); CT tổng quát amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N. - Tính chất vật lí: 4 amin no, đơn giản là chất khí; số còn lại là chất lỏng hay rắn; tan trong nước. NH2 : chất lỏng; không tan trong nước. - Tính chất hóa học: có tính bazơ yếu: Tác dụng với dung dịch axit, một số muối (trao đổi ion), làm đổi màu chất chỉ thị (quì tím hóa xanh …). + Amin bậc I tác dụng với HNO2: RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O + Riêng với anilin: tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu quì tím. Nhưng phản ứng được với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng: C6H5-NH2 + 3Br2 → C6H2Br3-NH2 + 3HBr + So sánh tính bazơ: phụ thuộc gốc R: Gốc R đẩy e làm cho tính bazơ mạnh hơn; gốc R hút e làm cho tinh bazơ yếu đi. Ví dụ: C6H5-NH2 < NH3 < CH3-NH2 < C2H5-NH2 < (CH3)2NH - Điều chế amin: Khử hợp chất nitro bằng nguyên tử H mới sinh: RNO2 + 3Fe + 6HCl → RNH2 + 3FeCl2 + 2H2O II- Peptit: Hợp chất gồm từ 2 đến 50 gốc a-amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit C N ( O H ) - Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm; phản ứng màu biure (màu tím) trừ đipeptit. · Bài tập minh họa: Câu 1: Cho các dung dịch sau: CH3COOH, C2H5OH, glixerol, glucozo, saccarozo, tinh bột, CH3COOCH3. Số lượng dung dịch có thể hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Phân tử hợp chất nào sau đây nhất thiết phải chứa đồng thời nhóm cacbonyl và nhóm hidroxyl? A. C6H12O6 B. CH2O C. C2H4O2 D. CH2O2 Câu 3: Cho các chất sau ancol etylic (1), axit axetic (2), nước (3), metyl fomiat (4). Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là: A. (4), (1), (3), (2). B. (1), (2), (3), (4). C. (3), (4), (1), (2). D. (4), (1), (2), (3). Câu 4: Có thể chuyển hoá chất béo ở thể lỏng sang thể rắn bằng phản ứng :
- A. Cộng dung dịch Br2. B. Thuỷ phân trong môi trường axit. C. Trùng hợp. D. Cộng H2 xúc tác Ni, nhiệt độ. Câu 5: Quá trình quang hợp tổng hợp tinh bột của cây xanh kèm theo sự tạo thành O2 trong không khí. Vậy khi phản ứng quang hợp tạo ra được 54 gam tinh bột thì thể tích O2 sinh ra ở đkc là … A. 56 lít. B. 44,8 lít. C. 33,6 lít. D. 22,4 lít. Câu 6: Một dung dịch có các tính chất sau: - Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 đun nóng. - Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. - Bị thuỷ phân bởi axit hoặc ezim. Dung dịch đó là: A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Mantozơ Câu 7: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích nước, người ta thường thực hiện phản ứng tráng bạc chất nào sau đây? A. Glucozơ B. Andehit fomic C. Axit fomic D. Saccarozơ Câu 8: Hợp chất [-CH2-C(CH3)(COOCH3)-]n có tên gọi là A. Poli(isopropyl axetat). B. Poli(metyl acrylat). C. Poli(metyl metacrylat). D. Poli(metyl axetat). Câu 9: Đun a gam hỗn hơp hai chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp hai muối của hai axit no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau và một ancol. Giá trị của a và công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là: A. 12 gam; CH3COOH, HCOOCH3. B. 14,8 gam; HCOOC2H5 và CH3COOCH3 C. 14,8 gam; C2H5COOH và CH3COOCH3. D. 9 gam; HCOOCH3 và CH3COOH. Câu 10: Cho a (g) glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Khí CO2 thoát ra được hấp thụ vừa đủ bởi 80 ml dung dịch Ca(OH)2 và 1M và có 6,0 gam kết tủa được tạo thành. Giá trị a là A. 11,25 gam. B. 18,0 gam. C. 22,5 gam. D. 9,0 gam. Câu 11: Hàm lượng glucozơ trong máu người không đổi là bao nhiêu %? A. 1% B. 0,1% C. 0,001% D. 0,01% Câu 12: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức? A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 13: 1 mol α-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Công thức cấu tạo của X là A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. H2N-CH2-COOH. C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH. Câu 14: Tơ visco không thuộc loại A. tơ tổng hợp. B. tơ hoá học. C. tơ bán tổng hợp. D. tơ nhân tạo. Câu 15: Phát biểu không đúng là: A. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. B. Các amino axit tồn tại đồng thời ở 2 dạng: dạng phân tử và dạng ion lưỡng cực. C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl và nhóm amino.
- D. Aminoaxit là những chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. Câu 16: Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, O, N) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2 (đo ở đktc). Công thức cấu tạo của B là A. H2N-CH2-COOCH3 B. H2N-C2H4-COOH C. C2H5NO2 D. H2N-CH2-COOH Câu 17: Khi clo hoá PVC, tính trung bình cứ k mắt xích trong mạch PVC phản ứng với một phân tử clo. Sau khi clo hoá, thu được polime chứa 62,39% clo về khối lượng. Giá trị của k là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 18: Khi trùng ngưng 13,1 g axit ε-aminocaproic với hiệu suất 70%, ngoài amino axit dư người ta thu được m gam polime và 1,26 g nước. Giá trị của m là A. 8,288 B. 9,17 C. 11,84 D. 7,91 Câu 19: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng? A. Chất dẻo hay compozit đều là vật liệu polime. B. Một số vật liệu compozit chỉ là polime. C. Một số chất dẻo là polime nguyên chất. D. Vật liệu compozit chứa polime và các thành phần khác. Câu 20: Cho m gam alanin tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 8,9. B. 17,8. C. 13,35. D. 20,025. Câu 21: Hợp chất chứa nhóm chức nào dưới đây phù hợp với CTPT C2H7O2N ? A. muối amoni. B. este của aminoaxit. C. amino-axit. D. nitro (- NO2). Câu 22: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Poliamit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit tạo nên. B. Mùi tanh của cá chủ yếu là do các amin tạo nên . C. Các amino axit đều là chất rắn vì phân tử có cấu tạo dạng lưỡng cực. D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,85 g hỗn hợp hai muối của hai axit là đồng đẳng kế tiếp và 4,95 g hai ancol bậc I. Công thức cấu tạo và phần trăm khối lượng của hai este là A. HCOOCH2CH2CH3: 75%; CH3COOC2H5: 25%. B. HCOOC2H5: 45%; CH3COOCH3: 55%. C. HCOOC2H5: 55%; CH3COOCH3: 45%. D. HCOOCH2CH2CH3: 25%; CH3COOC2H5: 75%. Câu 23: Trong phân tử este X no, đơn chức, mạch hở, oxi chiếm 36,36% khối lượng. Số công thức cấu tạo phù hợp với công thức phân tử của X là A. 2. B. 3. C. 4 D. 5. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp hai este no, mạch hở, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 19,712 lit khí CO2 (đktc). Xà phòng hóa cùng lượng este trên bằng dung dịch NaOH tạo ra 17 gam một muối duy nhất. Công thức của hai este là : A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7. B. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. C. HCOOC3H7 và HCOOC4H9. D. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5.
- Câu 25: Hợp chất hữu cơ X có CTPT: C4H6O2. Biết rằng: X + NaOH " Y + Z ; Y + H2SO4 " Na2SO4 + T Z và T đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3-COO-CH=CH2 B. HCOO-CH2-CH=CH2 C. H-COO- C(CH3)=CH2 D.HCOO-CH=CH-CH3 Câu 26: Đun nóng 0,1 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2 gam ancol C. Cho ancol C bay hơi ở 1270C và 600 mmHg được thể tích 8,32 lít. Công thức của chất X là: COOCH3 HC COOCH3 H2C COOCH3 COO-C2H5 COO-C3H5 A. COOCH3 B. H2C COOCH3 C. COO-C2H5 D. COO-C3H5 . Câu 27: Hợp chất có tên gọi theo hệ thống danh pháp thay thế là A. N-isopropyl-2-metylbutanamin. B. N-propyl-1,2-dimetylpropanamin. C. N-propyl-2-metylbutan-3-amin. D. N-isopropyl-3-metylbutan-2-amin. Câu 28: Ứng với CTPT C4H11N, số đồng phân amin bậc II có thể có là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 29: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất? A. Anilin. B. Benzylamin. C. 3-nitrobenzenamin. D. 4- metylbenzenamin. Câu 30: Cho m gam alanin tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 8,9. B. 17,8. C. 13,35. D. 20,025. Câu 31: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 11,2. B. 9,6. C. 9,4. D. 10,8. Câu 32: Khi thuỷ phân đến cùng tripeptit: ta sẽ không thu được aminoaxit nào sau đây? A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Lysin. D. Valin. Câu 33: Loại tơ nào sau đây có thể được tạo nên từ phản ứng trùng hợp? A. Tơ Capron. B. Tơ enang. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ axetat. Câu 34: Để trung hòa 100 ml dung dịch metylamin (dung dịch X) cần vừa đủ 60 ml dung dịch HCl 0,1M. Vậy với 200 ml dung dịch X thì có thể kết tủa tối đa bao nhiêu gam cation Fe3+ từ dung dịch muối của nó? A. 0,336 gam. B. 0,428 gam. C. 0,112 gam. D. 0,224 gam. Câu 35: Khối lượng sắt kim loại cần dùng để thực hiện phản ứng khử hợp chất nitrobenzen điều chế 18,6 gam anilin là (hiệu suất phản ứng 90%): A. 67,20 gam. B. 74,67 gam. C. 33,60 gam. D. 37,33 gam.
- Câu 36: Dung dịch X gồm HCl và H2SO4 có pH=2. Để trung hòa hoàn toàn 0,66 gam hỗn hợp hai amin no đơn chức, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần phải dung 1 lít dung dịch X. Công thức của hai amin là A. C5H13N và C4H11N. B. C3H9N và C2H7N. C. C3H9N và C4H11N. D. CH5N và C2H7N. Câu 37: Hợp chất nào sau đây có khả năng phản ứng với hỗn hợp (HNO2+HCl) tạo ra muối điazoni? A. C6H5NH2. B. (CH3)3N. C. C2H5NH2. D. (C2H5)2NH. Câu 38: Với CTPT C3H7O2N có thể có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có khả năng làm mất màu dung dịch brom? A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. Câu 39: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là A. Glyxin. B. Axit fomic. C. Andehit fomic. D. Etylen glicol. Câu 40: Dung dịch amino axit nào dưới đây có pH > 7? A. Lysin. B. Valin. C. Axit glutamic. D. b-alanin. Câu 41: Polime nào sau đây không phải là cao su? A. [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-]n B. (-CH2-CH=CCl-CH2-)n C. [-CH2-CH(C6H5)-]n D. [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-]n Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 4 aminoaxit (phân tử chứa một nhóm –NH2) cùng dãy đồng đẳng thu được 55,0 gam CO2, 25,2 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,6. Câu 43: Phenol và anilin (đều ở dạng lỏng) sẽ tạo nên hiện tượng giống nhau khi cho vào bình chứa: A. dung dịch NaOH. B. nước. C. dung dịch HCl. D. Na kim loại. Câu 44: X là một amino có nguồn gốc thiên nhiên, 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 0,01mol axit HCl tạo muối Y. Lượng muối Y sinh ra tác dụng vừa đủ với 0,02 mol NaOH tạo ra 1,11 gam muối hữu cơ Z. Công thức cấu tạo của X là A. H2N-CH2COOH. B. H2N-CH2CH2-COOH. C. H2N-CH(CH3)-COOH. D. HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH II. HÓA VÔ CƠ CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 1. Kim loại và hợp kim - Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí của kim loại. -Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim, khử ion H+ trong nước, dung dịch axit, khử ion kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối, một số axit có tính oxi hoá mạnh). - Một số ví dụ tham khảo
- 1. Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB. C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB. 2 2 6 2 6 2.Cho cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p . Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là A. Ca2+, Cl, Ar. B. Ca2+, F, Ar. C. K+, Cl, Ar. D. K+, Cl-, Ar. 3. Hoà tan 1,44g một kim loại hoá trị II trong 150ml dung dịch H2SO40,5M. Muốn trung hoà axit dư trong dung dịch thu được phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Be. 2. Dãy điện hoá của kim loại - Khái niệm cặp oxi hoá - khử - Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại và ý nghĩa của dãy thế điện cực. - Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy thế điện cực. - Nâng cao: Pin điện hóa Hiểu rõ quá trình oxi hóa - khử xảy ra tại các điện cực trong pin điện hóa. – Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa : E o = E o d-¬ng - E o ©m pin cùc cùc ( Cách nhớ : lấy Eo có giá trị lớn trừ cho Eo có giá trị nhỏ Þ Eo pin > 0) - Một số ví dụ tham khảo 1. Một phương pháp hoá học làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn Zn, Sn, Pb là ngâm hỗn hợp trong dung dịch X dư. X có thể là A. Zn(NO3)2. B. Sn(NO3)2. C. Pb(NO3)2. D. Hg(NO3)2. 2. Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24g ion M2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94g. M là A. Fe. B. Cu. C. Cd. D. Ag. 3. Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg vào một bình chứa sẵn 250ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng khối lượng kim loại có trong bình là 1,88g. Nồng độ mol/lit của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là A. 0,1M. B. 0,04M. C. 0,06M. D. 0,12M. 5. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại X1, X2 có hóa trị không đổi, không tác dụng với nước và đứng trước Cu. Cho X tan hết trong dung dịch CuSO4 dư, thu được Cu. Đem Cu cho tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, được 1,12 lít NO duy nhất (đktc). Nếu cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thể tích N2 (đktc) là A. 0,224 lít. B. 0,242 lít. C. 3,63 lít. D. 0,336 6. Ngâm một lá Ni lần lượt trong những dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Ni khử được các ion kim loại A. Mg2+, Ag+, Cu2+. B. Na+, Ag+, Cu2+. C. Pb2+, Ag+, Cu2+. D. 3+ + 2+ Al , Ag , Cu . 7. Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là A. X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+). B. X ( Ag); Y ( 2+ 2+ Cu , Fe ). C. X ( Ag); Y (Cu2+). D. X (Fe); Y (Cu2+).
- 8. Cho các cặp oxi hoá- khử : Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại khử được ion Fe3+ thành Fe là A. Fe. B. Cu. C. Cu. D. Al. 9. Cho các cặp oxi hoá- khử : Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp oxi hoá trên là A. Fe3+, Ag+. B. Fe3+, Fe2+. C. Fe2+, Ag+. D. Al3+, Fe2+. 3. Sự ăn mòn kim loại - Các khái niệm : ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá và điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại. - Các biện pháp chống ăn mòn kim loại - Phân biệt : – Ăn mòn hóa học : không phát sinh dòng điện.– Ăn mòn điện hóa học : phát sinh dòng điện. + Điều kiện để có ăn mòn điện hóa. + Cơ chế ăn mòn điện hóa. Cách chống ăn mòn kim loại : bảo vệ bề mặt và bảo vệ điện hóa. - Một số ví dụ tham khảo 1. Có các kim loại Mg, Ni, Sn, Cu. Kim loại nào có thể dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển làm bằng thép. A. Ni B. Mg C. Sn, D. Cu 2. Cho lá sắt vào dung dịch HCl loãng có một lượng nhỏ CuSO4 thấy H2 thoát ra càng lúc càng nhanh do A. Lá sắt bị ăn mòn kiểu hoá học. B. Lá sắt bị ăn mòn kiểu điện hoá. 2+ C.Fe khử Cu thành Cu. D.Fe tan trong dung dịch HCl tạo khí H2. 4. Điều chế kim loại - Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại : Phương pháp điện phân, nhiệt luyện, thuỷ luyện. - Biết được : Định luật Farađay và biểu thức tính khối lượng các chất thu được ở các điện cực. - Một số ví dụ tham khảo 1.Để khử hoàn toàn 30g hỗn hợp gồm CuO, Fe, FeO, Fe2O3 Fe3O4, MgO cần dùng 7g khí CO. Số gam chất rắn thu được sau phản ứng là A. 23. B. 24. C. 25 D. 26. khối lượng chất rắn = 30 – (0,25.16) = 26 (g). 2. Ngâm một lá Zn trong 200ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng lá Zn A. giảm 1,51g. B. tăng 1,51g. C. giảm 0,43g. D. tăng 0,43g. 3. Sau một thời gian điện phân dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lit khí (đktc) ở anot. Ngâm một đinh Fe trong dung dịch còn lại sau điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh Fe tăng thêm 1,2g. Số gam Cu điều chế được từ các thí nghiệm trên là A. 12,8g. B. 3,2g. C. 9,6g. D. 2g. 4. Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch A. AgNO3. B. Cu(NO3)2. C. FeCl3.. D. FeCl2.
- 5. Điện phân Nắm vững thứ tự oxi hóa - khử tại các điện cực : – Khả năng nhận electron tăng dần tại catot : K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Cr3+ Fe2+ Ni2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Au3+ – Khả năng nhường electron tăng dần tại anot : SO2- NO3 CO3 - H2 O O2- OH - Cl - Br - I - anot tan 4 - 2 Chú ý : + Trong dung dịch nước, các ion gốc axit có oxi không bị điện phân. + Nếu anot làm bằng các kim loại (trừ Pt) thì kim loại làm anot nhường electron (điện phân anot tan). + Phân biệt dấu các điện cực : Bình điện phân : catot là cực – ; anot là cực + Trong pin điện hóa : catot là cực + ; anot là cực – AIt Vận dụng công thức : m = để tính khối lượng chất sinh ra tại các điện cực. nF - Một số ví dụ tham khảo 1.Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4( các điện cực trơ), ở anốt xảy ra quá trình A. khử Cu2+ B. oxihoa ion SO42- C. khử phân tử H2O D.oxihóa phân tử H2O. 2 Điện phân hoàn toàn 200 ml một dung dịch có hòa tan Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A, sau thời gian là 2 giờ, nhận thấy khối lượng của catot tăng thêm 3,44gam. Nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu là?(Cu=64;Ag=108) A. [AgNO3]=[Cu(NO3)2]=0,1M.. B. [AgNO3]=[Cu(NO3)2]=0,01M C. [AgNO3]=[Cu(NO3)2]=0,2M D. [AgNO3]=[Cu(NO3)2]=0,12M 3. Sự ăn mòn một vật bằng gang hoặc thép trong không khí ẩm ở cực dương xảy ra quá trình A. Fe0 ¾¾ Fe2+ + 2e ® B. Fe0 ¾¾ Fe3+ + 3e ® C. 2H2O + O2 + 4e ¾¾ 4OH– ® D. 2H+ + 2e ¾¾ H2 ® 4. Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 g Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M.Tính cường độ dòng điện và khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu A. = 4,0 A, 2,38g B. = 4,29A, 23,8g C. = 4,9A, 2,38g D. = 4,29A, 2,38g.. ÔN TẬP: KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM A. Câu hỏi lí thuyết: 1. Hãy cho biết: a) Cấu hình electron của các nguyên tử Na, Ca, Al và của các ion Na+, Ca2+, Al3+. b) Tính chất hoá học chung của các kim loại này và viết các phương trình phản ứng để minh hoạ. c) Tính chất hoá học chung của các ion này. 2. Dùng những phản ứng hoá học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy sau:
- a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. b) Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3. c) Các ôxit kim loại: CaO, MgO, Al2O3. d) Các hiđroxit khan: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3. 3. Viết các phương trình phản ứng của Al với: a) Dung dịch axit sunfuric loãng. b) Dung dịch axit nictric loãng trong các trường hợp sau: - giải phóng khí N2O. - giải phóng khí NO. Trong mỗi phản ứng hoá học, hãy cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng. 4. Trình bày những hiện tượng có thể xảy ra và viết phương trình phản ứng giải thích cho từng trường hợp sau đây: a) Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3. b) Cho luồng khí CO2 đi qua dung dịch Ca(OH)2. c) Nhỏ dần dần dung dịch KOH loãng vào dung dịch Al2(SO4)3. 5. Ion Na+ có bị khử hay không, khi người ta thực hiện những phản ứng hoá học sau: a) Điện phân NaCl nóng chảy. b) Điện phân dung dịch NaCl. c) Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. Viết sơ đồ, phương trình điện phân và phản ứng hoá học đã xảy ra. 6. Hãy cho biết: a)Những phản ứng hóa học đã xảy ra đối với muối NaHCO3 khi : - Đun nóng, - Tác dụng với axit, - Tác dụng với kiềm. b) Vì sao dung dịch NaHCO3 trong nước có tính kiềm và khi đun nóng dung dịch này thì tính kiềm lại mạnh hơn? Viết phương trình phản ứng để minh hoạ. 7. Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt ( không có nhãn ) là: Na2CO3, CaCO3 ,Na2SO4, CaSO4 .2H2O. Làm thế nào có thể nhận biết được từng chất đựng trong mỗi lọ, nếu chỉ dùng H2O và dung dịch HCI ? 8. thế nào là nước cứng? Hãy viết công thức hoá học của những muối có thể có trong các loại nước cứng sau: a) nước cứng tạm thời,b) nước cứng vĩnh cửu. 9. Có những chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3 và dung dịch HCl. Hãy cho biết chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời? Giải thích và viết các phương trình phản ứng . 10. Hãy cho biết tính chất hoá học của nhôm. Giải thích và viết phương trình phản ứng hoá học để minh hoạ. Cho biết ứng dụng của nhôm dựa trên tính chất lưỡng tính. 11. Hãy dẫn ra những thí nghiệm hoá học và giải thích rằng Al2O3 và Al(OH)3 là những hợp chất lưỡng tính. 12. Có gì giống và khác nhau khi cho dần từng giọt: a) Dung dịch NH3 b) Dung dịch NaOH này có thể điều chế được nhôm tinh khiết? Viết các phương trình phản ứng đã dùng. B- BÀI TẬP HÓA HỌC 1. Cho 150cm3 dung dịch NaOH 7M vào 100cm3 dung dịch Al2(SO4)3 1M. Hãy cho biết: a) Những phản ứng hóa học nào đã xảy ra?
- b) Những chất nào còn lại trong dung dịch sau phản ứng ? c) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. 2. Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp các kim loại Mg, Al bằng dung dịch HCl, thu được 0,4 mol H2. Nếu cũng cho một lượng hỗn hợp kim loại như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) a) Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. b) Tính số gam của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. c) Tính số gam dung dịch HCl 14.6% cần dùng để hòa tan hỗn hợp đầu? 3. Có hỗn hợp 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3. Nếu cho 9 gam hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 3,36 lít khí H2. Nếu cũng cho một lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch HCl dư, Sinh ra 7,84 lít khí H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần % của mỗi chất có trong hỗn hợp. 4. Cho 2.464 lít khí CO2 (đktc) đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối là Na2CO3 và NaHCO3. Hãy xác định số gam của mỗi muối trong hỗn hợp thu được. 5. Cho 10 cm3 dung dịch muối canxi clorua tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư, thu được một khối lượng không đổi, thì có 0,28g chất rắn. a) Viết phương trình phản ứng đã xảy ra. b) Xác định nồng độ mol/l của ion Ca2+ trong dung dịch đầu. c) Số gam ion Ca2+ có trong 10 cm3 dung dịch đầu. 6. Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm có N2 và CO2 đi qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,02M người ta thu được 1g kết tủa. a) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra. b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp. 7. Hãy xác định hàm lượng của đolômit ( CaCO3. MgCO3) trong một loại quặng. Biết rằng khi nung 40g quặng này, người ta thu được 8,96 lít khí CO2(đktc). 8.Cho 31,2g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Hãy cho biết: a) các phản ứng hóa học đã xảy ra. b) Số gam mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng. c) Thể tích dung dịch NaOH 4M đã dùng, biết rằng người ta đã dùng dư 10 cm3 so với thể tích tính theo lì thuyết. 9. Chỉ có nước và khí CO2 làm thế nào phân biệt 5 chất rắn màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, CaCO3, BaSO4. Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. 10. Viết các phương trình phản ứng thực hiện những biến hóa sau( kèm theo điều kiện nếu có): Na Na2CO3 → NaCl → NaClO NaOH → Na → NaOH NaHCO3 → Na2CO3 11. Cho vài giọt quỳ tím vào các dung dịch: NH4Cl, Na2SO4, NaHCO3, Na2CO3. Cho biết màu quỳ tím thay đổi như thế nào? Giải thích?
- 12. Hỗn hợp khí A gồm Clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,80g Mg và 8,10g Al tạo ra 37,05g hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A? SẮT NẮM: - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử sắt, ion Fe2+, Fe3+, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn của cặp Fe3+/ Fe2+, Fe2+ / Fe, số oxi hoá, tính chất vật lí. - Tính chất hoá học của sắt : Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối). Biết được : Trong tự nhiên sắt ở dưới dạng các oxit sắt, FeCO3, FeS2. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của sắt. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng ; Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm ; Bài tập khác có nội dung liên quan - Luyện gang, thép: Nguyên Tắc, Nguyên liệu, Các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện gang, thép Giair quyết một số dạng bài tập: Oán kim loại tác dụng dung dịch axit, dung dịch muối, tìm công thứcoxit sắt, hỗn hợp oxits tác dụng với dung dịch axits... Ví dụ: 1. Để hòa tan cùng một lượng Fe, thì số mol HCl (1) và số mol H2SO4 (2) trong dung dịch loãng cần dùng là:A. (1) bằng (2) B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gấp đôi (1) D. (1) gấp ba (2) 2. Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:A. (1) bằng (2) B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gẩp rưỡi (1) D. (2) gấp ba (1) 3. Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng: A. 0,56 gam B. 1,12 gam C. 1,68 gam D. 2,24 gam 4. Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt bằng: A. 0,01 mol và 0,01 mol B. 0,02 mol và 0,03 mol C. 0,03 mol và 0,02 mol D. 0,03 mol và 0,03 mol 6. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng gì? A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt màu xanh. B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh. C. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh. D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh. 7. Nhúng thanh Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1 M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng thanh Fe: A. tăng 0,08 gam B. tăng 0,80 gam C. giảm 0,08 gam D. giảm 0,56 gam 25. Tính lượng I2 hình thành khi cho dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,3 mol KI. A. 0,10 mol B. 0,15 mol C. 0,20 mol D. 0,40 mol 39. Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%. Lượng sắt bị hao hụt trong sản xuất là 1%.
- A. 1325,16 tấn B. 2351,16 tấn C. 3512,61 tấn D. 5213,61 tấn Một hỗn hợp gồm bột Fe và Fe2O3 chia đôi. Cho khí CO dư đi qua phần thứ nhất ở nhiệt độ cao thì khối lượng chất rắn giảm đi 4,8 gam. Ngâm phần thứ hai trong dung dịch CuSO4 dư thì sau phản ứng khối lượng chất rắn tăng thêm 0,8 gam. Khối lượng hỗn hợp ban đầu là A. 13,6 gam C. 16,3 gam B. 43,2 gam D. 21,6 gam CROM, ĐỒNG, MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC a. Crom: Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của crom. Hiểu được : - Tính khử của hợp chất crom(II) : CrO, Cr(OH)2, muối crom(II). - Tính oxi hoá và tính khử của hợp chất crom(III) : Cr2O3, Cr(OH)3, muối crom(III). - Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(VI) : CrO3, muối cromat và đicromat. - Giải bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom oxit, muối crom trong phản ứng, xác định tên kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội dung liên quan. b. Đồng: - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí. - Tính chất hoá học : Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, dung dịch muối, axit có tính oxi hoá mạnh). Biết được : - Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu, tính tan, nhiệt phân). - ứng dụng của đồng và hợp chất. - Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng đồng hay hợp chất đồng trong hỗn hợp chất phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan. . Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là: A. 0,065 gam B. 0,520 gam C. 0,560 gam D. 1,015 gam 13. Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa. B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính; C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ. D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
- 14. Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là: A. 0,86 gam B. 1,03 gam C. 1,72 gam D. 2,06 gam Cho 19,2g Cu vào 1 lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M thấy giải phóng khí NO. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và tính thể tích khí NO ở đktc. A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. 3. Một thanh đồng nặng 140,8g ngâm trong dung dịch AgNO3 một thời gian lấy ra rửa nhẹ sấy khô cân được 171,2g. Thể tích dung dịch AgNO3 32% (D=1,2 g/ml) đã tác dụng với thanh đồng là A. 177 lít. B. 177 ml. C. 88,5 lít. D. 88,5 ml. 4. Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). M là kim loại nào ? A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Zn. : PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH Bài 48: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CATION TRONG DUNG DỊCH + Viết được : - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation trong dung dịch. - Cách tiến hành nhận biết một số cation (Ba2+, Cu2+, Al3+, Cr3+, Ni2+, Fe2+, Fe3+, Na+, NH + ) riêng biệt và trong hỗn hợp đơn giản (cho trước) trong dung dịch. 4 - Phân biệt một số cation bằng phương pháp hoá học : + Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để phân biệt. + Trình bày sơ đồ nhận biết. Bài 49: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION TRONG DUNG DỊCH Viết được : - Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số anion trong dung dịch. - Cách tiến hành nhận biết một số anion ( NO3 , SO2 - , Cl - , CO3 2 , CH3COO- ) riêng biệt và - 4 - trong hỗn hợp đơn giản (cho trước) trong dung dịch. - Phân biệt một số anion bằng phương pháp hoá học : + Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để phân biệt. + Trình bày sơ đồ nhận biết. - Luyện tập: + Phân biệt từ 3 đến 4 anion trong các dung dịch riêng rẽ + Nhận biết 2 anion tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch Bài 50: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ Hiểu được : - Các phản ứng đặc trưng dùng để phân biệt một số chất khí (CO2, SO2, Cl2, NO, NO2, NH3, H2S,...). - Cách tiến hành nhận biết một số chất khí riêng biệt trên. - Phân biệt một số chất khí bằng phương pháp hoá học :
- + Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để phân biệt. + Trình bày sơ đồ nhận biết. - Luyện tập: + Phân biệt từ 3 đến 4 khí trong các bình khí riêng rẽ + Nhận biết 2 khí tồn tại đồng thời trong cùng một hỗn hợp Bài tập: 1. Có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu sau đây: NH4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. Có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây đề phân biệt các lọ dung dịch trên? A. HCl. B. Quì tím. C. NaOH. D. H2SO4. 2. Chỉ dùng duy nhất một dung dịch nào sau đây để tách lấy riêng Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO mà khối lượng Al không thay đổi? A. H2SO4 đặc nóng B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc nguội. D. NaOH. 3. Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là A. dung dịch HCl. B. dd HNO3 đặc, nguội. C. H2O D. dd KOH 4. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch A. BaCl2. B. NH3. C. NaOH. D. HCl. 5. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 là: A. NaAlO2. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaOH. 1. Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là A. quì tím ẩm. B. dung dịch HCl. C. dd Ca(OH)2 D. dung dịch BaCl2. 2. Chỉ có giấy màu ẩm, lửa, và giấy tẩm dd muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt O2, N2, H2S và Cl2 do có hiện tượng: khí (1) làm tàn lửa cháy bùng lên; khí (2) làm mất màu của giấy; khí (3) làm giấy có tẩm dd muối X hóa đen. Kết luận sai là A. khí (1) là O2; X là muối CuSO4. B. X là muối CuSO4; khí (3) là Cl2. C. khí (1) là O2; khí còn lại là N2. D. X là muối Pb(NO3)2; khí (2) là Cl2. 3. Một học sinh đề nghị các cách để nhận ra lọ chứa khí NH3 lẫn trong các lọ riêng biệt chứa các khí N2, O2, Cl2, CO2 là: (1) dùng mẩu giấy quì tím ướt; (2) mẩu bông tẩm nước; (3) mẩu bông tẩm dd HCl đặc; (4) mẩu Cu(OH)2; (5) mẩu AgCl. Các cách đúng là A. (1); (3); (5). B. (1); (4); (5). C. (1); (3). D. (1); (2); (3). 4. Để làm khô khí H2S, ta có thể dùng A. Ca(OH)2. B. CuSO4 khan. C. P2O5. D. CaO. Bài 51: CHUẨN ĐỘ AXIT - BAZƠ Nắm được : - Nguyên tắc chuẩn độ axit mạnh và bazơ mạnh (chuẩn độ HCl bằng dung dịch NaOH). - Cách xác định điểm tương đương trong chuẩn độ, tính toán để xác định được nồng độ của dung dịch. - Xác định nồng độ dung dịch chưa biết bằng phương pháp chuẩn độ : + Xác định phương pháp thích hợp. + Xác định điểm tương đương. + Tính toán nồng độ theo các số liệu thu được. - Luyện tập: + Tính nồng độ dung dịch axit hoặc bazơ được chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn bazơ hoặc axit.
- Bài 52: CHUẨN ĐỘ OXI HÓA – KHỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PEMANGANAT Hiểu được : - Nguyên tắc chuẩn độ các chất oxi hoá - khử (chuẩn độ Fe2+ bằng dung dịch KMnO4). - Cách xác định điểm tương đương trong chuẩn độ, tính toán để xác định được nồng độ của dung dịch. - Xác định nồng độ dung dịch chưa biết bằng phương pháp chuẩn độ : + Xác định phương pháp thích hợp.+ Xác định điểm tương đương. - Luyện tập: + Tính nồng độ dung dịch Fe2+ hoặc H2O2 được chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn MnO - . 4 CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Bài 43: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Biết được : Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế. - Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,... - Giải được bài tập : Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học và bài tập khác có nội dung liên quan. Bài 44: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Biết được : Vai trò của hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý. - Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm : bảo quản, sử dụng an toàn, hợp lí, hiệu quả. - Giải được bài tập có nội dung liên quan. Bài 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Nắm được : - Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước. - Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. - Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. - Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. - Giải được bài tập : Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất và bài tập khác có nội dung liên quan. - Trình bày được khái niệm ô nhiễm môi trường gắn với nội dung hóa học: + Thành phần hóa học của môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm gồm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất. + Nguyên nhân gây ô nhiễm + Tác hại của ô nhiễm - Nhận biết được sự ô nhiễm môi trường + Xử lí chất thải độc hại: * Phân loại chất thải (hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp... ) * Loại bỏ chất thải (đốt, lọc, dùng hóa chất...)
- Bài tập Câu 1: Nguồn nhiên liệu nào khi sử dụng ít gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Xăng B. Cồn. C. Than đá. D. Khí đốt. Câu 2: Chất chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là A. CO. B. CO2. C. NO. D. NO2. Câu 3: Trong nước thải của một nhà máy công nghiệp có chứa các ion KL của Pb, Cu. Chọn chất nào dễ kiếm để loại bỏ tạm thời các ion trên? A. dd H2S. B. dd Na2S. C. dd NaOH. D. Cả A và B. Câu 4: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân? A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Natri. D. Nước. Câu 5: Loại phân bón hóa học có tác dụng kích thích cây cối sinh trưởng, ra nhiều lá, nhiều hoa và có khả năng cải tạo đất phèn là A. NH4NO3. B. Ca(NO3)2. C. Ca(H2PO4)2. D. KCl. Câu 6: Chất chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit là A. SO2. B. CO2. C. H2S . D. Cả A,B,C. Câu 7: Dùng một chất thông thường dễ kiếm nào để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may đổ ra môi trường? A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. HCl. Câu 8: Trong các loại khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt, khí thải các loại động cơ xe, khí than. Số khí gây ô nhiễm không khí là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Phân B. Các chuyên đề ôn thi Đại hoac (dành cho các lớp A, B) sẽ cập nhật tù 22- 28 tháng 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN HOÁ - CHƯƠNG I RƯỢU (ANCOL) PHENOL
46 p | 1396 | 728
-
Đề cương ôn tập Hóa học 12 - Trường THPT Triệu Sơn
42 p | 349 | 69
-
Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm học 2020-2021
6 p | 141 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập Hóa học 11 - Chương 2 Nhóm Nitơ
45 p | 130 | 6
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
10 p | 19 | 6
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
7 p | 15 | 6
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
8 p | 8 | 5
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
6 p | 11 | 5
-
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2018-2019
5 p | 85 | 4
-
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2018-2019
5 p | 83 | 4
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Thới Bình
11 p | 110 | 4
-
Đề cương ôn tập Hóa học lớp 10 năm 2017-2018
9 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 12
7 p | 68 | 4
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11
15 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Trần Phú
18 p | 75 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 11 - Trường THPT Phan Liêm
12 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học 9
7 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn