Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm học 2020-2021
lượt xem 12
download
"Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm học 2020-2021" giúp các bạn học sinh ôn luyện kiến thức dựa trên trọng tâm chương trình của môn học hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo để ôn luyện, chuẩn bị chu đáo cho bài thi sắp diễn ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm học 2020-2021
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: HÓA HỌC 10 Nội dung: Chủ đề 5 (Nhóm Halogen) PHẦN MỘT. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM 1.1. Khái quát nhóm halogen Cấu hình electron, số electron lớp ngoài cùng. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen. Các số oxi hóa phổ biến. So sánh độ mạnh của các halogen. 1.2. Clo Tính chất vật lý; điều chế trong phòng thí nghiệm, sản xuất trong công nghiệp; ứng dụng. Tính chất hóa học: phản ứng với nước, kim loại, H2, dung dịch kiềm (nhiệt độ thường, đun nóng). Bài toán cơ bản: kim loại + Cl2, H2 + Cl2. 1.3. Nước Giaven, clorua vôi Thành phần hóa học. Tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa. Ứng dụng; PTHH điều chế. 1.4. HCl Điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Tính chất hóa học cơ bản: tính axit, tính khử. Bài toán cơ bản: kim loại/bazơ/muối + dung dịch HCl. 1.5. Các halogen khác: F2, Br2, I2 Tính chất vật lý. Phương pháp, nguồn điều chế. Ứng dụng quan trọng. Phản ứng khắc chữ lên thủy tinh. PHẦN HAI. BÀI TẬP Lưu ý: Đây là các câu hỏi có nội dung cơ bản, nhằm định hướng ôn tập và CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO. Câu : Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen là A. ở điều kiện thường là chất khí. B. phản ứng dễ dàng với H2O. C. có tính oxi hoá mạnh. D. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Câu : Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ở điều kiện thường, iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím. B. Ở điều kiện thường, brom là chất khí màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc. C. Ở điều kiện thường, flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc. D. Ở điều kiện thường, clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc. Câu : Nguyên tố không thuộc nhóm halogen là A. oxi. B. clo. C. brom. D. iot. Trang 1
- Câu : Các số oxi hóa phổ biến của halogen (trừ flo) trong hợp chất là A. 1, 0, +7. B. 1, +1, +3, +5, +7. C. 0, +1, +3, +5, +7. D. 2, +2, +4, +6. Câu : Tính chất hóa học chung của các nguyên tố nhóm halogen là A. có tính khử mạnh. B. phản ứng dễ dàng với H2O. C. có tính oxi hóa mạnh. D. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Câu : Halogen chỉ có tính oxi hóa trong tất cả các phản ứng là A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu : Các nguyên tố nhóm halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là A. ns2. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2np5. Câu : Cho 1,15 gam Na tác dụng vừa đủ với halogen X2 thu được 5,15 gam muối NaX. Vậy X là A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot. Câu : Dẫn Cl2 dư vào 200 gam dung dịch KBr. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối tạo thành giảm so với khối lượng muối ban đầu là 4,45 gam. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KBr ban đầu. Câu : Quặng xinvinit có công thức hóa học là A. Na3AlF6. B. NaCl.KCl. C. CaF2. D. KCl.MgCl2.6H2O. Câu : Chất nào sau đây có màu vàng lục? A. Khí flo. B. Tinh thể iot. C. Khí clo. D. Hơi Brom. Câu : Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách A. điện phân nóng chảy NaCl. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. phân huỷ khí HCl. D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2, KMnO4, … Câu : Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng sau: HCl đặc + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Hệ số cân bằng (số nguyên, tối giản) của HCl là A. 4. B. 8. C. 10. D. 16. Câu : Khí clo được điều chế từ KMnO4 và HCl đặc thường lẫn hiđro clorua và hơi nước. Để thu được khí clo khô, người ta lắp thiết bị như hình vẽ dưới đây: Trang 2
- Dung dịch X và Y lần lượt là: A. NaCl và HCl. B. HCl và H2SO4 đặc. C. H2SO4 đặc và NaCl. D. NaCl và H2SO4 đặc. Câu : Phản ứng nào sau đây dùng điều chế khí Clo trong công nghiệp? A. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2. B. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + H2O. C. 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. D. KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O. Câu : Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, thu được sản phẩm là A. dung dịch NaOH và nước Giaven. B. dung dịch NaOH, H2, Cl2. C. dung dịch NaOH, khí HCl. D. nước Giaven, khí H2. Câu : Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là A. Cl2, H2O. B. HCl, HClO. C. HCl, HClO, H2O. D. Cl2, HCl, HClO, H2O. Câu : Khi cho khí clo vào dung dịch KOH đặc, lấy dư và đun nóng, dung dịch thu được có chứa: A. KCl, KOH dư. B. KCl, KOH dư, KClO. C. KCl, KOH dư, KClO3. D. KCl, KOH dư, KClO3, KClO. Câu : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cl2 → X → nước Giaven. Chất X là A. NaCl. B. HCl. C. HClO. D. NaClO3. Câu : Chất nào sau đây tác dụng được với clo (điều kiện phản ứng đầy đủ)? A. F2. B. Fe. C. O2. D. N2. Câu : Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tác dụng được với clo và axit clohidric cho cùng một loại muối? A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu : Đun nóng 4,8 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là A. 8,96 lít. B. 6,72 lít. C. 17,92 lít. D. 11,2 lít. Câu : Khi cho m gam kim loại canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lít khí X2 (đktc) thì thu được 88,8 gam muối halogenua. a. Viết PTPƯ dạng tổng quát. b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng. c. Tính giá trị m. Câu *: Cho 3,87 gam hỗn hợp X gồm muối natri của hai hologen liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63 gam kết tủa. Xác định 2 halogen và tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X. Câu *: Cho dung dịch chứa 10 gam hỗn hợp gồm hai muối KX và KY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X
- A. trung hòa. B. kép. C. axit. D. hỗn tạp. Câu : Cho sơ đồ sau: (X) → (Y) → nước Giaven. Các chất X, Y lần lượt có thể là: A. HF, F2. B. Cl2, HCl. C. NaCl, Cl2. D. KI, I2. Câu : Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế clorua vôi? A. Cho khí clo tác dụng với vôi tôi hoặc sữa vôi ở 30°C. B. Dẫn khí clo qua dung dịch natri hiđroxit lấy dư. C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. D. Dẫn khí clo qua nước Giaven. Câu : Nước Giaven và clorua vôi có tính tẩy màu giấy, vải, sát trùng, tẩy uế vì A. có chứa gốc ClO– có tính oxi hóa mạnh. B. ion Cl+ có tính oxi hóa mạnh. C. có chứa gốc Cl– có tính oxi hóa mạnh. D. các gốc muối tự phân hủy ở điều kiện thường. Câu : Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng(nếu có): a. MnO2 Cl2 HCl NaCl Cl2 NaClO. b. Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeCl2 FeCl3 Fe(NO3)3. Câu : Dãy axit nào dưới đây được xếp theo tính axit giảm dần? A. HI > HBr > HCl > HF. C. HCl > HBr > HI > HF. B. HF > HCl > HBr > HI. D. HCl > HBr > HF > HI. Câu : Dung dịch HCl không phản ứng với kim loại nào sau đây? A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Fe. Câu : Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl (trong điều kiện thích hợp)? A. AgNO3, MgCO3, S. C. Fe2O3, Cu, Al. B. Fe, Ba(OH)2, MnO2. D. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. Câu : Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Số chất có phản ứng với dung dịch HCl (trong điều kiện thích hợp) là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu : Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với axit HCl lấy dư thì thu được V lít khí H 2 (đktc). Giá trị của V là (cho Mg = 24; H = 1; Cl = 35,5) A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48. Câu : Cho 4,3 gam hỗn hợp bột Mg, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có 4,48 lít (đktc) khí H2 bay ra. Khối lượng muối thu được là A. 18,50 gam. B. 11,40 gam. C. 1,85 gam. D. 1,14 gam. Câu : Cho 14,8 gam hỗn hợp Fe, Al và Zn tan trong dung dịch HCl dư tạo ra 12,32 lít khí H 2 (đktc) và m gam muối clorua. Giá trị của m là A. 43,35. B. 34,33. C. 53,85. D. 35,58. Câu : Hòa tan 31,2 gam h ỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl d ư, thu đượ c 11,2 lít khí (đktc). Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp là A. 4,00%. B. 38,46%. C. 62,50%. D. 1,53%. Câu : Đốt cháy hoàn toàn 16 gam hỗn hợp gam Al, Mg, Zn, Cu trong oxi d ư, thu được x gam hỗn hợp oxit. Để hòa tan hết x gam oxit trên cần 160 mL dung dịch HCl 3,5M. Giá trị của x là Trang 4
- A. 20,48. B. 15,24. C. 14,48. D. 10,24. Câu : Dung dịch muối Iot hàng ngày được dùng để phòng bệnh bướu cổ. Thành phần của muối Iot là A. NaI. B. I2. C. NaCl và I2. D. NaCl và KI. Câu : Phương pháp duy nhất để điều chế Flo là A. Cho dung dịch HF tác dụng với MnO2. B. điện phân nóng chảy hỗn hợp NaF và NaCl. C. điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF. D. cho Cl2 tác dụng với NaF. Câu : Axit được dùng để khắc chữ lên thủy tinh là A. H2SO4. B. HNO3. C. HCl. D. HF. Viết PTHH của phản ứng này: Câu : Nguồn nguyên liệu chủ yếu dùng để điều chế iot trong công nghiệp là A. nước biển. B. muối mỏ. C. rong biển. D. dầu mỏ. Câu : Phản ứng nào sau đây là không đúng? A. Cl2 + 2KI → 2KCl + I2. B. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2. C. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. D. Br2 + 2KI → 2KBr + I2. Câu : Iot có những tính chất vật lý nào sau đây (ở điều kiện thường)? A. Là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi. B. Là chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím. C. Là chất rắn, màu tím, mùi xốc, độc. D. Là chất lỏng, không màu, dễ bay hơi. Câu : Chất được dùng để tráng lên phim ảnh là A. AgCl. B. AgF. C. AgI. D. AgBr. Câu : Khi cho khí clo (lượng vừa đủ) vào dung dịch có chứa KI, KBr và KF, sản phẩm thu được có A. F2. B. Br2, I2 và F2. C. Br2 và F2. D. Br2 và I2. Câu : Cho vào ống nghiệm khoảng 1 ml dung dịch hồ tinh bột. Nhỏ tiếp 1 giọt n ước iot vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch trong ống nghiệm có màu nâu. B. dung dịch trong ống nghiệm không màu. C. dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh. D. dung dịch trong ống nghiệm có màu vàng. Câu : Phát biểu nào sau đây sai? A. Brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng. B. Trong công nghiệp có thể sản xuất brom từ nguồn nước biển. C. Flo có tính thăng hoa. D. Flo là chất khí màu lục nhạt, rất độc. Câu : Đun nóng hỗn hợp gồm m gam I2 vừa đủ với 5,4 gam nhôm với xúc tác H2O. Giá trị m là (cho Al = 27, I = 127) A. 76,4. B. 25,4. C. 72,6. D. 76,2. Trang 5
- ĐÁP ÁN 1C 2B 3A 4B 5C 6A 7D 8C TL 10B 11C 12D 13D 14D 15A 16B 17D 18C 19A 20B 21A 22D TL TL TL 26D 27C 28A 29A TL 31A 32C 33B 34C 35D 36A 37C 38C 39A 40D 41C 42D 43C 44B 45B 46D 47D 48C 49C 50D Trang 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11
4 p | 18 | 4
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 và lớp 9 có hướng dẫn giải
11 p | 20 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm
6 p | 8 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm
5 p | 23 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 19 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022
11 p | 17 | 3
-
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
7 p | 11 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm học 2019-2020
14 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11 năm học 2019-2020
20 p | 69 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn