intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để đường lối cách mạng đúng đắn hơn từ cái nhìn lịch sử

Chia sẻ: Hoàng Duy Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

212
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặt vấn đề Lịch sử hiện đại của dân tộc Việt Nam kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) ra đời, năm 1930, đã chuyển hướng theo một dòng chảy mới. Những chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước sau đó được định hướng theo lý tưởng cộng sản chủ nghiã (CSCN), thể hiện trong đường lối lãnh đạo cách mạng của ĐCSVN từ khi ra đời đến nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để đường lối cách mạng đúng đắn hơn từ cái nhìn lịch sử

  1. VNH3.TB2.147 ĐỂ ĐƢỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN HƠN: CÁI NHÌN TỪ LỊCH SỬ Ths. Ngô Vƣơng Anh Báo Nhân dân Đặt vấn đề Lịch sử hiện đại của dân tộc Việt Nam kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) ra đời, năm 1930, đã chuyển hướng theo một dòng chảy mới. Những chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước sau đó được định hướng theo lý tưởng cộng sản chủ nghiã (CSCN), thể hiện trong đường lối lãnh đạo cách mạng của ĐCSVN từ khi ra đời đến nay. Đường lối cách mạng có vai trò quyết định sự thà nh, bại của phong trào cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã có những giai đọan đường lối cách mạng chưa phù hợp với thực tiễn cách mạng. Những sự sai lệch trong đường lối và trong việc triển khai thực hiện đường lối đã gây ra những hệ quả không tốt cho phong trào cách mạng, gây ra những tổn thất cho lực lượng cách mạng. Từ nhận thức và qua những họat động thực tiễn, Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã nhiều lần đấu tranh, điều chỉnh để đường lối cách mạng của Đảng trở lại đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Cho tới nay những bài học lịch sử quanh vấn đề này vẫn mang nhiều ý nghiã. 1. Đầu năm 1930, Hội nghị hợp nhất thành lập ĐCSVN do Nguyễn Ấi Quốc ch ủ trì đã thông qua Chánh cương vắn tắt; Sách lược vắn tắt; Điều lệ vắn tắt; Chương trình vắn tắt của ĐCSVN và Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc sọan thảo. Tuy vắn tắt song những văn kiện này đã nêu được những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam, tuyên bố về sự lựa chọn con đường cách mạng từ khi Đảng mới ra đời. Chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam là thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dân chủ do một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân lãnh đạo. Các nội dung dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa không tách rời nhau và nằm trong một quá trình phát triển cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tế Việt Nam khi nêu bật tinh thần: Tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, đoàn kết tập hợp mọi lực lượng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để chống đế quốc đế quốc và tay sai. Trong cuộc đấu tranh này, Đảng cần tập hợp được khối 1
  2. lực lượng đông đảo nhất, huy động được sức mạnh đoàn kết to lớn nhất mới giành được thắng lợi. Nhiệm vụ giành độc lập, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức nô lệ được coi là nhỉệm vụ có ý nghĩa cấp bách, sống còn, được đặt trước nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. Trong khi xác định: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa c.m (cách mạng - NV) đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”, Chánh cương… đưa ra mục tiêu “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo” [2, 3 - 4]. Tuy nhiên, Luận cương chánh trị do Tổng bí thư Trần Phú mang về và được thông qua trong Hội nghị tháng 10/1930 của Đảng lại đặt mục tiêu: “tịch ký hết ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng đất ấy cho trung nông và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông” [2, 95]. Hội nghị tháng 10/1930 coi những quan điểm nêu trong những văn kiện của Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng là “sai lầm chính trị và ngu y hiểm” và ra Án nghị quyết thủ tiêu những văn kiện đó. Sự phê phán này dựa theo những quan điểm mang nặng khuynh hướng “tả” - nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản - trong việc chỉ đạo phong trào cách mạng thế giới của Quốc tế cộng sản (QTCS) sau Đại hội VI (1928) của tổ chức này - khi những tư tưởng cực đoan về đấu tranh giai cấp của Stalin chi phối đường lối của QTCS. Lãnh đạo ĐCSVN trong khỏang thời gian từ tháng 10/1930 đến tháng 3/1938 là những nhà cách mạng được QTCS đào tạo tại trường Đạ i học cộng sản Phương Đông và được cử về lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập. Sự chỉ đạo, giúp đỡ cách mạng Việt Nam cuả QTCS trong giai đoạn này khá tòan diện: về tổ chức và tư tưởng chính trị, về đào tạo cán bộ, hỗ trợ tài chính và thiết lập các đường dây liên lạc… Trần Phú và những Tổng Bí thư sau đó nhận trách nhiệm cao nhất với QTCS về việc thực hiện những Nghị quyết của QTCS trong phong trào cách mạng Đông Dương không thể làm trái những điều được QTCS chỉ dẫn. Tháng 11/1931, Hà Huy Tập trong bài viết Hoạt động của Đảng cộng sản Đông Dương, đã nhấn mạnh với các đồng chí trong Xứ ủy Bắc kỳ: “Tất cả các quyết định của quốc tế cộng sản có uy lực đối với tất cả mọi người cộng sản không trừ một ai, và chúng ta chỉ có việc thực hiện, trung thành, chứ không phải xuyên tạc chúng thành những giáo lý cơ hội chủ nghĩa”. [1, 39] Luận cương tháng 10/1930 “coi địa chủ là cừu địch của nông dân mà đã thế thì phải đánh đổ và thâu hết ruộng đất của chúng nó” đã dẫn đến quan điểm cực đoan trong chỉ đạo đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh những năm 1930 - 1931: “trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Phong trào nổi dậy của nông dân Xô viêt Nghệ - Tĩnh bị suy giảm sức mạnh và thất bại trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền thực dân và phong kiến tay sai. Mặc dù vậy, sự phê phán những sai lầm của Hội nghị hợp nhất và “đồng chí Quốc” khá nặng nề và còn kéo dài nhiều năm sau đó. Sự phê phán đó hiện rõ trong các văn kiện: Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ (9/12/1930); Tư liệu bổ sung về nguồn gốc các tổ chức cộng sản ở Đông Dương; Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương (1933); Đảng cộng sản Đông Dương và sự phát triển của phong trào cộng sản trong thời ký từ Đại hội VI đến Đại 2
  3. hội VII (1934); Nghị quyết chính trị của Đại hội (congre‟s) lần thứ nhất Đảng cộng sản Đông Dương (28/3/1935); Thư của Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng cộng sản Đông Dương (ngày 31/3/35) gửi Quốc tế cộng sản (31/3/1935); Báo cáo của đồng chí Lê Hồng Phong gửi Quốc tế cộng sản (1935)…[1, 38 - 39] Trong giai đọan tư tưởng Hồ Chí Minh bị phê phán nặng nề vẫn có hai bản chỉ thị của Trung ương nội dung tỏ ra đồng nhất với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc. Đó là Chỉ thị của Trung ương Thường vụ về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh” (ngày 28/11/1930) và Chỉ thị của Trung ương gửi Xứ uỷ Trung kỳ về vấn đề thanh đảng Trung kỳ (20/5/1931). Về hai bản chỉ thị này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu (về hòan cảnh ra đời, người chấp bút soạn thảo, việc phổ biến và triển khai thực hiện…) nhưng đây là sự điều chỉnh của Ban chấp hành Trung ương về quan điểm chủ trương sách lược đối với tầng lớp trên, phát triển đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở công nông là gốc. Sự điều chỉnh này xuất phát từ thực tiễn nóng bỏng của cách mạng Đông Dương trong cao trào 1930 - 1931. Tuy vậy sự điều chỉnh này chưa đủ để những luận điểm cách mạng sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc chiếm ưu thế với những quan điểm được coi như “chính thống” đang ngự trị trong Ban chấp hành Trung ương khi đó. (Xem thêm [1]) Sau Đại hội lần thứ VII QTCS (7/1935), trước nguy cơ phát xít và những biến chuyển nhanh chóng trên thế giới và Đông Dương, ĐCSVN có những điều chỉnh chiến lược cách mạng của mình. Những Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 và sau đó là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) ghi nhận sự trở lại tương đồng với những quan điểm đúng đắn trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt trên những vấn đề quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc lên trên hết. Đường lối đúng đắn đó đã đoàn kết được đông đảo quần chúng trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện mục tiêu cao nhất: giành độc lập dân tộc. Từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) cho đến tháng 8/1945, ĐCSVN đã tập hợp được khối lực lượng quần chúng đông đảo và tích cực chuẩn bị về mọi mặt để khi thời cơ đến kịp thời lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để khẳng định vững chắc chiến lược giải phóng dân tộc đúng đắn trong đường lối của mình và đi đến thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, ĐCSVN đã trải qua 10 năm (1931 - 1941) tự nhận thức và đổi mới trong những điều kiện ngặt nghèo của lịch sử. Để có bước phát triển trong lý luận và chỉ đạo thực tiễn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, ĐCSVN đã trải qua cuộc đấu tranh giữa cái cũ “tả khuynh”, giáo điều, biệt lập… với cái mới mềm dẻo, đòan kết, sáng tạo… Cuộc đấu tranh này có thể đánh giá là sâu sắc cả ở cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương gửi Ban chấp hành QTCS (ngày 6/4/1938) viết: “ Lúc trước đồng chí Sinitchekine (Bí danh của Hà Huy Tập – NV) làm Tổng thư ký, nhưng vì đồng chí có lầm lỗi về chính trị, vì Đảng chủ trương rằng các hộ quần chúng phải tổ chức theo lối công khai và bán công khai, còn đồng chí thì 3
  4. nói: “Tổ chức công khai và bán công khai là đúng, nhưng chỗ nào không có những điều kiện ấy, thì bất đắc dĩ có thể tạm thời tổ chức bí mật; Đảng cho đó là xu hướng thỏa hiệp với những phần tử cô độc tả khuynh nên không cử đồng chí làm Tổng thư ký nữa.” [3, 385]… Tổng thư ký mới được bầu là Nguyễn Văn Cừ - một người cộng sản trẻ tuổi trưởng thành từ thực tiễn đấu tranh và là một nhà lý luận xuất sắc của ĐCSVN. 2. Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, ở nông thôn các tỉnh miền Bắc đã diễn ra 8 đợt phát động quần chúng và 5 đợt cải cách ruộng đất (CCRĐ). Trong tổng số 3314 xã, với khoảng 10 triệu dân, đã tịch thu hơn 70 vạn hecta bằng 44, 6% diện tích ruộng đất trong vùng chia cho gần 4 triệu nông dân. Những gì đã diễn ra trong 5 chiến dịch kéo dài tới hơn hai năm được ghi nhận như một cuộc vận động nông dân “long trời lở đất” - như các phương tiện thông tin tuyên truyền thời đó thường nhắc đến. CCRĐ được bắt đầu trước bước ngoặt lịch sử quan trọng của cuộc kháng chiến. Thời kỳ tổng phản công đòi hỏi huy động đến mức tối đa mọi nguồn lực trong nước - mà “nông dân là quân chủ lực” - và tranh thủ tối đa nguồn viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng của Liên Xô và Trung Quốc - hai trụ cột của phe XHCN khi đó. CCRĐ ở Việt Nam đã được xem như những tiêu chí biểu hiện cho tính cách mạng, cho tính cộng sản và cũng là điều kiện cho sự viện trợ… Tất cả tạo nên những áp lực để Luật Cải cách ruộng đất được Quốc hội thông qua tháng 12/1953, trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ ít ngày. Khẩu hiệu đơn giản “Người cày có ruộng” - gói trọn mơ ước ngàn đời của những người nông dân - đã là ngọn cờ tập hợp đòan kết đông đảo nông dân ở tất cả các vùng nông thôn Việt Nam đấu tranh dưới ngọn cờ của ĐCSVN từ năm 1930. Sau khi giành được Chính quyền về tay nhân dân, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã được hiện thực hóa từng bước với các mức độ khác nhau ở từng địa phương, đo bằng con số thống kê diện tích ruộng đất được cấp cho nông dân và số nông dân được chia ruộng ngày càng tăn g. ĐCSVN đã thực hiện từng bước mục tiêu “Người cày có ruộng” trong từng giai đọan của cuộc kháng chiến. CCRĐ cũng có thể nhìn nhận như một nỗ lực của cách mạng Việt Nam để hòan tất mục tiêu “Người cày có ruộng” - nhưng đó là một bước hòan tất không trọn vẹn. Phong trào này cùng với phong trào “chỉnh đốn tổ chức Đảng và chính quyền” - được tiến hành kết hợp với CCRĐ từ đợt 4, đợt 5 - đã phạm sai lầm “tả khuynh” nghiêm trọng. Số người bị quy oan, bị xử lý sai chiếm tỷ lệ rất cao. Mức 5,68% địa chủ trong dân số địa phương là cao hơn rất nhiều so với thực tế. Tổng số người bị quy trong CCRĐ đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%. Hơn 15 vạn đảng viên trong tổng số 17, 8 vạn đảng viên; 2876 chi b ộ trong tổng số 3777 chi bộ, đã dự chỉnh đốn Đảng. Tổng số cán bộ, đảng viên bị xử lý, sau khi chỉnh đốn là 84000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%. Nhiều chi bộ tốt bị coi là chi bộ phản động, bí thư hoặc chi ủy viên chịu hình phạt nặng nề: tù hoặc bắn. Tình hình chỉnh đốn ở cấp huyện và cấp tỉnh cũng rất bi đát. Số cán bộ lãnh đạo các cấp này bị xử lý oan sai cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hà Tĩnh là tỉnh cá biệt, có 19 cán bộ tỉnh ủy viên, công an, huyện đội dự chỉnh đốn đều bị xử lý. Gần đây ra soát lại cho kết quả: tất cả đều bị quy sai (!).[6, 10 - 13] 4
  5. Việc truy bức, dùng nhục hình rất phổ biến trong các cuộc đấu tố. Ông Tố Hữu - Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương lúc đó - sau này nhớ lại: “Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá (mà tr ong thực tế là trung nông) phải chịu đựng ở những nơi được phát động.”. (Nhớ lại một thời kỳ - Nxb Hội nhà văn; Hà Nội, 2000, tr 278 - 279). (Xem thêm [6]) Cũng cần phân biệt những sai lầm trong chủ trương đường lối với những sai lầm tự phát khi tiến hành tại cơ sở. Chủ trương “phóng tay phát động quần chúng” đã bị buông lỏng cho “đòan”, “đội” cải cách lộng quyền: truy bức để “đôn” tỷ lệ địa chủ cho đủ 5% dân số như một mức quy định bắt buộc; kích động, hù dọa quần chúng, khuyến khích họ tố oan cho nạn nhân; dùng nhục hình với đối tượng khi chưa có tòa án xét xử… Những điều này không hề có trong chủ trương chỉ đạo CCRĐ. Nội san Cải cách ruộng đất số 15 (ngày 19/2/1956) viết trong bài “Những điều cần chú ý trong việc vạch giai cấp ”: “Tránh để xảy ra nhục hình, phải nắm vững chính sách phân hóa. Tránh gò cho đủ 5% địa chủ ”. [6, 11]. Nhưng ở các cấp dưới, tình hình dường như đã không thể kiểm soát. Những biện pháp tàn ác tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi do những sai lầm nghiêm trọng và vô nguyên tắc: vi phạm những quyền tự do cá nhân; tô đậm đến mức tuyệt đối hóa yếu tố thành phần, thậm chí cho rằng quyền lãnh đạo nông thôn phải thuộc về bần cố nông. (Có nơi tăng tỷ lệ bần cố nông trong chi uỷ lên tới 97%); dùng quần chúng đã bị kích động để vạch tội đảng viên; xử lý tràn lan với thái độ hẹp hòi những đảng viên không phải là bần cố nông; cán bộ đội không phải là đảng viên được quyền xử lý đảng viên và cả kết nạp đảng viên; mang những biện pháp đấu tranh với địch để đấu tranh, xử lý nội bộ.... (xem thêm [5, 435 - 438]) Nhân dân sinh hoang mang và hòai nghi. Nội bộ Đảng mất đòan kết vì nghi kỵ lẫn nhau. Những sai lầm trong việc thực hiện CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức mang đậm màu sắc tả khuynh đã để lại những tổn thất to lớn cho cách mạng về cả con người và tổ chức. Giai đoạn này đi qua để lại nhiều bài học lịch sử đa chiều và một vết hằn sâu trong ký ức. Bộ Chính trị đã xác nhận: “Tư tưởng thành phần chủ nghiã trong cải cách ruộng đất có tư tưởng nông dân, đặt bần cố nông lên trên tất cả, thậm chí đặt bần cố nông lên trên Đảng… Tư tưởng tả khuynh trong cải cách ruộng đất đã chớm nở lúc đầu; nó đã đưa đến chỗ học tập kinh nghiệm nước bạn một cách máy móc và không chiụ điều tra nghiên cứu đầy đủ tình hình xã hội ta để định chủ trương chính sách cụ thể cho thích hợp… Trong lú c thi hành thì một mực nhấn mạnh chống hữu khuynh trong khi những hiện tượng tả khuynh đã trở nên trầm trọng… từ khu trở xuống thì hệ thống cải cách ruộng đất trở nên một hệ thống ở trên cả Đảng và chính quyền. Tác phong độc đoán chuyên quyền, do đó mà trở nên phổ biến, không đi theo đường lối quần chúng, mà thực tế đã trấn áp quần chúng, nhẹ tuyên truyền giáo dục, buộc quần chúng làm những điều trái với ý muốn, với lương tâm của họ, có khi trái với chân lý và chính nghĩa.” [5, 430]. Bộ Chính trị cũng nhận thấy: “trong Đảng và ngoài nhân dân đang chờ những biện pháp sửa chữa gấp rút và kiên quyết của Trung ương và Chính phủ…” 5
  6. Những phản hồi từ thực tiễn đang ở giai đọan “nóng” nhất của CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức, những ảnh hưởng sau Đại hội XX Đảng cộng sản Liên Xô đã làm những người lãnh đạo CCRĐ giật mình bừng tỉnh. Từ giữa năm 1956, nhiều Hội nghị Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành Trung ương liên tiếp họp với nội dung chủ yếu là bàn về việc sửa sai của CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức. Đáng chú ý nhất là Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 10 (Khóa II) họp hai lần từ tháng 9 tới tháng 11/1956. Hội nghị đã vạch rõ những sai lầm, gọi đúng tên những sai lầm đã mắc phải là “tả khuynh”, phân tích những nguyên nhân và đưa ra những chủ trương, giải pháp khẩn trương để sửa sai. Hội nghị chủ trương nhanh chóng khôi phục lại danh dự và cương vị cho những người đã bị xử lý oan sai; công khai xin lỗi nhân dân và đền bù, chăm sóc thích đáng cho thân nhân những người đã tự sát hoặc bị xử bắn oan… Nhiều cán bộ cấp cao của Đảng đã phải chịu trách nhiệm vì những sai lầm đã xảy ra: Trường Chinh từ chức Tổng bí thư; Lê Văn Lương, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, phụ trách công tác chỉnh đốn tổ chức, ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Bí thư; Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban chấp hành Trung ương và thôi giữ chức Thường trực Ủy ban CCRĐ Trung ương… Hội nghị Trung ương 10 cũng thông qua một loạt Nghị quyết chuyên đề về công tác tư tưởng, về dân chủ hóa bộ máy, về thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, về tăng cường chế độ pháp trị, về kiện tòan tổ chức và cải tiến lề lối làm việc… Thái độ thực sự cầu thị, thắng thắn, trung thực và quyết tâm sửa chữa sai lầm của ĐCSVN đã là những điều kiện quan trọng để việc sửa sai tiến hành đạt hiệu quả. Nhân dân đã công bằng và độ lượng khi nhận thấy Đảng đã trung thực truớc những khuyết điểm của mình và dũng cảm nói thẳng với dân, với cán bộ để cùng nhau quyết tâm sửa chữa. Và lòng dân yên nên Đảng còn giữ được chữ tín, chữ kính và dần dần ổn định tinh thần xã hội.… 3. Sau tháng 4/1975, tưởng chừng Việt Nam đã có thời cơ để cất cánh về kinh tế như đã xuất hiện thời cơ chiến thắng về quân sự. Cả dân tộc bước vào giai đọan lịch sử mới với tâm trạng phấn khởi, tự tin về sự tòan thắng của cách mạng Việt Nam. Bước ra từ vầng hào quang thắng lợi của cuộc chiến tranh với khí thế “ào ào xốc tới”, với tinh thần “một ngày bằng hai mươi năm”, tưởng chừng chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là có thể xây dựng thành công “nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Đại hội IV của ĐSCVN (12/1976) đã kỳ vọng vào “khả năng” đó. Trong niềm say mê chiến thắng, không ai có thể tiên liệu tương lai thất bại. Sự nôn nóng muốn có ngay nền kinh tế thuần nhất xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã dẫn đến việc đẩy nhanh việc thực hiện cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và tập thể hóa nông nghiệp ở miền Nam một cách ồ ạt, vội vã ngay sau ngày giải phóng. Kết quả thu được lại ngược với mong muốn. Mô hình, cơ cấu kinh tế không phù hợp được đặt trên cái nền sản xuất xã hội nghèo nàn lạc hậu và bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã dẫn Việt Nam đến cuộc khủng hỏang kinh tế - xã hội sâu sắc. 6
  7. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hỏang này có thể nêu lên là: Duy trì quá lâu những cơ chế điều hành nền kinh tế đã tỏ ra mất sức sống: coi kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế XHCN, phân bố mọi nguồn lực theo kế hoạch, không thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch; không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, coi kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu; muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín, hướng nội theo hướng thiên về phát triển công nghiệp nặng; thi hành phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân cào bằng - điều này đã triệt tiêu các động lực kích thích sản xuất do ít quan tâm đến lợi ích cá nhân, bao cấp tràn lan gây tâm lý thụ động, ỷ lại… Số liệu thống kê cho thấy: Trong giai đọan 1976 - 1980, tốc độ tăng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ là 1,4%; và tổng thu nhập quốc dân (GNI) chỉ tăng 0,4% khi tốc độ tăng dân số hàng năm là 2,24%. Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giữa các tháng 12 của các năm cho thấy một tốc độ lạm phát phi mã: Năm 1986 tăng 874,7%, năm 1987 tăng 323,1%, năm 1988 tăng 449,4%... Nhiều chỉ tiêu đầy tham vọng của kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 thực hiện không đạt. Đáng chú ý nhất là chỉ tiêu về sản lượng lương thực: Kế hoạch đề ra là 21 triệu tấn, chỉ đạt 11,6 triệu tấn - gần bằng mức năm 1976; sản lượng thóc bình quân đầu người giảm từ 211kg năm 1976 xuống 157 kg năm 1980…[9,387 - 389] Nhưng nguyên nhân sâu sa hơn, nguyên nhân của các nguyên nhân, bắt nguồn từ nhận thức. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng những năm cuối thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80 trong thế kỷ XX diễn ra ở Việt Nam là có thật và sâu sắc song vì những trở lực trong nhận thức - những “húy kỵ” - về những nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh tế cũ như chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (nhất là đất đai), về lao động tập thể, độc quyền của nhà nước về thương nghiệp và giá cả; về kế hoạch hóa tập trung; về quan niệm rằn g tư bản là bóc lột, là đối lập với chủ nghiã xã hội - mà kinh tế thị trường thì sản sinh ra chủ nghĩa tư bản… cùng với thói quen bao cấp đã hình thành lâu năm càng làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng. Cũng vì những sự ràng buộc về quan niệm, nhận thức, không phải thuật ngữ “khủng hỏang” đã được tiếp nhận ngay để có biện pháp ứng phó, để có “thuốc chữa đúng bệnh” mà thọat đầu mới chỉ là “rối ren”, “rối lọan”…, nên cuộc khủng hỏang đó không được dự báo kịp thời, dẫn đến việc khắc phục có nhiều khó khăn, lún g túng. Về tính chất, đây là cuộc khủng hỏang kinh tế - xã hội. Mặc dù không phải là khủng hoảng chính trị theo nghĩa sụp đổ thể chế, đổ vỡ hệ thống quyền lực hay đảo lộn nội các nhưng cuộc khủng hỏang này chứa đựng các nguy cơ làm mất ổn định chính trị k hông thể xem thường. Cuộc khủng hỏang này đặt ĐCSVN trước nhiệm vụ lịch sử hệ trọng và khó khăn: Phải tạo được bước ngoặt sửa sai cơ bản từ đường lối chính sách, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, và cả với tổng thể đường lối, để đứng vững và phát triển Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam diễn ra như một tất yếu, trong bối cảnh trên thế giới cùng diễn ra nhiều cuộc cải tổ, cải cách… ở Liên Xô, ở các nước XHCN Đông Âu và ở 7
  8. Trung Quốc đã diễn ra trước đó (từ năm 1978) vẫn còn đang tiếp tục. Ở tất cả những nước trong hệ thống XHCN lúc này đều đã hiện rõ những bất ổn của mô hình CNXH đã xây dựng, những biểu hiện trì trệ, khủng hoảng đều đã hiện rõ, báo hiệu nguy cơ sụp đổ đang hiện hữu rất gần. Cũng như các nước này, Đổi mới ở Việt Nam xuất phát từ những bức xúc bên trong. Việt Nam có tham khảo những bài học của các nước này song không áp dụng máy móc, cũng không có “cú hích” từ bên ngòai mà chính những khó khăn, bế tắc buộc các cơ sở phải trăn trở, bươn trải tìm lối thóat, phải “bung ra” để tự cứu. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ tháng 4/1985, còn ở Việt Nam.thì việc “phá rào” tự cứu bắt đầu từ trước đó khá lâu. Ở tầm vĩ mô, sau nhiều cố gắng cải thiện mô hình cũ - với nhiều phong trào, nhiều chiến dịch, giương lên nhiều lá cờ… cả trong kinh tế và trên lĩnh vực tư tưởng - mà không có kết quả, tình hình ngày càng bế tắc, những bộ óc thực tế đã nhận ra rằng không thể tiếp tục duy ý chí. Họ bắt đầu nhận thấy cách nghĩ của những người đi trước là khả kính nhưng bất khả thi [Xem thêm [7]). Ở các cấp thấp hơn, hội chứng “kinh tế thiếu hụt” ngày càng trầm trọng, lâm vào khủng hoảng, cán bộ nhân dân ở một số địa phương đã tìm cách “phá rào”, luồn lách qua những “khe hở hẹp” của thể chế hiện hành để họat động có hiệu quả hơn. Nhìn tòan cục, ban đầu những cuộc “phá rào” từ cơ sở đều không có bài bản, chỉ là những giải pháp cụ thể trong thực tiễn, chưa có người chủ xướng tầm cỡ quốc gia. Nhưng sau một thời gian (từ năm 1979 đến năm 1986) thực tiễn chứng minh rằng cần thiết và có thể đổi mới tòan diện, đã tạo nên bước chuyển biến quyết định trong tư duy lãnh đạo từ những người giữ cương vị cao nhất của Đảng - đánh dấu chính thức và mạnh mẽ từ Đại hội Đảng VI (12/1986). Thực tiễn đã vượt trước chính sách. Chính thực tiễn sinh động đổi mới ở các cơ sở, các địa phương đã cung cấp tư liệu cho việc hình thành đường lối Đổi mới toàn diện của ĐCSVN. Từ những tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn đã tiến đến những bước tháo gỡ lớn về tư duy kinh tế. Nhiều quan điểm bảo thủ, sơ cứng, những định kiến và ngộ nhận về kinh tế hàng hóa, về tư sản; về ngoại bang, về bóc lột đã lùi bước trước cái nhìn thực tế và tự tin hơn về kinh tế thị trường về hợp tác đa phương và hội nhập, về một sự “cộng sinh” trong môi trường kinh tế mới. Sau khi “phá rào” thành công, nhiều “cái hàng rào” đã được xử lý thay v ì xử lý “kẻ phá rào”, nhiều đối tượng có thể “bị thổi còi” lại được “cầm còi”. Đó là con đường ngọan mục từ “phá rào”, đột phá đến đổi mới, đến sự phát triển khởi sắc kinh tế. Đặc biệt, một số trường hợp những người đã từng chỉ đạo quyết liệt những chiến dịch “thổi còi” trước đây lại khởi xướng và chỉ đạo việc tháo gỡ, giải thóat cho những người bị “thổi còi”. Đó là ông Trường Chinh: năm 1967 là người quyết định đình chỉ “khóan hộ” ở Vĩnh Phúc đến năm 1980 đã ủng hộ khoán ở Hải Phòng và những năm 1984 - 1985 là người đi đầu trong việc tìm tòi đổi mới tư duy. Ông Đỗ Mười - người chỉ huy hai cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc (1958 - 1960) và miền Nam (1978) - khi ở 8
  9. cương vị Thủ tướng (1988) rất ủng hộ Đổi mới và góp phần tạo ra “bước ngoặt” quyết định năm 1989. Cho đến hết nhiệm kỳ thứ VI Đại hội ĐCSCVN (1991), khi đường lối Đổi mới ở Việt Nam đã định hình tương đối rõ nét, công cuộc Đổi mới đã trải qua nhiều bước đột phá có hệ thống: Bước đột phá khai mở chấp nhận kinh tế tư hữu và thị trường tự do tồn tại bên cạnh và đồng hành với “thị trường có tổ chức” từ năm 1979 với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa IV). Bước đột phá chuyển hẳn sang chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước và đổi mới tổng thể chính sách kinh tế từ Đại hội ĐCSVN lần thứ VI (12/1986). Hòan thiện chính sách kinh tế mới, chấm dứt chế độ thống nhất quản lý thu mua phân phối cũ, chuyển nền kinh tế vào cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với Nghị quyết Trung ương 6, Khóa VI (1989). Đó là quá trình khai mở đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, tự chủ mở rộng quan hệ kinh tế đa phương, từng bước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực… Cùng với ba bước đột phá trên tổng thể nền kinh tế là những “vận động” mạnh mẽ về đường lối trên bốn lĩnh vực: - Nông nghiệp, sau Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (1981) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), người nông dân đã được giải phóng khỏi những ràng buộc của chế độ tập thể công hữu, chuyển sang chế độ hợp tác kiểu mới. Sức sản xuất trong nông nghiệp đã thật sự được giải phóng bằng việc thực thi chế độ tự chủ của kinh tế hộ nông dân. Năm 1986, Việt Nam phải nhập khẩu 534.000 tấn gạo, năm 1988 còn phải nhập 395.900 tấn nhưng chỉ những vụ thu hoạch đầu tiên sau “Khoán 10”, cũng những người nông dân Việt Nam đó, trên chính mảnh đất của họ đã từng canh tác lâu đời đã đưa sản lượng lương thực lên gần 20 triệu tấn và còn dành ra 1,4 triệu tấn để xuất khẩu. An ninh lương thực của đất n ước được đảm bảo, số lượng gạo xuất khẩu những năm gần đây luôn giữ vững ở mức trên 4 triệu tấn/năm. - Công thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước không còn bị gò ép vào các hình thức “hợp tác”, “tập thể”. Các hộ cá thể được tự do sản xuất và buôn bán nhữ ng mặt hàng tiêu dùng thông thường. Luật công ty TNHH và Công ty cổ phần được ban hành năm 1990 cho khu vực dân doanh đã xác lập vai trò hợp pháp của kinh tế tư nhân, là bước ngoặt giải phóng sức sản xuất của kinh tế, thương nghiệp ngoài quốc doanh. - Kinh tế đối ngọai với các nước “khu vực II” (ngòai khối SEV - “khu vực I”) được mở rộng. Họat động xuất nhập khẩu được nới rộng khỏi những độc quyền của Nhà nước đã tạo thêm nguồn vốn và thị trường tiêu thụ cho sản xuất trong nước. 9
  10. - Các xí nghiệp quốc doanh được tự chủ hơn với “kế hoạch ba thành phần” bắt đầu từ Quyết định 25 và 25 CP (1981). Các xí nghiệp kinh doanh năng động hơn và đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thành thị, khai mở thị trường tự do. Năm 1989, Nhà nước xóa bỏ bao cấp qua giá với các xí nghiệp quốc doanh đã đẩy nhanh việc sàng lọc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, giảm bớt gánh nặng bao cấp để giải “bài tóan” doanh nghiệp nhà nước theo hướng “cổ phần hóa”, “công ty hóa” trong giai đọan sau. Từ nhận thức đến hành động tháo gỡ những cơ chế ràng buộc, phá bỏ những rào cản để giải phóng sức sản xuất thực chất là sự trở lại với những nguyên lý đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với trình độ của quan hệ sản xuất - mà một thời duy ý chí đã muốn đưa quan hệ sản xuất phát triển vượt trước và hy vọng nó sẽ kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giai đoạn lịch sử từ Đại hội IV (1976) đến hết nhiệm kỳ Đại hội VI của ĐCSVN (1991) ghi nhận một Đảng cộng sản cầm quyền từ chỗ vấp sai lầm, thất bại nặng nề, đã nhận thức được tình thế và có được giải pháp thuận theo quy luật để vượt qua khủng hỏang, chuyển nền kinh tế vào thế ổn định và phát triển đúng hướng, đạt nhiều thành tựu trong hòan cảnh khó khăn. Thành công đó đã được đánh giá là “k ỳ diệu”, “bất ngờ”, “khó hiểu ngay cả với người trong cuộc”… Thành công này cũng được đánh giá là “cao nhất có thể đạt được xét theo những khả năng hiện thực trong điều kiện lịch sử”. Thành công này thuận với ý nguyện của nhân dân và hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Vài lời kết: Nhìn lại những giai đọan lịch sử khi đường lối của ĐCSVN không phù hợp với thực tiễn cách mạng có thể thấy một điểm chung. Đó là sự sao chép những quan điểm chỉ đạo đường lối từ một “nơi khác” về áp dụng trong thực tiễn Việt Nam một cách máy móc. - Trong giai đọan đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự sao chép rập khuôn những chỉ thị của QTCS khi thực tiễn cách mạng ở những nước thuộc địa phương Đông (như Việt Nam) hoàn toàn khác so với tình hình cách mạng ở những nước tư bản công nghiệp châu Âu. - Trong CCRĐ là sự sao chép công thức, cách làm từ các “nước bạn” và áp dụng một cách cực đoan trên diện rộng. - Sau tháng 4/1975 là công cuộc xây dựng mô hình CNXH dựa trên sự sao chép một mô hình có sẵn, duy ý chí để đạt mục đích. Sự sao chép đó có căn nguyên từ lối tư duy giáo điều: Áp dụng những quan điểm, những nguyên lý bất biến; không tính đến những điều mới mẻ từ thực tiễn - và căn bệnh kinh nghiệm: Phóng đại vai trò của kinh nghiệm và nhận thức cảm tính, phủ nhận tính t ích cực của tư duy sáng tạo. 10
  11. Hai “căn bệnh” trên thường thấy trong lối tư duy của những người sản xuất nhỏ, trong một nền sản xuất nhỏ. Ở đó lý luận khoa học chưa phát triển và không được coi trọng. Lối tư duy kinh nghiệm vụn vặt và những nhận thức sơ cứn g trong vỏ bọc kinh nghiệm, được coi như “khuôn vàng thước ngọc”… và trích dẫn được thay thế cho suy nghĩ. Cũng nhìn từ những lần điều chỉnh đường lối, sửa sai, khắc phục những hậu quả do sai lầm để lại, có thể thấy ý nghĩa của thực tiễn, của những bài học thực tiễn, của quan điểm thực tiễn khi vận dụng lý luận để xây dựng đường lối lãnh đạo cách mạng của ĐCSVN. Thực tiễn cách mạng sinh động là căn cứ để điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm khuyết điểm trong đường lối, để đường lối mới phù hợp hơn với thực tiễn và thúc đẩy thực tiễn phát triển đúng hướng, hợp quy luật. Khi đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn, tự nó đã mang tính khả thi.và bao hàm cả sức mạnh để thay đổi cái cũ, tạo lập cái mới, cách làm mới. Đường lối chỉ đúng đắn khi được xây dựng dựa trên sự am hiểu thực tiễn sâu sắc, bởi những người họat động thực tiễn năng động và có khả năng tổng kết thực tiễn. Nguyễn Ái Quốc trước khi đưa ra những luận điểm sáng tạo về cách mạng Việt Nam trong những văn kiện của Hội nghị hợp nhất thành lập Đản g đã là một trong những nhà cách mạng có kinh nghiệm và hiểu biết nhất về tình hình các nước thuộc địa lúc đó. Hội nghị Trung ương ĐCSVN tháng 11/1939 và Hội nghị trung ương lần thứ 8 (5/1941) của Đảng đã quyết định điều chỉnh đường lối cách mạng giải phón g dân tộc trên cơ sở nhận thức nhạy bén và đúng đắn tình hình thực tiễn, sau khi đã nhận ra những gì không phù hợp trong việc thực hiện những giáo điều được QTCS chỉ dẫn. Thực tiễn nghiệt ngã của những tổn thất nặng nề về cán bộ, về tổ chức trong CCRĐ đã buộc Đảng gấp rút sửa sai trong thời gian ngắn sau đó. Khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng trong những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX là một thực tế không mong muốn một lần nữa buộc ĐCSVN điều chỉnh đường lối lãnh đạo cách mạng của mình. Năng lực lãnh đạo của một Đảng cầm quyền trước hết và cơ bản nhất là năng lực tìm tòi xác lập đường lối, chính sách đúng đắn để phát triển đất nước. Trong lịch sử của mình, đã hơn một lần đường lối cách mạng của ĐCSVN tỏ ra không phù hợp với thực tiễn phong trào cách mạng. Nhờ phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai lầm trong đường lối mà ĐCSVN đã đạt được những thành công. Đại hội X của ĐCSVN đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, coi đây là giải pháp mấu chốt để “phát huy sức mạnh dân tộc, đẩy mạnh tòan diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Nhiệm vụ đó bao hàm việc đổi mới nhất quán đường lối, chính sách trên nhiều vấn đề cơ bản, tòan diện của hệ thống thể chế kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị. 11
  12. Đây là việc khó, luôn có nguy cơ sai lầm. Những nguy cơ, thách thức bên ngòai và cả bên trong (đã được Đảng xác định) vẫn hiện hữu do Đảng đã tự làm suy yếu năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Những đòi hỏi bức bách từ cuộc sống, thể hiện xu thế đổi mới tiến bộ, trong bối cảnh quốc tế mới cũng đang tạo những khả năng để sàng lọc, kiểm chứng tính đúng đắn của đường lối và cả phương pháp hoạch định đường lối, chính sách của ĐCSVN. Bài học thực tiễn trong lịch sử xây dựng và điều chỉnh để đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn hơn vẫn cần được xem xét. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Vương Anh, Quá trình khẳng định chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc trong đường lối của Đảng giai đọan 1931 – 1941, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (345), 2005. 2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1998, tập 2, 346 trang. 3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, tập 6, 782 trang. 4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tập 14, 713 trang. 5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, tập 17, 922 trang. 6. Phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, Tạp chí Xưa&Nay, Hà Nội, số 297, 2007, trang 10 - 15. 7. Đặng Phong, Duy tân và Đổi mới, Tạp chí Xưa&Nay, số 151, 2003, trang 13 - 15. 8. Dương Trung Quốc, Hơn nửa thế kỷ “Dân cày có ruộng”, Tạp chí Xưa&Nay, số 297, 2007, trang 4 - 9. 9. Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn (Chủ biên), Đổi mới ở Việt Nam nhớ lại và suy ngẫm, Nxb Tri thức, H.2008, 463 trang. 12
  13. FOR A MORE EFFECTIVE REVOLUTION - FROM A HISTORICAL VIEWPOINT Ngô Vƣơng Anh People Newspaper Introduction: Since the Communist Party of Vietnam (CPV) was born in 1930, Vietnam’s modern history has run with a new flow. Stages to struggle for the national independence and construction were then in the orientation of the communist ideal, reflected in CPV’s revolutionary policy since its establishment. The policy plays a decisive role to determine the success or the failure of the revolution. During its revolution, Vietnam had experienced several stages when the policy was not suitable with the revolutionary reality. Mistakes in the policy and implementation leaded to unexpected consequences for the revolution and losses for the revolutionary force. With awareness and practical activities, Ho Chi Minh and CPV had struggled for many times to adjust the policy so that it would be better and more suitable with the reality, enhancing the revolutionary movement development. Historical lessons drawn from those issues still have many values. 1. Early 1930, the conference on CPV establishment chaired by Nguyen Ai Quoc passed the Brief political program (Chánh cương vắn tắt); Brief strategy (Sách lược vắn tắt);Brief regulations (Điều lệ vắn tắt) and Brief program (Chương trình vắn tắt) of CPV and the Appeal in the day of CPV establishment drafted by Nguyen Ai Quoc. Despite their briefness, those documents pointed out basic issues of Vietnamese revolutionary policy, making an announcement on the selected policy since its establishment. CPV’s revolutionary strategy was to carry out the “ bourgeois revolution democratic and land revolution to head to a communist society”. Vietnam’s revolutionary path is was to carry out the national and democratic liberation revolution led by one revolution party of the working class. The contents of nationality, democracy and socialism went hand in hand in the revolution development. 13
  14. Nguyen Ai Quoc creatively adapted the revolutionary theory of Marx – Lenin into Vietnam’s reality by highlighting the spirit that focused on the battle against imperialists, national liberation, great solidarity under the leadership of the working class to fight against imperialists and their lackeys. In this struggle, the Party needed to gather the most massive force and mobilize the greatest solidarity strength so as to gain victory. The struggle for independence and national liberation out of the yoke of slavery was considered an urgent and vital task, given higher priority than the class struggle. While defining that: “The Party has to win the popularity of peasants and rely on poor peasants to carry out the land revolution and fought against landlords and feudal authorities”, the Political program targeted at “collecting all land of imperialists to distribute to poor peasants” [[2, 3 – 4]. However, the Political thesis drafted by General Secretary Tran Phu and passed in the Party’s Conference held in October, 1930 targeted at: “seizing all land of foreign and local landlords as well as of the Church to allot to middle and poor peasants and giving workers and peasants the land ownership” [2, 95]. The Conference in October 1930 also considered viewpoints in documents of the Confe rence of Party establishment as “a political and dangerous mistake” and composed the An nghi quyet to abolish those documents. The criticism was based on “left-wing” tendency, which highlighted the class struggle and proletarian dictatorship in directing the international revolutionary movement of Communist International after its Congress VI (1928), when Stalin’s extreme ideas of class struggle controlled the Communist International’s policy. During the period of October 1930 and March 1938, leaders of CVP were revolutionists trained in Phuong Dong Communist University and appointed to lead the domestic revolutionary movement such as Tran Phu, Le Hong Phong and Ha Huy Tap. Communist International provided a quite comprehensive assistance and direction to Vietnam’s revolution in terms of political idea, staff training, financial support and contact network establishment. Tran Phu and next general secretaries took the highest responsibility with Communist International to implement Resolutions by Communist International in the Indochina revolutionary movement and would not disobey what Communist International had directed. In his writing “Activities of Indochina Communist Party”, Ha Huy Tap stressed with comrades in North Vietnam’s Party Committee: “ All decisions made by Communist International have supremacy with all communists and the only thing we do is to implement and stay loyal, not to distort it into opportunism”. [1, 39] That the Thesis on October 1930 “considered landlords as the archenemy of peasants and they must be overthrown and all of their land must be seized ” resulted in an extreme viewpoint in directing the movement in Nghe Tinh in 1930 and 1931: “ intellectuals, kulaks, landlords and the rich must be struck at the roots”. The insurrection of peasants in Soviet Nghe Tinh weakened and failed amid the fierce suppression of the colonial and feudal authorities. However, the criticism against mistakes of the Conference of Party 14
  15. establishment and “Mr. Quoc” remained quite serious for many years. It was s hown clearly in documents such as: “Letter from the Central Committee to regional party committees of all levels (December 9th 1930); Indochina Communist Party and the development of communist movement from the Congress VI to the Congress VII (1934); Political resolution of the 1st Congress of Indochina Communist Party (March 28th 1935); Report by Le Hong Phong to Communist International (1935), etc [1, 38 -39]. When Ho Chi Minh’s idea was seriously criticized, there were still two directions of the Central Committee sharing the same idea, namely the Direction of the Central Standing Committee on the establishment of “Anti-imperialist Association” (November 28th 1930) and the Direction of the Central Committee to the regional party committee of the Central Vietnam on simplifying its regional party” (May 20th 1930). These two directions needed further research (background, drafters, dissemination and implementation…). However, it was the amendment made by the Central Committee in terms of the viewpoint and policy with the upper class and the national great solidarity development based on workers and peasants. The amendment was not enough for Nguyen Ai Quoc’s creative revolutionary points to dominate those considered “orthodox” ones existing in the Central Commi ttee at that time. (Refer to [1] for more). After the Congress VII of Communist International (July 1935), facing the risk of fascism and rapid changes in the world and Indochina, CPV made amendments of its revolutionary strategies. Resolutions of the Central Conference in November 1939 and the 8th Central Conference (May 1941) marked the return of consensus with proper viewpoints in Brief political program and Brief strategy in terms of the most important thing of Vietnam’s revolution, that gave top priorities to national liberation and national independence. The proper policy united the majority of people in the National United Front under the leadership of CPV to reach the highest target of the national independence. From the 8th Central Conference (May 1941) to August 1945, CPV gathered the mass and prepared actively in all fields, waiting for the chance to lead the people to the victory of the August General Uprising 1945, gaining national independence and forming Vietnam Republic Democracy. To confirm the proper strategy of national liberation in its policy and reach the victory of the national liberation, DPV had 10 years (1931 – 1941) of self-awareness and self-reform amid historic hard conditions. In order to make theoretical progress and practical direction in the national liberation revolution, CPV experienced the struggle among the old of “left-wing” with dogma and isolation and the new with flexibility, creation and solidarity. The struggle could be considered to be profound at the highest level o f the Party. The report of the Central Committee of the Indochina Communist Party to the Committee of Communist International (April 6th 1938) said: “When Sinitchekine (penname of Ha Huy Tap) was the General Secretary, he made political mistakes. Moreover, when the Party‟s policy is to make the mass‟s organizations public and semi -public, he said „Public 15
  16. and semi-public organizations are right, but without those conditions, they can be organized secretly‟. Because the Party thinks it is a compromise with isolated leftists, then it does not appoint him to be the General Secretary.” [3, 385]. The new general secretary was Nguyen Van Cu, a young communist growing from the practice of struggle and a brilliant theorist of CPV. 2. Land reform started right before an important turn of the revolution. The general counter offensive period required all the forces of the country, of which farmers are the main force. All support sources in weapons, military equipments from the Soviet Union and China were mobilised. Land reform in Viet Nam is considered symbols of revolution, of communism as well as the basis for aids. All created a pressure for the Law on Land Reform to be approved by the National Assembly in December 1953, a few days defore Dien Bien Phu Campaign. With a simple slogan “farmers have land”, which expressed a thousand -year-desire of farmers, the reform has gathered all farmers in all rural areas of the country under the instruction of Viet Nam Communist Party. After the power had been gained, the slogan “farmers have land” had been carried out in localities with the statistics of farm land alloted to farmers increasing days by days. About 15 of 17.8 thousands of party members, and 2,876 among 3,777 party cells joined to restructure the Party mechanism in th e land reform program. After the restructure, about 84,000 party members, representing 55 per cent of the total number, suffered the punishment. Many good party cells were considered reactionary, good members suffered shot or life-sentence. The restructure of party cell became so grievous. Many managers of cell suffered unjust sentence. Especially Ha Tinh Central Province whose 19 seniors and staff were now checked to have unjust sentences is becoming the typical example. In each denouncement, torture was getting familiar. To Huu, former head of propaganda and training section, reminded “It’s impossible to describe how sorrowful our compatriots got the unjust sentences as the tyrants and landlords. In fact, they are all farmers.” It’s also necessary to distinguish the wrong direction in policies and spontaneous wrong when the restructure was implemented in (sub) local levels. For example, the party associations had wrong reforms in the area level when they encouraged local people to do the unjust accuse to have enough 5 per cent of landlord in this local area. They also tortured the jailers without the court’s judgement. Those things were not comprised in the land reform policy. Cruel methods still happens, caused by the seriously unprincipled attitudes toward the reform, including the violation of personal freedom, the absolutism of “class” factor which wrongly defines the management of local area belongs to the poorest and most wretched peoples. There remained some areas in which has 97 per cent people belong ing to 16
  17. this class, using stimulated people to accuse the party members, widespreading the punishment to the members who are not the poorest, the staff who are not party members were allowed to accuse and punish the party members, even applying the measure to fight against the enemy to the internal. People doubted and were confused. The Party members were aparted for distrusting one another. Mistakes in carrying the land reform and organisation reform in a manner of leftist deviation had caused much loss to the revolution both in human resource and organisation. The period had left many historical lessons. The Poliburo recognized that “the class -oriented ideology during the land reform is originated from farmers and puts the poor peasants above all, even the Party…The leftist ideology during the land reform has rooted from early days, and leads to the imitation of other countries’ experiences automatically without sufficient study of our own social contexts before making appropriate policies…During its implementation, it is determined to suppress the rightist ideology while the phenomenon of being leftist is getting worse…as from the district to lower level, the system of land reform overules the system of the Party and the authority. Subsequently, the arbitrary and authoritarian behaviors have become popular, instead of being in line with the people -oriented guideline and in reality, to oppress the people to educate them in some cases or to force them to carry out the things against their wills, their consciences or event the truth and righteousness” [5,430]. The Polibury further recognized that “the Party from within and the people are expecting the swift and determinted correction measures from the Central Committee and the Government…” The feedbacks from reality peaked during the “hot” period of the land reform and its organizational reform, and the impact from the XXth Session of the Soviet Union Communist Party woke up leaders of the land reform. Since mid -1956, various meetings of the Poliburo, the Central Secretariat and Standing Central Committee took place consecutively with the main content to discuss the correction of the land reform and its organizational reform. Most notably, the Convention of the 10 th Central Committee (2nd Session) took place twice from September to November 1956. The Convention has drawn out the mistakes and defined such mistakes as “leftist”, then, analyzed the reasons and proposed the guidelines, solutions for correction. The Convention advocated to restore the dignity and positi ons for peoples suffered erroneous judgments, to publicly apologize the people and to compensate, take care in an appropriate manner their relatives as they killed themselves or being executed mistakably…Many senior officials of the Party were liable for t he mistakes: Truong Chinh resigned from the Secretary-General; Le Van Luong – as the Central Chief of Internal Affairs in charge of the organizational reform, was taken out of the Poliburo and the Central Secretariat; Ho Viet Thang out of the Central Commi ttee and dismissed from the Permanent Member of the Central Land Reform Commission… 17
  18. The 10th Session of the Central Committee also adopted a series of Resolutions mainly focused on issues of ideology, democraticization of the mechanism, implementation of the people’s democratic rights, reinforcement of rule of law, completion of internal affairs and improvement of working attitude… The frank, honest and determined behaviors of the Vietnam Communist Party played the vital role in the effective implementation of the correction. The people were fair and tolerant when realized that the Party had been honest before its own mistakes and spoken bravely to the people, to the officials to correct such mistakes in together. With the tolerance of the people, the Party still saved its reputation, respect and gradually stablized the society. 3. After April 1975, Vietnam had an apportunity to take off economically. The nation entered the new era with joy and confidence in the certain victory of the revolution. Coming out of the war, with high spirit and a newly-adopted enthusiasm, Vietnames people thought it only needed a short time to achieve socialist industrialisation. The fourth congress of the Communist Party in December 1976 actually believed in this possibility. Drunken on the recent victory, nobody thought of failure. The eagerness to achieve socialist economy led to a hasty reform of private sector and the rush collectivisation of agriculture in southern provinces of Vietnam immediately after the end of the war. However, the results did not match expectation. Unsuitable economic model applied on a backward, war -ravaged infrastructure led Vietnam to a deep socio-economic crisis. The main contributing factors to this crisis were: a lifeless economic management structure that promoted planning and centralisation but not recognising market mechanism; the monopoly of state economy and collectivism that led to the abolishment of other sectors; the desire to construct a closed economy with focus on developing heavy indust ries; the termination of economy's driving forces and the negligence of individual benefits. Statistics show that during 1976-1980, the annual growth rate of Vietnam's GDP was only 1.4% and that of GNI was 0.4% while the population was growing at a rate o f 2.24% a year. The inflation meanwhile rocketed to 874.7% in 1986; 323/1% in 1987 and 449.4% in 1988. Many of the ambitious targets set in the five -year plan 1976-1980 were not achieved. Among them was the target for agricultural production. The plan was to produce 21 million tonnes but the real production was only 11.6 million, similar to that in 1976. The average rice production per capita decreased from 211 kilograms in 1976 to 157 kilograms in 1980. In our opinion, the root of all problems was the Vie tnamese leadership's way of thinking. It is a fact that there was a serious crisis in the country's economy and society that lasted from the end of the 70s until the end of the 80s. The old mentality associated with many taboos when the socialist economic principles cannot be criticised, let alone changed; 18
  19. together with the state subsidies have deepened the crisis. Even then, the terminology 'economic crisis' was shunned, instead people used such words 'unstability' or 'disorganisation'. The crisis, therefore, was going on for a long time without any proper diagnosis nor solutions. We should accept the fact that there was a socio -economic crisis. It was not a political crisis that might threaten the survival of the regime and the leadership hierachy, but it posed great undeniable challenges to the political stability in the country. This crisis has put before the Comunist Party some of the most important and difficult historical tasks. The Party must make a breakthrough in its policies, first in the economy and then in other fields, in order to survive and develop. The Renovation process in Vietnam began as a natural phenomenon, when a number of reforms were taking place in other countries, such as the Soviet Union, the Eastern bloc and even in China. In all socialist countries, the communist economic model clearly showed its shortcomings and warning signs of a very near collapse. Similarly to what happened in former socialist countries, Doi Moi in Vietnam originated from grave internal problems. Vietnam has le arnt some lessons from the old socialist bloc, but only took to reform when its own difficulties required survival tactics. The Soviet perestroika began in April 1985, but the Vietnamese people had their own kind of perestroika long before that. At the macro-economy level, after a lot of efforts to improve the backward economic model ended in failure and the crisis deepened, the Vietnamese leaders started to realise that they could not carry on with the old thinking, which might be respectable but not feasi ble. As economic deficits worsened, people and cadres alike began to look for ways to get what they needed through the regime's existing loopholes. Their efforts were not coordinated at the beginning and sporadic at best. But after a long period of crisis, the highest leadership in Vietnam also came to recognise the need for a comprehensive reform in the country. It was announced and confirmed at the Sixth Party Plenum (December 1986). The process of overcoming economic difficulties at the grass root levels has led to a breakthrough in the economic mentality at the decision -making level. Conservative, bureaucratic prejudices about capitalism, foreign interference and exploitation were conquered and replaced by fresh views on market economy, multilateral coop eration and integration. That was the spectacular road of the Vietnamese people to development and economic progresses. 19
  20. In particular, some of those who were against the economic liberalisation in the past turned around to be pro it, as well as to support reformists. One of the was Truong Chinh. In 1967, he decided to suspend the system of 'khoan ho' (end -product contracts with households) in Vinh Phuc. But in 1980, he changed his mind and supported end -product contracts in Hai Phong. Truong Chinh was also leading the reform of socialist thinking during 1984 -1985. Another leader was Do Muoi, who was at the helm of not one, but two campaigns to eradicate capitalist and private economy in the North (1958 -1960) and in the South (1978). When he took over the position of Prime Minister in 1988, Do Muoi came to fully support Doi Moi and was one of those who created the decisive breakthrough in Vietnam's economy in 1989. Until the end of the sixth term of the Communist Party's Congress, the Doi Moi process in Vietnam has developed into a system of reforms: - Private ownership and private economy became accepted in Vietnam. A free market was born to work alongside the existing 'controlled' market in 1979 with the Resolution of the sixth plenum of the CPV's Central Committee. - The government came to the decision of developing a multisectoral economy with the state regulation; and reformed the whole set of economic policies at the sixth Congress of the CPV. - A new economic policy was brought in at the sixth plenum of the Central Committee in 1989 in order to terminate the old distribution system and turn the country's economy into a market economy, regulated by the government. Those reforms have established a commodity-based, multisectoral economy in Vietnam and helped the government renew its control, expand economic relationns and integrate into the world and the region. Alongside groundbreaking developments in economic management, theVietnamese leadership also made a number of important decisions in the following four areas: - Agriculture: Decree 100 by the Party's Secretariat (1981) and the Tenth Resolution of the Politburo (1988) freed Vietnamese farmers from the collective ownership and allowed them to cooperate in a new way. Agricultural productivity was boosted by the realisation of private ownership. In 1986, Vietnam has to import 534,000 tonnes of rice. The volume was 395,900 tonnes in 1988. But since the new policies were brought in, Vietnam now produces around twent y million tonnes of rice a year and could spare some for export. The country's food security is ensured and each year Vietnamese farmers sell more than four million tonnes of rice overseas. - Industrial production, trade and services: individual bu sinesses are encouraged 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2