intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Vật lí lớp 10 - THPT Tam Dương - Mã đề 209

Chia sẻ: Thị Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

68
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Vật lí lớp 10 - THPT Tam Dương - Mã đề 209 để đạt được điểm cao trong kì kiểm tra sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Vật lí lớp 10 - THPT Tam Dương - Mã đề 209

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM 2017­2018  TRƯỜNG THPT TAM  MÔN: VẬT LÍ 10 DƯƠNG Thời gian làm bài: 90 phút;  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Mã đề thi 209 (Thi sinh không đ ́ ược sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM( 3đ) Câu 1: Gia tốc là đại lượng A. đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động. B. đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của vận tốc. C. đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc. D. cho biết chiều chuyển động. Câu 2: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực có độ  lớn 4 N, 5N và 6N. Nếu bỏ đi lực 6N  thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn là : A. 9N B. 6N C. 1N. D. chưa đủ điều kiện xác định. Câu 3: Tìm phát biểu sai khi nói về sự rơi tự do? A. Chuyển động rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng. B. Tại cùng một nơi các vật nặng nhẹ khác nhau thì có gia tốc rơi tự do khác nhau. C. Mọi vật ở cùng một nơi có cùng gia tốc rơi tự do. D. Gia tốc rơi tự do giảm dần từ địa cực về xích đạo. Câu 4: Quả bóng có khối lượng 200g bay đập vuông góc vào tường với vận tốc 10m/s rồi bật ngược  trở lại theo phương cũ với vận tốc 5m/s, thời gian va chạm là 0,1 s. Lực mà tường tác dụng vào bóng  có độ lớn: A. 3N. B. 10N. C. 5N D. 30N Câu 5: Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc góc   của một điểm trên vành ngoài xe? A. 40 rad/s. B. 20 rad/s C. 10 rad/s D. 30 rad /s ur uur (F ,F ) = α.  Hợp lực của chúng có độ lớn Câu 6: Hai lực F1 = F2 và có  1 2 A. F = 2F1cos (α/2). B. F = 2F1cos α. C. F = F1 + F2. D. F = F1 ­ F2. Câu 7: Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa số toa sang hành khách B ở toa bên cạnh. Hai toa   tàu đang đỗ  trên hài đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bống A thấy B chuyển động về  phía   sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra? A. Cả hai  toa tàu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn. B. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau. C. Toa tàu A chạy về phía trước. toa B đứng yên. D. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước.  A chạy nhanh hơn. Câu 8: Từ  độ  cao 5m một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc 4 m/s. Lấy g=10m/s 2. Tìm vận  tốc vật trước khi chạm đất? A. 7,5 m/s. B. 10,8 m/s. C. 8 m/s. D. 4 m/s. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 209
  2. B. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. D. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật chỉ có thể đứng yên. ur uur (F1 ,F2 ) = 600 . Câu 10: Ba lực có cùng độ lớn bằng 10N trong đó  Lực F3 vuông góc với mặt phẳng chứa ur uur (F1 ,F2 ).  Hợp lực của ba lực này có độ lớn. A. 15 N. B. 20 N. C. 25 N. D. 30 N. Câu 11: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. không bằng nhau về độ lớn. B. tác dụng vào cùng một vật. C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. D. tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 12: Hai đường thẳng d1 và d2 vuông góc với nhau tại O. Hai đường thẳng này chuyển động theo   phương vuông góc với chính nó với các vận tốc v1 = 12 m/s và v2 = 5 m/s. Vận tốc của giao điểm O là : A. 13 m/s. B. 7 m/s. C. 1 m/s. D. 5 m/s. Câu 13: Kết luận nào sau đây không chắc đúng? Khi một vật chuyển động cơ A. có sự thay đổi tọa độ của vật trong hệ quy chiếu đang khảo sát vật. B. có sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật mốc. C. có sự dời chỗ của vật theo thời gian. D. có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. Câu 14: Trường hợp nào sau đây là chuyển động theo quán tính ? A. Vật chuyển động có gia tốc trên một đường thẳng. B. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát. C. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. D. Vật chuyển động tròn đều. Câu 15: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đồ  thị  biểu diễn tọa độ  theo thời gian là một phần   của đường A. thẳng. B. tròn. C. hypebol. D. parabol. Câu 16: Hai lực cân bằng không thể có : A. cùng phương B. cùng giá. C. cùng độ lớn D. cùng hướng Câu 17: Một ôtô đang chạy thẳng đều với vận tốc 36 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều.  Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 125 m thì ô tô đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe. A. 0,1 m/s2. B. 1 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 0,2 m/s2. Câu 18: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng là: x = 3 + 4t + t2 (m; s). Vận tốc  của vật sau khi chuyển động 2 s là A. 12 m/s. B. 10 m/s. C. 6 m/s. D. 8 m/s. Câu 19: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là: A. vận tốc. B. lực. C. khối lượng. D. trọng lượng. Câu 20: Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những đoạn đường s 1 = 12 m và s2 = 48 m trong  hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 3 s. Gia tốc chuyển động của vật là: A. 4 m/s2. B. 6 m/s2. C. 2 m/s2. D. 8 m/s2. B. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1.  Một vật rơi tự do từ độ cao 45m. Lấy g= 10m/s2. a. Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. b. Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng.                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 209
  3. Câu 2: Một đoàn tàu đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì toa cuối cùng bị sự cố nên rời ra. Các  hành khách ngồi trên toa đứt nhận thấy tính từ lúc đứt, toa của họ mất 2 phút mới dừng lại được. Hỏi   khi dừng lại thì toa bị rời ra cách đoàn tàu bao xa. (Biết rằng sau sự cố đoàn tàu tiếp tục chuyển động   với tốc độ như cũ.) Câu 3. Một xe có khối lượng 1 tấn sau khi khởi hành đươc 10s thì đạt vận tốc là 18km/h. a. Tính lực phát động của động cơ xe biết lực cản không đổi và có độ lớn bằng 500N. b. Khi xe đạt vận tốc là 54km/h thì chuyển động thẳng đều, tính lực kéo của động cơ  xe khi   đó? Câu 4.  Vật m = 3kg được giữ  nằm yên trên mặt phẳng nghiêng góc 30 0  so với phương ngang  bằng một sợi dây mảnh và nhẹ, bỏ qua ma sát. Tìm lực căng của sợi dây (lực mà vật tác dụng lên   sợi dây làm cho sợi dây bị căng ra). Lấy g= 10m/s2. m Câu 5. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 60 km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương  thẳng đứng. Tuy nhiên với người ngồi trên xe lại thấy vệt nước mưa tạo với phương thẳng  đứng góc α = 300.      a) Tìm vận tốc của giọt nước mưa đối với ôtô ?      b) Tìm vận tốc của giọt nước mưa đối với mặt đất ? Câu  6: Một đồng hồ  tính giờ  gồm kim phút dài 2,5 cm và kim giờ  dài 2,0 cm .Coi các kim quay đều   trong cùng một mặt phẳng.  Tìm thời điểm đầu tiên sau thời khắc giao thừa để  tốc độ  tăng khoảng  cách giữa đầu mũi kim giờ và đầu mũi kim phút là lớn nhất. Giá trị lớn nhất ấy là bao nhiêu ? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2