intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Tam Dương - Mã đề 209

Chia sẻ: Thị Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

85
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Tam Dương - Mã đề 209 giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chuyên đề lần 1 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Tam Dương - Mã đề 209

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM 2017­2018  TRƯỜNG THPT TAM  MÔN: LỊCH SỬ 10 DƯƠNG Thời gian làm bài: 120 phút;  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ (12 câu trắc nghiệm và phần tự luận) Mã đề thi 209  (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Thí sinh chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Vì sao lại gọi thời đá mới là cuộc cách mạng? A. Con người đã chuyển từ công cụ đá cũ sang công cụ đá mới. B. Thời đá mới con người kiếm nhiều thức ăn hơn, sống tốt hơn và vui hơn. C. Vì con người từ săn bắn, hái lượm đã tiến tới trồng trọt và chăn nuôi. D. Ở thời đá mới, óc sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Câu 2: Nội dung nào dưới đây phản ánh không chính xác về thời đại kim khí? A. Thời kim khí, con người từ săn bắn, hái lượm đã tiến tới trồng trọt và chăn nuôi. B. Thời kim khí, con người đã tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. C. Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất. D. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân Địa Trung Hải biết chế tạo công cụ bằng  sắt. Câu 3: Đóng góp quan trọng nhất của vương triều Gúp­ta và hậu Gúp­ta đối với  lịch sử Ấn Độ là A. thống nhất miền Bắc Ấn và làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. B. truyền bá văn hoá Ấn Độ ra bên ngoài, mà trước hết là khu vực Đông Nam á. C. định hình và phát triển văn hoá truyền thống Ấn Độ. D. có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học kiệt tác. Câu 4: Đặc trưng nổi bật nhất của xã hội chiếm nô là A. chủ nô sở hữu nhiều nô lệ. B. nô lệ là thứ hàng hoá quan trọng nhất. C. xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. D. xã hội chỉ có 2 tầng chủ lớp: chủ nô và nô lệ. Câu 5: Bản chất của quan hệ phong kiến là A. quan hệ bóc lột sức lao động của địa chủ với nông dân lĩnh canh. B. sự bóc lột của quý tộc, địa chủ với nông dân công xã. C. quan hệ bóc lột giữa quý tộc với tá điền. D. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với tá điền. Câu 6: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ A. quan lại và một số nông dân giàu có. B. quan lại. C. quý tộc và tăng lữ. D. quan lại, quý tộc, tăng lữ. Câu 7:  Ở  Hy Lạp cổ  đại, nô lệ  đấu tranh phản kháng chủ  nô chủ  yếu bằng hình  thức A. đập phá công cụ và phá hoại sản phẩm. B. trễ nải trong lao động và bỏ trốn. C. dùng tiền chuộc thân khỏi chủ nô. D. nổi dậy chống đối thực sự.                                                Trang 1/2 ­ Mã đề thi 209
  2. Câu 8: Cơ sở nào để cư  dân phương Tây cổ  đại đạt tới trình độ  sáng tạo văn hoá   cao hơn thời trước? A. Việc sử dụng công cụ bằng sắt và tiếp xúc với biển. B. Có nhiều nhà khoa học tài giỏi, xuất sắc. C. Cơ sở kinh tế chính là thủ công nghiệp và buôn bán. D. Dân cư có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá lớn. Câu 9: Cư  dân  ở  lưu vực những dòng sông lớn  ở  châu Á, châu Phi chủ  yếu sống   bằng nghề A. sản xuất thủ công. B. nông nghiệp trồng lúa. C. đánh bắt cá và chăn nuôi. D. buôn bán. Câu 10: Dưới thời nhà Đường, khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ  đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Vậy tô là gì? A. Là thuế thân, nộp bằng lao dịch. B. Là thuế ruộng, nộp bằng lúa. C. Là thuế hộ khẩu, nộp bằng vải lụa. D. Là thuế thân, nộp bằng lúa. Câu 11: Điểm khác biệt giữa văn học Ai Cập, Lưỡng Hà với văn học phương Tây  cổ đại là A. thể loại kịch kèm theo hát là hình thức nghệ thuật được ưa chuộng nhất. B. xuất hiện những nhà văn có tên tuổi với những tác phẩm có giá trị độc đáo. C. xuất hiện những nhà thơ, nhà văn hoá nổi tiếng. D. chỉ có văn học dân gian, chưa có văn học viết. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải chính sách cai trị của vua A­cơ­ba? A. Xây dựng chính quyền dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc. B. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật. C. Hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và sự bóc lột của quý tộc. D. Tự dành quyền ưu tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại. II. Phần tự luận (7,0 điểm) Câu 13 (2,0 điểm):  Xã hội có giai cấp đầu tiên gồm những tầng lớp nào? Phân tích vai trò của nông dân  công xã. Câu 14 (2,5điểm):  Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc vào thời gian nào?  Biểu hiện của nó? Vì sao quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không có điều kiện phát  triển ở Trung Quốc thời phong kiến? Câu 15 (2,5 điểm):  Trình bày sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ? Khu vực nào chịu ảnh  hưởng rõ rệt nhất bởi những yếu tố của văn hoá truyền thống Ấn Độ? Lấy một ví dụ  minh hoạ ảnh hưởng văn hoá truyền thống Ấn Độ đến Việt Nam. ­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)                                                Trang 2/2 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2