PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II<br />
<br />
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG CƯỜNG XÁ<br />
<br />
Môn : Ngữ Văn 6<br />
Thời gian làm bài : 80 phút<br />
<br />
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):<br />
<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:<br />
" Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có<br />
vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần<br />
dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng sáng trong như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm<br />
xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn<br />
nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm<br />
nặng mẻ cá giã đôi…"<br />
( Ngữ văn 6 - tập 2)<br />
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của tác giả nào?<br />
b. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì?<br />
c. Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn trên và cho biết tác<br />
dụng của cách diễn đạt ấy?<br />
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm):<br />
<br />
Câu 1 (2đ): Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà<br />
thơ Minh Huệ. Qua khổ thơ này em hiểu thêm gì về Bác Hồ kính yêu của chúng ta?<br />
Câu 2 (5đ): Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy<br />
miêu tả lại con đường thân thuộc ấy.<br />
------------------------ Hết ------------------------<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II<br />
<br />
Môn : Ngữ Văn 6<br />
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):<br />
<br />
a. - Đoạn văn trên trích văn bản “Cô Tô”: (0,5đ)<br />
- Tác giả: Nguyễn Tuân (0,5đ)<br />
b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả (0,5đ)<br />
c. Học sinh nên trình bày được các ý cơ bản sau:<br />
- Dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế gợi cảm: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt,<br />
lam biếc, vàng giòn. (0,5đ)<br />
- Tính từ “vàng giòn” tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể<br />
tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô theo cảm nhận của tác giả. (0,5đ)<br />
- Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng<br />
lẫy.(0,5đ)<br />
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm):<br />
<br />
Câu 1 ( 2 điểm).<br />
* Chép thuộc lòng đúng khổ thơ (0,5đ)<br />
* Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: Có ý đúng GV cho điểm.<br />
- Đây là khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Cụm<br />
từ “Đêm nay” được điệp lại hai lần ở đầu mỗi câu thành điệp cấu trúc câu nhằm khảng<br />
định sự việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài<br />
thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho<br />
nước, thương bộ đội, dân công...đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, lẽ thường<br />
tình đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. (0,5đ)<br />
- Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta : cái thường tình của Hồ Chí<br />
Minh là sự hi sinh , lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào, với dân tộc. Nó là lẽ<br />
thường tình đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với mỗi chúng ta. Anh đội viên<br />
đã cảm nhận được về Bác : Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần<br />
gũi và vô cùng vĩ đại. (0,5đ)<br />
- Đoạn thơ được xem như một lời bình luận trữ tình . Tác giả chỉ gợi mở về cái lẽ<br />
thường tình, tạo nên liên tưởng, làm xúc động tâm hồn người đọc về tình nhân ái, về đạo<br />
đức, về nhân cách cao đẹp của Người.(0,5đ)<br />
Câu 2 : (5đ)<br />
* Yêu cầu về hình thức:<br />
- Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi<br />
chính tả và lỗi diễn đạt.<br />
- Ngôn ngữ trong sáng, nội dung cụ thể rõ ràng.<br />
- Kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm + tự sự (không yêu cầu cao).<br />
* Yêu cầu về nội dung : HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo được<br />
những ý cơ bản sau:<br />
1. Mở bài: Giới thiệu con đường đến trường.<br />
2. Thân bài:<br />
<br />
* Tả hình ảnh con đường quen thuộc:<br />
- Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa, đường đất hay<br />
có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng;...)<br />
- Cảnh hai bên đường:<br />
+ Những dãy nhà, cánh đồng...<br />
+ Những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, dòng sông…<br />
* Con đường vào một lần em đi học (cụ thể):<br />
- Nét riêng của con đường vào lúc em đi học.<br />
- Cảnh học sinh đi học: cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ…<br />
- Cảnh người đi làm, xe cộ.<br />
* Kể (nhắc) về một kỉ niệm gắn liền với con đường đến trường.<br />
3. Kết bài: Tình cảm của em với con đường và những mơ ước tương lai.<br />
CÁCH CHO ĐIỂM:<br />
- Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng; nội dung nổi bật, sâu sắc; diễn<br />
đạt lưu loát; miêu tả sinh động, kết hợp với tự sự, biểu cảm; trình bày sạch đẹp, đúng<br />
chính tả, đúng ngữ pháp.<br />
- Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Có kết hợp các yếu tố<br />
tự sự, miêu tả, biểu cảm. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp.<br />
- Điểm 2-3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả.<br />
- Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi.<br />
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.<br />
------------------------ Hết ------------------------<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II<br />
<br />
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG CƯỜNG XÁ<br />
<br />
Môn : Ngữ Văn 7<br />
Thời gian làm bài : 80 phút<br />
<br />
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):<br />
<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:<br />
“Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,<br />
nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút<br />
xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi<br />
với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê<br />
này hỏng mất.”<br />
(Ngữ văn 7, tập hai)<br />
Câu 1 (0,75 điểm). Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại nào?<br />
Câu 2 (0,75 điểm). Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích ?<br />
Câu 3 (1,0 điểm). Tìm những câu đặc biệt trong đoạn trích ? Tác dụng ?<br />
Câu 4 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính đoạn văn trên?<br />
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm):<br />
<br />
Câu 1 (2 điểm): Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng, em<br />
học tập được gì ở phong cách sống của Bác Hồ kính yêu? (Hãy trả lời bằng một đoạn văn<br />
ngắn khảng 3 – 5 câu).<br />
<br />
Câu 2 (5 điểm):<br />
<br />
Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:<br />
<br />
“Có chí thì nên.”<br />
<br />
------------------------ Hết ------------------------<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II<br />
<br />
Môn : Ngữ Văn 7<br />
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):<br />
<br />
Câu 1 (Mỗi ý đúng 0,25 điểm):<br />
- Văn bản “Sống chết mặc bay”.<br />
- Tác giả : Phạm Duy Tốn.<br />
- Thể loại: Truyện ngắn.<br />
Câu 2 (Mỗi phương thức đúng 0,25 điểm). Những PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.<br />
Câu 3: Tìm 3 câu đặc biệt trong đoạn trích: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm).<br />
- Than ôi!<br />
- Lo thay!<br />
- Nguy thay!<br />
- Tác dụng: Những câu đặc biệt thể hiện được thái độ, cảm xúc của người kể<br />
chuyện cũng như những người dân hộ đê: lo lắng, bất an vì nguy cơ vỡ đê. Sự xuât<br />
hiện của những câu đặc biệt này còn giúp người đọc hình dung được hiện trạng<br />
nguy ngập của cảnh mưa lũ, đê sắp vỡ. (0,25điểm)<br />
Câu 4 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính:<br />
- Đoạn trích tái hiện cảnh người dân hộ đê trong đêm mưa lũ và nguy cơ vỡ đê.<br />
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm):<br />
<br />
Câu 1 (2 điểm):<br />
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng,<br />
em học tập được gì ở phong cách sống của Bác Hồ kính yêu? Hãy trả lời bằng một đoạn<br />
văn ngắn khảng 3 – 5 câu.<br />
HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu<br />
cầu sau:<br />
- Học tập được ở Bác đức tính giản dị: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi<br />
người, trong lời nói, trong bài viết, .....<br />
- Không ngừng học tập và làm theo gương Bác.<br />
Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Có chí thì nên.”<br />
Bài làm của HS cần đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
Yêu cầu về hình thức:<br />
- Đúng hình thức, có kĩ năng hành văn của kiểu bài nghị luận.<br />
- Bài viết phải có luận điểm rõ ràng, luận cứ chắc chắn, lập luận chặt chẽ.<br />
Yêu cầu về nội dung<br />
a. Mở bài (0,5 điểm) giới thiệu được vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu tục ngữ.<br />
b. Thân bài (4 điểm):<br />
* Giải thích nghĩa: “Chí” là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.<br />
“nên”: làm nên, thành công, thành đạt trong mọi việc...<br />
"Có chí thì nên" : Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý<br />
chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị<br />
<br />