TRƯỜNG THPT MỸ QUÝ<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I<br />
GVBM : TRƯƠNG THỊ KIM THANH<br />
MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 12 – NĂM 2016 – 2017<br />
0985765161<br />
Câu 1. Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí<br />
A. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.<br />
B. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.<br />
C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.<br />
D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.<br />
Câu 2. Cửa khẩu quốc tế nằm ở biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc là<br />
A. Lệ Thanh<br />
B. Bờ Y<br />
C. Hữu Nghị<br />
D. Lao Bảo<br />
Câu 3. Đường biên giới nước ta từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên<br />
Giang) dài khoảng<br />
A. 2360 km<br />
B. 3620 km<br />
C. 2630 km<br />
D. 3260 km<br />
Câu 4. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra<br />
ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi<br />
là:<br />
A. Vùng thềm lục địa<br />
B. Vùng lãnh hải<br />
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải<br />
D. Vùng đặc quyền kinh tế<br />
Câu 5. Độ rộng của vùng nội thủy nước ta là<br />
A. 12 hải lí<br />
B. 24 hải lí<br />
C. 200 hải lí<br />
D. Thay đổi theo từng khu<br />
vực<br />
Câu 6. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là:<br />
A. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn<br />
đầu tư của nước ngoài.<br />
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát<br />
triển với các nước.<br />
C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy<br />
cảm với những biến động chính trị thế giới.<br />
D. Tất cả đều đúng.<br />
Câu 7. Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở khu vực<br />
A. vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc<br />
B. vùng núi Đông Bắc và Nam Trường<br />
Sơn<br />
C. vùng núi Trường Sơn Bắc và Nam Trường Sơn<br />
D. vùng núi Tây Bắc và Bắc Trường<br />
Sơn<br />
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?<br />
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.<br />
B. Hướng núi Tây bắc - Đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.<br />
C. Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.<br />
D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
Câu 9. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc<br />
A. hệ thống sông Hồng<br />
B. hệ thống sông Đà<br />
C. hệ thống sông Cả<br />
D. hệ thống sông Thái Bình<br />
Câu 10. Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta là<br />
<br />
A. địa hình thấp và bằng phẳng<br />
B. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.<br />
C. có nhiều hệ thống sông lớn bật nhất nước ta.<br />
D. có khả năng mở rộng thêm diện tích canh tác.<br />
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc?<br />
A. Về mặt vị trí, vùng núi Tây Bắc nằm kẹp giữa sông Hồng và sông cả.<br />
B. Có địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng Bắc - Nam.<br />
C. Có các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ phong thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi<br />
núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.<br />
D. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông như sông Đà, sông Mã, sông Chu.<br />
Câu 12. Đặc điểm địa hình vùng núi Trường sơn Bắc nước ta là<br />
A. hướng núi chủ yếu là hướng Tây bắc - đông nam.<br />
B. địa hình thấp, hẹp ngang, nâng ở hai đầu phía Bắc và phía Nam của khu vực<br />
C. có những dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã tạo nên những ranh<br />
giới khí hậu.<br />
D. tất cả các ý trên<br />
Câu 13. Ở nước ta dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực<br />
A. Trung du Bắc Bộ<br />
B. Tây Nguyên<br />
C. Đông Nam Bộ<br />
D. Nam trung Bộ<br />
Câu 14. Ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta là<br />
A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.<br />
B. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.<br />
C. khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.<br />
D. Tất cả các ý trên.<br />
Câu 15. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở<br />
A. Bắc Bộ<br />
B. Bắc Trung Bộ<br />
C. Nam Trung Bộ<br />
D. Nam<br />
Bộ<br />
Câu 16. Tỉnh nào sau đây của nước ta không có đơn vị hành chính huyện đảo<br />
A. Kiên Giang<br />
B. Quảng Ninh<br />
C. Bến Tre<br />
D. Quảng<br />
Ngãi.<br />
Câu 17. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là<br />
A. Nam Côn Sơn và Cửu Long<br />
B. Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng<br />
C. Nam Côn Sơn và sông Hồng<br />
D. Thổ chu - Mã lai và Cửu Long<br />
Câu 18. Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch ?<br />
A. Giao thông thuận lợi.<br />
B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.<br />
C. Có nguồn nhân lực dồi dào.<br />
D. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú.<br />
Câu 19: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở:<br />
A. lượng mưa từ 1000 – 1500 mm/năm, độ ẩm trên 90%.<br />
B. lượng mưa từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.<br />
C. lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%.<br />
D. lượng mưa từ 2000 – 2500 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.<br />
Câu 20: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực<br />
A. Tây Nguyên.<br />
B. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.<br />
C. Duyên hải Nam Trung Bộ<br />
<br />
D. đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.<br />
Câu 21: Quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam là<br />
A. quá trình rửa trôi các chất ba dơ dễ tan Ca2+, K2+, Mg2+.<br />
B. quá trình hình thành đá ong.<br />
C. quá trình feralit.<br />
D. quá trình tích tụ mùn trên núi.<br />
Câu 22: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là<br />
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.<br />
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.<br />
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.<br />
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.<br />
Câu 23: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có<br />
A. địa hình thấp, lượng mưa lớn.<br />
B. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.<br />
C. địa hình cao, lượng mưa nhỏ.<br />
D. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.<br />
Câu 24 : Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam do vị trí địa lí quy định<br />
được bảo tồn ở vành đai chân núi với độ cao là:<br />
A. Ở miền Bắc: 600 - 700m.<br />
B. Ở miền Nam dưới 1000m.<br />
C. Dưới 500m ở miền Bắc, và ở miền Nam dưới 700m.<br />
D. Ở miền Bắc: 600-700m và ở miền Nam dưới 1000m.<br />
C©u 25. BiÖn ph¸p nµo kh«ng ®óng víi viÖc sö dông ®Êt cña vïng<br />
nói vµ trung du:<br />
A. TËp trung ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp dµi ngµy<br />
B. TÝch cùc trång c©y l¬ng thùc, thùc phÈm ®Ó b¶o ®¶m nhu cÇu<br />
t¹i chç<br />
C. Më réng diÖn tÝch ®ång cá ®Ó ch¨n nu«i<br />
D. ¸p dông h×nh thøc canh t¸c n«ng l©m kÕt hîp<br />
Câu 26: Nguyên nhân nào tạo nên sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo độ cao:<br />
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiệt độ giảm dần theo độ cao<br />
B. Chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc<br />
C. Giáp biển Đông<br />
D. Tất cả đều đúng.<br />
Câu 27 : Vùng núi có mùa đông lạnh đến sớm là<br />
A. Vùng núi Tây bắc<br />
B. Vùng núi Trường sơn bắc<br />
C. Vùng núi Đông bắc<br />
D. Vùng núi Trường sơn nam<br />
Câu 28 : Có mưa nhiều vào mùa thu đông là<br />
A. Sườn tây dãy Trường sơn<br />
B. Sườn đông dãy Trường sơn<br />
C. Sườn tây dãy Hoàng liên sơn<br />
D. Sườn đông dãy Hoành sơn<br />
Câu 29 : Đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ nước ta là :<br />
<br />
A. Toàn bộ miền có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng<br />
B. Nóng quanh năm, chia thành hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô .<br />
C. Toàn bộ miền có tính hải dương ôn hòa<br />
D. Tất cả đều đúng .<br />
Câu 30 : Đặc điểm của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là :<br />
A. Diện tích rộng, có các bãi triều thấp, phẳng .<br />
B. Đáy nông, mở rộng, là nơi quần tụ của các đảo ven bờ<br />
C. Hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp .<br />
D. Thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu<br />
Câu 31 : Tài nguyên có nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta<br />
hiện nay là :<br />
A. Tài nguyên đất<br />
B. Tài nguyên nước<br />
C. Tài nguyên sinh vật<br />
D. Tài nguyên biển<br />
Câu 32 : Diện tích rừng tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì :<br />
A. rừng giàu chỉ còn rất ít<br />
B. Phần lớn là rừng non mới trồng và rừng trồng chưa khai thác được .<br />
C. 70% diện tích là rừng nghèo<br />
D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi .<br />
Câu 33. Đất đai sẽ là nguồn vốn quý nếu ta biết sử dụng nó để:<br />
A. Sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp<br />
B. Biến thành hàng hoá trên thị trường bất động sản<br />
C. Sử dụng nó vào mục đích cư trú<br />
D. Chuyển đổi mục đích sử dụng hợp lí và có hiệu quả kinh tế cao<br />
Câu 34. Vào năm 2000, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nước ta lần lượt<br />
chiếm 28,4% và 35,1% đất tự nhiên của nước ta. Như vậy, diện tích thực tế của hai loại đất này<br />
lần lượt là:<br />
A. 28,4 và 35,1 triệu ha<br />
B. 9,4 và 11,6 triệu ha<br />
C. 8,0 và 9,3 triệu ha<br />
D. 8,5 và 10,5 triệu ha<br />
Câu 35. Yếu tố nào sau đây không phải là kết quả của tình trạng khai thác rừng bừa bãi hiện<br />
nay:<br />
A. Đất đai bị xói mòn mạnh<br />
B. Hệ sinh thái rừng ngày càng giảm<br />
C. Đất nông nghiệp ngày càng giảm sút<br />
D. Nguồn nước ngầm đang cạn kiệt<br />
Câu 36. Gía trị cung cấp của rừng đối với sự phát triển của công nghiệp là:<br />
A. Chất đốt hàng ngày<br />
B. Nguyên liệu cho nghành gỗ giấy<br />
C. Nguồn nước cho thuỷ điện<br />
D. Hạn chế lũ lụt và xói mòn<br />
Câu 37: Để phát triển kinh tế của đất nước cần phải:<br />
A. Khai thác và sử dụng tốt tài nguyên thiên nhiên<br />
B. Nâng cao trình độ dân trí<br />
C. Có đường lối phát triển kinh tế hợp lý<br />
D. Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực<br />
Dựa vào bảng số liệu về sự suy thoái tài nguyên rừng thời kỳ 1976 – 1995, hãy trả<br />
lời các câu hỏi dưới đây sau khi xử lý số liệu<br />
(Đơn vị tính: 1000 ha)<br />
Năm<br />
Tổng diện tích rừng cả nước<br />
<br />
1976<br />
11.169,3<br />
<br />
1980<br />
10.608,3<br />
<br />
1990<br />
9.175,6<br />
<br />
1995<br />
9.802,2<br />
<br />
Rừng tự nhiên<br />
Rừng trồng<br />
<br />
11.076,7<br />
92,6<br />
<br />
10.186,0<br />
422,3<br />
<br />
8.430,7<br />
744,9<br />
<br />
8.252,5<br />
1.047,7<br />
<br />
Câu 38: Từ năm 1976 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên của nước ta đã giảm bao nhiêu<br />
triệu ha ?<br />
A. 2,0<br />
B. 1,8<br />
C. 2,8<br />
D. 3,2<br />
Câu 39: Tính trung bình mỗi năm cả nước mất bao nhiêu vạn ha rừng ?<br />
A. 9,5<br />
B. 5,2<br />
C. gần 7,2<br />
D. 4,8<br />
Câu 40: Tính đến năm 1995, độ che phủ rừng chỉ còn :<br />
A. 28,7%<br />
B. 30,5%<br />
C. 27,2%<br />
D. 29,6%<br />
<br />