Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 014
lượt xem 3
download
Tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 014 với các câu hỏi kiến thức nâng cao, giúp chọn lọc và phát triển năng khiếu của các em, thử sức với các bài tập hay trong đề thi để củng cố kiến thức và ôn tập tốt cho các kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm học 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 014
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 TRƯỜNG THPT HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 2018 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 50 phút (Không k ể thời gian phát ( Đề thi có 04 trang ) đề) Họ, tên thí sinh:................................................Lớp:..................... MÃ ĐỀ: 014 Phòng:...............................................................SBD:.................... hội;Môn: Câu 1. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ A. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. Câu 2. Hướng vòng cung là hướng chính của A. vùng núi Đông Bắc. B. vùng núi Tây Bắc C. dãy Hoàng Liên sơn. D. vùng núi Trường Sơn Bắc Câu 3. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. gồm các khối núi và cao nguyên B. núi cao đồ sộ nhất nước ta. C. có bốn cánh cung lớn D. địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 4. Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm A. rộng 15 000 km² B. bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. có các bậc ruộng cao bạc màu Câu 5. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là A. Sông Hồng và Trung Bộ B. Cửu Long và Sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu Mã Lai. Câu 6. Mưa phùn là loại mưa A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc. B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông. C. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc. D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông. Câu 7. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm A. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. C. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Câu 8. Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các cây họ nhiệt đới? A. Dầu. B. Đỗ Quyên. C. Dâu tằm. D. Đậu Câu 9. Gió mùa Tây Nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian A. từ tháng VII-IX. B. từ tháng V-VII. C. từ tháng VI-VIII. D. từ tháng V-X Câu 10. Càng về phía Nam thì A. nhiệt độ trung bình càng tăng B. biên độ nhiệt càng tăng C. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm Câu 11. Gió mùa đồng bắc xuất phát từ A. từ áp cao Xibia B. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc C. từ vịnh Bengan D. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam Mã đề 014 trang 1
- Câu 12. Đặc trưng của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc A. nhiệt đới ẩm gió mùa 1 có mùa đông lạnh. B. cận xích đạo gió mùa. C. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. D. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Câu 13. Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc khoảng (°C) A. trên 20 °C. B. dưới 20°C. C. 25 °C D. trên 25°C Câu 14. Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo: A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Đất đai. D. Sinh vật. Câu 15. Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Đồng bằng Bắc Bộ. Câu 16. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng A. gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc. B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu 17. Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ. B. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. C. tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng. D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. Câu 18. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là A. củng cố đê chắn sóng ven biển. B. dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh. C. huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão. D. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão. Câu 19. Đây là đặc điểm của bão ở nước ta A. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước B. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông. C. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16°B. D. mùa bão chậm dần từ bắc vào nam. Câu 20. Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An. C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu. Câu 21. Vùng biển mà ở đó nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là : A. Nội thủy B. Lãnh hải C. Vùng tiếp giáp lãnh hải D. Vùng đặc quyền về kinh tế Câu 22. Cấu trúc địa hình “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi A. Đông Bắc B.Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 23: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là : A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 24. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là: A. làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp B. làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính đọc canh lúa nước Mã đề 014 trang 2
- C. làm năng suất nông nghiệp giảm D. làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. Câu 25. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm địa hình cơ bản nào dưới đây ? A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông theo hướng tây bắc – đông nam C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 loại đai cao D. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan Câu 26. Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là: A. Vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan. B. Vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ. C. Vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ. D. Vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An). Câu 27. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn. B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi. C. Thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường. D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô. Câu 28. Đây là điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ A. đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc đông nam. B. đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh. C. đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao. D. đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi. Câu 29. Tính không ổn định của khí hậu, thời tiết nước ta có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, nên trong sản xuất nông nghiệp ta cần phải A. Có kế hoạch thời vụ, thủy lợi và biện pháp phòng trừ dịch bệnh. B. Phải có dự báo thời tiết nhanh chóng, kịp thời để nông dân kịp cứu lúa. C. Hỗ trợ cho nông dân về vốn, khoa học kĩ thuật, về con giống. D. Hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ hàng nông sản. Câu 30. Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt đọ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là A. từ 14ºC – 18 ºC B. từ 18ºC 20ºC. C. từ 20ºC 24ºC D. trên 24ºC. Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Lào? A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 32. Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành A. Đông bắc. B. Đông nam. C. Tây bắc D. Bắc nam. Câu 33. Căn cứ vào Allat Địa lí Việt Nam trang 45, hãy cho biết tỉnh nào có chung đường biên giới với cả Lào và Campuchia? A. Điện Biên. B. Kon Tum. C. Gia Lai. D. Đắk Lắk. Câu 34. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn diện tích đất cát biển ở nước ta phân bố ở? A. Đồng bằng Thanh NghệTĩnh B. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng duyên hải miền Trung D. Đồng bằng sống Cửu Long Câu 35. Loại địa hình được hình thành ở những vùng núi đá vôi xứ nhiệt đới ẩm gió mùa A. địa hình cacxto B. địa hình flo C. cao nguyên D. nấm đá Câu 36. Cho biểu đồ: Mã đề 014 trang 3
- TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 ? A. Diện tích có mức tăng nhanh nhất. B. Sản lượng, năng suất và diện tích tăng liên tục. C. Sản lượng tăng liên tục, năng suất và diện tích tăng nhưng không đều. D. Năng suất, sản lượng và diện tích đều tăng trong đó năng suất tăng nhanh nhất. Câu 37. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chạy theo hướng tây – đông ở nước ta là A. vùng núi Đông Bắc B. Đồng bằng sông Hồng C. Duyên hải miền Trung D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 38. “ Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ . D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 39. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ. B. đất phù sa sông, đát xám trên phù sa cổ. C. đất phèn, đất feralit trên đá badan. D. đất xám trên phù sa cổ, đất feralit trên đá vôi. Câu 40. Cho biểu đồ sau Diện tích Độ che phủ Biểu đồ trên còn thiếu thông tin cơ bản nào? Mã đề 014 trang 4
- A. Đơn vị. B. Chú giải. C. Tên biểu đồ D. Gốc tọa độ …………………….Hết………………………………… Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam để làm bài Mã đề 014 trang 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Du - Mã đề 134
4 p | 87 | 4
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 295
5 p | 72 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 82 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 168
5 p | 85 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 012
4 p | 58 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
5 p | 52 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
6 p | 71 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
5 p | 54 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
7 p | 61 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
6 p | 58 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
6 p | 50 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
4 p | 65 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 107 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 69 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
4 p | 65 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 329
5 p | 60 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 152
4 p | 58 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
6 p | 55 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn