intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 166

Chia sẻ: Trang Lieu Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2016-2017 của trường THPT Lương Phú - Mã đề 166 sẽ cung cấp kiến thức hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 166

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 ­ NĂM HỌC 2016­2017  TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ  Môn Giáo dục công dân lớp 10 Thời gian làm bài: 50 phút;(40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 166 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin,khái niệm mâu thuẫn là A. những quan điểm trước sau không nhất quán. B. một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. C. quan hệ đấu tranh lẫn nhau giữa của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng. D. hai mặt đối lập thống nhất bên trong sự vật hiện tượng. Câu 2: Giống loài mới phủ định giống loài cũ là kết quả sự đấu tranh giữa A. đồng hoá­dị hoá. B. tiến bộ­lạc hậu. C. di truyền­biến dị. D. cái cũ­cái mới. Câu 3:  Phương  pháp xem xét sự  vật ,hiện tượng trong trạng thái cô  lập,không vận  động,không phát triển là A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận siêu hình. C. Phương pháp thống kê. D. Phương pháp luận lôgic. Câu 4: Phủ định siêu hình là A. phủ định sự tồn tại của sự vật do có yếu tố kế thừa. B. phủ định do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng . C. phủ định để xoá bỏ sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng do tác động từ bên  ngoài. D. Có kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ . Câu 5: Phủ định biện chứng có mấy đặc điểm? A. Hai. B. Một. C. Bốn. D. Ba. Câu 6: Độ là A. Là giới hạn trong đó chất đang biến đổi dần dần. B. Là giới hạn mà chất và lượng đang thống nhất với  nhau. C. Là giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiên  tượng. D. Là giới hạn mà tại đó xảy ra sự biến đổi về chất. Câu 7: Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ : A. Chân lí. B. Kinh nghiệm. C. Thực tiễn. D. Nhận thức. Câu 8: Thành ngữ nào sau đây nói về mâu thuẫn ? A. Dĩ hoà vi quý. B. Yêu nên tốt ghét nên xấu. C. Tre già măng mọc. D. Tích tiểu thành đại. Câu 9: Vai trò nào dưới đây của Triết học là đúng? A. Thế giới quan cho mọi hoạt động.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 166
  2. B. Thế giới quan cho hoạt động nhận thức của con người. C. Phương pháp luận cho mọi hoạt động thực tiễn. D. Thế giới quan,phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động  nhận thức của con người. Câu 10: Giữa sự biến đổi về lượng và biến đổi về chất thì A. Lượng biến đổi chậm,chất biến đổi nhanh chóng. B. Chất biến đổi chậm,lượng biến đổi nhanh chóng. C. Cả chất và lượng đều biến đổi từ từ. D. Cả chất và lượng đều biến đổi nhanh chóng. Câu 11: Sự biến đổi công cụ lao động từ đồ đá dến kim loại thuộc hình thức vận động A. Cơ học. B. Xã hội. C. Sinh học. D. Hoá học. Câu 12: Hệ thống những quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị  trí ,vai trò của  con người trong thế giới đó,gọi là: A. Triết học . B. Sinh học . C. Sử học. D. Văn học . Câu 13: Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có: A. Hai nội dung. B. Hai mặt. C. Hai vấn đề. D. Hai câu hỏi. Câu 14: Vận động là mọi sự  .......nói chung của các sự  vật và hiện tượng trong giới tự  nhiên và trong đời sống xã hội. A. Đổi thay. B. Thay đổi. C. Hoán đổi. D. Biến đổi. Câu 15: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Thế giới quan duy vật thống nhất phương pháp luận biện chứng. B. Thế giới quan duy vật không xây dựng phương pháp luận biện chứng. C. Thế giới quan duy tâm có được phương pháp biện chứng. D. Thế giới quan  duy vật thống nhất với phương pháp luận siêu hình. Câu 16: Vấn đề cơ bản của Triết học là A. quan hệ giữa lí luận và thực tiễn. B. quan hệ giữa vật chất và vận động. C. quan hệ giữa phép biện chứng và phép siêu hình. D. quan hệ giữa vật chất và ý thức. Câu 17: Ý kiến nào sau đây là đúng về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở,động lựC. mục đích của nhận thứC.tiêu chuẩn của chân lý. B. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, chân lý của nhận thức. D. Thực tiễn là động lựC. nguồn gốC.tiêu chuẩn của nhận thức. Câu 18: Trường hợp nào sau đây là phủ định siêu hình ? A. Trứng­kén­sâu­bướm. B. Trứng­nhộng­sâu­bướm. C. Hạt bắp­cây bắp­trái bắp­chè bắp. D. Ếch­trứng­nòng nọc­ếch. Câu 19: Hãy chỉ ra đâu là mâu thuẫn Triết học? A. To­nhỏ. B. Cực bắc­cực nam. C. Lớn­bé. D. Trắng­đen. Câu 20: Trường hợp nào sau đây được coi là phủ định biện chứng?                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 166
  3. A. Học sinh  lên lớp 10 sẽ vứt bỏ hoàn toàn kiến thức lớp 9. B. Không chấp nhận bất cứ hình thức kinh tế nào của nhà nước tư bản chủ nghĩA. C. Lai tạo giống cho ra đời loại dưa hấu không hạt. D. Lúa gạo trồng được đem ăn hết. Câu 21: Chỉ có đem tri thức thu nhận được.............mới đánh giá được tính đúng đắn hay  sai lầm của chúng: A. Kiểm nghiệm qua thực tiễn. B. Áp dụng vào công việc cụ thể. C. Bổ sung cho hoàn thiện hơn. D. Vận dụng vào thực tiễn. Câu 22: Qui luật chung của khuynh hướng phát triển của sự vật,hiện tượng A. Cái cũ đôi khi thắng cái mới. B. Cái mới sẽ chiến thắng cái cũ. C. Cái mới đôi khi bị cái cũ lấn áp. D. Cái mới ra đời không đơn giản dễ dàng. Câu 23: Sự vật nào sau đây nói về chất theo quan điểm Triết học? A. Gỗ làm nhà. B. Ớt cay. C. Sợi dệt vải. D. Gạch làm nhà. Câu 24: Thái độ đối với cái cũ và cái mới: A. Tôn trọng cái cũ,chờ đón cái mới. B. Giữ lại cái cũ có lợi ,kìm hãm cái mới bất lợi. C. Phát hiện,ủng hộ làm theo cái mới. D. Xoá bỏ cái cũ,ủng hộ cái mới. Câu 25: Hãy chỉ ra đâu là mâu thuẫn thông thường? A. Xa­gần. B. Cực bắc­cực nam. C. Quang hợp­hô hấp. D. Lười biếng­siêng năng. Câu 26: Câu nào sai khi nói về sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện? A. Kiên trì ,nhẫn nại,không chùn bước trước những vấn đề khó khăn. B. Tích luỹ dần dần. C. Cái dễ thì không cần học tập vì ta đã biết và có thể làm được. D. Học từ dễ đến khó,từ đơn giản đến phức tạp. Câu 27: Triết học Mác­Lê nin đã khái quát bao nhiêu hình thức vận động cơ bản của thế  giới vật chất? A. 6 hình thức. B. 2 hình thức. C. 5 hình thức. D. 3 hình thức. Câu 28: Ví dụ nào thuộc phủ định biện chứng? A. Xoá bỏ hoàn toàn nền văn hoá thời phong kiến. B. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Tiếp thu tất cả các nền văn hoá của thế giới. D. Phát triển một số loại hình văn hoá đặc sắc của dân tộc. Câu 29: Học sinh có thái độ như thế nào phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? A. Học sinh lớp 10 sẽ bỏ hoàn toàn kiến thức lớp 9. B. Không cần giữ gìn,bảo tồn di sản văn hoá. C. Phê phán cái cũ và bỏ qua hoàn toàn cái cũ. D. Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 166
  4. Câu 30: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự  nhiên.Đây là quan điểm của  thế giới quan A. Duy vật. B. Duy tâm chủ quan. C. Duy tâm. D. Duy vật biện chứng. Câu 31: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác­Lênin,thực tiễn là: A. Hoạt động nhận thức thế giới khách quan của con người. B. Hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử và xã hội nhằm cải tạo thế giới  khách quan. C. Hoạt động cải tạo tự nhiên của con người. D. Hoạt động mang tính tập thể. Câu 32: Giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm   giác với sự  vật hiện tượng,đem lại cho con người những hiểu biết về  đặc điểm bên   ngoài của chúng là: A. Nhận thức. B. Nhận thức lí tính. C. Thực tiễn. D. Nhận thức cảm tính. Câu 33: Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông.Câu nói trên thể hiện vai   trò gì của thực tiễn đối với nhận thức? A. Là tiêu chuẩn của chân lí. B. Là cơ sở của nhận thức. C. Là động lực của nhận thức. D. Là mục đích của nhận thức. Câu 34: Sự biến đổi nào sau đây không được coi là phát triển ? A. Trái đất quay xung quanh mặt trời. B. Cây xanh chỉ tồn tại khi có quá trình quang hợp. C. Quá trình phân huỷ của động thực vật. D. Sự biến hoá sinh vật từ đơn bào đến đa bào. Câu 35: Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người,Triết học có   vai trò là A. thế giới quan và phương pháp luận. B. thế giới quan. C. phương pháp luận. D. khoa học của mọi khoa học. Câu 36: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là A. vận động đi lên,cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày  càng cao hơn. B. vận động và phát triển vô tận của sự vật và hiện tượng. C. cái mới ra đời. D. ở trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Câu 37: Đối với các sự vật, hiện tượng,vận động được coi là A. Cách thức phát triển. B. Là phương thức phát triển. C. Là phương thức tồn tại. D. Thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại. Câu 38: Giới hạn mà tại đó sự  biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự  vật hiện  tượng,gọi là A. Độ. B. Bước nhảy. C. Tất cả đều sai. D. Điểm nút. Câu 39: Hãy chỉ ra ý nghĩa Triết học trong câu” Có công mài sắt có ngày nên kim”                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 166
  5. A. Lượng đổi chất đổi. B. Cái mới thay thế cái cũ. C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. Giải quyết mâu thuẫn của sự vật. Câu 40: Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là A. Tính qui luật. B. Tính thực tại khách quan. C. Không thể nhận thức được. D. Vận động. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2