intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Đại Từ - Mã đề 806

Chia sẻ: Hoàng Văn Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 của trường THPT Đại Từ Mã đề 806 giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Đại Từ - Mã đề 806

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút;  (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 806 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Nhận xét nào dưới đây phù hợp về tình hình tôn giáo ở nước ta? A. Việt Nam là một quốc gia chỉ có một tôn giáo tồn tại. B. Ở Việt Nam mọi người đều theo tôn giáo. C. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. D. Ở Việt Nam chỉ có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Câu 2:  Điều 33 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:  “Mọi người đều có quyền tự  do kinh doanh trong   những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính ổn định và sáng tạo. Câu 3: Hành vi không lạng lách đánh võng khi đi xe máy trên đường của anh B là biểu hiện hình  thức thực hiện nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phai là ̉  nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Thực hiện giao kết trực tiếp C. Dân chủ, tự giác, tự do. D. Không trái quy định của pháp luật. Câu 5: Chị X và anh Y muốn kết hôn với nhau, nhưng ông K là bố của chị X không đồng ý và đã   cản trở hai người vì lý do hai người không cùng dân tộc. Hành vi của ông K là biểu hiện của vi  phạm nào dưới đây? A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Không thiện chí vì lý do dân tộc. C. Thiếu hiểu biết về các dân tộc. D. Tình đoàn kết giữa các dân tộc. Câu 6: Sinh viên X đã nhiều lần bỏ  học, quay cóp bài kiểm tra nên bị  giáo viên nhắc nhở  nhiều   lần. X còn thường xuyên uống rượu bia. Hành vi của X phải chịu trách nhiệm nào dưới đây? A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Phê bình. D. Hành chính. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. C. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm. D. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề. Câu 8:  Phát biểu nào dưới đây  không phải  là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện   quyền và nghĩa vụ của mình? A. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật. B. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định. C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. D. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người. Câu 9:  Ông K gửi hồ  sơ  đến cơ  quan nhà nước có thẩm quyền đề  nghị  được thành lập doanh  nghiệp tư nhân. Trong trường hợp này ông K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ? A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 806
  2. Câu 10: Khẳng định nào dưới đây thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Công dân phải bảo vệ tôn giáo của mình. B. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau. C. Công dân chỉ cần tôn trọng tôn giáo của mình. D. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo. Câu 11: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ  vi phạm như  nhau trong một   hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý A. bằng nhau. B. ngang nhau. C. có thể khác nhau. D. như nhau. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, độ tuổi nào được coi là người lao động cao tuổi? A. Nam trên 55 tuổi, nữ trên 50 tuổi. B. Nam trên 50 tuổi, nữ trên 40 tuổi. C. Nam trên 40 tuổi, nữ trên 45 tuổi D. Nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi. Câu 13: Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ  luật   Hình sự là A. vi phạm hành chính. B. vi phạm kỷ luật. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm hình sự. Câu 14:  Xuất phát từ  yêu cầu bảo vệ  chủ  quyền quốc gia trên biển.Quốc Hội nước ta đã ban   hành Luật Biển Việt Nam và đã được áp dụng  trong thực tiễn. Điều này cho thấy pháp luật bắt  nguồn A. từ lợi ích của cán bộ nhà nước. B. từ thực tiễn của đời sống xã hội. C. từ mục đích bảo vệ đất nước. D. từ kinh nghiệm bảo vệ biển. Câu 15: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ  sở  của đại đoàn kết toàn dân tộc, là sức mạnh   đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Khẳng định này thể hiện A. mục tiêu của bình đẳng giữa các dân tộc. B. mục đích của bình đẳng giữa các dân tộc. C. vai trò của bình đẳng giữa các dân tộc. D. ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 16: Anh B đề nghị bổ sung vào bản hợp đồng lao động giữa anh và công ty X nội dung: Công   việc, thời gian, địa điểm làm việc. Giám đốc trả  lời: “Anh chỉ cần quan tâm đến mức lương, còn  việc anh làm gì, ở đâu là tùy thuộc vào sự phân công của chúng tôi”. Câu trả lời của giám đốc công   ty đã vi phạm nội dung nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. C. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 17: Anh K và chị T cùng trình độ đào tạo như nhau, cùng thi tuyển vào một vị trí và có điểm   bằng nhau, nhưng công ty chỉ tuyển dụng anh K với lý do là nam. Trường hợp này đã vi phạm? A. Quyền bình đẳng về thực hiện quyền lao động giữa nam và nữ. B. Quyền bình đẳng về phân công lao động giữa nam và nữ. C. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Quyền bình đẳng về tìm việc làm giữa nam và nữ. Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo  cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình? A. Có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. B. Xử lý công bằng, nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công  dân. C. Tạo điều kiện để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ  của mình. D. Thường xuyên đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 806
  3. Câu 19: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với H (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang   theo hung khí đến đánh anh H, anh H bị thương nặng. Hành vi của M thuộc loại vi phạm pháp luật  nào dưới đây? A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm dân sự.          . C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm hành chính. Câu 20: Anh B (20 tuổi) đủ điều kiện để đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng không được cấp   giấp phép hoạt động. Anh đã làm đơn khiếu nại đến cơ  quan có thẩm quyền và được cấp giấy   phép thành lập doanh nghiêp. Việc khiếu nại đúng quy định pháp luật của B thể  hiện vai trò nào   dưới đây của pháp luật? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo đảm sự phát triển của xã hội. C. Phát huy quyền của công dân. D. Duy trì ổn định trật tự xã hội. Câu 21: Trong pháp luật Hình sự, tội lớn nhất của công dân là A. tội phản bội Tổ quốc. B. tội cướp giật tài sản. C. tội cố ý giết người. D. tội hiếp dâm. Câu 22: Giám đốc công ty X quyết định cho chị B sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục   mà pháp luật quy định“không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam   để làm công việc này. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây? A. Quyền ưu tiên lao động nữ. B. Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. C. Quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 23: Khi xử  lí những hộ  dân xây nhà trái phép, cán bộ  thanh tra xây dựng X và bà A đã lớn   tiếng cãi vã, xô xát nhau. Việc cả hai người cùng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự  ở nơi công cộng đã thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lý. B. Tuân thủ quy chế. C. Nghĩa vụ đạo đức. D. Bổn phận công dân. Câu 24: Nội dung của văn bản do cơ  quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của   văn bản do cơ quan cấp trên ban hành. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Cách thức ban hành các văn bản pháp luật. C. Tính cụ thể của văn bản pháp luật. D. Trình tự ban hành văn bản pháp luật. Câu 25: Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hành chính. C. kỷ luật. D. hình sự. Câu 26: Khi thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, mọi công dân đều có quyền A. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. tự ý thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh. C. tự do kinh doanh mọi mặt hàng. D. mở rộng sản xuất kinh doanh theo ý mình. Câu 27: Nhà nước ban hành Luật giao thông đường bộ  và bắt buộc tất cả  mọi người phải tuân   theo, không được làm trái, thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật ? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy định nghiêm khắc, bắt buộc chung . Câu 28: Khi mua hàng của ông B, ông C đã không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương   thức như đã thỏa thuận với ông B, khi đó ông C đã vi phạm A. kỉ luật. B. hình sự. C. hành chính. D. dân sự. Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong lao động?                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 806
  4. A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng về hưởng lương giữa người lao động giỏi và lao động kém. Câu 30: Chuẩn mực nào của xã hội là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc  phải làm và những việc không được làm? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Pháp luật. D. Đạo đức. Câu 31:  Ông Y đi xe máy vượt đèn đỏ, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị  thương phải đi điều trị. Ông Y bị  xử  phạt hành chính và phải bồi thường cho người bị  thương.   Ông Y phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính và dân sự. B. Kỉ luật và dân sự. C. Hành chính và kỉ luật. D. Hình sự và hành chính. Câu 32: Ông K bán đồ điện tử, hàng tháng ông K đều nộp thuế. Hành vi của ông K thuộc nội dung   nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh. C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về quyền chủ động mở rông quy mô. Câu 33: Mọi công dân khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp  luật là nội dung của bình đẳng trong A. kinh doanh. B. sản xuất. C. lao động. D. mua ­ bán. Câu 34: Chủ thể của hợp đồng lao động là những người nào sau đây? A. Người lao động và đại diện người lao động. B. Đại diện người lao động và đại diện công ty. C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động. D. Người lao động và người sử dụng lao động. Câu 35: Anh M là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh N nên được sắp xếp vào làm công  việc được nhận lương cao hơn anh N. Vậy, đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?. A. Trong tìm kiếm việc làm. B. Trong nhận tiền lương. C. Trong thực hiện quyền lao động. D. Trong lao động. Câu 36: Nhà nước ban hành pháp luật phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích  nào dưới đây? A. Bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức. B. Bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. C. Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. D. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước. Câu 37: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc  không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về chính trị. B. Bình đẳng về kinh tế. C. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục. D. Bình đẳng về xã hội. Câu 38: Việc phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đã thể  hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Tôn giáo. B. Xã hội. C. Giai cấp. D. Dân tộc. Câu 39:  Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc  sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được gọi là A. thi hành pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. làm theo pháp luật. D. tuân theo pháp luật Câu 40: Chị D đang buôn bán bình thường thì bị đội quản lí thị trường lập biên bản xử lý vi phạm.   Không đồng ý với hành vi xử phạt này, chị D đã làm đơn khiếu nại lên đội trưởng đội quản lí thị  trường và quyền lợi của chị được khôi phục. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào   đối với công dân?                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 806
  5. A. Là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Là phương tiện để công dân bảo vệ nhu cầu cần thiết của mình. C. Là công cụ hữu hiệu của công dân. D. Là công cụ cần thiết của công dân. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 806
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2