SỞ GD-ĐT NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT B NGHĨA HƯNG<br />
<br />
ĐỀ THI 8 TUẦN HỌC KỲ I<br />
Môn: Giáo dục công dân 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút.<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
<br />
Họ, tên thí sinh: ............................................... SBD: .............................<br />
Lớp: ……………………….<br />
<br />
Mã đề thi<br />
743<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Câu 1: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân<br />
A. Đều có nghĩa vụ như nhau.<br />
B. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.<br />
C. Đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.<br />
D. Đều có quyền như nhau.<br />
Câu 2: Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A<br />
<br />
nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp<br />
B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi,<br />
không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên<br />
nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát: Đứa nào lúc nãy ở ban<br />
công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại:<br />
Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu”<br />
mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là<br />
lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B<br />
có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu<br />
trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó?<br />
A. Như nhau<br />
B. Có thể khác<br />
C. Bằng nhau<br />
D. Ngang nhau<br />
Câu 3: Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức<br />
thực hiện pháp luật nào?<br />
A. Thi hành pháp luật<br />
B. Tuân thủ pháp luật<br />
C. Áp dụng pháp luật<br />
D. Sử dụng pháp luật<br />
Câu 4: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở:<br />
A. Pháp luật là cơ sở, là nội dung của các giá trị đạo đức<br />
B. Đạo đức là một phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị cơ bản của pháp luật<br />
C. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức<br />
D. Các giá trị đạo đức là cơ sở, là nội dung của pháp luật<br />
Câu 5: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có…….., làm cho những………của<br />
pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi…………của các cá nhân, tổ chức.<br />
A. Mục đích - quy định - chuẩn mực<br />
B. Mục đích - quy định - hợp pháp<br />
C. Ý thức - quy định - chuẩn mực<br />
D. Ý thức - quy phạm - hợp pháp<br />
Câu 6: Trong các văn bản sau, văn bản nào là đạo luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực<br />
pháp lý cao nhất?<br />
A. Nghị định, chỉ thị<br />
B. Pháp lệnh, nghị quyết<br />
C. Lệnh, quy định<br />
D. Hiến pháp<br />
Câu 7: Công ty A đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền.<br />
Trong giấy phép đăng kí kinh doanh ghi rõ ngành nghề kinh doanh là buôn bán phân bón,<br />
thuốc trừ sâu. Sau một thời gian hoạt động, công ty A đã tiến hành hoạt động kinh doanh<br />
vật liệu xây dựng (Hoạt động trên không có trong giấy phép kinh doanh của công ty này)<br />
Hành vi của công ty A phải chịu trách nhiệm:<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />
A. Kỷ luật<br />
B. Hành chính<br />
C. Dân sự<br />
D. Hình sự<br />
Câu 8: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban<br />
<br />
hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào<br />
các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”<br />
A. Bắt buộc - quốc hội - ý chí - chính trị<br />
B. Bắt buộc - quốc hội - lý tưởng - kinh tế xã hội<br />
C. Bắt buộc chung - nhà nước - lý tưởng - chính trị<br />
D. Bắt buộc chung - nhà nước - ý chí - kinh tế xã hội<br />
Câu 9: A và B đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường và bị cảnh sát giao thông xử lí.<br />
Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?<br />
A. Dân sự.<br />
B. Kỉ luật.<br />
C. Hành chính.<br />
D. Hình sự.<br />
Câu 10: K đánh trẻ em gây thương tích trên 11%. Theo em hình vi của K sẽ:<br />
A. Chịu trách nhiệm kỷ luật<br />
B. Chịu trách nhiệm dân sự<br />
C. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự<br />
D. Chỉ bị xử phạt hành chính<br />
Câu 11: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi<br />
phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình<br />
đẳng về<br />
A. Trách nhiệm kinh tế.<br />
B. Trách nhiệm xã hội.<br />
C. Trách nhiệm chính trị.<br />
D. Trách nhiệm pháp lí.<br />
Câu 12: Công ty Formosa - Hà Tĩnh đã thải chất độc hại ra môi trường biển ở Hà Tĩnh làm<br />
cho cá ở khu vực đó chết hàng loạt. Hành vi này của công ty Formosa đã không thực hiện<br />
pháp luật theo hình thức nào?<br />
A. Sử dụng pháp luật<br />
B. Tuân thủ pháp luật<br />
C. Áp dụng pháp luật<br />
D. Thi hành pháp luật<br />
Câu 13: Thi hành pháp luật là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức làm hoặc không làm những gì<br />
sau đây?<br />
A. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm<br />
B. Những việc mà pháp luật cho phép làm<br />
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm<br />
D. Làm những việc theo sở thích của mình<br />
Câu 14: Pháp luật là phương tiện để nhà nước:<br />
A. Quản lý xã hội<br />
B. Quản lý công dân<br />
C. Bảo vệ các giai cấp<br />
D. Bảo vệ các công dân<br />
Câu 15: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm<br />
đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:<br />
A. Vi phạm pháp luật hành chính.<br />
B. Vi phạm pháp luật dân sự.<br />
C. Vi phạm pháp luật hình sự.<br />
D. Vi phạm pháp luật lao động.<br />
Câu 16: Nội dung của pháp luật là các chuẩn mực về những việc:<br />
A. Nên làm - Được làm - Không được làm B. Được làm - Phải làm - Không được làm<br />
C. Được làm - Phải làm - Không nên làm D. Nên làm - Phải làm - Không nên làm<br />
Câu 17: Bạn A đi xe máy vượt đèn đỏ và đâm vào xe của B đi ngược chiều. Xe của B bị<br />
hỏng nặng còn A chỉ bị xây xát nhẹ. A đã nhận lỗi và bồi thường thiệt hại cho B theo yêu<br />
cầu của B. Thế nhưng sau đó A còn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì hành vi vượt đèn<br />
đỏ.<br />
Hành vi của CSGT là:<br />
A. Tuân thủ pháp luật<br />
B. Sử dụng pháp luật<br />
C. Thi hành pháp luật<br />
D. Áp dụng pháp luật<br />
Câu 18: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />
A. Tính truyền thống.<br />
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.<br />
C. Tính hiện đại.<br />
D. Tính cơ bản.<br />
Câu 19: Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào?<br />
A. Quan hệ chính trị B. Quan hệ đạo đức C. Quan hệ kinh tế D. Quan hệ xã hội<br />
Câu 20: Trách nhiệm pháp lý là……mà các cá nhân tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi<br />
<br />
từ…..vi phạm PL của mình<br />
A. Trách nhiệm - hành động<br />
B. Nghĩa vụ - hành vi<br />
C. Nghĩa vụ - việc làm<br />
D. Trách nhiệm - hành vi<br />
Câu 21: H tổ chức đánh bạc, cá cược bóng đá với số tiền trên 5 triệu đồng. H phải chịu<br />
trách nhiệm pháp lí nào?<br />
A. Trách nhiệm hình sự<br />
B. Trách nhiệm hành chính<br />
C. Trách nhiệm kỷ luật<br />
D. Trách nhiệm dân sự<br />
Câu 22: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là<br />
ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?<br />
A. Bình đẳng về quyền lao động.<br />
B. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.<br />
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.<br />
D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.<br />
Câu 23: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?<br />
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.<br />
B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.<br />
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.<br />
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.<br />
Câu 24: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở:<br />
A. Tính chính xác<br />
B. Tính thống nhất<br />
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức<br />
D. Tính quy phạm phổ biến<br />
Câu 25: Hình thức thực hiện pháp luật nào khác so với 3 hình thức còn lại?<br />
A. Tuân thủ pháp luật<br />
B. Sử dụng pháp luật<br />
C. Thi hành pháp luật<br />
D. Áp dụng pháp luật<br />
Câu 26: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?<br />
A. Vi phạm dân sự<br />
B. Vi phạm kỉ luật<br />
C. Vi phạm hình sự<br />
D. Vi phạm hành chính<br />
Câu 27: Tạt ngang đầu xe làm người khác ngã là lỗi:<br />
A. Vô ý do quá tự tin<br />
B. Cố ý trực tiếp<br />
C. Vô ý do cẩu thả<br />
D. Cố ý gián tiếp<br />
Câu 28: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra theo quy<br />
<br />
định của pháp luật có độ tuổi là:<br />
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên<br />
B. Từ 18 tuổi trở lên<br />
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên<br />
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên<br />
Câu 29: Tội phạm là gì?<br />
A. Hành vi nguy hiểm cho xã hội<br />
B. Người gây ra hành vi nguy hểm cho xã hội<br />
C. Người hành động nguy hiểm cho xã hội<br />
D. Hành vi gây hậu quả nghiêm trọng<br />
Câu 30: Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để<br />
nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã:<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />
A. Áp dụng pháp luật<br />
B. Sử dụng pháp luật<br />
C. Thi hành pháp luật<br />
D. Tuân thủ pháp luật<br />
Câu 31: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây<br />
<br />
ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:<br />
A. Từ 16 tuổi trở lên<br />
B. Từ đủ 18 tuổi trở lên<br />
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên<br />
D. Từ 18 tuổi trở lên<br />
Câu 32: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:<br />
A. Các quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.<br />
B. Các quy tắc quản lí nhà nước<br />
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.<br />
D. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.<br />
Câu 33: Nhà máy H chuyên sản xuất giầy xuất khẩu đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lí<br />
chất thải theo quy định. Đây là việc làm của nhà máy chủ động thực hiện công việc mà<br />
mình phải làm theo quy định tại khoản 1 điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005<br />
Trong trường hợp này, nhà máy H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?<br />
A. Sử dụng pháp luật<br />
B. Thi hành pháp luật<br />
C. Tuân thủ pháp luật<br />
D. Áp dụng pháp luật<br />
Câu 34: Anh C điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, trường hợp này anh C đã:<br />
A. Không sử dụng pháp luật<br />
B. Không thi hành pháp luật<br />
C. Không tuân thủ pháp luật<br />
D. Không áp dụng pháp luật<br />
Câu 35: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:<br />
A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên xã hội thực hiện, vì sự phát triển của<br />
xã hội.<br />
B. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.<br />
C. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.<br />
D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.<br />
Câu 36: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của<br />
ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm<br />
A. Dân sự.<br />
B. Kỉ luật.<br />
C. Hành chính.<br />
D. Hình sự.<br />
Câu 37: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?<br />
A. Bị dụ dỗ<br />
B. Bị bệnh tâm thần C. Say rượu<br />
D. Bị ép buộc<br />
Câu 38: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm<br />
A. Hình sự.<br />
B. Dân sự.<br />
C. Kỉ luật.<br />
D. Hành chính<br />
Câu 39: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước là<br />
vi phạm<br />
A. Hình sự<br />
B. Kỷ luật<br />
C. Hành chính<br />
D. Dân sự<br />
Câu 40: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?<br />
A. Trên 90 cm3<br />
B. 90 cm3<br />
C. Từ 50 cm3 đến 70 cm3<br />
D. Dưới 50 cm3<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 743<br />
<br />