intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 453

Chia sẻ: Trang Lieu Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 của trường THPT Lương Phú - Mã đề 453 dưới đây gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm. Ngoài ra, đề kiểm tra này còn kèm theo đáp án hướng dẫn trả lời. Mời các bạn cùng tham khảo ôn tập và thử sức mình với đề kiểm tra này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 453

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ  KIỂM TRA HỌC KỲ 1 ­ NĂM HỌC 2016 – 2017 TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Môn: Lịch sử lớp 12 Thời gian làm bài: 50  phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 453 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ  phong trào cách mạng 1930­ 1931? A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. B. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929­ 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và  phong kiến. D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam. Câu 2: Một trong những mục đích của tổ chức Liên Hơp quốc là A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. C. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. D. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. Câu 3: Ngày 6­1­1946 đã đi vào lịch sử dân tộc là ngày A. bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. B. bầu cử Quốc hội đầu tiên trong cả nước C. Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành. D. Quốc hội nước ta họp phiên đầu tiên. Câu 4: Phương pháp đấu tranh thời kì 1936­ 1939, được Hội nghị Ban Chấp hành Trung  ương   Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là: A. đấu tranh trên tất cả các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự.. B. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vuc trang. C. đấu tranh bí mật và bất hợp pháp. D. đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Câu 5: Tháng 6­ 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm  mục đích gì? A. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết  của dân tộc Việt Nam. B. Tuyên truyền, giác ngộ lí luận chính trị tiến tới giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. C. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp  và tay sai để tự cứu lấy mình. D. Để tập hợp tất cả Thanh niên yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc lúc đó. Câu 6: Rút ra ý nghĩa của việc thành lập ba tổ  chức cộng sản năm 1929 đối với sự  thành lập  Đảng Cộng sản Việt Nam ? A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. B. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam. D. Mở ra bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam. Câu 7: Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ ­ Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền   công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo   của Đảng? A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân... B. Chính quyền Xô viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự  lãnh đạo cùa Đảng.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 453
  2. C. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ  của một dân tộc được độc lập D. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết  lập trong cả nước Câu 8:  Tai sao nh ̣ ưng hoat đông cua t ̃ ̣ ̣ ̉ ư  san Viêt Nam sau chiên tranh thê gi ̉ ̣ ́ ́ ới thứ nhât nhanh ́   ́ ̣ chong thât bai ? ́ A. Do đia chu phong kiên can tr ̣ ̉ ́ ̉ ở. B. Khi được Phap nh ́ ượng bô, t ̣ ư san s ̉ ẵn sàng thoa hiêp. ̉ ̣ C. Do lực lượng quân Phap m ́ ạnh sẵn sàng đan ap. ̀ ́ D. Không được quân chung nhân dân ung hô. ̀ ́ ̉ ̣ Câu 9:  Để  giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế  bị  chiến tranh tàn phá và tập hợp các  nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô tháng 6­1947, Mĩ đã A. thành lập khối SEATO. B. đề ra kế hoạch Mácsan. C. thành lập khối quân sự NATO. D. phát động Chiến tranh lạnh. Câu 10: Sự  kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam đi vào đấu   tranh tự giác? A. Cuộc bãi công của công nhân Bắc kì ( 1922). B. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922). C. Cuộc bãi công của công nhân thợ máy xưởng Ba Son (1925). D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1925). Câu 11:  Sau khi gửi đến Hội nghị  Véc Xai bản yêu sách của nhân dân An Nam nhưng không  được các nước đế quốc chấp nhận Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học gì? A. Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. B. Muốn giái phóng dân tộc thì phải đoàn kết với nhân dân Pháp. C. Ở đâu có chủ nghĩa đế quốc là ở đó có áp bức, bóc lột. D. Muốn giải phóng dân tộc phải đoàn kết các giai cấp đấu tranh. Câu 12: Kẻ thù nào dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta? A. Đế quốc Anh. B. Bọn Nhật đang còn lại trên đất nước Việt Nam. C. Bọn Việt quốc, Việt cách. D. Các lực lượng phản cách mạng trong nước Câu 13: Để giải quyết căn bản nạn đói, biện pháp hàng đầu là A. lập “ Hũ gạo cứu đói”. B. tổ chức “ngày đồng tâm”. C. tăng gia sản xuất. D. chia lại ruộng công cho nông dân. Câu 14: Một trong những xu thế phát triển của thế giới từ sau năm 1991 là A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. các quốc gia tôn trọng độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. C. trật tự thế giới phát triển theo xu thế “đa cực”. D. các quốc gia tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực Câu 15: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930­ 1931 là? A. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”. B. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”. C. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.. D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”. Câu 16: Hội nghị  Ban Chấp hành Trung  ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7­ 1936 đã  xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là: A. chống phong kiến và tay sai. B. chống chế độ phản động thuộc địa C. chống phát xít, chống chiến tranh. D. chống đế quốc và chống phong kiến. Câu 17: Muc tiêu đâu tranh cua t ̣ ́ ̉ ư san Viêt Nam sau chiên tranh thê gi ̉ ̣ ́ ́ ới thứ nhât la gi ? ́ ̀ ̀                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 453
  3. A. Đoi t ̀ ự do, dân chủ B. Đoi tăng l ̀ ương giam gi ̉ ờ lam . ̀ C. Đoi t ̀ ự do kinh doanh. D. Đoi giam s ̀ ̉ ưu thuế Câu 18: Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa ? A. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất. B. Đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh. C. Cơ cấu kinh tế các nước có sự chuyển biến. D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Câu 19: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong những năm 1919­1925 là: A. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với tư sản. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với giai cấp tư sản. C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc, tay sai. Câu 20: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào KHÔNG có trong Hội nghị thành lập Đảng? A. Thông quan Luận cương Chính trị do Trần Phú soạn thảo. B. Vạch ra kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước C. Bầu ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng. D. Thông quan chính cương và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Câu 21: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là : A. Báo Thanh niên. B. Báo Hữu thanh. C. Báo “ Người cùng khổ”. D. Báo An Nam trẻ. Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta? A. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc B. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh. C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. Câu 23:  Vì sao chủ  trương của Đảng khi thì tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để  chống Pháp, lúc lại hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc? A. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh. B. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể cùng một lúc chống lại hai kẻ thù mạnh. C. Quân Tưởng có nhiều âm mưu thâm độc chống phá cách mạng. D. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong. Câu 24: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước B. Không can thiệp vào công việ nội bộ của bất kì nước nào. C. Bình đẳng, chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết. D. Sử dụng vũ lực để giải quyết khi có các tranh chấp xảy ra Câu 25: Sách lược của Đảng và Chính phủ ta trước ngày 6 – 3­ 1946 là A. hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp ở Nam Bộ. B. hòa hoãn với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. C. hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc D. đánh Pháp và đuổi quân Trung Hoa Dân quốc Câu 26: Tại sao gọi là cuộc cách mạng khoa học­ công nghệ? A. Có nhiều phát minh, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ nhất. B. Công nghệ được áp dụng vào tất cả các ngành sản xuất và đời sống xã hội. C. Do công nghệ được chú trọng đầu tư phát minh. D. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học­ kĩ thuật. Câu 27: Tại hội nghị  tháng 7 ­1936, xác định nhiệm vụ  trước mắt của cách mạng tư  sản dân   quyền Đông Dương là:                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 453
  4. A. đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, tay sai phản động. B. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh. C. tịch thu ruộng đất của địa chủ, chia cho dân cày nghèo. D. tập trung mũi nhọn đấu tranh chống kẻ thù chính là phát xít Nhật. Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hai cường quốc Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh là A. sự chạy đua vũ trang đã làm suy giảm thế mạnh của hai nước trên thế giới. B. trên thế giới đã xuất hiện xu thế hòa hoãn , hai bên không nhất thiết phải duy trì xu thế đối đầu. C. để mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc  tế bằng biện pháp hòa bình. D. Sự đối đầu giữa hai nước trong bốn thập kỉ qua đã bất phân thắng bại. Câu 29: Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ra sao? A. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy ở nhiều nơi. B. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề. C. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng. D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau. Câu 30: Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3­ 1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân  phản đế Đông Dương đổi tên thành : A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Việt Minh. Câu 31: Nhật Bản đã nỗ  lực như thế nào để  tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế  từ  đầu   những năm 90 ? A. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác B. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự. C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc D. Vươn lên thành một cường quốc chính trị. Câu 32: Để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc Đảng ta đã có chủ trương như thế nào? A. Tập trung lực lượng bao vây Trung Hoa Dân quốc trong các thành phố. B. Tập trung quân chủ lực đánh ngay khi chúng vừa tiến vào biên giới nước ta C. Kêu gọi nhân dân nhất tề đứng lên chống lại quân Trung Hoa Dân quốc D. Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc Câu 33:  Ngành sản xuất nào của Việt Nam chịu  ảnh hưởng nặng nề  của cuộc khủng hoảng   kinh tế 1929­1933  : A. Công nghiệp B. Thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp Câu 34:  Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự  phát triển “thần kì” của kinh tế  Nhật  Bản? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ, kí hiệp ước an ninh Mĩ­ Nhật. B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước C. Con người được coi là vốn quý. D. Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào phát triển kinh tế. Câu 35: Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư  sản và các tầng lớp   nhân dân yêu nước khác đã phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ  ngày càng lan   rộng. Điều này chứng tỏ A. tinh thần đấu tranh của nhân dân lên cao. B. hệ tư tưởng vô sản đã chiếm được ưu thế trong phong trào dân tộc, dân chủ. C. bước phát triển nhảy vọt của cách mạng nước ta D. sự nhạy bén của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác Câu 36: Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam ? A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 453
  5. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. An Nam Cộng sản đảng. Câu 37: Công lao to lớn đâu tiên cua Nguyên Ai Quôc la ̀ ̉ ̃ ́ ́ ̀ A. chủ trì hội nghị hợp nhât các tô ch ́ ̉ ức công san, sáng l ̣ ̉ ập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. B. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, chuân bi vê tô ch ̉ ̣ ̀ ̉ ức cho sự thanh lâp Đang. ̀ ̣ ̉ C. tim ra con đ ̀ ường cứu nươc gi ́ ải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản. D. soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Câu 38: Tại Đại hội lần thứ VII  ở Matsxcơva (7­ 1935), Quốc tế Cộng sản đã xác định nhiệm   vụ trước mắt của giai cấp công nhân là : A. chống chủ nghĩa thực dân. B. chống chủ nghĩa đế quốc C. chống chủ nghĩa phát xít. D. chống bọn phản động thuộc địa Câu 39: Sự  kiên đanh dâu chu nghia xa hôi đa v ̣ ́ ́ ̉ ̃ ̃ ̣ ̃ ượt ra khoi pham vi môt n ̉ ̣ ̣ ước (Liên Xô) va tr ̀ ở   ̣ ́ ới: thanh hê thông thê gi ̀ ́ A. Sự ra đời nươc công hoa Ân Đô. ́ ̣ ̀ ́ ̣ B. Sự ra đời cac n ́ ước dân chu nhân dân Đông Âu. ̉ C. Sự ra đời nươc Vi ́ ệt Nam Dân chủ Công hoa. ̣ ̀ D. Sự ra đời nươc công hoa nhân dân Trung Hoa ́ ̣ ̀ Câu 40: Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là: A. Công nhân, nông dân và trí thức B. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản C. Công nhân, nông dân D. Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 453
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2