intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 019

Chia sẻ: Hoa Kèn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

23
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 019 dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi, với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 019

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2017 ­ 2018 MÔN Sinh Học – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề)                                                                                                                                              Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 019 Câu 65. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào C. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào D. Là một hợp chất cao năng Câu 66. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là? A. Liên kết hiđrô B. Liên kết cộng hóa trị C. Liên kết Iôn D. Liên kết peptit Câu 67. Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là? A. Tế bào thực vật  B. Tế bào vi khuẩn C. Tế bào hồng cầu  D. Tế bào nấm men Câu 68. Số liên kết hydro trong một gen  ở tế bào nhân sơ  là 3600 liên kết, trong gen đó có số  nucleotit   loại G chiếm 800. Vậy tổng số nucleotit của gen này là bao nhiêu? A. 2800 B. 1400 C. 1200 D. 3000 Câu 69. Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển? (1) Tế bào cơ tim (2) Tế bào hồng cầu (3) Tế bào gan (4) Tế bào biểu bì (5) Tế bào bạch cầu A. (3), (5) B. (1), (5) C. (1), (3) D. (2), (4) Câu 70. Phân tử ADN có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó. Giải thích nào sau đây là hợp   lý? A. Do mỗi nucleotit đều có cấu trúc giống nhau. B. Do hai mạch xoắn chặt nên không bị ảnh hưởng C. Do ADN có cấu trúc 2 mạch D. Do trên hai mạch ADN, cứ một bazơ lớn lại liên kết với một bazơ bé theo nguyên tắc bổ sung Câu 71. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ? A. Bơm protein và tiêu tốn ATP B. Sự biến dạng của màng tế bào C. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin” D. Sự khuếch tán của các ion qua màng Câu 72. Chiều dài của một phân tử ADN là 4080A 0 thì phân tử này xoắn bao nhiêu vòng? A. 60 vòng B. 120 vòng C. 150 vòng D. 75 vòng Câu 73. Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào  sai? 1/6 ­ Mã đề 019
  2. A. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động B. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có  nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng D. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất 2/6 ­ Mã đề 019
  3. Câu 74. Trong một mạch của phân tử  ADN có 200 nucleotit loại A, 400 nucleotit loại T, 500 nucleotit   loại G, 200 nucleotit loại X. Vậy mạch đối diện của ADN có số lượng mỗi loại nucleotit như thế nào? A. 200 T, 400 A, 500 X, 200 G B. 200 A, 400 U, 500 G, 200 X C. 200 A, 400 T, 500 G, 200 X D. 200 U, 400 A, 500 X, 200 G Câu 75. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan? A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào B. Luôn ổn định C. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào D. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào Câu 76. Chức năng nào sau đây không phải của ARN? A. cùng với protein cấu tạo nên ribôxôm B. truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như một khuôn để tổng hợp protein C. vận chuyển các axit amin tới ribôxôm D. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền Câu 77. Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim? A. Là hợp chất cao năng B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng C. Là chất xúc tác sinh học D. Được tổng hợp trong các tế bào sống Câu 78. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức? A. Nhờ kênh protein đặc biệt B. Vận chuyển chủ động C. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit D. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào Câu 79. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như: (1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể (2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào (3) Vận chuyển các chất qua màng (4) Sinh công cơ học Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là? A. (1), (2), (3) B. (1), (2)   C. (1), (3)   D. (2), (3), (4) Câu 80. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là? A. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat B. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat C. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat D. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat Câu 81. Loại ARN nào không chứa liên kết hydro? A. rARN B. rARN và tARN C. mARN D. tARN Câu 82. Nhập bào là phương thức vận chuyển? A. Chất có kích thước lớn. B. Chất có kích thước nhỏ và phân cực. C. Chất có kích thước nhỏ và mang điện. D. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước. Câu 83. Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào nhất? 3/6 ­ Mã đề 019
  4. A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn. B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ. C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ. D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn. 4/6 ­ Mã đề 019
  5. Câu 84. Hiện tượng thẩm thấu là? A. Sự khuếch tán của chất tan qua màng. B. Sự khuếch tán của các chất qua màng. C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. D. Sự khuếch tán của các ion qua màng. Câu 85. Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào): (1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng. (2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A. (3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào. (4) Kích thước và hình dạng của tế bào Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây? A. (1), (3), (4)  B. (1), (2), (4)  C. (1), (2), (3)  D. (2), (3), (4) Câu 86. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP? A. Sự co cơ ở động vật B. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất C. Sinh trưởng ở cây xanh D. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào Câu 87. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là  do? A. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat B. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau D. Đây là liên kết mạnh Câu 88. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là? A. Tinh bột  B. Fructôzơ C. Glicôgen D. Mantôzơ  Câu 89. Trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không là tiêu chí để phân chia năng lượng thành 2 dạng là? A. Hóa năng và nhiệt năng B. Điện năng và thế năng   C. Động năng và thế năng   D. Động năng và hóa năng Câu 90. Cho các phương thức vận chuyển các chất sau: (1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit (2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng (3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào (4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào? A. 4 B. 1  C. 3  D. 2  Câu 91. Cho các hoạt động chuyển hóa sau: (1) Hấp thụ và tiêu hóa thức ăn (2) Dẫn truyền xung thần kinh (3) Bài tiết chất độc hại (4) Hô hấp Có mấy hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động? A. 4 B. 3  C. 1  D. 2  Câu 92. Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai? A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit B. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất 5/6 ­ Mã đề 019
  6. C. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng D. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin” Câu 93. Mỗi nucleôtit của phân tử ADN được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây? A. Đường ribozơ, H3PO4, một trong 4 loại bazơ nitơ (A hoặc T hoặc G hoặc X) B. Nhóm amin, nhóm cacboxyl và gố hydrocacbon C. Đường deoxyribozơ, H3PO4, một trong 4 loại bazơ nitơ (A hoặc T hoặc G hoặc X) D. Đường deoxyribozơ, H3PO4, một trong 4 loại bazơ nitơ (A hoặc U hoặc G hoặc X) Câu 94. Ngoài bazo nito, hai thành phần còn lại của phân tử ATP là? A. 1 phân tử đường ribozo và 2 nhóm photphat B. 3 phân tử đường glucozo và 1 nhóm photphat C. 1 phân tử đường ribozo và 3 nhóm photphat D. 3 phân tử đường ribozo và 1 nhóm photphat Câu 95. Nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN thể hiện như thế nào? A. Ađênin liên kết với Timin bằng 2 liên kết hydro và ngược lại, Guanin liên kết với Xytozin bằng 3 liên  kết hydro và ngược lại. B. Ađênin liên kết với Uraxin bằng 3 liên kết hydro và ngược lại, Guanin liên kết với Xytozin bằng 2  liên kết hydro và ngược lại. C. Ađênin liên kết với Uraxin bằng 2 liên kết hydro và ngược lại, Guanin liên kết với Xytozin bằng 3  liên kết hydro và ngược lại. D. Ađênin liên kết với Timin bằng 3 liên kết hydro và ngược lại, Guanin liên kết với Xytozin bằng 2 liên  kết hydro và ngược lại. Câu 96. Các chất thải, chất độc hại thường được đưa ra khỏi tế bào theo phương thức vận chuyển (1) Thẩm thấu (2) Khuếch tán (3) Vận chuyển tích cực Phương án trả lời đúng là A. (2), (3)  B. (3) C. (1), (2)  D. (1), (3)  ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ 6/6 ­ Mã đề 019
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2