ĐỀ KIỂM TRA HKI – SINH HỌC 12<br />
Năm học: 2013 – 2014<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
Trường THPT Lý Tự Trọng<br />
Câu 1: Khi nói về mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau<br />
đây không đúng?<br />
A. Khả năng tăng số lượng của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn quần thể con mồi.<br />
B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.<br />
C. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn<br />
thịt biến động theo.<br />
D. Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động<br />
trước quần thể vật ăn thịt.<br />
Câu 2: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người<br />
hiện đại là:<br />
A. sự thay đổi điều kiện khí hậu, địa chất.<br />
B. lao động, tiếng nói, tư duy.<br />
C. cải tiến hệ gen người bằng công nghệ sinh học.<br />
D. quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên.<br />
Câu 3: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là<br />
đúng?<br />
A. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các<br />
chất vô cơ.<br />
B. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất<br />
vô cơ.<br />
<br />
TaiLieu.VN<br />
<br />
Page 1<br />
<br />
C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các<br />
vi khuẩn.<br />
D. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải<br />
các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.<br />
Câu 4: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần<br />
thể theo hướng xác định?<br />
A. Biến động di truyền.<br />
<br />
B. Giao phối không ngẫu nhiên.<br />
<br />
C. Đột biến.<br />
<br />
D. Di nhập gen.<br />
<br />
Câu 5: Điểm giống nhau trong kỹ thuật chuyển gen bằng plasmit và chuyển gen<br />
bằng Phagơ λ làm thể truyền là<br />
A. đều gồm các khâu và các loại enzim giống nhau.<br />
B. đều đòi hỏi trang thiết bị nuôi cấy như nhau.<br />
C. đều dùng tế bào nhận là vi khuẩn E Coli.<br />
D. đều tạo ra các sản phẩm prôtêin giống nhau.<br />
Câu 6: Bộ nhiễm sắc thể của một loài là 2n = 48. Ở thể đột biến bốn nhiễm kép,<br />
trong mỗi tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể là:<br />
A. 48.<br />
<br />
B. 50.<br />
<br />
C. 56.<br />
<br />
D. 52.<br />
<br />
Câu 7: Trong điều kiện mỗi cặp gen quy định một tính trạng và tính trạng trội<br />
hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBbCc x aaBbCC, loại cá thể có hai tính trạng<br />
trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:<br />
A. 50%.<br />
<br />
B. 37,5%.<br />
<br />
C. 25%.<br />
<br />
D. 43,75%.<br />
<br />
Câu 8: Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng?<br />
A. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản.<br />
B. Là tập hợp gồm nhiều quần thể cùng một loài.<br />
C. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái.<br />
D. Mỗi loài có thể có rất nhiều nòi sinh thái.<br />
TaiLieu.VN<br />
<br />
Page 2<br />
<br />
Câu 9: Những loại động vật hẹp nhiệt, ưa lạnh thường sống ở đâu?<br />
A. Trong rừng sâu vùng nhiệt đới ẩm.<br />
B. Trên các đồng cỏ vùng ôn đới.<br />
C. Trong rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới.<br />
D. Trong rừng Taiga phương Bắc.<br />
Câu 10: Tính tương đối của đặc điểm thích nghi không được biểu hiện ở điều nào<br />
sau đây?<br />
I. Sự tồn tại cơ quan thoái hóa ở động vật.<br />
II. Đặc điểm thích nghi loài này bị hạn chế bởi đặc điểm thích nghi loài khác.<br />
III. Khi thay đổi môi trường, đặc điểm thích nghi trở nên bất hợp lí.<br />
IV. Sự thay đổi màu da của động vật khi chuyển vùng cư trú.<br />
Phương án đúng là:<br />
A. I, IV.<br />
<br />
B. II, IV.<br />
<br />
C. IV.<br />
<br />
D. III, IV.<br />
<br />
Câu 11: Năm 1953, Stanley Miller và Urây đã chứng minh rằng:<br />
A. sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.<br />
B. chất vô cơ hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất.<br />
C. axit nuclêic được tạo thành từ các nuclêôtit.<br />
D. chất hữu cơ có thể được hình thành từ chất vô cơ bằng con đường tổng hợp<br />
hóa học.<br />
Câu 12: Người cổ Homo tiến hóa cao nhất và đã tuyệt chủng là:<br />
A. H. neanderthalensis.<br />
<br />
B. H. habilis.<br />
<br />
C. H. erectus.<br />
<br />
D. H. sapiens.<br />
<br />
TaiLieu.VN<br />
<br />
Page 3<br />
<br />
Câu 13: Nghiên cứu phôi sinh học so sánh có ý nghĩa nào sau đây về mặt tiến hóa:<br />
I. Tìm hiểu mối quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau.<br />
II. Những loài có lối sống và cấu tạo cơ thể khác nhau nhưng có quá trình phát<br />
triển phôi gần giống nhau sẽ có nguồn gốc chung.<br />
III. Nghiên cứu phôi sinh học là cơ sở góp phần để kết luận nguồn gốc chung<br />
của sinh giới.<br />
IV. Phát hiện đặc điểm sinh thái của loài được nghiên cứu<br />
Thứ tự các bước tiến hành:<br />
A. I, II, III, IV.<br />
<br />
B. I, II, III.<br />
<br />
C. II, III, IV.<br />
<br />
D. I, II, IV.<br />
<br />
Câu 14: Khi nói về kỉ Tam điệp ở đại Trung sinh, điều nào sau đây không đúng?<br />
A. Phát sinh chim, thú.<br />
<br />
B. Phân hóa bò sát cổ.<br />
<br />
C. Cây hạt trần ngự trị.<br />
<br />
D. Phát sinh bò sát.<br />
<br />
Câu 15: Ở biển, các hệ sinh thái giàu nhất và có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học là:<br />
A. các vùng nước sâu đại dương.<br />
<br />
B. các vùng biển ôn đới.<br />
<br />
C. các vùng nước ven bờ nhiệt đới xích đạo.<br />
xích đạo.<br />
Câu 16: Một cá thể có kiểu gen Aa<br />
<br />
D. các vùng khơi biển nhiệt đới<br />
<br />
Bd<br />
Ee (tần số hoán vị gen là 30%). Loại giao tử<br />
bD<br />
<br />
a Bd e có tỉ lệ:<br />
A. 3,75%.<br />
<br />
TaiLieu.VN<br />
<br />
B. 7,5%.<br />
<br />
C. 17,5%.<br />
<br />
D. 8,75%.<br />
<br />
Page 4<br />
<br />
Câu 17: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị<br />
giữa D và E với tần số 40%. Ở đời con của phép lai ♂AaBb DE x ♀ Aabb de , loại<br />
kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:<br />
A. 50%.<br />
<br />
B. 43,75%.<br />
<br />
de<br />
<br />
C. 30%.<br />
<br />
de<br />
<br />
D. 60%.<br />
<br />
Câu 18: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm<br />
sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các<br />
loại đột biến nào sau đây?<br />
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.<br />
sắc thể.<br />
<br />
B. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm<br />
<br />
C. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc<br />
thể.<br />
Câu 19: Điều nào sau đây không đúng khi nói đến các phát hiện về dị tật và bệnh<br />
di truyền bẩm sinh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể?<br />
I. 3 NST 13: đầu nhỏ, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay.<br />
II. 3 NST 18: Sứt môi, tai thấp và biến dạng.<br />
III. mất đoạn NST 21 hoặc 22: ung thư máu.<br />
IV. 3 NST X: hội chứng Tơcnơ.<br />
Phương án đúng là:<br />
A. I, II, IV.<br />
<br />
B. III, IV.<br />
<br />
C. I, II.<br />
<br />
D. IV.<br />
<br />
Câu 20: Trong cùng một khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc<br />
theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành nòi sau<br />
đó đến loài mới. Phương thức hình thành loài mới bằng con đường trên gọi là gì và<br />
gặp ở đối tượng sinh vật nào?<br />
A. Con đường sinh thái, thường gặp ở động vật phát tán nhanh.<br />
B. Con đường sinh thái, thường gặp ở động và thực vật ít di chuyển.<br />
<br />
TaiLieu.VN<br />
<br />
Page 5<br />
<br />