SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
VĨNH LONG<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn: SINH HỌC 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề kiểm tra có 4 trang)<br />
<br />
Mã đề thi<br />
415<br />
<br />
Câu 1: Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:<br />
Phép lai 1: (P) XaY × XAXA. Phép lai 2: (P) Bb × Bb.<br />
Phép lai 3: (P) XAY × XaXa.<br />
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến,<br />
các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép<br />
lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, có các nhận định về thế hệ F2 của 3 phép lai trên.<br />
(1) 2 phép lai đều có kiểu hình giống nhau ở hai giới.<br />
(2) 2 phép lai cho kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.<br />
(3) 2 phép lai đều có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.<br />
(4) 2 phép lai đều có kiểu hình phân li theo tỉ lệ là 3 cá thể mang kiểu hình trội và 1 cá thể mang<br />
kiểu hình lặn.<br />
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng?<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY và giới cái mang<br />
cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX?<br />
A. Hổ, bướm, mèo rừng.<br />
B. Gà, thỏ, sư tử.<br />
C. Trâu, cừu, mèo rừng.<br />
D. Báo, ruồi giấm, bồ câu.<br />
Câu 3: Bố mẹ đều da bình thường, con 25% bị bạch tạng (bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST<br />
thường). Kiểu gen của bố mẹ như thế nào?<br />
A. AA x Aa.<br />
B. Aa x Aa.<br />
C. AA x aa.<br />
D. Aa x aa.<br />
Câu 4: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội chẵn?<br />
A. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).<br />
B. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (n).<br />
C. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).<br />
D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).<br />
Câu 5: Ở thực vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể<br />
A. có kiểu hình giống nhau.<br />
B. có kiểu hình khác nhau.<br />
C. có kiểu gen khác nhau.<br />
D. có kiểu gen giống nhau.<br />
Câu 6: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?<br />
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.<br />
B. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.<br />
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.<br />
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.<br />
Câu 7: Hình bên dưới mô tả một dạng thuộc đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể; mỗi ký tự trong hình mô<br />
phỏng một đoạn nhiễm sắc thể.<br />
<br />
Đột biến trên thuộc dạng nào của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?<br />
A. Chuyển đoạn.<br />
B. Mất đoạn.<br />
C. Đảo đoạn.<br />
D. Lặp đoạn.<br />
Câu 8: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.<br />
B. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.<br />
C. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.<br />
D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />
Câu 9: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen (D và d) nằm trên nhiễm sắc thể thường số<br />
3. Do đột biến, trong loài này đã xuất hiện các thể ba ở nhiễm sắc thể số 3. Các thể ba này có thể có tối đa<br />
bao nhiêu loại kiểu gen về gen đang xét?<br />
A. 3.<br />
B. 4.<br />
C. 1.<br />
D. 2.<br />
Câu 10: Ở cà chua, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả bầu dục. Cho cà<br />
chua quả tròn dị hợp thụ phấn với cà chua quả tròn đồng hợp, F1 thu được:<br />
A. 100% quả tròn.<br />
B. 1 quả tròn : 1 quả bầu dục.<br />
C. 3 quả tròn : 1 quả bầu dục.<br />
D. 100% quả bầu dục.<br />
Câu 11: Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen như sau: 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1. Tính theo lí<br />
thuyết, tại thế hệ thứ nhất, tần số của alen A, alen a lần lượt bằng bao nhiêu?<br />
A. A = 0,3; a = 0,7.<br />
B. A = 0,6; a = 0,4.<br />
C. A = 0,7; a = 0,3.<br />
D. A = 0,8; a = 0,2.<br />
Câu 12: Enzim cắt (restrictaza) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng<br />
A. phân loại được các gen cần chuyển.<br />
B. nhận biết và cắt đứt ADN ở những điểm xác định.<br />
C. nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.<br />
D. đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.<br />
Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen<br />
B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến<br />
mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có<br />
kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là<br />
A. 105: 35: 3: 1.<br />
B. 105: 35: 9: 1.<br />
C. 33: 11: 1: 1.<br />
D. 35: 35: 1: 1.<br />
Câu 14: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?<br />
A. 0,25AA : 0,5aa : 0,25Aa.<br />
B. 0,49AA : 0,09aa : 0,42Aa.<br />
C. 100%Aa.<br />
D. 0,6AA : 0,4aa.<br />
Câu 15: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá<br />
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai<br />
cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?<br />
(1) Aa × Aa.<br />
(2) Aa × aa.<br />
(3) aa × aa.<br />
(4) AA × Aa.<br />
(5) AA × aa.<br />
(6) AA × AA.<br />
A. 5.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
Câu 16: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả<br />
năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?<br />
(1) AAAa × AAAa;<br />
(2) Aaaa × Aaaa;<br />
(3) AAaa × AAAa;<br />
(4) AAaa × Aaaa.<br />
A. (1) và (2).<br />
B. (1) và (4).<br />
C. (2) và (3).<br />
D. (3) và (4).<br />
Câu 17: Ở một loài thực vật, gen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp.<br />
Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Cho cây thân cao mang gen lặn tự thụ phấn thu được F1.<br />
Trong tổng số cây thân cao ở F1 thì cây thân cao mang kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là<br />
A. 2/3.<br />
B. 1/3.<br />
C. 1/2.<br />
D. 1/4.<br />
Câu 18: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài?<br />
A. Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc. B. Dung hợp tế bào trần khác loài.<br />
C. Nuôi cấy hạt phấn.<br />
D. Nuôi cấy mô, tế bào.<br />
Câu 19: Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất quy định, người ta<br />
thường sử dụng phép lai nào sau đây?<br />
A. Lai gần.<br />
B. Lai xa.<br />
C. Lai phân tích.<br />
D. Lai thuận, nghịch.<br />
Câu 20: Cho các dạng đột biến sau đây, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi số liên kết hyđrô<br />
của gen?<br />
1. Mất một cặp nuclêôtit;<br />
2. Thêm một cặp nuclêôtit;<br />
3. Thay thế một cặp nuclêôtit;<br />
4. Đảo vị trí giữa cặp nuclêôtit này với cặp nuclêôtit khác.<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 21: Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để<br />
lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là<br />
A. gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hoá.<br />
B. cà chua này đã được chuyển gen kháng virút.<br />
C. gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.<br />
D. cà chua này là thể đột biến.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />
Câu 22: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:<br />
Cột A<br />
Cột B<br />
1. Thể đa bội lẻ<br />
(a) do mã di truyền có tính thoái hóa.<br />
2. Đột biến lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên<br />
(b) làm cho một phần cơ thể mang đột biến<br />
phân ở tế bào sinh dưỡng<br />
và hình thành thể khảm.<br />
3. Nhiều trường hợp gen bị đột biến những chuỗi<br />
(c) thường không có khả năng sinh sản<br />
pôlipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi<br />
hữu tính.<br />
Trong các tổ hợp ghép đôi dưới đây, phương án nào đúng?<br />
A. 1-c, 2-a, 3-b.<br />
B. 1-b, 2a, 3-c.<br />
C. 1-a, 2-c, 3b.<br />
D. 1-c, 2-b, 3-a.<br />
Câu 23: Ở một loài côn trùng, tính trạng màu mắt do một gen quy định. Khi cho con đực mắt đỏ giao<br />
phối với con cái mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng<br />
đều là cái. Nếu cho các cá thể F1 giao phối tự do với nhau thu được ở đời F2. Dựa vào kết quả trên hãy<br />
cho biết có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?<br />
(1) Ở F2 có 12,5% là con cái mắt trắng.<br />
(2) Ở F2 xuất hiện ba loại kiểu gen quy định mắt đỏ.<br />
(3) Toàn bộ kiểu hình mắt đỏ ở F2 là con đực.<br />
(4) Tỉ lệ cá thể mắt đỏ ở F2 chiếm 81,25%.<br />
A. 3.<br />
B. 2.<br />
C. 4.<br />
D. 1.<br />
Câu 24: Trong cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng để enzim ARN pôlimeraza liên kết là:<br />
A. gen điều hòa (R). B. vùng vận hành (O). C. vùng khởi động (P). D. gen cấu trúc (Z, Y, A).<br />
Câu 25: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về ADN ở tế bào nhân thực?<br />
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.<br />
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong<br />
tế bào chất.<br />
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào<br />
chất có cấu trúc kép, mạch vòng.<br />
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao<br />
tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.<br />
A. 4.<br />
B. 1.<br />
C. 3.<br />
D. 2.<br />
Câu 26: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?<br />
A. Nhân đôi ADN.<br />
B. Dịch mã.<br />
C. Phiên mã tổng hợp tARN.<br />
D. Phiên mã tổng hợp mARN.<br />
Câu 27: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nào sau đây có vai trò lắp ráp các nuclêôtit tự do theo<br />
nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn để tạo mạch ADN mới?<br />
A. Amilaza.<br />
B. ADN pôlimeraza.<br />
C. Ligaza.<br />
D. Restrictaza.<br />
Câu 28: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được<br />
kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:<br />
Thể đột biến<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
V<br />
VI<br />
Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng<br />
<br />
48<br />
<br />
25<br />
<br />
11<br />
<br />
36<br />
<br />
60<br />
<br />
23<br />
<br />
Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể lệch bội ?<br />
A. 1.<br />
B. 4.<br />
C. 3.<br />
D. 2.<br />
Câu 29: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây ra?<br />
A. Hội chứng Claiphentơ.<br />
B. Hội chứng Đao.<br />
C. Hội chứng Tơcnơ. D. Ung thư máu.<br />
Câu 30: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức<br />
cấu trúc nào sau đây có đường kính 300 nm?<br />
A. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).<br />
B. Sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).<br />
C. Crômatit.<br />
D. Sợi cơ bản.<br />
Câu 31: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số<br />
loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?<br />
A. Ptc: Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.<br />
B. Ptc: Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.<br />
C. Ptc: Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.<br />
D. Ptc: Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />
Câu 32: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mã gốc như sau:<br />
3’...TGT GAA XTT GXA... 5’. Theo lí thuyết, trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử<br />
ADN này là:<br />
A. 5’...AXA XAA XXT XGT... 3’.<br />
B. 5’...TGX AAG TTX AXA... 3’.<br />
C. 5’...AXA XTT GAA XGT... 3’.<br />
D. 5’...AXA XTT GTA XGT... 3’.<br />
Câu 33: Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể<br />
giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau<br />
đây sai?<br />
A. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái.<br />
B. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình.<br />
C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố.<br />
D. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.<br />
Câu 34: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng. Thực hiện phép lai giữa<br />
cây cà chua tứ bội thuần chủng quả đỏ với cà chua tứ bội quả vàng, thu được F1. Tiếp tục cho cây F1 giao phấn<br />
với cây cà chua quả đỏ lưỡng bội dị hợp tử. Theo lý thuyết, trong số các cây quả đỏ ở F2 cây có kiểu gen dị<br />
hợp tử chiếm tỉ lệ bao nhiêu? (Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình<br />
thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh).<br />
A. 10/11.<br />
B. 2/3.<br />
C. 11/12 .<br />
D. 1/11.<br />
Câu 35: Tiến hành các phép lai thuận, nghịch ở cây hoa phấn thu được kết quả như sau:<br />
Lai thuận: P: ♀ lá xanh ♂ lá đốm F1: 100% lá xanh.<br />
Lai nghịch: P: ♀ lá đốm ♂ lá xanh F1: 100% lá đốm.<br />
Nếu cho cây F1 của phép lai thuận thụ phấn bởi hạt phấn của cây F1 ở phép lai nghịch thì kiểu hình<br />
F2 như thế nào?<br />
A. 100% lá xanh.<br />
B. 1 lá xanh : 1 lá đốm. C. 100% lá đốm.<br />
D. 3 lá xanh : 1 lá đốm.<br />
Câu 36: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.<br />
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.<br />
C. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.<br />
D. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.<br />
Câu 37: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?<br />
A. 5’UAG3’.<br />
B. 5’UGG3’.<br />
C. 5’UAX3’.<br />
D. 5’UGX3’.<br />
Câu 38: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di<br />
truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là<br />
A. cà chua.<br />
B. bí ngô.<br />
C. ruồi giấm.<br />
D. đậu Hà Lan.<br />
Câu 39: Quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN gọi là quá trình:<br />
A. dịch mã.<br />
B. phiên mã.<br />
C. tái bản.<br />
D. điều hòa hoạt động gen.<br />
Câu 40: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào<br />
sau đây?<br />
1. Phân tử ADN mạch kép;<br />
2. Phân tử tARN;<br />
3. Phân tử prôtêin;<br />
4. Quá trình dịch mã;<br />
5. Quá trình nhân đôi ADN;<br />
6. Phân tử mARN.<br />
A. 1, 3, 4, 5.<br />
B. 1, 2, 5, 6.<br />
C. 1, 2, 4, 5.<br />
D. 1, 2, 3, 6.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 415<br />
<br />