SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016-2017<br />
Môn thi: SINH HỌC – Lớp 12<br />
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi:<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Đề gồm có 05 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Tháp Mười<br />
PHẦN CHUNG<br />
Câu 1. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là<br />
A. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của AND theo hai hướng ngược chiều nhau.<br />
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn<br />
ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.<br />
C. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống vớ<br />
ADN mẹ ban đầu.<br />
D. trong hai ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới<br />
tổng hợp.<br />
Câu 2: Khi phiên mã thì mạch khuôn được chọn làm gốc là:<br />
A. Mạch 3’→5’ của gen.<br />
B. Mạch 5’→3’ của gen.<br />
C. Cả hai mạch của gen.<br />
D. Mạch 5’→3’ của mARN.<br />
Câu 3. Promoter có vai trò<br />
A. Tổng hợp các enzim tham gia vào phân giải đường lactozo<br />
B. Là nơi protein ức chế bám vào<br />
C. Là nơi ARN – polimeraza bám vào<br />
D. Tổng hợp protein điều hòa<br />
Câu 4. Thể đột biến là<br />
A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn.<br />
B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian.<br />
C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội.<br />
D. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.<br />
Câu 5: Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là thể đồng hợp hay dị hợp người ta<br />
dùng phương pháp<br />
A. lai xa.<br />
B. lai trở lại.<br />
C. lai phân tích.<br />
D. lai thuận nghịch.<br />
Câu 6: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b<br />
quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây<br />
không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau?<br />
A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb<br />
Câu 7: Tính đa hiệu của gen là<br />
A. hiện tượng sản phẩm của một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác<br />
nhau.<br />
B. hiện tượng sản phẩm của nhiều gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng<br />
khác nhau.<br />
C. hiện tượng sản phẩm của một gen tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng.<br />
D. hiện tượng sản phẩm của nhiều gen tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng.<br />
Câu 8: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi<br />
<br />
A. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng<br />
khác nhau<br />
B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn.<br />
C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.<br />
D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương<br />
đồng.<br />
Câu 9. Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là<br />
A. đảo đoạn NST 22<br />
B. chuyển đoạn NST 22.<br />
C. lặp đoạn NST 22<br />
D. mất đoạn NST 22<br />
Câu 10: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là<br />
A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.<br />
B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.<br />
C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.<br />
D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly.<br />
Câu 11. Mă di truyền mang tính thoái hóa, tức là:<br />
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mă di truyền.<br />
B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mă hóa cho một loại axit amin.<br />
C. một bộ ba mă di truyền chỉ mă hóa cho một axit amin.<br />
D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mă di truyền.<br />
Câu 12. Ở tế bào nhân thực, các prôtêin mới được tổng hợp ra đều:<br />
A. Có mêtiônin ở đầu, sau bị cắt bỏ.<br />
B. Có foocmin mêtiônin ở đầu, sau đó bị cắt bỏ.<br />
C. Luôn có mêtiônin ở vị trí đầu tiên.<br />
D. Luôn có foocmin mêtiônin ở vị trí đầu tiên.<br />
Câu 13. Chất 5-BU tạo nên dạng đột biến nào sau đây:<br />
A. Thêm cặp nuclêotit A-T<br />
B. Thêm cặp nuclêotit A-T thành G-X<br />
C. Thay thế cặp nuclêotit A-T thành G-X<br />
D. Thêm cặp nuclêotit G-X<br />
Câu 14. Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?<br />
A. Chuyển đoạn nhỏ. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn.<br />
D. Đảo đoạn.<br />
Câu 15: Nối cột A với cột B cho phù hợp và sắp xếp theo mức độ lớn dần trong cấu trúc siêu<br />
hiển vi của nhiễm sắc thể:<br />
A<br />
B<br />
1. Crômatit<br />
a. 300nm<br />
2. Sợi cơ bản<br />
b. 11nm<br />
3. Nuclêôxôm<br />
c. 2nm<br />
4. Sợi nhiễm sắc<br />
d. 30nm<br />
5. ADN<br />
e. 700nm<br />
A. 5c → 3b → 2d → 4a → 1e.<br />
B. 5c → 3b → 2b → 4d → 1e.<br />
C. 1e → 4d → 2b → 3b → 5c.<br />
D. 1e → 4a → 2d → 3b → 5c.<br />
Câu 16: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và<br />
giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?<br />
A. Gà, bồ câu, bướm.<br />
B. Hổ, báo, mèo rừng.<br />
C. Trâu, bò, hươu.<br />
D. Thỏ, ruồi giấm, sư tử.<br />
<br />
Câu 17: Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của mức phản ứng?<br />
A. Trong một kiểu gen, mỗi gen có khả năng phản ứng khác nhau nhưng rất khó đánh giá do<br />
cách tương tác phức tạp giữa gen với gen và gen với môi trường.<br />
B. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.<br />
C. Mức phản ứng luôn có thể điều chỉnh tương ứng với những thay đổi của điều kiện môi<br />
trường.<br />
D. Mức phản ứng do gen quy định nên di truyền.<br />
Câu 18: Ở một loài thực vật, cho cây có kiểu gen AaBbDD tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Biết<br />
không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo<br />
ra là<br />
A. 4.<br />
B. 6.<br />
C. 3.<br />
D. 1.<br />
Câu 19: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả<br />
dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính<br />
trạng hình dạng quả bí ngô<br />
A. do một cặp gen quy định.<br />
B. di truyền theo quy luật tương tác<br />
cộng gộp.<br />
C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.<br />
D. di truyền theo quy luật liên kết gen.<br />
Câu 20: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n=8, số nhóm gen liên kết là<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của gen lặn nằm trên NST X quy định<br />
tính trạng thường?<br />
A. Tính trạng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY.<br />
B. Có hiện tượng di truyền chéo.<br />
C. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX<br />
D. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau.<br />
Câu 22: Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng cho hoa có màu khác nhau từ đỏ<br />
đến tím do ảnh hưởng của điều kiện:<br />
A. Nhiệt độ<br />
B. Ánh sáng<br />
C. pH<br />
D. Chất dinh dưỡng trong đất.<br />
Câu 23: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế<br />
bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là<br />
A. 18.<br />
B. 9.<br />
C. 24.<br />
D. 17.<br />
Câu 24: Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN hoàn toàn mới được<br />
sinh ra là:<br />
A. 6.<br />
B. 7.<br />
C. 8.<br />
D. 9.<br />
Câu 25: Có 4 dòng ruồi giấm khác nhau với các đoạn ở NST số 2 là:<br />
(1) = A B F E D C G H I K<br />
(2) = A B C D E F G H I K<br />
(3) = A B F E H G I D C K<br />
(4) = A B F E H G C D I K<br />
Nếu dòng 3 là dạng gốc sinh ra các dạng kia do đột biến đảo đoạn NST, thì cơ chế hình<br />
thành các dạng đó là:<br />
A. (1) → (2) → (3) → (4).<br />
B. (2) → (1) → (4) → (3).<br />
C. (3) → (4) → (1) → (2).<br />
D. (3) → (2) → (1) → (4).<br />
<br />
Câu 26: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2.<br />
Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt<br />
dài chiếm tỉ lệ (biết cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định)<br />
A. 1/4.<br />
B. 1/3.<br />
C. 3/4.<br />
D. 2/3.<br />
Câu 27: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b<br />
quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Xét phép lai P: AaBb x<br />
AaBb. Giả sử đời con thu được tổng số 10.000 hạt. Số hạt có kiểu hình vàng trơn thuần chủng<br />
là bao nhiêu?<br />
A. 625<br />
B. 2500.<br />
C. 1875.<br />
D. 5625.<br />
Câu 28: Cho cơ thể có kiểu gen<br />
<br />
AB<br />
, hiện tượng hoán vị gen xảy ra với tần số 30%, thì tỉ lệ<br />
ab<br />
<br />
các giao tử là<br />
A. AB = ab = 35%; Ab = aB = 15%<br />
B. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%<br />
B. AB = ab = 15%; Ab = aB = 35%<br />
D. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%<br />
Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về hoạt động của<br />
opêron Lac ở E. coli trong môi trường không có đường lactôzơ?<br />
(1) Chất ức chế do gen điều hòa (R) tạo ra bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản sự<br />
trượt của enzim ARN pôlimeraza đến nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), dẫn đến nhóm gen cấu<br />
trúc này không thể thực hiện quá trình phiên mã.<br />
(2) Nếu vùng vận hành (O) bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa(R) tạo ra có thể<br />
không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên<br />
mã.<br />
(3) Chỉ khi trong tế bào không có đường lactôzơ thì gen điều hòa (R) mới có thể hoạt động.<br />
(4) Chất ức chế do gen điều hòa (R) tạo ra được sự xúc tác của enzim ARN pôlimeraza nên<br />
có thể liên kết với vùng vận hành (O).<br />
(5) Do môi trường không có đường lactôzơ nên gen điều hòa (R) mới có thể tạo ra được chất<br />
ức chế để ngăn cản quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).<br />
A. 0.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 3.<br />
Câu 30: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng<br />
chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cầu histon để tạo nên các nuclêôxôm là 12,41<br />
μm. Tính theo lí thuyết, tổng số các phân tử protein histon trong các nuclêôxôm của cặp<br />
nhiễm sắc thể này là<br />
A. 4000<br />
B. 2000<br />
C. 8000<br />
D. 6000<br />
Câu 31. Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen<br />
(A,a); tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi một gen có hai alen (B,b); các tính trạng<br />
trội là trội hoàn toàn. Tiến hành tự thụ phấn cây F1 dị hợp hai cặp gen có kiểu hình quả tròn,<br />
hoa đỏ. F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong các cây quả bầu dục, hoa vàng chiếm tỉ lệ 0,64%.<br />
Biết mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn hoàn toàn<br />
giống nhau. Theo lí thuyết, trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?<br />
(1) Cây quả tròn, hoa đỏ có kiểu gen thuần chủng ở thu được ở thế hệ F2 chiếm tỉ lệ 8%.<br />
(2) Ở F2, số cây có kiểu gen khác với kiểu gen của cây F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.<br />
<br />
(3) Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở thế hệ F2 có tỉ lệ lớn hơn các cây có kiểu gen<br />
dị hợp.<br />
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 0.<br />
D. 1.<br />
Câu 32: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi<br />
giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt<br />
đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3<br />
con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Chọn ngẫu nhiên<br />
hai cá thể ở F2 cho giao phối với nhau, thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra.<br />
Tính theo lí thuyết, trong các trường hợp tỉ lệ phân li kiểu hình sau đây, có bao nhiêu<br />
trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình F3?<br />
(1) 100% đỏ.<br />
(2) 100% trắng.<br />
(3) 3 đỏ: 1 trắng (trắng chỉ xuất hiện ở cá thể đực).<br />
(4) 1 đỏ: 3 trắng (đỏ chỉ xuất hiện ở cá thể đực).<br />
(5) 1 đỏ: 1 trắng.<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 4.<br />
D. 3.<br />
PHẦN RIÊNG<br />
- PHẦN CƠ BẢN:<br />
Câu 33. Phân tử đóng vai trò chủ đạo, quan trọng nhất nhưng không trực tiếp tham gia dịch<br />
mã và giải mã là:<br />
A. ADN.<br />
B. mARN.<br />
C. tARN.<br />
D. rARN.<br />
Câu 34. Một đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể ở lúa đại mạch rất có lợi cho công nghiệp sản<br />
xuất bia vì đột biến<br />
A. Làm tăng năng suất thu hoạch lúa mạch. B. Tăng số lượng gen tổng hợp nấm men bia.<br />
C. Tăng lượng và hoạt tính enzym amylaza. D. Làm chất lượng hạt đại mạch tốt hơn.<br />
Câu 35. Ví dụ minh họa cho tương tác gen không alen là:<br />
A. Ở ruồi giấm: gen quy định cánh cụt đồng thời quy định đốt thân ngắn lại, cơ quan sinh<br />
sản biến đổi, chu kỳ sống giảm.<br />
B. Ở một loài cú: lông đen là tính trạng trội hơn lông xám, lông xám trội hơn lông đỏ.<br />
C. Ở đậu thơm: gen A và a với B và b cùng quy định màu của hoa.<br />
D. Ở đậu Hà Lan: gen A cùng quy định hạt vàng, a→hạt xanh, B→vỏ hạt trơn, b→ hạt nhăn.<br />
Câu 36. Ở người, bệnh nào sau đây do gen ở NST Y gây ra?<br />
A. Máu khó đông.<br />
B. Phêninkêtôn niệu.<br />
C. Dính ngón tay 2 và 3.<br />
D. Bạch tạng.<br />
Câu 37. Một sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể ba sẽ là:<br />
A. ABC.<br />
B. AA’B.<br />
C. AA’A”BB’B’CC’C’.<br />
D. AA’BB’CC’C’’.<br />
Câu 38. Điều nào dưới đây là sai?<br />
A. Di truyền tể bào chất là di truyền theo dòng mẹ.<br />
B. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.<br />
C. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.<br />
D. Di truyền tế bào chất không phân tính ở đời sau.<br />
<br />