intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đắk Nông - Mã đề 480

Chia sẻ: Lạc Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

26
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đắk Nông - Mã đề 480 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Đắk Nông - Mã đề 480

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2016­2017 TRƯỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT  Môn: Địa lý 11 HUYỆN ĐĂK R’LẤP Thời gian làm bài: 45phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 480 Họ tên học sinh: ………………………………………. Lớp: ……… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1: Về ngoại thương, Nhật Bản không phải là nước A. đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. B. nhập khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến. C. đứng thứ 4 thế giới về thương mại. D. xem xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế. Câu 2: Từ  năm 1994, chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào  ngành A. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. B. khai thác than, điện, luyện kim, điện tử, sản xuất ô tô. C. chế tạo máy, điện tử, cơ khí chính , sản xuất ô tô, điện. D. luyện kim, cơ khí chính xác, điện tử, hóa chất, chế tạo máy. Câu 3:  Biện pháp nào sau đây  không phải  biện pháp Trung Quốc thực hiện để  khai thác  tiềm năng của sản xuất nông nghiệp? A. Thu thêm thuế nông nghiệp để kích thích sản xuất. B. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. C. Đưa kĩ thuật mới và giống mới vào sản xuất. D. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. Câu 4: Cơ cấu GDP của Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng nào? A. Khu vực I và khu vực II giảm, khu vực III tăng. B. Khu vực I và khu vực III tăng, khu vực II giảm. C. Khu vực II và khu vực III tăng, khu vực I giảm. D. Khu vực I và khu vực II tăng, khu vực III giảm. Câu 5: Thành tựu ASEAN đã đạt được là A. sau hơn 40 năm phát triển, đến nay ASEAN đã có 10 thành viên trong tổng số 11 quốc  gia gia khu vực Đông Nam Á. B. quá trình đô thị hóa trong khu vực diễn ra nhanh chóng làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã  hội, ô nhiễm môi trường... C. trình độ phát triển giữa các quốc gia còn chênh lệch rất nhiều. D. vẫn còn tình trạng đói nghèo ở các nước thành viên. Câu 6: Năm 2005, dân số của Ô­xtrây­li­a là bao nhiêu?                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 480
  2. A. 19,2 triệu người. B. 20,4 triệu người. C. 22,4 triệu người. D. 24,2 triệu người. Câu 7:  Ý nào không phải nguyên nhân làm cho Nhật Bản có tốc độ  tăng GDP "thần kì"  (1950­173)? A. Tập trung cao độ vào phát triển những ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai  đoạn. B. Duy trì cơ cấu hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những tổ chức  sản xuất nhỏ thủ công. C. Chú trọng đầu tư, hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới. D. Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình Câu 8: Ngành công nghiệp chiếm 40%  giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là A. xây dựng và công  trình công cộng B. công nghiệp dệt C. công nghiệp điện tử D. công nghiệp chế tạo Câu 9: Năm 2004, tổng GDP của Trung Quốc đứng thứ bao nhiêu trên thế giới? A. Thứ 8 B. Thứ 5 C. Thứ 7 D. Thứ 6 Câu 10: Điểm mạnh của dân cư Nhật Bản là A. tỉ lệ gia tăng tự nhiên ngày càng giảm, dân số già ngày càng lớn. B. Người lao động cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao C. tuổi thọ ngày càng cao, dân số đang già đi D. người dân sùng đạo và có tinh thần quân phiệt rất lớn. Câu 11: Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Liên bang Nga? A. Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. B. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn. C. Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh. D. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng. Câu 12: Câu 3 Những năm gần đây Liên bang Nga là nước có A. tổng kim ngạch ngoại thương tăng, là nước nhập siêu B. tổng kim ngạch ngoại thương giảm, là nước nhập siêu C. tổng kim ngạch ngoại thương giảm, là nước xuất siêu D. tổng kim ngạch ngoại thương tăng, là nước xuất siêu Câu 13: Miền Đông Trung Quốc có các loại địa hình chủ yếu nào? A. Đồi núi và các bồn địa. B. Đồng bằng châu thổ các sông lớn. C. Đồng bằng châu thổ và đồi núi thấp. D. Núi và cao nguyên xen các bồn địa. Câu 14: Ý nào không đúng khi nói về mục tiêu của ASEAN? A. Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ  với bên ngoài.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 480
  3. B. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển. C. Xây dựng khu vực thương mại tự do. D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội của các nước thành viên. Câu 15: Kết quả nào sau đây không phải của sản xuất nông nghiệp Trung quốc? A. Chăn nuôi chiếm giá trị sản lượng lớn hơn trồng trọt. B. Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng nhanh. C. Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất. D. Nhiều loại nông sản có năng suất cao. Câu 16: Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng A. ngô, khoai tây, củ cải đường. B. lương thực, bông, thịt lợn. C. lúa mì, khoai tây, hướng dương. D. lúa gạo, chè, lạc, bông. Câu 17: Cơ cấu các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của Đông Nam Á là A. Trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả; chăn nuôi; đánh bắt và nuôi  trồng thủy, hải sản. B. Trồng lúa nước, trồng cây ăn quả; chăn nuôi; đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. C. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, trồng lúa mạch; chăn nuôi; đánh bắt và nuôi  trồng thủy, hải sản. D. Trồng cây ăn quả, trồng lúa mì; chăn nuôi; đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. Câu 18: Ý nào không thuộc thành tựu đạt được sau năm 2000 của Liên bang Nga? A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng. B. Liên bang Nga trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới. C. Thoát khỏi khủng hoảng, nâng cao vị thế của Liên bang Nga trên trường quốc tế. D. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng. Câu 19: Ý nào không phải là về thách thức của ASEAN? A. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. B. giữa một số quốc gia thành viên vẫn còn tồn tại những bất đồng về lãnh thổ và quyền  khai thác tài nguyên. C. vẫn còn tình trạng đói nghèo ở các nước thanh viên. D. đời sống nhân dân của cả khu vực được cải thiện rất nhiều. Câu 20: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? A. 13 B. 11 C. 12 D. 14 Câu 21: Ý nào không đúng khi nói về đặc điểm dân cư khu vực Đông Nam Á? A. Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở các đồng bằng phù sa và vùng đất badan  màu mỡ là sản phẩm của núi lửa. B. Dân số khu vực Đông Nam Á đông, mật độ dân số cao. C. Vùng ven biển Đông Nam Á dân số thường thưa thớt do người dân lo sợ ảnh hưởng  của sóng thần.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 480
  4. D. Đông Nam Á là khu vực đa sắc tộc, đa tôn giáo Câu 22: Ý nào không phải là thuận lợi của dân cư  Trung Quốc đới với sự  phát triển kinh   tế? A. Dân cư phân bố không đều giữa miền Đông và miền Tây. B. Lực lượng lao động dồi dào, chất lượng ngày càng cao. C. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo. D. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ cao. Câu 23: Ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho Liên Bang Nga là A. khai thác dầu mỏ và khí đốt B. luyện kim và cơ khí C. khai thác gỗ và sản xuất bột giấy D. khai thác vàng và kim cương Câu 24: Gia tăng dân số của Ô­xtrây­li­a chủ yếu do A. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao. B. nhập cư và tỉ lệ gia tăng tự nhiên. C. nhập cư. D. tỉ suất tử. Câu 25: Ý nào đúng nhất  khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á? A. Nới tiếp giáp hai đại lục và ba châu lục B. Ở Đông nam lục địa Á ­ Âu, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á­ Âu và lục địa Ôx­trây­li­ a. C. Nơi tiếp giáp Trung Quốc và biển Nhật Bản. D. Tiếp giáp tây Nam Á và Ấn độ dương. Câu 26: Dân cư Ô­xtrây­li­a phân bố tập trung ở đâu? A. Vùng ven biển phía Bắc, Tây và Nam. B. Vùng nội địa. C. Vùng ven biển phía đông và nội địa. D. Vùng ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam. Câu 27: 95% dân cư của Ô­xtrây­li­a có nguồn gốc từ A. Bản địa và cư dân đảo. B. Châu Phi. C. Châu Á. D. Châu Âu. Câu 28: Các cây lương thực nào không được trồng ở Đông Nam Á? A. Khoai, sắn. B. Lúa nước, lúa nương. C. Lúa mì, lúa mạch. D. Ngô. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Cho bảng số liệu sau:                 Sản lượng cao su của Đông Nam á và thế giới. Đơn vị: triệu tấn Năm 1985 1995 2005 Đông Nam Á 3,4 4,9 6,4                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 480
  5. Thế giới 4,2 6,3 9,0 Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới trong 3 năm  nói trên và rút ra nhận xét. ­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 480
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2