intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 169

Chia sẻ: An Lạc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 169 dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2018 - THPT Trần Hưng Đạo - Mã đề 169

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2017­2018 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN ĐỊA LÝ 12 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG  ĐẠO Thời gian làm bài: 50 phút;  (33 câu trắc nghiệm) Ngày thi : 27/4/2018 Mã đề thi 169 PHẦN CHUNG: DÀNH CHO TẤT CẢ HỌC SINH TỪ LỚP 12A1 ĐẾN LỚP 12A20 Câu 1: Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là A. xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hóa nông thôn. B. phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị. C. đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị. D. hạn chế gia tăng dân số ở cả nông thôn và đô thị. Câu 2: Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh A. Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận. B. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. C. Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước. D. Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận. Câu 3: Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là A. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước. B. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật. D. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Câu 4: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam. A. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. B. Các nhà máy ở miền Nam có quy mô lớn hơn. C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng muộn hơn ở miền Nam. Câu 5: Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đa dạng là do A. nhu cầu tiêu dùng của người dân phong phú. B. phát triển mạnh các ngành dịch vụ hỗ trợ. C. nước ta có nền nông nghiệp phát triển với các sản phẩm nông nghiệp đa dạng. D. có nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. Câu 6: Ngành đánh bắt thủy sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do A. có đường bờ biển dài với nhiều cửa sông, vũng, vịnh, đầm phá. B. có vùng biển rộng với nhiều bãi tôm, bãi cá, trữ lượng thủy sản lớn. C. vùng có nhiều hồ thủy điện và hồ thủy lợi. D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động. Câu 7: Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán nước ta ngày càng mở rộng theo hướng A. tiếp cận với thị trường Châu Phi, Châu Mĩ. B. tăng mạnh thị trường Đông Nam Á. C. đa dạng hóa, đa phương hóa. D. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu. Câu 8: Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở các hệ thống sông nào? A. Sông Hồng và sông Đồng Nai. B. Sông Hồng và sông Cửu Long. C. Sông Đà và sông Hồng. D. Sông Đà và sông Xê Xan. Câu 9: Điêm nao sau đây  ̉ ̀ không đung ́  vơi nganh du lich cua n ́ ̀ ̣ ̉ ươc ta? ́ A. Phat triên nhanh t ́ ̉ ư đâu thâp ki 90 cua thê ki XX đên nay. ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ ̉ ́ B. Hinh thanh t ̀ ̀ ư nh ̀ ưng năm 60 cua thê ki XX. ̃ ̉ ́ ̉ C. Cơ sở lưu tru, nghi d ́ ̉ ương ngay cang phat triên. ̃ ̀ ̀ ́ ̉ D. Sô l ́ ượng khach nôi đia it h ́ ̣ ̣ ́ ơn khach quôc tê. ́ ́ ́ Câu 10: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố A. Quảng Nam, Khánh Hòa. B. Đà Nẵng, Khánh Hòa.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 169
  2. C. Đà Nẵng, Bình Thuận. D. Quảng Ngãi, Bình Thuận. Câu 11: Ở Tây Nguyên có thể trồng được cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi, nhờ vào A. có một mùa đông nhiệt độ  thấp. B. các cao nguyên rộng lớn. C. đất đỏ badan màu mỡ, tơi xốp. D. khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ. Câu 12: Để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng ở Tây Nguyên cần phải A. củng cố các lâm trường để chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng. B. tận thu cành, ngọn để hạn chế khai thác rừng. C. bảo vệ các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển. D. ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lí kết hợp với bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng mới. Câu 13: Tai nguyên du lich nhân văn bao gôm ̀ ̣ ̀ A. di tich, lê hôi ́ ̃ ̣ , làng nghề. B. di tich, khi hâu ́ ́ ̣ , sinh vật. C. thắng cảnh, di tich ́ , vườn quốc gia. D. đia hinh,  ̣ ̀ khí hậu, di tich. ́ Câu 14: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra A. khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao. B. nhanh, trình độ đô thị hóa còn thấp. C. nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới. D. chậm, trình độ đô thị hóa thấp. Câu 15: Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển mạnh nhất ở các tỉnh A. Bình Định, Phú Yên. B. Quảng Ngãi, Bình Định. C. Quảng Nam, Quảng Ngãi. D. Phú Yên, Khánh Hòa. PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH CÁC LỚP TỪ 12A1 ĐẾN 12A17 Câu 16: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là A. miền núi và trung du có cơ sở hạ tầng còn yếu. B. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. C. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ. D. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp. Câu 17: Cho biểu đồ sau: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA, THỜI KÌ 2000 – 2014 Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu. B. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nước ta tăng liên tục. C. Nước ta luôn là nước nhập siêu. D. Năm 2014, nước ta có cán cân thương mại dương. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp  không xuất hiện trong cơ  cấu ngành của trung tâm công nghiệp Vinh là ngành nào?                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 169 Năm
  3. A. Cơ khí. B. Chế biến nông sản. C. Luyện kim màu. D. Sản xuất vật liệu xây dựng. Câu 19: Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường hàng hải nào ngắn nhất giữa nước ta và   Hồng Công? A. Hải Phòng – Hồng Công. B. Đà Nẵng – Hồng Công. C. Cam Ranh – Hồng Công. D. Sài Gòn – Hồng Công. Câu 20: Đặc điểm nào không đúng với đô thị hóa? A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn. B. Lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi. C. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp. D. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị. Câu 21: Cho bảng số liệu sau: KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU TỪ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM Năm Khách du lịch quốc  Khách du lịch nội địa Tổng thu từ khách du lịch tế (Triệu người) (Nghìn tỉ đồng) (Triệu người) 1993 0,67 5,1 5,25 2005 3,34 16,1 30 2010 5 28 96 2014 7,8 38,5 320 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Lượng khách khách nội địa tăng nhiều hơn lượng khách quốc tế. B. Lượng khách quốc tế tăng chậm hơn lượng khách nội địa. C. Năm 2014, doanh thu bình quân trên mỗi lượt khách du lịch của nước ta là 6 911 450 đồng. D. Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa của nước ta đều tăng mạnh. Câu 22: Ý nào sau đây không chính xác, ngoài giá trị thủy điện, các hồ thủy điện ở vùng Tây Nguyên còn A. giữ được mực nước ngầm. B. khai thác cho mục đích du lịch. C. là nơi nuôi trồng thủy sản. D. cung cấp nguồn nước tưới trong mùa khô. Câu 23: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng. B. bờ biển có nhiều vụng, đầm, phá. C. biển có nhiều loài cá quý và nhiều loài tôm, mực. D. gần ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa ­ Vũng Tàu. Câu 24: Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì A. có liên quan, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác. B. chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp. C. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước. D. có thế mạnh lâu dài để phát triển. PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH CÁC LỚP TỪ 12A18 ĐẾN 12A20 Câu 25: Công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước do A. sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ. B. ngành này có nhiều lợi thế và là động lực để thúc đẩy các ngành khác. C. trình độ công nghệ sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường. D. thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Câu 26: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện nước ta là A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp. B. miền núi và trung du có cơ sở hạ tầng còn yếu. C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ. Câu 27: Cho bảng số liệu sau:                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 169
  4. KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM PHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN (Đơn vị: nghìn lượt người)                 Năm 2010 2012 2013 2014 Sơ bộ ­ 2015 Tổng số 5049,8  6847,7  7572,4  7959,9  7943,6 Đường hàng không 4061,7  5575,9  5980,0  6220,2  6271,2 Đường thủy 50,5  285,5  193,3  133,2  169,8 Đường bộ 937,6  986,3  1399,1  1606,5  1502,6 Nhận xét nào sau đây đúng về khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện trong giai đoạn 2010  – 2015? A. Số khách quốc tế đến Việt Nam phân theo các phương tiện đều tăng nhanh hơn hai lần. B. Số khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ tăng không liên tục và nhanh thứ hai. C. Số khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường thủy có tốc độ tăng chậm nhất. D. Số khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không có tốc độ tăng nhanh nhất.                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 169
  5. Câu 28: Đây không phải nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay phát triển nhanh. A. Nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực. B. Nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. C. Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường. D. Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Câu 29: Sự kiện gia nhập WTO của nước ta vào đầu năm 2007 đánh dấu một thời kì mới của vị thế nước   ta trong quá trình hội nhập, đó là A. hàng hóa nước ta có điều kiện cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. B. hàng hóa tiêu dùng trong nước ngày càng phong phú, đa dạng. C. dịch vụ thương mại ngày càng phát triển. D. kinh tế nước ta sánh ngang với kinh tế các nước trên thế giới. Câu 30: Cho biểu đồ sau: CƠ CẤU GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: %) 2000 2014 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ  cấu  GDP phân theo khu  vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 (%) A. Tỉ trọng ngành dịch vụ luôn lớn nhất, tỉ trọng ngành nông nghiệp luôn nhỏ nhất. B. Tỉ trọng ngành công nghiệp và nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm. C. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta đang chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. D. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng nhanh. Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, GDP của Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (2007)   lần lượt là: A. 8,7 tỉ đồng và 3,4 tỉ đồng . B. 8,4 tỉ đồng và 3,8 tỉ đồng. C. 7,3 tỉ đồng và 3,3 tỉ đồng. D. 87,8 tỉ đồng và 8,4 tỉ đồng. Câu 32: Ý nào không đúng khi nói về ý nghĩa của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường  bộ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Làm  tăng vai trò trung chuyển, nối các tỉnh miền Bắc với miền Nam. B. Đẩy mạnh giao lưu với Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. C. Tạo điều kiện hình thành các khu kinh tế cảng biển. D. Tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, từ Bắc vào Nam của vùng Duyên hải Nam Trung có các  khu kinh tế ven biển A. Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Chân Mây – Lăng Cô, Vân Phong. B. Vân Phong, Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Nhơn Hội. C. Hòn La, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong. D. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ   năm 2009 đến năm 2018.                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 169
  6.                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 169
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2