intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 023

Chia sẻ: Hoa Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

21
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 023 giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 023

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2017 ­ 2018 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề)                                                                                                                                              Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 023 Câu 65. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vi sinh vật? A. Đơn bào hoặc đa bào B. Nhân sơ hoặc nhân thực C. Kích thước hiển vi D. Hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh. Câu 66. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào chủ nhất định ? A. Kích thước của mỗi loại virut chỉ phù hợp với một số loại tế bào chủ. B. Trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu với mỗi loại virut. C. Cả virut và tế bào chủ đều có gai glycoprotein. D. Mỗi loại virut có hệ gen chỉ có thể phù hợp với hệ gen của một số tế bào chủ. Câu 67. Vì sao trong sữa chua không có vi sinh vật gây bệnh ? A. Độ ẩm của môi trường trong sữa chua không phù hợp với vi sinh vật gây bệnh. B. Trong sữa chua là môi trường quá kiềm nên vi sinh vật gây bệnh không sống được. C. Vi khuẩn lactic lên men trong sữa chua tạo môi trường axit ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh. D. Khi đã lên men, vi sinh vật gây bệnh thiếu thức ăn từ đường nên không sống được. Câu 68. Một quần thể vi khuẩn bắt đầu bước vào pha luỹ thừa có 2500 tế bào sau 2 giờ số tế bào đạt  được 16.104. Biết rằng các tế bào có số lần phân chia bằng nhau và chưa xảy ra pha cân bằng. Vậy mỗi  tế bào vi khuẩn đó phân chia bao nhiêu lần ? A. 6 lần  B. 5 lần  C. 4 lần  D. 3 lần  Câu 69. Hình thức dinh dưỡng dùng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon từ CO2 được gọi  là : A. Hóa tự dưỡng B. Quang dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hóa dị dưỡng Câu 70. Khi chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy quá nhiều làm cho số lượng tế bào chết đi vượt  hơn số lượng tế bào sinh ra là đặc điểm của pha nào trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật ? A. Suy vong B. Tiềm phát C. Lũy thừa D. Cân bằng Câu 71. Nhóm vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là : A. Vi sinh vật khuyết dưỡng B. Vi sinh vật nguyên dưỡng C. Vi sinh vật tự dưỡng D. Vi sinh vật dị dưỡng Câu 72. Nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và đồng thời lấy dịch  nuôi cấy tương đương được gọi là : 1/6 ­ Mã đề 023
  2. A. Nuôi cấy trong môi trường tự nhiên B. Nuôi cấy liên tục C. Nuôi cấy trong môi trường bán tổng hợp D. Nuôi cấy không liên tục 2/6 ­ Mã đề 023
  3. Câu 73. Đặc điểm nào sau đây có trong chu trình nhân lên của virut HIV: A. Khi phóng thích, chúng chui ra khỏi tế bào chủ mà không phá vỡ tế bào. B. Hấp phụ được trên tế bào limpho T – CD4 và tế bào hồng cầu của người. C. Chỉ đưa hệ gen vào tế bào chủ trong quá trình xâm nhập. D. Vật chất di truyền là ARN nên phải phiên mã ngược để chuyển thành ADN mạch kép. Câu 74. Tác dụng của bức xạ ánh sáng đến sinh trưởng của vi sinh vật là: A. Gây biến tính hoặc gây ion hoá các axit nucleic đẫn đến đột biến hoặc gây chết. B. Gây co nguyên sinh chất làm vi sinh vật không phân chia được. C. Ảnh hưởng đến sự sự hình thành ATP làm vi sinh vật thiếu năng lượng. D. Là tác nhân làm tăng sự mất nước dẫn đến thiếu nước ở vi sinh vật làm ngừng sinh trưởng. Câu 75. Môi trường nuôi trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng được gọi là: A. Môi trường liên tục B. Môi trường tổng hợp C. Môi trường tự nhiên D. Môi trường bán tổng hợp Câu 76. Để tổng hợp các thành phần riêng cho mình virut phải sử dụng thành phần nào của tế bào chủ ? A. Chỉ dùng nguyên liệu B. Chỉ dùng enzim C. enzim, nguyên liệu, bộ máy sinh tổng hợp D. Emzim và bộ máy sinh tổng hợp Câu 77. HIV là loại virut có khả năng gây nhiễm vào loại tế bào nào của người ? A. Tế bào máu B. Tế bào gan C. Tế bào hồng cầu D. Tế bào limpho T4 Câu 78. Chất diệt khuẩn có tính chọn lọc là: A. Các hợp chất phenol B. Cloramin C. Cồn có nồng độ 70 ­80% D. Kháng sinh Câu 79. Loại miễn dịch nào có kháng thể nằm trong máu, dịch bạch huyết, sữa? A.  Miễn dịch thể dịch B.  Miễn dịch bẩm sinh. C.  Miễn dịch tự nhiên; D. Miễn dịch tế bào. Câu 80. Những đặc điểm có ở virut là: (1) Cấu tạo có màng sinh chất, tế bào chất và nhân (2) Sống kí sinh nội bào bắt buộc (3) Vật chất di truyền bao gồm ADN và ARN (4) Có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử. (5) Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic: ADN hoặc ARN (6) Có bộ máy sinh tổng hợp vật chất di truyền Đáp án đúng là: A. (2), (4), (5) B. (1), (2), (4) C. (3), (4), (6) D. (1), (3), (6) Câu 81. Hệ gen của virut chứa: A. ADN và ARN 3/6 ­ Mã đề 023
  4. B. ADN mạch kép và ARN mạch đơn C. ADN hoặc ARN, mạch đơn hoặc mạch kép. D. ADN mạch đơn và mạch kép và ARN 4/6 ­ Mã đề 023
  5. Câu 82. Gai Glycoprotein của một số virut có chức năng gì? A. Qui định hình thái virut B. Quy định mọi đặc điểm của virut C. Giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ D. Cấu tạo nên vỏ capsit Câu 83. Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 2 môi trường sau: Môi trường (1) gồm nước, muối khoáng và nước thịt Mô trường (2) gồm nước, muối khoáng và glucozo Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian thì trong môi trường (1) trở nên đục, môi trường (2) vẫn trong  suốt. Vì sao vi sinh vật phát triển được trên môi trường (1)? A. Vì vi sinh vật này không cần cacbon từ glucozo B. Vì có nhân tố sinh trưởng trong nước thịt C. Vì có chất hoạt hoá enzim. D. Nhiệt độ phù hợp  Câu 84. Dựa vào nguồn cacbon thì vi sinh vật được phân chia thành những kiểu dinh dưỡng nào? A. Quang dị dưỡng và hoá dị dưỡng B. Quang dưỡng và hoá dưỡng C. Quang tự dưỡng và hoá tự dưỡng D. Tự dưỡng và dị dưỡng Câu 85. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành  phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)PO4 ­1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl –  5,0. Nguồn năng lượng của vi sinh vật này lấy từ đâu? A. Ánh sáng B. (NH4)PO4 C. Glucozơ D. CO2 Câu 86. Ý nghĩa của kiểu hoá dị dưỡng ở vi sinh vật đối với con người là: A. Xử lý được các nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng B. Tạo được nguồn Nitơ dễ sử dụng cho cây trồng. C. Sản xuất được rượu, bia, nước mắm, làm tương, làm nem chua, sữa chua, giấm D. Cung cấp nguồn ôxi cho sự sồng trên Trái Đất, đảm bảo chu trình tuần hoàn cacbon. Câu 87. Vỏ capsit của virut được cấu tạo từ : A. Lipit kép và protein B. Cacbohydrat và protein C. Các đơn vị capsôme D. Các nucleotit Câu 88. Thứ tự các pha trong nuôi cấy vi sinh vật không liên tục là ? A. Luỹ thừa  Tiềm phát  Cân bằng  Suy vong B. Suy vong  Luỹ thừa  Cân bằng  Tiềm phát C. Tiềm phát  Luỹ thừa  Cân bằng  Suy vong D. Suy vong  Cân bằng  Luỹ thừa  Tiềm phát Câu 89. Biện pháp nào không phù hợp để phòng virut kí sinh gây bệnh trên thực vật? A. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh B. Vệ sinh đồng ruộng C. Tạo giống sạch bệnh 5/6 ­ Mã đề 023
  6. D. Phun thuốc trừ sâu hóa học Câu 90. Loại virut nào khi xâm nhập đưa cả nucleocapsit vào trong tế bào chủ? A. Virut động vật B. Viut có vỏ ngoài C. Virut có hệ gen là ADN D. Phagơ Câu 91. Đặc điểm nào sau đây không phải của virut thực vật : A. Virut xâm nhiễm vào tế bào thực vật bằng hình thức thực bào.  B. Phần lớn virut gây nhiễm cho thực vật do côn trùng. C. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất. D. Không tự xâm nhập vào tế bào thực vật. Câu 92. Trong các loại bệnh sau, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm không do virut gây ra? A. Bại liệt, thủy đậu B. Cúm, viêm gan B C. Lao, sốt rét D. Viêm não, dại. Câu 93. Có bao nhiêu biện pháp đúng để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut gây ra? (1) Tiêm văcxin (2) Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh (3) Đảm bảo an toàn trong truyền máu  (4) Vệ sinh cá nhân và môi trường sống (5) Vệ sinh ăn uống (6) Quan hệ tình dục an toàn A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 94. Dựa vào cơ sở nào để các cơ sở y tế dùng nhiệt độ cao thanh trùng dụng cụ? A. Nhiệt độ cao cho vi sinh vật bị thay đổi hình dạng nên tạm ngừng hoạt động. B. Nhiệt độ cao làm biến tính các loại protein và axit nucleic của vi sinh vật. C. Nhiệt độ cao làm ion hoá các chất trong vi sinh vật và gây chết. D. Nhiệt độ cao làm cho tốc độ các phản ứng quá nhanh nên vi sinh vật hết dinh dưỡng. Câu 95. Những nội dung nào sau đây liên quan đến miễn dịch không đặc hiệu: (1) Chỉ xảy ra khi có tiếp xúc trước với kháng nguyên (2) Mang tính bẩm sinh (3) Gồm hai loại là miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch (4) Có vai trò ngăn cản, tiêu diệt vi sinh vật trước khi chúng kịp phát triển mạnh mẽ trong cơ thể. Đáp án đúng là : A. (1), (3) B. (2), (4) C. (1), (4) D. (2), (3) Câu 96. Virut phagơ có cấu trúc dạng nào? A. Dạng sợi B. Dạng khối C. Dạng xoắn D. Dạng hỗn hợp ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ 6/6 ­ Mã đề 023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0