SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
<br />
ĐỒNG NAI<br />
<br />
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8<br />
Thời gian làm bài 90 phút<br />
<br />
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25<br />
điểm).<br />
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời<br />
đúng.<br />
1. Thể văn nghị luận cổ nào dướí đây thường dùng để công bố kết quả một sự<br />
nghiệp ?<br />
A. Chiếu<br />
B. Hịch<br />
C. Cáo<br />
D. Tấu<br />
2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện<br />
điều gì ?<br />
A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son<br />
B. Khát vọng làm chủ thế giới<br />
C. Tình yêu nước nồng nàn<br />
D. Khát vọng tự do mãnh liệt<br />
3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ?<br />
A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000<br />
B. Đi bộ ngao du<br />
C. Bài toán dân số<br />
D. Ôn dịch, thuốc lá<br />
4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu:“Chiếu dời đô<br />
thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ……”<br />
A. Bố cục chặt chẽ<br />
B. Giọng điệu hùng hồn<br />
C. Các biện pháp tu từ<br />
D. Tình cảm chân thành<br />
5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ?<br />
A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng<br />
B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi<br />
1<br />
<br />
C. Bạc phơ mái tóc người cha<br />
D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập.<br />
6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường” ?<br />
A. Điệp từ<br />
B. Nhân hoá<br />
C. So sánh<br />
D. Hoán dụ<br />
7. Các câu:<br />
“Như nước Đại Việt ta từ trước,<br />
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,” thuộc kiểu câu gì ?<br />
A. Câu nghi vấn<br />
B. Câu cầu khiến<br />
C. Câu trần thuật<br />
D. Câu cảm thán<br />
8. “Lượt lời” là gì ?<br />
A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại<br />
B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại<br />
C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại<br />
D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau<br />
9. Bộ phận nào được thay đổi trật tự trong câu: “Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rất<br />
rõ.”<br />
A. Chủ ngữ<br />
B. Vị ngữ<br />
C. Định ngữ<br />
D. Bổ ngữ<br />
10. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt ?<br />
A. Học sinh lớp Một là một trình độ phát triển, có những đặc trưng riêng.<br />
B. Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.<br />
C. Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.<br />
D. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.<br />
11. Các từ cầu khiến: “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải…” thuộc từ loại gì ?<br />
A. Phó từ<br />
B. Đại từ<br />
C. Quan hệ từ<br />
D. Tình thái từ<br />
2<br />
<br />
12. Câu“Xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn” thể hiện mục đích nói<br />
gì?<br />
A. Xin lỗi<br />
B. Hứa hẹn<br />
C. Cam đoan<br />
D. Cảm ơn<br />
II. Tự luận (7 điểm).<br />
Câu 1 (1 điểm). Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” (thơ Hồ Chủ tịch).<br />
Câu 2 (6 điểm). Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên,<br />
gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ<br />
cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta.<br />
<br />
3<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
<br />
ĐỒNG NAI<br />
<br />
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8<br />
Thời gian làm bài 90 phút<br />
<br />
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25<br />
điểm).<br />
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái<br />
trước câu trả lời đúng.<br />
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.<br />
Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta,<br />
từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học<br />
hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm<br />
thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.<br />
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?<br />
A. Chiếu dời đô<br />
B. Hịch tướng sĩ<br />
C. Bàn luận về phép học<br />
D. Bình Ngô đại cáo<br />
2. Đoạn văn trên của tác giả nào ?<br />
A. Trần Quốc Tuấn<br />
B. Nguyễn Thiếp<br />
C. Nguyễn Trãi<br />
D. Lí Công Uẩn<br />
3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì ?<br />
A. Tấu<br />
B. Cáo<br />
C. Hịch<br />
D. Chiếu<br />
4. Nhận xét nào sau đây là đúng ?<br />
A. Tấu được viết bằng văn xuôi.<br />
B. Tấu được viết bằng văn vần.<br />
C. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu.<br />
D. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.<br />
1<br />
<br />
5. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì ?<br />
A. Học là để biết rõ đạo.<br />
B. Học là để trở thành người có tri thức.<br />
C. Học để có thể mưu cầu danh lợi<br />
D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.<br />
6. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là gì ?<br />
A. Tự sự<br />
B. Biểu cảm<br />
C. Nghị luận<br />
D. Thuyết minh<br />
7. Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình<br />
thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường.” ?<br />
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn<br />
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi<br />
C. Phê phán thói học thụ động, bắt chước<br />
D. Phê phán thói lười học<br />
8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập<br />
quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.” ?<br />
A. Hành động bộc lộ cảm xúc<br />
B. Hành động hỏi<br />
C. Hành động trình bày<br />
D. Hành động điều khiển<br />
9. Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ<br />
đạo.” thuộc kiểu câu nào ?<br />
A. Câu nghi vấn<br />
B. Câu phủ định<br />
C. Câu cầu khiến<br />
D. Câu cảm thán<br />
10. Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn ?<br />
A. Dùng để yêu cầu<br />
B. Dùng để hỏi<br />
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc<br />
D. Dùng để kể lại sự việc<br />
2<br />
<br />