Đề kiểm tra HK I môn Ngữ Văn - THCS Thủy Nguyên
lượt xem 9
download
Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phíĐề Kiểm Tra HK I Môn Ngữ Văn - THCS Thủy Nguyên để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK I môn Ngữ Văn - THCS Thủy Nguyên
- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Dòng nào dưới đây nêu lên ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên? A. Là hình tượng cao đẹp về người anh hùng dân tộc với tài năng, sức mạnh phi thường và ý thức bảo vệ dân tộc B. Là tấm gương tuổi trẻ tài cao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông ta C. Là thái độ vùng lên chống quân thù của dân tộc Việt Nam trước giờ phút đất nước lâm nguy D. Là người anh hùng có nguồn gốc đặc biệt được nhân dân sáng tạo nên bằng trí tưởng tượng bay bổng 2. Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đề cập đến cuộc đấu tranh nào của cha ông ta? A. Đấu tranh dựng nước B. Đấu tranh giữ nước C. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm D. Đấu tranh chống thiên tai 3. Sức hấp dẫn của truyện “Em bé thông minh” chủ yếu được tạo ra từ: A. hành động của nhân vật. B. ngôn ngữ của nhân vật. C. tình huống truyện. D. lời kể của truyện. 4. Dòng nào dưới đây nêu không đúng về bài học cần rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”? A. Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà cứ tưởng mình tài giỏi B. Khuyên nhủ con người phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết C. Nhắc nhở con người phải khiêm tốn, đừng chủ quan, kiêu ngạo D. Thương xót cho thân phận ếch phải trả giá cho lối sống quẩn quanh 5. Cốt truyện của văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” (Hồ Nguyên Trừng) có đặc điểm gì? A. Có những chi tiết, sự kiện đảo ngược tạo nên tình huống bất ngờ
- B. Có cốt truyện đơn giản, trình bày dưới hình thức ghi chép chuyện thật C. Có nhiều hành động của nhân vật đan xen tạo ra một kết cấu phức tạp D. Có nhiều chi tiết li kì hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú 6. Xét về từ loại, từ nào dưới đây không cùng loại với ba từ còn lại? A. học sinh B. giúp đỡ C. ăn ở D. cai quản 7. Câu văn nào dưới đây không mắc lỗi dùng từ? A. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. B. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc. C. Để chào mừng 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, trường em phát động “Tuần học tốt”. D. Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện. 8. Yếu tố không thể thiếu trong văn bản tự sự là gì? A. Cảm xúc, suy nghĩ B. Nhân vật, sự việc C. Bàn luận, đánh giá D. Nhận xét, bình luận II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) chủ đề về bảo vệ môi trường trong đó xuất hiện ít nhất một cụm động từ (gạch chân cụm động từ đó). Câu 2. (6,0 điểm) Kể về một việc làm tốt của bản thân em hoặc em được chứng kiến. -----------------------------------
- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Kiểm tra học kỳ I năm học 2013-2014 Môn: Ngữ văn 6 -------------- I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm. Cụ thể: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D C D B A C B II. Tự luận (8,0 điểm) Thang Câu Yêu cầu cần đạt điểm a. Hình thức: Đúng hình thức một đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính 0,25đ tả, lỗi diễn đạt. b. Dung lượng: đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu: từ 5 đến 7 câu. 0,25đ c. Nội dung: đảm bảo viết đúng về chủ đề bảo vệ môi trường. 1,0đ d. Đảm bảo yêu cầu: có xuất hiện một cụm động từ (gạch chân cụm động từ đó). 0,5đ Câu 1 * Lưu ý: (2,0đ) - Về chủ đề đoạn văn: HS có thể viết về một hành động cụ thể góp phần bảo vệ môi trường của cá nhân hoặc tập thể (lớp, trường,..) hoặc có thể là những suy nghĩ của bản thân về vấn đề môi trường hiện nay ở địa phương hoặc trên Trái Đất. - Nếu trong đoạn văn học sinh viết có xuất hiện một cụm động từ nhưng không xác định bằng cách gạch chân (hoặc chép lại để ở cuối đoạn văn đã viết) thì ý (d) không cho điểm. 1. Yêu cầu chung: - Kiểu bài: kể chuyện đời thường - Nội dung: + Đó phải là một việc làm tốt do bản thân người viết đã làm hoặc đã được chứng kiến người khác làm (bố mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô giáo,... hoặc có thể một người lạ không quen biết). + Đó phải là việc làm tốt, tích cực có tác động đến người viết. Với tình huống là được chứng kiến thì người viết thấy đó là hành động đáng học tập, noi theo. Câu 2 + Người kể phải là người biết rất rõ toàn bộ nội dung diễn biến của câu chuyện do đó (6,0đ) chuyện phải được kể một cách chân thực, cụ thể, các sự việc liên kết chặt chẽ. Và ý nghĩa câu chuyện để lại trong tâm hồn người viết một cảm xúc sâu lắng, một bài học sâu sắc. - Hình thức kể: kể ở ngôi thứ nhất, lời kể phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của bản thân. - Trình tự kể: tùy vào tình huống lựa chọn, người viết có trình tự kể hợp lý. - Bố cục: rõ ràng, mạch lạc, biết tách đoạn triển khai ý. - Diễn đạt: trong sáng, chân thực, gợi cảm. 2. Định hướng đáp án và biểu điểm: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Dẫn dắt để giới thiệu chuyện được kể: có thể giới thiệu bằng cách nêu suy nghĩ về 0,25đ những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống (nếu kể về việc tốt được chứng kiến) hoặc nêu cảm giác thoải mái, niềm vui, sự dễ chịu sau khi làm được một việc mà mình cho là có ý nghĩa (đối với việc của bản thân). - Nêu cụ thể việc làm tốt sẽ được kể. 0,25đ
- b. Thân bài: (5,0 điểm) * Lần lượt kể về diễn biến của câu chuyện theo một trình tự hợp lí. Chuyện được kể phải có nhân vật, có hành động cụ thể của nhân vật và các chi tiết khác có liên quan để làm rõ yêu cầu về nội dung: một việc làm tốt. Muốn vậy bài viết cần đạt được một số ý như sau: - Xây dựng được tình huống xảy ra câu chuyện. Tình huống này đặt nhân vật (người 1,5đ làm việc tốt) phải có những suy nghĩ và việc làm cụ thể để giúp đỡ. - Chuyện kể phải có cốt truyện: nghĩa là phải có nhân vật, hành động - lời nói cùng với những suy nghĩ của nhân vật để làm nổi rõ ý nghĩa tốt đẹp trong việc làm mà người kể chuyện đưa ra. Nó đòi hỏi người kể chuyện phải kể chi tiết những việc làm, hành động cụ thể nhằm giúp đỡ, động viên, chia sẻ...đối với người cần được giúp đỡ 3,0đ như giúp trẻ bị lạc tìm người thân; đưa người già yếu qua đường; nhặt được của rơi trả lại người bị mất; khuyên nhủ một người bạn có suy nghĩ và việc làm sai lệch để bạn hiểu và hành động đúng, v.v.... - Đan xen những suy nghĩ thể hiện thái độ tình cảm trong khi kể (vì là kể về việc làm của bản thân) hoặc những nhận xét đánh giá trước các hành động ứng xử của nhân 0,5đ vật được kể (nếu là kể về người khác). c. Kết bài: (0,5 điểm) - Suy nghĩ của bản thân sau khi làm được việc tốt hoặc sau khi được chứng kiến việc 0,25đ làm tốt của người khác. - Có thể có những suy nghĩ mở rộng thêm về sự cần thiết của những việc làm như thế 0,25đ trong cuộc sống để cuộc sống tốt đẹp hơn,... 3. Biểu điểm cụ thể: - Điểm 6: Bài viết thể hiện kỹ năng làm văn tốt. Đảm bảo tốt các yêu cầu chung, biết kết hợp có hiệu quả giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. Không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. Trình bày sạch đẹp. - Điểm 5: Làm đúng đặc trưng kiểu bài. Đảm bảo các yêu cầu chung một cách tương đối tốt, đã biết kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. Không sai quá 5 lỗi chính tả hoặc diễn đạt. Trình bày khá sạch đẹp. - Điểm 4: Làm đúng đặc trưng kiểu bài song cách kể chưa lôi cuốn, thiếu cảm xúc, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 3: Đảm bảo được ½ các yêu cầu chung. Bài viết còn mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 2: Bài viết lan man, bố cục chưa hoàn chỉnh, còn mắc quá nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, không đúng kiểu bài. Trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 4. Lưu ý: - Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, GV trong nhóm chấm cần trao đổi, bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm, cũng có thể cụ thể hoá các ý thành phần, mức cho điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án, biểu điểm. - Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từng bài cụ thể cần linh hoạt, tránh máy móc, đại khái; chú ý trân trọng những cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Điểm toàn bài cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,25 điểm. -------------- HẾT --------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề khảo sát kiểm tra HK I môn Ngữ Văn lớp 6 - Phòng GD Quận 2
3 p | 494 | 102
-
Đề kiểm tra HK I môn Hóa lớp 8 năm 2012-2013
6 p | 408 | 92
-
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2014-2015 (phần viết)
2 p | 546 | 57
-
Đề kiểm tra HK I năm 2013 - 2014 môn Ngữ Văn Lớp 6 -Trường THCS Trà Mai
3 p | 284 | 36
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Toán lớp 11 năm học 2016-2017 - Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
2 p | 211 | 18
-
Đề Khảo Sát Kiểm Tra HK I Ngữ Văn Lớp 6 - Phòng GD Hải Lăng
4 p | 101 | 12
-
Đề kiểm tra HK II môn Hóa lớp 8 - Trường THCS Phường I
3 p | 109 | 11
-
Đề kiểm tra HK I môn Ngữ Văn Lớp 9 - THCS Tân Trung
3 p | 206 | 11
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Toán lớp 11 năm học 2016-2017 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Mã đề 132
4 p | 175 | 10
-
ĐỀ KIỂM TRA HK I MÔN TIẾNG ANH
2 p | 96 | 5
-
Đề kiểm tra HK I môn Toán 12 (2012 - 2013) - Sở GD & ĐT Quảng Nam
3 p | 72 | 5
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Toán lớp 11 năm học 2016-2017 - Trường THPT Đa Phúc - Mã đề 121
5 p | 113 | 4
-
Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2018 - THPT Thạnh Hóa - Mã đề 007
7 p | 41 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 357
5 p | 36 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 209
5 p | 33 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 485
5 p | 29 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng - Mã đề 192
6 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn