SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: GDCD KHỐI 10<br />
<br />
Thời gian làm bài: 45 phút;<br />
(18 câu trắc nghiệm)<br />
<br />
Lớp: 10A…….<br />
<br />
Mã đề thi<br />
207<br />
<br />
Họ, tên :.....................................................................<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)<br />
Câu 1: Nhận thức cảm tính giúp con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách<br />
A. cụ thể và sinh động.<br />
B. cụ thể và máy móc.<br />
C. chủ quan, máy móc.<br />
D. khái quát và trừu tượng.<br />
Câu 2: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải<br />
A. tích luỹ dần dần.<br />
B. học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.<br />
C. kiên trì, nhẫn nại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn.<br />
D. cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được.<br />
Câu 3: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được<br />
gọi là<br />
A. Chất.<br />
B. Điểm nút.<br />
C. Độ.<br />
D. Bước nhảy.<br />
Câu 4: Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là<br />
A. tính chủ quan.<br />
B. tính di truyền.<br />
C. tính khách quan.<br />
D. tính truyền thống.<br />
Câu 5: Trong giờ kiểm tra môn văn, cô ra bài trùng với bài văn mẫu rất hay, bạn A băn khoăn không<br />
biết có nên chép nguyên xi hay bỏ hết tất cả và làm một bài văn hoàn toàn mới. Là bạn A em sẽ lựa<br />
chọn cách làm nào dưới đây thể hiện vận dụng quan điểm của phủ định biện chứng?<br />
A. Chép nguyên xi bài văn mẫu.<br />
B. Làm một bài văn hoàn toàn mới.<br />
C. Chọn một số đoạn hay trong bài văn mẫu để chép.<br />
D. Chọn những ý hay để vận dụng vào bài văn mới của mình.<br />
Câu 6: V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình<br />
thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về<br />
A. Nội dung của sự phát triển.<br />
B. Điều kiện của sự phát triển.<br />
C. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.<br />
D. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.<br />
Câu 7: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?<br />
A. mỗi lượng có chất riêng của nó.<br />
B. chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.<br />
C. chất quy định lượng.<br />
D. lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.<br />
Câu 8: Theo triết học Mác - Lênin, cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở<br />
A. kế thừa cái cũ.<br />
B. giữ lại yếu tố tích cực của cái cũ.<br />
C. vứt bỏ hoàn toàn cái cũ .<br />
D. phủ định sạch trơn cái cũ.<br />
Câu 9: Đâu là hoạt động thực nghiệm khoa học trong các ý sau?<br />
A. Tiến hành thử nghiệm một loại thuốc kháng sinh mới trên cơ thể chuột bạch.<br />
B. Hương ngửi thấy mùi sầu riêng thoang thoảng trong vườn.<br />
C. Đàn ong đang xây một cái tổ rất đẹp.<br />
D. Kim loại dẫn điện. Đồng là kim loại. Suy ra : Đồng dẫn điện.<br />
Câu 10: Nhận định nào dưới đây là đúng nhất về phủ định của phủ định ?<br />
A. Cái mới ra đời phủ định toàn bộ cái cũ.<br />
B. Cái mới ra đời thay thế cái cũ.<br />
C. Cái mới ra đời có kế thừa và thay thế cái cũ. D. Cái mới là cái tiến bộ và không thể thay thế.<br />
Trang 1/1 - Mã đề thi 207<br />
<br />
Câu 11: Sau khi học lí thuyết trên lớp, về nhà chúng ta vận dụng các kiến thức đã học vào việc làm bài<br />
tập ở nhà là thể hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn?<br />
A. Mục đích của nhận thức.<br />
B. Cơ sở của nhận thức.<br />
C. Động lực của nhận thức.<br />
D. Tiêu chuẩn của chân lí.<br />
Câu 12: Tục ngữ có câu “Chồng giận thì vợ bớt lời / Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”. Theo quan<br />
điểm của Triết học Mác – Lênin thì đây là nội dung nói về<br />
A. Chất.<br />
B. Điểm nút.<br />
C. Lượng.<br />
D. Độ.<br />
Câu 13: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính là hai giai đoạn thống nhất của cùng một quá trình<br />
nhận thức, chúng có mối<br />
A. liên hệ biện chứng với nhau.<br />
B. thống nhất với nhau.<br />
C. quan hệ với nhau.<br />
D. tác động với nhau.<br />
Câu 14: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ<br />
A. những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.<br />
B. những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng<br />
khác.<br />
C. những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng.<br />
D. những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.<br />
Câu 15: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận xuông. Thực tiễn mà không có lí luận soi<br />
đường là thực tiễn mù quáng. ” là câu nói của ai trong những người sau?<br />
A. Hồ chí Minh.<br />
B. Lênin.<br />
C. Các Mác.<br />
D. Ph.Ăng -ghen.<br />
Câu 16: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và<br />
phát triển tự nhiên của sự vật được gọi là<br />
A. phủ định của phủ định.<br />
B. phủ định kế thừa.<br />
C. phủ định siêu hình.<br />
D. phủ định biện chứng.<br />
Câu 17: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người<br />
nhằm<br />
A. khắc phục tự nhiên và xã hội.<br />
B. cải tạo tự nhiên và xã hội.<br />
C. thay đổi tự nhiên và xã hội.<br />
D. thay thế tự nhiên và xã hội.<br />
Câu 18: Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của<br />
học sinh thì lượng của nó<br />
A. chỉ là điểm kiểm tra cuối các học kỳ.<br />
B. chỉ là điểm số kiểm tra hàng ngày.<br />
C. là điểm số hàng ngày và điểm kiểm tra cuối học kỳ.<br />
D. chỉ là khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện<br />
được.<br />
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)<br />
Câu 1. (3 điểm)<br />
Phủ định biện chứng là gì? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình?<br />
Câu 2. (1 điểm)<br />
Hoa và Hương là một đôi bạn thân, học lớp 10D. Một lần, sau khi tình cờ làm quen và nói chuyện với<br />
một bạn nam học lớp 11C. Hương chạy về khoe với Hoa: “Hoa ơi, anh ấy là một người tuyệt vời, chắc<br />
chắn là anh ấy thích tớ rồi”.<br />
Hoa hỏi Hương: “Căn cứ vào đâu mà kết luận như vây?”<br />
Hương hồn nhiên trả lời: “Thì cứ nhìn cách anh ấy ăn mặc, nói chuyện với tớ là tớ biết ngay”.<br />
Câu hỏi:<br />
Em có đồng ý với nhận định của Hương không? Tại sao?<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 2/2 - Mã đề thi 207<br />
<br />