SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
QUẢNG NAM<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019<br />
Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11<br />
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
MÃ ĐỀ: 621<br />
<br />
(Đề thi có 2 trang)<br />
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)<br />
<br />
Câu 1. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là<br />
A. Chủ nghĩa nước lớn.<br />
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin.<br />
C. Học thuyết Tam dân.<br />
D. Chủ nghĩa dân tộc.<br />
Câu 2. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì<br />
A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh thế giới.<br />
B. chưa đủ tiềm lực mọi mặt để tham gia chiến tranh.<br />
C. muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.<br />
D. không muốn chiến tranh lan sang nước mình.<br />
Câu 3. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc<br />
A. thực dân.<br />
B. cho vay nặng lãi.<br />
C. quân phiệt hiếu chiến.<br />
D. của những tờ-rớt.<br />
Câu 4. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là<br />
A. chiến tranh giải phóng dân tộc.<br />
B. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.<br />
C. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.<br />
D. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.<br />
Câu 5. Điểm khác biệt trong mục tiêu đấu tranh của phái “cấp tiến” so với phái “ôn hòa” ở Ấn Độ cuối<br />
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là<br />
A. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng quốc gia độc lập dân chủ.<br />
B. tuyên truyền ý thức dân tộc, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.<br />
C. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của giai cấp tư sản.<br />
D. đấu tranh vì quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản.<br />
Câu 6. Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ?<br />
A. Khởi nghĩa Xi-Pay.<br />
B. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc.<br />
C. Đấu tranh của công nhân Bom-bay.<br />
D. Chống đạo luật chia cắt Ben –gan.<br />
Câu 7. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là<br />
A. khủng hoảng chính trị.<br />
B. khủng hoảng kinh tế thừa.<br />
C. khủng hoảng kinh tế thiếu.<br />
D. khủng hoảng năng lượng.<br />
Câu 8. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) được gọi là<br />
A. hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.<br />
B. trật tự hai cực Ianta.<br />
C. trật tự thế giới đơn cực.<br />
D. trật tự thế giới đa cực.<br />
Câu 9. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nổ ra đầu tiên ở nước<br />
A. Anh.<br />
B. Đức.<br />
C. Nhật.<br />
D. Mĩ.<br />
Câu 10. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tập trung chủ yếu ở vấn đề<br />
A. quân sự.<br />
B. kinh tế.<br />
C. thuộc địa.<br />
D. vũ khí.<br />
Câu 11. Đâu không phải là hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Đức?<br />
A. Nhà máy, xí nghiệp đóng cửa, nạn thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng.<br />
B. Đảng Xã hội dân chủ hợp tác với Đảng Cộng sản chống chủ nghĩa phát xít.<br />
Trang 1/2 – Mã đề 621<br />
<br />
C. Nền sản xuất công nghiệp giảm sút so với những năm trước khủng hoảng.<br />
D. Mâu thuẫn xã hội và phong trào cách mạng của quần chúng phát triển.<br />
Câu 12. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức đại diện cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng<br />
A. dân chủ tư sản.<br />
B. vô sản.<br />
C. phong kiến.<br />
D. tiểu tư sản.<br />
Câu 13. Hình thức đấu tranh chủ yếu của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là<br />
A. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.<br />
B. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.<br />
C. khởi nghĩa vũ trang rồi chuyển sang đấu tranh chính trị.<br />
D. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.<br />
Câu 14. Sau cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng<br />
A. sức mạnh kinh tế.<br />
B. sức mạnh chính trị .<br />
C. sức mạnh quân sự.<br />
D. truyền thống văn hóa.<br />
Câu 15. Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 xuất phát từ<br />
A. lợi ích của nước Mĩ.<br />
B. việc muốn xây dựng một thế giới hòa bình.<br />
C. lợi ích của cả hai nước.<br />
D. việc muốn cải thiện quan hệ hai nước.<br />
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm)<br />
<br />
Câu 1. (2.0 điểm)<br />
Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.<br />
Câu 2. (3.0 điểm)<br />
Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 và Cách<br />
mạng tháng Mười Nga năm 1917 về: tổ chức lãnh đạo, học thuyết cách mạng, tính chất, mục tiêu. Vai<br />
trò của Lê – nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.<br />
----------------------------------- HẾT -----------------------------------<br />
<br />
Trang 2/2 – Mã đề 621<br />
<br />