SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Họ và tên<br />
Lớp<br />
<br />
KÌ THI HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
Môn Lịch sử - Khối 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút.<br />
<br />
:………………………………………………………….<br />
:………………………………………………………….<br />
<br />
Mã đề thi<br />
004<br />
121<br />
<br />
Câu 1. Nhân tố hàng đầu dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 - 1973 là<br />
A. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển.<br />
B. chi phí quốc phòng thấp.<br />
C. áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất.<br />
D. con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khoá của sự phát triển.<br />
Câu 2. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản năm 1930 là<br />
A. Lê Hồng Phong.<br />
B. Trần Phú.<br />
C. Nguyễn Ái Quốc.<br />
D. Trịnh Đình Cửu.<br />
Câu 3. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã<br />
A. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.<br />
B. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.<br />
C. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.<br />
D. buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.<br />
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?<br />
A. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc<br />
thực dân.<br />
B. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.<br />
C. Buộc Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.<br />
D. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.<br />
Câu 5. “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để tự cứu<br />
lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?<br />
A. Hội Hưng Nam.<br />
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
C. Hội Phục Việt.<br />
D. Việt Nam Quốc dân Đảng.<br />
Câu 6. Cho các sự kiện:<br />
1) Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.<br />
2) Chế tạo thành công bom nguyên tử.<br />
3) Trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới.<br />
4) Phóng tàu vũ trụ Phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.<br />
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về những thành tựu của Liên Xô.<br />
A. 1, 2, 3, 4.<br />
B. 2, 3, 1, 4.<br />
C. 1, 3, 2, 4.<br />
D. 2, 1, 4, 3.<br />
Câu 7. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, ở châu Âu, miền Đông Đức sẽ do quân đội nào chiếm đóng?<br />
A. Quân đội Pháp.<br />
B. Quân đội Liên Xô.<br />
C. Quân đội Anh.<br />
D. Quân đội Mĩ.<br />
Câu 8. Sự kiện đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và các nước<br />
Đông Âu là<br />
A. Mĩ thực hiện “kế hoạch Mácsan”.<br />
B. sự ra đời của khối SEV.<br />
C. sự ra đời của NATO.<br />
D. sự ra đời của học thuyết Truman.<br />
Câu 9. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?<br />
A. Tư sản<br />
B. Công nhân.<br />
C. Tiểu tư sản.<br />
D. Nông dân.<br />
Câu 10. Việt Nam gia nhập ASEAN đã đem lại nhiều cơ hội lớn để nước ta thực hiện mục tiêu đổi<br />
mới đất nước là một nhận đúng, ngoại trừ việc<br />
A. thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế.<br />
B. hội nhập, học hỏi, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật từ bên ngoài.<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />
C. mở rộng, trao đổi và giao lưu văn hoá với bên ngoài.<br />
D. nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hoá dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.<br />
Câu 11. Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu<br />
dưới đây?<br />
A. Bê tông.<br />
B. Pôlime.<br />
C. Sắt, thép.<br />
D. Hợp kim.<br />
Câu 12. Nói Liên minh châu Âu EU là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh vì<br />
A. chiếm ¼ năng lực sản xuất của toàn thế giới.<br />
B. kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị.<br />
C. số lượng thành viên nhiều.<br />
D. quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.<br />
Câu 13. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ<br />
A. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.<br />
B. sự mất cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội<br />
C. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.<br />
D. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.<br />
Câu 14. Điểm nào trong Luận cương chính trị tháng 10/1930 thể hiện sự nóng vội của Đảng?<br />
A. Làm cách mạng tư sản dân quyền sau chuyển thẳng lên chủ nghĩa tư bản.<br />
B. Làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.<br />
C. Không xác định hết khả năng cách mạng của các giai cấp.<br />
D. Không đưa mâu thuẫn dân tộc lên hàng đầu.<br />
Câu 15. Các nước thành viên Châu Á của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm:<br />
A. Mông Cổ, Việt Nam.<br />
B. Mông Cổ, Triều Tiên.<br />
C. Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam.<br />
D. Trung Quốc, Mông Cổ.<br />
Câu 16. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50<br />
của thế kỉ XX, trước hết là ở khu vực<br />
A. Bắc Phi.<br />
B. Trung Phi.<br />
C. Đông Phi.<br />
D. Nam Phi.<br />
Câu 17. Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?<br />
A. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng.<br />
B. Báo cáo chính trị.<br />
C. Luận cương chính trị năm 1930.<br />
D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.<br />
Câu 18. Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (2/1930) với “Luận cương chính trị”<br />
(10/1930) là<br />
A. xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.<br />
B. xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.<br />
C. xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo.<br />
D. xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.<br />
Câu 19. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng<br />
ở châu Âu?<br />
A. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.<br />
B. Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).<br />
C. Sự thành lập của Cộng đồng châu Âu (EC).<br />
D. Sự tan rã của tổ chức Hiệp ước Vácsava.<br />
Câu 20. Mục đích đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản có gì khác với giai cấp tư sản trong giai đoạn 1919 – 1925 ?<br />
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.<br />
B. Đòi các quyền tự do, dân chủ.<br />
C. Đòi các quyền lợi kinh tế.<br />
D. Đòi tự do, dân chủ và tăng lương.<br />
Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc xung đột vũ trang trong thời kì sau chiến tranh lạnh là<br />
A. sự đua tranh của các cường quốc trong việc thiết lập trật tự thế giới mới.<br />
B. vấn đề năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân.<br />
C. mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.<br />
D. do tác động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />
Câu 22. Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của<br />
giai cấp công nhân?<br />
A. Sống tập trung ở nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.<br />
B. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao.<br />
C. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.<br />
D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.<br />
Câu 23. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941)<br />
chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm<br />
A. giải quyết triệt để vấn đề dân tộc dân chủ.<br />
B. kết hợp giải quyết vấn đề dân chủ ở mỗi nước.<br />
C. chống âm mưu lập Liên bang Đông Dương của Pháp.<br />
D. thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
Câu 24. Đường lối nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam<br />
năm 1930?<br />
A. Lực lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân.<br />
B. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.<br />
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.<br />
D. Cách mạng Việt Nam trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng<br />
xã hội chủ nghĩa.<br />
Câu 25. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1917 có ý nghĩa như thế nào?<br />
A. Thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.<br />
B. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.<br />
C. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.<br />
D. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.<br />
Câu 26. Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1951 đến năm 2000 là<br />
A. hướng mạnh về Đông Nam Á.<br />
B. cải thiện quan hệ với Liên Xô.<br />
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ.<br />
D. hướng về các nước châu Á.<br />
Câu 27. Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là ai?<br />
A. G. Đơcu.<br />
B. G. Xanhtơni.<br />
C. Anbe Xarô.<br />
D. Pôn Đume.<br />
Câu 28: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề biển Đông?<br />
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.<br />
B. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc.<br />
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.<br />
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.<br />
Câu 29. Đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa<br />
lần thứ hai?<br />
A. Tư sản dân tộc với thực dân Pháp.<br />
B. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.<br />
C. Nông dân với địa chủ phong kiến.<br />
D. Vô sản với tư sản.<br />
Câu 30. Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?<br />
A. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.<br />
B. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.<br />
C. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.<br />
D. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.<br />
Câu 31. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia<br />
Đông Nam Á (ASEAN)?<br />
A. Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực và trên thế giới.<br />
B. Muốn liên kết lại để tránh ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.<br />
C. Các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn, có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển đi lên.<br />
D. Trung Quốc bành trướng ở biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại.<br />
Câu 32. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới vào<br />
A. nửa cuối những năm 40 của thế kỉ XX.<br />
B. nửa cuối những năm 80 của thế kỉ XX.<br />
C. nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.<br />
D. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />
Câu 33. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam<br />
xuất hiện các giai cấp mới là<br />
A. tư sản và tiểu tư sản.<br />
B. tiểu tư sản và công nhân.<br />
C. địa chủ phong kiến và công nhân.<br />
D. công nhân và nông dân.<br />
Câu 34. Mục tiêu cuộc đấu tranh của các nước Mĩ Latinh là<br />
A. xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.<br />
B. xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới.<br />
C. xóa bỏ chế độ phong kiến.<br />
D. xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.<br />
Câu 35. Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện<br />
A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.<br />
B. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.<br />
C. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.<br />
D. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.<br />
Câu 36. So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương thức đấu tranh của thời kỳ 1936 – 1939<br />
là kết hợp đấu tranh<br />
A. công khai và nửa công khai.<br />
B. nghị trường và đấu tranh trên mặt trận báo chí.<br />
C. ngoại giao với vận động quần chúng.<br />
D. chính trị và đấu tranh vũ trang.<br />
Câu 37. Pháp phải rút quân khỏi Campuchia và công nhận nền độc lập của quốc gia này vì:<br />
A. Pháp bị Campuchia tấn công liên tục.<br />
B. Bị thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ.<br />
C. Sức ép của Mĩ muốn hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương.<br />
D. Cuộc thập tự chinh ngoại giao của Xihanuc.<br />
Câu 38. Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng<br />
tháng Tám năm 1945?<br />
A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.<br />
B. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.<br />
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
D. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.<br />
Câu 39. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tháng 12 - 1944), Hồ Chí Minh<br />
viết: “Vì cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang<br />
toàn dân…” . (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 3) Trong bối cảnh<br />
lịch sử cụ thể của Việt Nam lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về<br />
A. khởi nghĩa toàn dân.<br />
B. tuyên truyền toàn dân.<br />
C. quân đội nhân dân.<br />
D. quốc phòng toàn dân.<br />
Câu 40. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN là<br />
A. Hiến chương ASEAN được thông qua.<br />
B. thành lập diễn đàn hợp tác Á – ÂU.<br />
C. Hội nghị Bali tháng 2/1976.<br />
D. thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 004<br />
<br />