SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Họ tên thí sinh :………………………………………………………….<br />
Lớp<br />
:………………………………………………………….<br />
<br />
KÌ THI HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC: 2018 - 2019<br />
Môn Lịch sử - Khối 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút.<br />
<br />
Mã đề thi<br />
002<br />
121<br />
<br />
Câu 1. Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học - kỹ thuật nào dưới đây?<br />
A. Phóng tàu vũ trụ Phương Đông.<br />
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.<br />
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.<br />
D. Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng.<br />
Câu 2. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930 là gì?<br />
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.<br />
B. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
D. Hợp nhất ba tổ chức Cộng sản.<br />
Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ khi Chiến tranh lạnh<br />
chấm dứt đến năm 2000?<br />
A. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.<br />
ơ<br />
B. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.<br />
{<br />
C. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp.<br />
Ơ<br />
D. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.<br />
Câu 4. Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000,<br />
Mĩ đạt được kết quả nào dưới đây?<br />
A. Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên mọi lĩnh vực.<br />
B. Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.<br />
C. Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.<br />
D. Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.<br />
Câu 5. So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU)<br />
có điểm khác biệt gì?<br />
A. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế.<br />
B. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc.<br />
C. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực.<br />
D. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài.<br />
Câu 6. Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu<br />
thế nào?<br />
A. Liên kết khu vực.<br />
B. Hòa hoãn Đông - Tây.<br />
C. Đa cực, nhiều trung tâm.<br />
D. Toàn cầu hóa.<br />
Câu 7. Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là<br />
A. bước đầu khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.<br />
B. giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.<br />
C. bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công nông.<br />
D. buộc thực dân Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.<br />
Câu 8. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân trong sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Mĩ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.<br />
B. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.<br />
C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Ru-giơ-ven đã phát huy tác dụng trên thực tế.<br />
D. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.<br />
Câu 9. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng<br />
Đề thi gồm 4 trang<br />
<br />
Trang 1/4 - Mã đề 002<br />
<br />
A. không mang tính bạo lực.<br />
B. có tính dân chủ điển hình.<br />
C. không mang tính cải lương.<br />
D. chỉ mang tính chất dân tộc.<br />
Câu 10. Xét về bản chất, toàn cầu hoá là<br />
A. sự tăng trưởng, sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.<br />
B. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế và khu vực.<br />
C. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.<br />
D. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.<br />
Câu 11. Sự kiện nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?<br />
A. Viết "Bản án chế độ thực dân Pháp".<br />
B. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
C. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.<br />
D. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.<br />
Câu 12. Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của<br />
thế kỷ XX là gì?<br />
A. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.<br />
B. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối thoại, hợp tác.<br />
C. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo.<br />
D. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt.<br />
Câu 13. Những tỉnh nào dưới đây giành chính quyền sớm nhất trong cả nước?<br />
A. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.<br />
B. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Nam Định.<br />
C. Bắc Thái, Hải Dương, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.<br />
D. Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.<br />
Câu 14. Yếu tố nào dưới đây tác động đến việc các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực<br />
trong nửa sau thế kỷ XX?<br />
A. Chủ nghĩa khủng bố, li khai xuất hiện.<br />
B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.<br />
C. Các nước lớn chi phối quan hệ quốc tế.<br />
D. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật.<br />
Câu 15. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng<br />
duy nhất lấy tên là<br />
A. Đảng Lao động Việt Nam.<br />
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
C. Đảng Cộng sản Đông Dương.<br />
D. Đảng Dân chủ Việt Nam.<br />
Câu 16. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương<br />
hoàn thành cuộc cách mạng nào?<br />
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.<br />
B. Cách mạng giải phóng dân tộc.<br />
C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.<br />
D. Cách mạng tư sản dân quyền.<br />
Câu 17. Một trong những hệ quả tích cực của toàn cầu hóa là<br />
A. giúp các nước giữ nguyên cơ cấu kinh tế.<br />
B. giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo.<br />
C. giải quyết triệt để những bất công xã hội.<br />
D. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.<br />
Câu 18. Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở<br />
tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo là<br />
nhiệm vụ chính của<br />
A. Liên minh châu Âu.<br />
B. Liên hợp quốc.<br />
C. Hội nghị I-an-ta.<br />
D. ASEAN.<br />
Câu 19. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung tại Đại hội XII (9/1982) là:<br />
A. lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.<br />
B. đổi mới kính tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.<br />
C. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.<br />
Đề thi gồm 4 trang<br />
<br />
Trang 2/4 - Mã đề 002<br />
<br />
D. đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.<br />
Câu 20. Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925?<br />
A. “Người cùng khổ”, „„Nhân đạo”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”.<br />
B. “An Nam trẻ” , “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”.<br />
C. “Người cùng khổ”, “Tiếng chuông rè”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh”, “Nhân đạo”.<br />
D. “An Nam trẻ”, “Người cùng khổ”, “Nhân đạo”.<br />
Câu 21. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 - 2 - 1930 là kết quả tất yếu của<br />
A. phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925.<br />
B. phong trào công nhân trong những năm 1925 - 1927.<br />
C. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.<br />
D. phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1926.<br />
Câu 22. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành<br />
A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.<br />
B. liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới.<br />
C. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.<br />
D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.<br />
Câu 23. Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám<br />
năm 1945?<br />
A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.<br />
B. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.<br />
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
D. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.<br />
Câu 24. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho Cách mạng<br />
Việt Nam?<br />
A. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12 - 1920).<br />
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).<br />
C. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).<br />
D. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18 - 6 - 1919).<br />
Câu 25. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong<br />
những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia<br />
A. các Hội Phản đế.<br />
B. Mặt trận Việt Minh.<br />
C. Hội Liên Việt.<br />
D. các Ủy ban hành động.<br />
Câu 26. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, ở châu Âu, miền Đông Đức sẽ do quân đội nào chiếm đóng?<br />
A. Quân đội Pháp.<br />
B. Quân đội Liên Xô.<br />
C. Quân đội Anh.<br />
D. Quân đội Mĩ.<br />
Câu 27. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ<br />
A. không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.<br />
B. hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.<br />
C. lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.<br />
D. diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.<br />
Câu 28. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào<br />
A. ổn định chính trị.<br />
B. hội nhập quốc tế.<br />
C. phát triển kinh tế.<br />
D. phát triển quốc phòng.<br />
Câu 29. I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công<br />
A. hành trình chinh phục Mặt Trăng.<br />
B. hành trình khám phá sao Hỏa.<br />
C. kế hoạch thám hiểm sao Mộc.<br />
D. chuyến bay vòng quanh Trái Đất.<br />
Câu 30. Từ năm 1952 đến năm 1960, tình hình kinh tế Nhật Bản như thế nào?<br />
A. Phát triển xen lẫn suy thoái.<br />
B. Cơ bản được phục hồi.<br />
C. Có bước phát triển nhanh.<br />
D. Bước đầu suy thoái.<br />
Câu 31. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản<br />
Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?<br />
A. Đề ra phương hướng chiến lược.<br />
B. Xác định phương pháp đấu tranh.<br />
Đề thi gồm 4 trang<br />
<br />
Trang 3/4 - Mã đề 002<br />
<br />
C. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.<br />
D. Xác định giai cấp lãnh đạo.<br />
Câu 32. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?<br />
A. Thợ thủ công.<br />
B. Tiểu tư sản.<br />
C. Tiểu thương.<br />
D. Nông dân.<br />
Câu 33. Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?<br />
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.<br />
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.<br />
C. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.<br />
D. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.<br />
Câu 34. Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX)<br />
khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về<br />
A. khuynh hướng chính trị.<br />
B. mục tiêu trước mắt.<br />
C. đối tượng cách mạng.<br />
D. lực lượng cách mạng.<br />
Câu 35. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?<br />
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc<br />
(8 - 1925).<br />
B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).<br />
C. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).<br />
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).<br />
Câu 36. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tháng 12 - 1944), Hồ Chí Minh<br />
viết: “Vì cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn<br />
dân…” . (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 3) Trong bối cảnh lịch sử<br />
cụ thể của Việt Nam lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về<br />
A. khởi nghĩa toàn dân.<br />
B. tuyên truyền toàn dân.<br />
C. quân đội nhân dân.<br />
D. quốc phòng toàn dân.<br />
Câu 37. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) khi<br />
A. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.<br />
B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.<br />
C. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.<br />
D. kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.<br />
Câu 38. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi<br />
A. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.<br />
B. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.<br />
C. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.<br />
D. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.<br />
Câu 39. Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là<br />
A. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế.<br />
B. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.<br />
C. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế.<br />
D. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.<br />
Câu 40. Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.<br />
B. Khống chế, chi phối các nước Tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.<br />
C. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.<br />
D. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.<br />
<br />
------ HẾT ------<br />
<br />
Đề thi gồm 4 trang<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề 002<br />
<br />