ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2013<br />
<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
Trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh<br />
sông Hương với những con sông nào trên thế giới? So sánh như vậy để làm gì ?<br />
Câu 2: (3 điểm)<br />
Hãy viết một bài văn ngắn không quá 400 từ nói lên suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến<br />
sau:”Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời.Sự mất mát lớn nhất là<br />
bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.<br />
Câu 3: (5 điểm)<br />
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:<br />
Những đường Việt Bắc của ta<br />
Đêm đêm rầm rập như là đất rung<br />
Quân đi điệp điệp trùng trùng<br />
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.<br />
Dân công đỏ đuốc từng đoàn<br />
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.<br />
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày<br />
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.<br />
Tin vui chiến thắng trăm miền<br />
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về<br />
Vui từ Đồng Tháp, An Khê<br />
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.<br />
(Trích “Việt Bắc”-Tố Hữu)<br />
<br />
Đáp án<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
HS trả lời: Trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã<br />
so sánh sông Hương với những con sông nổi tiếng trên thế giới :sông Xen, sông Đa-nuýp,<br />
sông Nê-va để làm nổi bật sự tương đồng và nhất là sự khác biệt, độc đáo.<br />
Câu 2: (3 điểm)<br />
1.Yêu cầu kĩ năng:<br />
HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không<br />
mắc các loại lỗi.<br />
2.Yêu cầu kiến thức:<br />
HS có thể đưa ra nhiểu ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm<br />
nổi bật các ý sau:<br />
-Giải thích ý kiến:<br />
+Nội dung trực tiếp:câu nói khẳng định sự mất mát lớn nhất của đời người không phải là<br />
cái chết mà là sống với tâm hồn tàn lụi.<br />
-Thực chất câu nói khẳng định ý nghĩa của đời sống con người là ở đời sống tinh thần.<br />
-Bàn luận ý kiến:<br />
+Sức sống của tâm hồn biểu hiện ở tâm hồn ấy phong phú và nhạy cảm hay không.Tâm<br />
hồn ấy phải có lý tưởng, có khát vọng, niềm tin,...<br />
+Tâm hồn đẹp giúp người ta sống đẹp, ứng xử có văn hoá, có tình người, đem lại ý nghĩa<br />
thực sự cho đời sống.<br />
+Phê phán những con người sống mà tâm hồn tàn lụi, tồn tại vô nghĩa.<br />
-Bài học:<br />
+Sống có tâm hồn là một giá trị cao quý.Cái chết không phải là điều đáng sợ nếu đó là<br />
cái chết có ý nghĩa.Con người phải biết sống có ý nghĩa.<br />
+Không ngừng nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn để nâng cao đời sống tinh thần, sống đẹp<br />
với mọi người, có trách nhiệm với cộng đồng và bản thân.<br />
3.Cách cho điểm:<br />
-Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi về diễn đạt.<br />
<br />
-Điểm 2:Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi về diễn đạt.<br />
-Điểm 1:Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.<br />
-Điểm 0: Lạc đề<br />
Câu 3: (5 điểm)<br />
1.Kĩ năng:Biết cách làm bài nghị luận văn học cảm nhận về tác phẩm trữ tình, diễn đạt<br />
lưu loát, kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi các loại.<br />
2.Kiến thức:<br />
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, biết phát hiện và<br />
phân tích những đặc sắc nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh...) để làm nổi bật giá trị của đoạn<br />
thơ.HS có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau:<br />
-6 câu đầu tràn đầy âm hưởng anh hùng ca về một Việt Bắc chiến đấu:<br />
+Sức mạnh của cuộc kháng chiến là sức mạnh tổng hợp của những đoàn quân điệp điệp<br />
trùng trùng cùng với dân công đỏ đuốc từng đoàn.<br />
+Nghệ thuật so sánh (rầm rập như là đất rung), từ láy (đêm đêm, điệp điệp, trùng trùng,<br />
rầm rập) góp phần diễn tả sự rung chuyển của núi rừng dưới bước chân của những đoàn<br />
người đi kháng chiến.Cách nói cường điệu làm nổi bật sức mạnh của quân đội, sức mạnh<br />
và quyết tâm của toàn dân.<br />
-2 câu tiếp thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.<br />
-4 câu cuối thể hiện niềm vui chiến thắng tràn ngạp khắp mọi miền của đất nước.Những<br />
địa danh từ Bắc vào Nam đã hoà với những chiến công lẫy lừng cùng Việt Bắc để đi vào<br />
lịch sử hào hùng của dân tộc.<br />
3.Cách cho điểm:<br />
-Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, không mắc lỗi các loại.<br />
-Điểm 3:Trình bày được một nửa số ý, có thể mắc vài lỗi các loại.<br />
-Điểm 1:Phân tích sơ sài, diễn đạt yếu.<br />
-Điểm 0:Lạc đề.<br />
<br />