Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm học 2019-2020 (Mã đề 1)
lượt xem 1
download
Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học lớp 8. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm học 2019-2020 (Mã đề 1)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC 8 (TIẾT 25) NĂM HỌC: 20192020 TRƯỜNG PTDTBTTHCS NÀ HỲ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I Tổ: Khoa học tự nhiên. NĂM HỌC: 20192020 Môn: Hóa 8 Mã đề 1 Tiết: 25 (Theo PPCT) (Đề gồm 03 trang) Thời gian: 45’ (không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý? A. Mặt trời lên sương tan dần. B. Đinh sắt bị gỉ. C. Cho natri vào nước thấy natri tan dần và có khí bay lên. D. Đốt cháy củi. Câu 2: Trong các hiện tượng sau hiện tượng hóa học là A. cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. B. hòa tan đường vào nước. C. sắt để lâu trong không khí ẩm biến thành chất màu nâu. D. nước lỏng đun nóng bị bay hơi. Câu 3: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường. D. Khi mưa thường có sấm sét. Câu 4: Trong các trường hợp sau trường hợp nào có phản ứng hóa học? A. Cho muối hòa tan vào nước được dung dịch nước muối. B. Cho đường vào nước được dung dịch nước đường. C. Đun nóng đường được nước và than. D. Đun nóng nước cất thu được hơi nước.
- Câu 5: Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn? A. Hạt phân tử. B. Hạt nguyên tử. C. Cả hai loại hạt trên. D. Không loại hạt nào được bảo toàn. Câu 6: Theo định luật bảo toàn khối lượng khi cho chất A tác dụng với B tạo ra C và D thì mA + mB so với mC + mD. A. mA + mB > mC + mD B. mA + mB Alx(SO4)y + H2O Khi x y thì x, y có thể lần lượt là: A. x = 2; y =1 B. x = 2; y =3 C. x = 1; y = 2 D. x = 3; y = 2 Câu 8: Một cốc có nắp đậy đựng dung dịch axit clohidric và 1 viên kẽm được đặt ở đĩa cân A. Trên đĩa cân B đặt các quả cân sao cho kim cân ở vị trí cân bằng. Bỏ viên kẽm vào cốc axit đậy kín miệng cốc. Biết rằng có phản ứng: Kẽm + axit clohidric Kẽm clorua + khí hidro. Vị trí của kim cân là A. Kim cân lệch về phía đĩa cân B. B. Kim cân lệch về phía đĩa cân A. C. Kim cân ở vị trí thăng bằng. D. Kim cân không xác định. Câu 9: Khí Nitơ và khí Hidro tác dụng với nhau tạo ra Amoniac (NH 3). PTHH viết đúng là A. N2 + 3H2 2NH3 C. N2 + H2 2NH3 B. N2 + H2 NH3 D. N + 3H2 2NH3 Câu 10: Cho PTHH: 4Na + O2 2Na2O. Tỉ lệ giữa số nguyên tử Na: số phân tử oxi: số phân tử Na2O là A. 4:2:1 B. 4:1:2 C. 4:1:1 D. 4:2:2
- Câu 11: Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do A. các nguyên tử tác dụng với nhau. B. các nguyên tố tác dụng với nhau. C. liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. D. liên kết giữa các nguyên tử không bị thay đổi Câu 12: Cho natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút (NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng? A. Na + H2O > NaOH + H2 B. 2Na + H2O > 2NaOH + H2 C. 2Na + 2H2O > 2NaOH + H2 D. 3Na + 3H2O > 3NaOH + 3H2 II. Tự luận (7 điểm) Câu13. (3 điểm ) Đốt cháy hết 12g kim loại Magie (Mg) trong không khí thu được 25g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng giữa magie với khí oxi (O2) trong không khí. a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. Câu 14. (2 điểm) Biết rằng Nhôm (Al) tác dụng với khí oxi (O2) tạo ra hợp chất Nhôm oxit (Al2O3) a, Lập phương trình hoá học của phản ứng b, Cho biết tỷ lệ số nguyên tử Nhôm lần lượt với số phân tử của hai chất còn lại trong phản ứng. Câu 15. (2 điểm) Khi đốt nến làm bằng parafin, nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. (Cho biết: Trong không khí có khí ôxi và nến cháy do có chất này tham gia.) ********************Hết*******************
- TRƯỜNG PTDTBTTHCS NÀ HỲ HƯỚNG DẪN CHẤM Tổ: Khoa học tự nhiên KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KÌ I NĂM HỌC: 20192020 Mã đề 1 Môn: Hóa 8 (Đáp án gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C C C B C B C A B C C II. Tự luận: (7 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm a. Công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. 1 mMg + mO2 = mMgO 13 b. Khối lượng của khí oxi đã phản ứng. (3 điểm) m = m m 1 O2 MgO Mg = 25 – 12 = 13 (g) 1
- a, Lập phương trình hoá học Al + O2 Al2O3 0,5 14 4Al + 3 O2 2Al2O3 0,5 (2 điểm) b, Tỷ lệ H2 trên các phân tử khác Al : O2 = 4 : 3 0,5 Al : Al2O3 = 4 : 2 0,5 Giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi là giai đoạn diễn ra hiện tượng 1 vật lý. Vì trong giai đoạn này chỉ có sự biến đổi về trạng thái của parafin từ thể rắn sang thể lỏng và cuối 15 cùng chuyển thành hơi. (2 điểm) Giai đoạn hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước là giai đoạn diễn ra hiện 1 tượng hóa học. Vì trong giai đoạn này, parafin đã biến đổi thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Lưu ý: HS có cách giải khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa. TRƯỜNG PTDTBTTHCS NÀ HỲ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I Tổ: Khoa học tự nhiên NĂM HỌC: 20192020 Môn: Hóa 8 Mã đề 2 Tiết: 25 (Theo PPCT) (Đề gồm 03 trang) Thời gian: 45’ (không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu ý mà em cho là đúng trong các câu sau: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý? A. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. B. Đinh sắt bị gỉ. C. Cho natri vào nước thấy natri tan dần và có khí bay lên. D. Đốt cháy củi. Câu 2: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
- C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường. D. Khi mưa thường có sấm sét. Câu 3: Trong các hiện tượng sau hiện tượng hóa học là A. cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. B. hòa tan đường vào nước. C. cho natri vào nước thấy natri tan dần và có khí bay lên. D. nước lỏng đun nóng bị bay hơi. Câu 4: Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn? A. Hạt phân tử. B. Hạt nguyên tử. C. Cả hai loại hạt trên. D. Không loại hạt nào được bảo toàn. Câu 5: Trong các trường hợp sau trường hợp nào có phản ứng hóa học? A. Cho muối hòa tan vào nước được dung dịch nước muối. B. Cho đường vào nước được dung dịch nước đường. C. Đun nóng đường được nước và than. D. Đun nóng nước cất thu được hơi nước. Câu 6: Theo định luật bảo toàn khối lượng khi cho chất A tác dụng với B tạo ra C và D thì mA + mB so với mC + mD A. mA + mB > mC + mD B. mA + mB Alx(SO4)y + H2O Khi x y thì x, y có thể lần lượt là: A. x = 2; y =1 B. x = 1; y = 2 C. x = 2; y =3 D. x = 3; y = 2 Câu 8: Một cốc có nắp đậy đựng dung dịch axit clohidric và 1 viên kẽm được đặt ở đĩa cân A. Trên đĩa cân B đặt các quả cân sao cho kim cân ở vị trí cân bằng. Bỏ viên kẽm vào cốc axit đậy kín miệng cốc. Biết rằng có phản ứng: Kẽm + axit clohidric Kẽm clorua + khí hidro. Vị trí của kim cân là A. Kim cân lệch về phía đĩa cân B.
- B. Kim cân lệch về phía đĩa cân A. C. Kim cân ở vị trí thăng bằng. D. Kim cân không xác định. Câu 9: Khí Nitơ và khí Hidro tác dụng với nhau tạo ra Amoniac (NH 3). PTHH viết đúng là A. N2 + 3H2 2NH3. C. N2 + H2 2NH3. B. N2 + H2 NH3. D. N + 3H2 2NH3. Câu 10: Cho PTHH: 2Cu + O2 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng: số phân tử oxi: số phân tử CuO là A. 1:2:1 B. 2:1:1 C. 2:1:2 D. 2:2:1 Câu 11: Trong phản ứng hóa học, phân tử này biến đổi thành phân tử khác là do A. Các nguyên tử tác dụng với nhau. B. Các nguyên tố tác dụng với nhau. C. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. D. Liên kết giữa các nguyên tử không bị thay đổi. Câu 12: Cho Natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút (NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng? A. Na + H2O > NaOH + H2 B. 2Na + H2O > 2NaOH + H2 C. 2Na + 2H2O > 2NaOH + H2 D. 3Na + 3H2O > 3NaOH + 3H2 II. Tự luận (7 Điểm) Câu13. (3 điểm ) Đốt cháy hết 9g kim loại Magie (Mg) trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng giữa magie với khí oxi (O2) trong không khí. a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. Câu 14. (2 điểm) Biết rằng Đồng (Cu) tác dụng với khí oxi tạo ra hợp chất Đồng (II)Oxit CuO. a, Lập phương trình hoá học của phản ứng. b, Cho biết tỷ lệ số nguyên tử Đồng (Cu) lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng. Câu 15. (2 điểm)
- Khi đốt nến làm bằng parafin, nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. (Cho biết: Trong không khí có khí ôxi và nến cháy do có chất này tham gia.) ********************Hết******************* TRƯỜNG PTDTBTTHCS NÀ HỲ HƯỚNG DẪN CHẤM Tổ: Khoa học tự nhiên KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KÌ I NĂM HỌC: 20192020 Mã đề 2 Môn: Hóa (Đáp án gồm 01trang) I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C C B C D C C A C C C
- II. Tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm a. Công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. mMg + mO2 = mMgO 1 13 b. Khối lượng của khí oxi đã phản ứng. (3 điểm) m = m m 1 O2 MgO Mg = 15 – 9 = 6 (g) 1 a, Lập phương trình hoá học Cu + O2 CuO 0,5 14 2Cu + O2 2CuO 0,5 (2 điểm) b, Tỷ lệ Cu với các phân tử khác Cu : O2 = 2 : 1 0,5 Cu : CuO = 2 : 2 0,5 Giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi là giai đoạn diễn ra hiện tượng 1 vật lý. Vì trong giai đoạn này chỉ có sự biến đổi về trạng thái của parafin từ thể rắn sang thể lỏng và cuối 15 cùng chuyển thành hơi. (2 điểm) Giai đoạn hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước là giai đoạn diễn ra hiện 1 tượng hóa học. Vì trong giai đoạn này, parafin đã biến đổi thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Lưu ý: HS có cách giải khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 (kèm đáp án)
5 p | 1574 | 283
-
Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2012-2013 - Trường THPT Bắc Trà My
12 p | 102 | 7
-
Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2012-2013 môn Hóa học 10 - Trường THPT Đoàn Kết (Mã đề thi 132)
10 p | 125 | 6
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Ba Đình, Hà Nội
6 p | 15 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
3 p | 13 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 p | 18 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Mã đề 061)
10 p | 16 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Mã đề 116)
4 p | 53 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nam Từ Liêm
1 p | 19 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam
1 p | 36 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam
1 p | 48 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội
1 p | 16 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Mã đề 107)
4 p | 12 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Quyền
1 p | 17 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Ân Thi (Mã đề 715)
2 p | 15 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Tân Phú
1 p | 8 | 2
-
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2012-2013 môn Lịch sử - Sở GD & ĐT Tp. Cần Thơ
1 p | 94 | 1
-
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2013-2014 môn Lịch sử - Trường TH Long Tân
4 p | 91 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn