intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022

Chia sẻ: _nguyễn Khắc đào _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022" là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa kì, giúp các em học sinh lớp 8 củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022  MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8.  ĐỀ SỐ 1 Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề I.  MỤC TIÊU  1. Kiến thức. Học sinh nắm được những kiến thức  ­ Cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và cuộc đấu trang bảo vệ  cách mạng (1917­1921). ­ Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918­1939. ­ Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918­1939. 2. kĩ năng. ­ Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. ­ Kiểm tra mức độ tư duy và trình bày các sự kiện lịch sử, nhận xét  đánh giá các sự kiện lịch sử. 3. Năng lực. ­ Phát triển năng lực tư duy, tự học và vận dụng, tự giải quyết vấn  đề trong quá trình học và làm bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA ­ Trắc nghiệm 90% và tự luận 10% III. MA TRẬN ĐỀ. Vận  Cộng Tên  dụng Nhận  Thông  Chủ  biết hiểu Vân dụng Vận  đề dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Cuộc cách mạng  tháng 10 Nga năm  1917 và cuộc đấu  trang bảo vệ cách  mạng (1917­1921) Số câu 5 2 1 8 Số  2,5 1 1 4 điểm 25% 10% 10% 40% Tỉ lệ  %
  2. Chủ đề 2: Châu Âu giữa hai  cuộc chiến tranh thế  giới 1918­1939 Số câu 4 4 Số  2 2 điểm 20% 20% Tỉ lệ  % Chủ đề 3: Nhật Bản giữa hai  cuộc chiến tranh thế  giới 1918­1939 Số câu 3 4 7 Số  1,5 2 3,5 điểm 15% 20% 35% Tỉ lệ  % Tổng số câu 8 8 2 1 19 Tổng số điểm 4 4 1 1 10 Tỉ lệ % 40% 40% 10% 10% 100% IV. NỘI DUNG ĐỀ A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (9 điểm) Câu 1: Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga vẫn là nước..... A. Quân chủ chuyên chế. B. Phong kiến. C. Cộng hòa. D. Quân chủ lập hiến. Câu 2: Đầu thế kỉ XX ai là vua của nước Nga? A. Nga Hoàng đại đế B. Nga Hoàng Ni­cô­lai II C. Nga Hoàng Ni­cô­lai I D. Nga Hoàng Ni­cô­lai III Câu 3: Sự kiện mở đầu Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì? A. Khởi nghĩa vũ trang ở Pê­tơ­rô­grat. B. Tổng bãi công của công nhân Pê­tơ­ro­grat. C. Biểu tình của công nhân Pê­tơ­rô­grat. D. Bãi công của công nhân Pê­tơ­rô­grat. Câu 4: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914­1918) đã  đẩy nước Nga vào tình trạng gì?
  3. A. Khủng hoàng trầm trọng về kinh tế. B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm. C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị ­ xã hội. D. Bị các nước đế quốc thôn tính. Câu 5: Cách mạng tháng hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm  vụ chính gì? A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản. C. Giai quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân. D. Lật đổ chế độ Nga hoàng. Câu 6: Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có điểm gì nổi  bật? A. Hai chính quyền song song tồn tại. B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh. C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh. D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh. Câu 7. Ý nào không phải là ý nghĩa của cách mạng thàng 10 Nga năm  1917? A. Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. B. Đưa nước Nga vào thời kì xây dựng chế độ xã hội mới . C. Lật đổ được chế độ Nga Hoàng. D. Để lại nhiều bài học quý báu trong trong cuộc đấu tranh giải phóng giai  cấp. Câu 8: Trong những năm 1918 – 1923, tình hình kinh tế các nước tư bản  chủ nghĩa châu Âu như thế nào? A. Ổn định và phát triển. B. Tương đối ổn định. C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng. D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài. Câu 9: Sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa  châu Âu trong những năm 1918 – 1923 biểu hiện như thế nào? A. Cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu. B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. C. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản ngày càng  quyết liệt.
  4. D. Những người đứng đầu của các nước tư bản mâu thuẫn và đấu tranh với  nhau. Câu 10: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định  được về chính trị? A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình. B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa. Câu 11 . Ý nào sau đây ko phải là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh  tế ở châu Âu 1929­1933? A. Kinh tế bị tàn phá nặng nề. B. hàng trăm triệu người lâm vào tình trạng thất nghiệp đói khổ. C. Các nước châu Âu mất hết thuộc địa. D. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Câu 12: Trong thời gian từ năm 1914 – 1919 sản lượng công nghiệp của  Nhật Bản tăng mấy lần? A. 5 lần  B. 7 lần  C. 3 lần D. 2 lần Câu 13: Cuộc “ bạo động lúa gạo” ở Nhật Bản diễn ra vào thời gian  nào? A. 1914       B. 1919 C. 1922       D. 1918 Câu 14: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau  chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Cuộc bạo động lúa gạo. B. Khủng hoảng tài chính 1927. C. Đảng cộng sản Nhật thành lập. D. Trận động đất ở Tô­ky­ô năm 1923. Câu 15: Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế  giới Ta­na­ca là? A. Trung Quốc  B. Châu Á C. Đông Á  D. Đông Nam Á Câu 16: Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng như thế  nào? A. Ngăn cản được chiến tranh.
  5. B. Làm chậm quá trình phát xít hóa. C. Ngăn cản quá trình phát xít hóa. D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Câu 17: Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929­1933, số người thất  nghiệp ở Nhật Bản lên tới bao nhiêu? A. 3 triệu người B. 2 triệu người C. 3,5 triệu người D. 1,5 triệu người Câu 18: Để đưa Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929­1933, giới cầm  quyền Nhật Bản đã làm gì? A. Tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành  trướng ra bên ngoài. B. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng. C. Ban hành đạo luật phục hưng công ­ nông nghiệp. D. Tiến hành cải cách nền kinh tế xã hội đất nước. B/ PHẦN TỰ LUẬN (1 điểm) Đề  bài. Theo em, tại sao các nhà khoa học lịch sử  lại lấy năm 1917 làm mốc bắt  đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại? (1 điểm) V. ĐÁP ÁN A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (9 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐÁP  A B C C D A C C A ÁN CÂU  10 11 12 13 14 15 16 17 18 ĐÁP  B C A D B A B A A ÁN B/ PHẦN TỰ LUẬN (1 điểm) Đáp án. Vì: (mỗi ý 0,5 điểm) ­ Năm 1917 là năm cuộc cách mạng thắng 10 Nga thành công dẫn đến một hình thái   xã hội mới ra đời trên thế giới – xã hội chủ nghĩa. ­ Cách mạng thắng 10 Nga đã  tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới kể cả các  nước tư bản chủ nghĩa và các nước đang là thuộc địa và phụ thuộc.
  6. NGƯỜI RA ĐỀ  Nguyễn Khắc Đào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2