Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2012-2013 - Trường THPT Bắc Trà My
lượt xem 61
download
Việc học và ôn thi sẽ trở nên thuận tiện hơn khi các em học sinh lớp 11 tham khảo "Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2012-2013 - Trường THPT Bắc Trà My", đề thi gồm 4 câu hỏi tự luận kèm đáp án để các em tiện lợi trong việc ôn thi. Chúc các em ôn thi thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2012-2013 - Trường THPT Bắc Trà My
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian: 90 phút. Họ và tên: ………………………… Phòng thi:........... Mã đề: ........ Lớp : ............ Số báo danh: ......... Câu 1 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến). Câu 2 (1 điểm): Giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ sau: “Án binh bất động”. Câu 3 (2 điểm) : Em hãy viết một bản tin về hoạt động quyên góp giúp đỡ những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn của trường THPT Bắc Trà My. Câu 4 ( 5 điểm ) : Đề: Tình yêu của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân Chí Phèo. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua qua nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. -------------------------------*Hết*------------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN – LỚP 11 Câu 1: (2 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo những nội dung sau: - Nội dung: (1 điểm) bài thơ thể hiện vẽ đẹp của bức tranh thêu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả. - Nghệ thuật: (1 điểm) o Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh. o Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. Câu 2: (1 điểm) - Giải nghĩa (0,5 điểm) Án binh bất động: Đóng quân một chỗ, không hành động, giữ thế thủ. - Đặt câu (0,5 điểm) Học sinh biết cách sử dụng thành ngữ phù hợp với hoàn cảnh của câu. Câu 3: (2 điểm) Học sinh viết bản tin cần đáp ứng những yêu cầu về bố cục như sau: - Nguồn tin. - Thời gian. - Địa điểm. - Sự kiện: diễn biến, kết quả. Câu 4 ( 5 điểm ): 1. Yêu cầu: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, nắm rõ những yêu cầu của đề ra. 2. Kiến thức: a. Mở bài: (0,5 điểm) b. Thân bài: (4 điểm) *Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo được các ý sau: - Sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã được thức tỉnh: nghe âm thanh quen thuộc của cuộc sống, nhìn lại đời mình trong quá khứ, hiện tại, tương lai, nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của đời mình (1 điểm). - Sự chăm sóc của Thị Nở với bát cháo hành đã làm Chí Phèo ngạc nhiên và cảm động (1 điểm). o Vui vì lần đầu tiên được người khác chăm sóc, yêu thương (0,5 điểm). o Buồn vì thân phận, ăn năn vì ý thức được kiếp sống đen tối của mình (0,5 điểm). - Chí Phèo hi vọng: (1 điểm) o Thị Nở sẽ là bạn đời của mình (0,5 điểm). o Thị Nở sẽ mở lối cho Chí Phèo trở lại cuộc sống lương thiện (0,5 điểm). - Khái quát được vấn đề: (1 điểm) Nêu lên tư tưởng nhân đạo lớn của Nam Cao là đã phát hiện phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi họ đã bị vùi dập cả thể xác lẫn tâm hồn. c. Kết bài : ( 0,5 điểm ) III. BIỂU ĐIỂM: Điểm 5: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu của đề ra. Điểm 4: Bài làm tỏ ra hiểu định hướng tuy nhiên chưa nêu ý đầy đủ và còn mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 3: Chưa thật nắm chắc định hướng và còn nghèo ý. Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề. =========================================
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT PHAN Môn: NGỮ VĂN- LỚP 11 CHÂU TRINH (Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì I. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức: + Kiến thức Tiếng Việt: Vận dụng kiến thức từ bài Thực hành về Thành ngữ và Điển cố. + Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN 10 Đề 01 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề cấp độ thấp cấp độ cao 1.Tiếng Việt Nắm được Cho được Thành ngữ khái niệm một số ví dụ Thành ngữ về Thành ngữ Số câu: 1 (5% 5% 10% Tỉ lệ: 10% =0,5 điểm) = 0,5 điểm) = 1,0 điểm 2. Làm văn: Nắm được Xác định Vận dụng Liên hệ bản Nghị luận xã luận đề được các vấn đề nghị thân hội luận điểm, luận vào đời
- luận cứ sống xã hội nói chung Số câu: 1 (5% 5% 10% 10% 30% Tỉ lệ: 30% =0,5 điểm) = 0,5điểm) = 1,0 điểm) = 1,0 điểm = 3,0 điểm 3. Làm văn: - Xác định -Nắm được - Cảm nhận - Kết hợp Nghị luận văn đúng yêu những yêu được những một cách học cầu của đề. cầu của bài nét cơ bản tổng hợp Chí Phèo nghị luận về nội dung những kiến ( Nam Cao) văn học. và nghệ thức về Tiếng thuật Tác Việt( thể loại, phẩm Chí các phép tu Phèo,tài từ, từ loại…), năng văn Làm văn, chương của Đọc văn Nam Cao trong quá trình cảm nhận và có khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân. Số câu: 1 (10% 15% (20% (15% 60% Tỉ lệ: 60% =1,0điểm) ( =1,5 điểm) = 2,0 điểm) = 1,5điểm) = 6,0 điểm Tổng cộng 20% 20% 35% 25% 100% 2,0 điểm =2,0điểm =3,5điểm = 2,5 điểm = 10 điểm IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT PHAN MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11 CHÂU TRINH (Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm) Nêu khái niệm Thành ngữ, cho ví dụ minh hoạ Câu 2 (3 điểm) Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. (Lỗ Tấn) Câu 3 (6 điểm) Anh (chị ) hãy phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và làm rõ ý kiến nhận xét của tác giả : “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằn tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. ( SGK 11 (Cơ bản)- trang 110- NXBGD 2007) ( Ghi chú:- HS không sử dụng tài liệu trong thời gian kiểm tra -GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm về đề bài và bài làm của học sinh). V, XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 a/ Yêu cầu về kĩ năng: 1đ - Trình bày khái niệm và xác định thành ngữ b/ Yêu cầu về kiến thức: HS nắm được chính xác khái niệm
- thành ngữ và tìm được ví dụ minh hoạ Câu 2 a/ Yêu cầu về kĩ năng: (3 đ) - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; rõ chính kiến. - Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Trên bước đường thành 0,5đ công, không có dấu chân của người lười biếng - Thành công là gì và thế nào là những kẻ lười biếng. 1,0đ - Muốn thành công thì phải làm gì - Kẻ lười biếng có bao giờ thành công trong đời - Khuyên những người muốn thành công thì phải chăm chỉ, có 1,0đ ý chí phấn đấu, không ngại khó, ngại khổ. - Phê phán những kẻ lười biếng, ỷ lại, chỉ biết hưởng thụ - Muốn thành công trong học tập và đạt được những mục đích đề 0,5đ ra. Con người cần phải nỗ lực học tập. Lười biếng đồng nghĩa với thất bại Câu 3 a/ Yêu cầu về kĩ năng: (6đ) - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có tính biểu cảm. - Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:
- - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, cảm 1,0đ hứng chủ đạo của tác giả khi xây dựng truyện ngắn “Chữ người tử tù”, đặc biệt nhân vật viên quản ngục. - .Phần mở bài nêu được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân, vị trí của Nguyễn Tuân trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. - Nêu được những nét chính về tập truyện “Vang bóng một thời” của tác giả, khái quát những nét chủ yếu về tác phẩm “Chữ người tử tù”và nhân vật quản ngục Học sinh phân tích được tính cách nhân vật quản ngục và chứng 2,5đ minh đó là “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. - Là một người làm nghề coi tù, là công cụ trấn áp của bộ máy 0,5đ thống trị đương thời nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao – thú chơi chữ - Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người, biết trân trọng 0,5đ những giá trị văn hoá. Điều đó thể hiện qua hành động và việc làm của ông: - Như vậy, giữa chốn ngục tù tàn bạo, kẻ đại diện cho quyền lực 1,5đ thống trị lại là người biết chữ : ”thiên lương”, biết trân trọng giá trị văn hoá và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng cái đẹp. Đó nhân cách cao cả của con người giữa chốn nhơ nhớp, tối tăm - Phân tích được những nét chính về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân qua : Tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình…
- TỔN 10 G ĐIỂ M * Lưu ý: - HS chỉ đạt điểm tôi đa cho mỗi ý ở mục yêu cầu về kiến thức khi cùng với yêu cần về kiến thức phải đạt được những yêu cầu về kĩ năng. - Điểm trừ cho kĩ năng làm bài tối đa là 1,0 điểm.
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn - Khối 11 Thời gian: 90 phút 1/ Câu 1 (2 điểm) Bằng kiến thức về nghĩa của từ, hãy xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “tay” trong văn bản sau: Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, Một tay chôn biết mấy cành phù dung. (Nguyễn Du – Truyện Kiều) 2/ Câu 2 (3 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: Việc học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. 3/ Câu 3 (5 điểm) Từ kiến thức đã được học về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối sống chung, dẫn đến hành động giết Bá Kiến rồi tự sát. --------------------------------------------- SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THPT Phan Ngọc Hiển Môn: Ngữ văn Tổ Văn – GDCD Khối 11 1/ Câu 1 (2 điểm) a/ Yêu cầu: Nắm vững kiến thức về nghĩa của từ trong sử dụng. - Nghĩa gốc: Tay chỉ một bộ phận trên cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm, lao động; chi trước hay tua của một số con vật. - Nghĩa chuyển: Một tay chôn biết mấy cành phù dung. Tay ở đây được sử dụng bằng phương thức chuyển nghĩa hoán dụ, chỉ người. Một tay chỉ một người giỏi ở một phương diện nào đó. b/ Thang điểm: Học sinh diễn đạt được đúng đáp án sẽ đạt điểm tối đa. Mỗi ý tương đương 1 điểm. 2/ Câu 2 (3 điểm) a/ Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững kiến thức về cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Viết văn trôi chảy, mạch lạc, trong sáng. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. b/ Yêu cầu vể kiến thức Học sinh trình bày được cơ bản các ý sau: - Quá trình học đòi hỏi con người dày công rèn luyện, chăm chỉ như việc trồng cây. - Kết quả của việc học, con người sẽ thu được nhiều lợi ích, có lợi trước mắt, lợi lâu dài giống như việc thu hoạch cây trồng mùa xuân được hoa, mùa thu được quả. Việc học có ích đối với mỗi cá nhân, quốc gia, nhân loại. - Cần biết học một cách chủ động, lựa chọn kiến thức. Lên án những kẻ tự mãn với kiến thức mình có tự cho là đủ, những kẻ lười biếng, chưa tích cực học tập. c/ Thang điểm - Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu trên - Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Bố cục tương đối rõ ràng, văn liền mạch. - Điểm 1: Sơ sài, luận điểm chưa rõ, song ý tưởng không sai lệch. Diễn đạt còn rối. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 3/ Câu 3 (5 điểm) a. Yêu cầu chung:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, hiểu và phân tích đúng trọng tâm yêu cầu của đề về diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối sống chung, dẫn đến hành động giết Bá Kiến rồi tự sát; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác. b. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ diễn biến của nhân vật Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối sống chung: - Chí Phèo rơi vào tình thế tuyệt vọng, đau khổ. Giấc mơ trở về cuộc sống được làm người lương thiện người, được sống một cuộc sống bình thường có một mái ấm đơn giản bên cạnh người đàn bà mình yêu thương (dù cho người đàn bà ấy xấu như ma chê quỷ hờn) cũng không thể thực hiện. - Thức tỉnh giấc mơ, nhận ra thực tại phũ phàng, Chí Phèo không thể quay về kiếp sống như trước cũng không có tương lai. Càng uống rượu, càng tỉnh ra, càng khổ đau hơn. Đó là nỗi khổ đau của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám, bị tha hóa rơi vào bế tắc. Nam cao lên án gay gắt xã hội đương thời đã đẩy người nông dân vào đường cùng, không lối thoát. - Hành động dữ dội, bất ngờ: giết Bá Kiến rồi tự sát. Chí Phèo đã nhận ra kẻ thù trực tiếp gây nên nỗi bi kịch của đời mình. Hành động tự sát như một sự giải thoát của nhân vật trước cuộc sống. Hành động giết Bá Kiến cũng cho ta thấy được mâu thuẫn giai cấp khó hóa giải được. c/ Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc, mạch lạc, sáng tạo, lỗi diễn đạt không đáng kể. - Điểm 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; cảm nhận khá sâu sắc, tinh tế; mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng nhưng câu văn rõ ý. - Điểm 2: Hiểu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt - Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Bài viết lạc đề hoàn toàn.
- SỞ GD – ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2012 - 2013 TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT MÔN: Ngữ văn 11 Thời gian: 90 phút ( Không kể giao đề) Mã đề: NV1 I. Lý thuyết: (4 điểm) 1. Câu 1: Tiếng Việt (2đ): a. Tìm thành ngữ trong văn bản sau và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó (1đ). “Liệu mà xa chạy cao bay, Ái ân ta có ngần này mà thôi” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) b. Xác định nghĩa của từ “Mặt trời” trong văn bản sau (1 đ). “ Mặt trời1 của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời2 của mẹ, em nằm trên lưng.” (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm) 2. Câu 2:Kiến thức văn học (2 đ) Trình bày những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. II. Tự luận: (6 điểm) Phân tích quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. --------------------------------- Hết ---------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- SỞ GD – ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2012 - 2013 TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT MÔN: Ngữ văn 11 Thời gian: 90 phút( Không kể giao đề) Mã đề: NV2 I. Lý thuyết: (4 điểm) 1. Câu 1: Tiếng Việt (2 đ) a. Tìm thành ngữ trong văn bản sau, và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó (1đ). “Quán rằng sấm chớp mưa rào, Ếch ngồi đáy giếng thấy bao lăm trời.” (“Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu) b. Xác định nghĩa của từ “Mặt trời” trong văn bản sau (1đ). “Ngày ngày mặt trời1 đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời2 trong lăng rất đỏ.” (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) 2.Câu 2:Kiến thức văn học (2 đ) Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nam Cao. II. Tự luận: (6 điểm) Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Qua đó, em hãy làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam. --------------------------------- Hết ----------------------------------
- SỞ GD – ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2012 - 2013 TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT MÔN: Ngữ văn 11 Thời gian: 90 phút( Không kể giao đề) Mã đề: NV2 I. Lý thuyết: (4 điểm) 1. Câu 1: Tiếng Việt (2 đ) a. Tìm thành ngữ trong văn bản sau, và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó (1đ). “Quán rằng sấm chớp mưa rào, Ếch ngồi đáy giếng thấy bao lăm trời.” (“Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu) b. Xác định nghĩa của từ “Mặt trời” trong văn bản sau (1đ). “Ngày ngày mặt trời1 đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời2 trong lăng rất đỏ.” (“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) 2.Câu 2:Kiến thức văn học (2 đ) Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nam Cao. II. Tự luận: (6 điểm) Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Qua đó, em hãy làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam. --------------------------------- Hết ----------------------------------
- SỞ GD-ĐT AN GIANG ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 ***************************** NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC THỜI GIAN:90 PHÚT (Không kể thời gian chép đề) Câu 1:(2đ) Chi tiết kết thúc truyện ngắn Chữ người tử tù –Nguyễn Tuân là gì? Cho biết ý nghĩa của chi tiết đó? Câu 2:(3 đ) Viết bài văn ngắn khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về vấn đề :Hiện nay có nhiều hoạt động kinh doanh buôn bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khiến xã hội phải quan tâm. Câu 3:(5đ) Em cảm nhận thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở.Tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo. ******************Hết*************
- SỞ GD-ĐT AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc TỔ VĂN *********************** BIÊN BẢN THỐNG NHẤT ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11 HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian :15 h 30 phút Ngày 24/12/2012 Địa điểm :Phòng GV- Trường THPT Nguyễn Khuyến I/Thành phần tham dự: -Tổ trưởng:Nguyễn Thị Lan Chi -Các thành viên: Mai Thị Lệ Quyên Nguyễn Ngọc Trường Lê Hữu Phước Trần Quang Diệu Huyền Nguyễn Thị Thúy Trần Thị Phi Vân II/Nội dung thống nhất: A-Tinh thần chung : 1-Về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu những nét cơ bản , HS có thể nêu những ý mới theo một dàn ý khác ,hợp lý vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá .(tính sáng tạo củaHS) 2-Đáp án thống nhất một số mức điểm. Các mức điểm khác, GV dựa vào hai mức điểm trên và dưới để quyết định .Đối với bài tự luận NLVH GV chấm bài trên tinh thần xem xét đáng giá tổng thể toàn vẹn bài làm, không đếm ý cho điểm.Không nên bám sát câu chữ khi chấm . 3- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. B-Yêu cầu: 1-KỸ NĂNG: a-Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng (Mở, thân ,kết)(Câu 3) b-Trình bày ý mạch lạc, diễn đạt ý rõ ràng, viết sai ít lôĩ chính tả, ngữ pháp, sạch sẽ, chữ đọc được.Chú ý sự sáng tạo ( Lý luận VH) c-Thực hiện đúng kỹ năng của bài văn NL là cách cảm nhận đoạn văn xuôi. d-Câu 1 không được gạch đầu dòng phải viết thành đoạn văn. C/NỘI DUNG CỤ THỂ: Câu 1 (2,0 điểm) : *HS viết thành đoạn, không gạch đầu dòng nếu gạch đầu dòng và không có mở đầu trừ 0,25 đ -Kết thúc là chi tiết cảnh cho chữ (0,25 đ) -Trong phần kết thúc đó Huấn Cao đã cho viên quan ngục lời khuyên → lời khuyên của Huấn Cao và thái độ cung kính tiếp nhận lời khuyên đó của quản ngục “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”( 0,75 đ)
- -Ý nghĩa của lời khuyên HS có thể nói bằng nhiều cách khác nhau đều có thể chấp nhận( 1 đ) ( HS có thể trình bày một trong các ý sau) +Cái đẹp không thể cùng tồn tại với cái ác , cái xấu.Cái đẹp chỉ gắn liền với cái thiện , cái thiên lương . +Qua cảnh tượng cho chữ , ta thấy được sự chiến thắng của cái đẹp , cái thiện đối với cái ác và cái xấu .Trong nơi tăm tối , hỗn loạn và xô bồ , cái đẹp vẫn được sáng tạo và sản sinh +Huấn Cao đã giải thoát cho quản ngục khỏi cái nhà tù vô tình . Có thể nói cảnh cho chữ chính là sự nổi loạn của cái đẹp, đẹp của nhân cách của tài hoa, tạo nên quyền lực của cái đẹp.Cái cúi đầu của viên quản ngục chính cúi đầu trước vẻ đẹp của thiên lương và cái đẹp của nhân cách. +Truyên ngắn chữ người tử tù đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao –một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng khí phách hiên ngang bất khuất.Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tình yêu nước…. Câu 2: ( 3 đ) a. Yêu cầu về kỹ năng : - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý và cần làm rõ được các ý chính sau : - Nêu được vấn đề cần nghị luận Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay 1/Giải thích -Thực phẩm là gì?là thức ăn nước uống mang lại dinh dưỡng nuôi sống cơ thể -Thực phẩm có vệ sinh an toàn : mang lại sức khỏe cho con người sống và làm việc có hiệu quả hơn. -Thế nhưng hiện nay vấn đề thực phẩm không an toàn, kém chất lượng đã trở thành vấn đề nan giải. 2/Nguyên nhân -Do lợi nhuận cá nhân -Do thói quen sinh hoạt -Quản lý lỏng lẻo của nhà nước 3/Thực trạng -Thực phẩm nông nghiệp không an toàn +Lúa gạo, hoa màu… nhiễm thuốc trừ sâu… +Vật nuôi: gia cầm, gia súc, thủy sản…thức ăn bị nhiễm kháng sinh… -Thực phẩm công nghiệp +Hàng giả, hàng nhái..Sử dụng chất bảo quản.. +Nguồn nước ô nhiễm.. *CM :Rượu giả, nước tương, nông sản Trung Quốc , sữa, kẹo… 4/Hậu quả: -Ngộ độc thực phẩm -Ảnh hưởng sức khỏe, môi trường sống *CM : Thức ăn của công nhân→ngộ độc; H1 N1 gia cầm; Trẻ em. HS ăn uống khi đến trường,… *Bàn luận cuộc sống cần có sức khỏe cần có lương tâm, cần sử dụng những thức ăn có dinh dưỡng, an toàn.. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP: - Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của thực phẩm không an toàn
- -Tăng cường kiểm soát… - Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm. c. Cách cho điểm : - Điểm 3 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2 : Trình bày được một nửa yêu cầu trên, mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề. Câu 3 (5,0 điểm). a. Yêu cầu về kỹ năng : - Biết làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi dạng cảm nhận. Biết lý luận Vh ( sáng tạo) - Kết cấu chặt chẽ ; diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi ngữ pháp và chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở những hiểu biết về Chí Phèo - tác giả Nam Cao thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau :Phần giá trị nhân đạo có thể trình bày theo nhiều cách *Cuộc gặp gỡ của Chí phèo với Thị Nở- sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo.Tiếng hát vút cao của tình người, đỉnh cao của giá trị nhân đạo. 1/Khái niệm về giá trị nhân đạo -Bênh vực người dân lao động →tố cáo bọn thống trị hủy hoại nhân tính nhân hình, đẩy họ vào con đường lưu manh hóa. -Thông cảm thấu hiểu, sẻ chia→khát vọng sống của dân lao động -Thấy được phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động… 2/Cảm nhận a/Sau khi gặp Thị Nở → Ước mơ -Khi tỉnh dậy Chí thấy lòng “ bâng khuâng” , “ mơ hồ buồn”. -Lần đầu tiên, rung động truớc những âm thanh cuộc sống: nghe tiếng chim hót, tiếng người đi chợ… - Nhìn lại cuộc đời của mình: +Nhớ lại những ngày rất xa xôi, “ hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ……..ruộng làm” -> Quá trình chuyển biến từ con quỷ dữ thành con người bình thường. * Khi ăn bát cháo hành của Thị Nở:”Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên”→Tình người Với Thị Nở đây là bát cháo tình nguyện, bát cháo đem cho, đem tặng,bát cháo tình yêu mở đầu cho hạnh phúc. Với Chí Phèo: bát cháo hành đầu tiên và cuối cùng ăn trong tình yêu và hạnh phúc dẫu muộn màng nhưng có tác dụng mạnh mẽ. - Chí ngạc nhiên và xúc động “mắt ươn uớt” -Aên cháo biết ngon -> cảm nhận được tình yêu mộc mạc của thị -Thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với thị-> hạnh phúc - Bỗng “thèm lương thiện biết bao”→say đời. - Chí tin Thị Nở mở đường cho hắn trở về cuộc sống đúng với kiếp làm người -> khát khao tình yêu, thiết tha đến với cuộc đời lương thiện.Thì ra trong bản chất của con quỷ dữ làng Vũ Đại vẫn là con người thật đáng thương, bản chất người lương thiện chưa mất hẳn trong Chí Phèo. => Tình yêu chân thành , tình người nồng ấm đã thức tỉnh bản chất tốt đẹp của Chí.Bát cháo hành thể hiện tình cảm chứa chan nhân đạo của nhà văn. b/Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt làm người:
- .Bởi CP đã tự ý thức CP đang chuẩn bị cuộc hành trình thực hiện ước mơ làm người của hắn “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn…..Họ sẽ nhận lại hắn vào xã hội bằng phẳng thân thiện của những người lương thiện” thì con đường ấy bỗng đóng chặt cửa bởi: - Nguyên nhân: +Trực tiếp: Bà cô Thị Nở đã không cho thị quan hệ với Chí +Sâu xa:Bà cô đại diện cho định kiến xã hộiCái tình người ở Thị nở đã bị định kiến ở bà cô giết chết một cách phủ phàng.Tình người mong manh đã bị định kiến xã hội thôn tính. c/Phản ứng quyết tâm đòi lại quyền làm người +Chí thất vọng, đau đớn. Nỗ lực cuối cùng của CP nhằm níu giữ TN về phía mình đã bị gạt phắt đi một cách vô tình mà phủ phàng.”Hắn ôm mặt khóc rưng rức” Từ hy vọng đến tuyệt vọng khởi đầu là nước mắt và kết thúc lại là nước mắt. +Căm uất cao độ : toan đập đầu, hăm giết cả nhà Thị Nở, uống rượu, +Xách dao đến nhà Bá Kiến, lí sự khôn ngoan với Bá Kiến “ Tao không đến đây để xin ăn…tao muốn làm người lương thiện,…”, giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời -> tuyệt vọng và bế tắc. thèm khát quyền được sống và sống có ý nghĩa. Cái chết của Chí là tất yếu . Đây không phải là một hành động mù quáng mà là sự thức tỉnh của một con người khát khao quyền được sống, quyền được làm người lương thiện. Chính Bá Kiến đã đẩy CP vào con đường tội lỗi để giờ đây CP muốn làm người lương thiện cũng không được.Cp đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống lương thiện.Cái chết của CP là cái chết tiêu cực .Cái chết CP góp phần giúp Nam Cao lên tiếng tố cáo xã hội ở làng Vũ Đại. d/Nghệ thuật: -Xây dựng nhân vật điển hình bất hủ: CP điển hình cho người nông dân trước CM 8,làng Vũ Đại điển hình cho Xã hội Việt Nam trước CM 8 (XH TD nửa PK) -Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên, nhất quán, chặt chẽ.( kết cấu từ hiện tại trở về quá khứ trở về hiện tại..) -Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại đặc sắc. c. Cách cho điểm : - Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề. Thống nhất Biên bản kết thúc lúc 17h 30 phút cùng ngày Thư ký Duyệt TT Nguyễn Thị Lan Chi Lê Hữu Phước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2012-2013 - Trường THPT Bắc Trà My
12 p | 102 | 7
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 p | 18 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Mã đề 061)
10 p | 15 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Mã đề 121)
4 p | 57 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Mã đề 116)
4 p | 53 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
3 p | 12 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Ân Thi (Mã đề 715)
2 p | 15 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang (Mã đề 081)
11 p | 13 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Mã đề 119)
4 p | 47 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Mã đề 112)
4 p | 21 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự
10 p | 20 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Mã đề 107)
4 p | 22 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nam Từ Liêm
1 p | 19 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ngãi (Mã đề 109)
4 p | 24 | 3
-
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2010-2011 môn Vật lý nâng cao (Mã đề 112) - Trường THPT Số 2 Mộ Đức
52 p | 109 | 2
-
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2013-2014 môn Lịch sử - Trường TH Long Tân
4 p | 90 | 1
-
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2012-2013 môn Lịch sử - Sở GD & ĐT Tp. Cần Thơ
1 p | 94 | 1
-
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 12 năm 2012-2013 môn Lịch sử - Sở GD & DT An Giang
29 p | 88 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn