intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra học kỳ 1 môn giáo dục công dân lớp 12 năm 2010-2011

Chia sẻ: Thanh Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

184
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề kiểm tra học kỳ 1 môn giáo dục công dân lớp 12 năm 2010-2011 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn giáo dục công dân lớp 12 năm 2010-2011

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG -------------- KIỂM TRA HỌC KỲ I- LỚP 12- NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1: Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý? Cho ví dụ. Vì sao giữa các công dân phải có sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lý? a/- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Ví dụ: Học sinh lấy ví dụ trong thực tế đời sống xã hội liên quan đến quyền và nghĩa vụ. Quyền: Bầu cử, ứng cử, lao động, kinh doanh, sở hữu tài sản, học tập, nghiên cứu khoa học, tự do tín ngưỡng… Nghĩa vụ: Bảo vệ Tổ quốc, nộp thuế cho Nhà nước, tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, trung thành với Tổ quốc… (1.0 điểm) b/- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Học sinh lấy ví dụ trong thực tế đời sống xã hội liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý (Một số vụ án vi phạm pháp luật Tòa án đã và đang xét xử mà không phụ thuộc vào người vi phạm là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy Nhà nước) (1.0 điểm) c/- Giữa các công dân phải có sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lý vì: - Là điều kiện đảm bảo để công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. - Làm cho pháp luật được tôn trọng, và thực thi một cách nghiêm minh, công bằng ở mọi chỗ, mọi nơi, không phân biệt chức vụ, địa vị, tầng lớp, nghề nghiệp… (1.0 điểm) Câu 2: Trình bày những nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trong kinh doanh. Bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? a/- Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trong kinh doanh: 1
  2. - Mọi công dân, nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh, thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện, theo quy định của pháp luật. - Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết các hợp đồng, liên doanh theo quy định của pháp luật. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. (2.0 điểm) b/- Bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì: - Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế đất nước. - Tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. - Góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất kinh doanh. - Là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. (1.5 điểm) Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là gì? Vì sao thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? a/- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. (1.0 điểm) b/- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. 2
  3. (1.0 điểm) c/- Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ: - Củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Thúc đẩy, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo ra động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Góp phần quan trọng trong việc chống lại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. (1.5 điểm) 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0