Đề kiểm tra KSCL giữa HK2 Ngữ Văn - GD&ĐT Bình Giang (2013-2014) - Kèm Đ.án
lượt xem 79
download
Hãy tham khảo đề kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì 2 môn Ngữ Văn 6, 7, 8, 9 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Giang năm 2013-2014 kèm đáp án, để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì kiểm tra sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra KSCL giữa HK2 Ngữ Văn - GD&ĐT Bình Giang (2013-2014) - Kèm Đ.án
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì… (Ngữ văn 6- tập 2 trang 33) a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì? b) Hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. c) Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh? Câu 2 (2,0 điểm) Hãy xác định biện pháp nghệ thuật đã học trong các trường hợp sau và chỉ rõ kiểu của biện pháp nghệ thuật đó: a) Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Minh Huệ) b) Ngày Huế đổ máu (Tố Hữu) Câu 3 (5,0 điểm) Hãy tả lại một loài hoa mà em biết. ------------------- HẾT------------------- Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:……………… Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Câu 1 (3,0 điểm) Phần Yêu cầu kiến thức Điểm a) Đoạn văn trích trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” 0.25 Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn. 0.25 b) Học sinh giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: - Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng: vì bất ngờ trước việc cô em gái vẽ chân dung anh trai để dự thi trong khi hàng ngày anh trai luôn 0.5 xét nét, quát mắng em, - rồi đến hãnh diện: vì thấy mình trong tranh đẹp đến hoàn hảo, 0.5 bức tranh lại được treo ở nơi trang trọng, - sau đó là xấu hổ: vì soi vào bức tranh ấy, người anh đã nhận 0.5 ra những hạn chế của mình, thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu của em gái. c) Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần nêu được các ý sau: - Trước thành công và tài năng của người khác, mỗi người cần 0.5 vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui, sự chia sẻ chân thành; - Có lòng nhận hậu, độ lượng, biết tha thứ cho lỗi lầm của người 0.5 khác. Câu 2 (2,0 điểm) Phần Nội dung Điểm a) Biện pháp so sánh: (Anh đội viên) mơ màng Như nằm trong giấc mộng (So sánh ngang bằng) 0.25 Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (So sánh hơn) 0.25 Biện pháp Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 0.5 Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. b) Biện pháp hoán dụ (Huế: chỉ nhân dân ở Huế) lấy vật chứa đựng 0.5 để gọi vật bị chứa đựng.
- Biện pháp hoán dụ (đổ máu : chỉ chiến tranh xảy ra) lấy dấu 0.5 hiệu của sự vật để chỉ sự vật. Câu 3 (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng miêu tả để làm thành một bài tập làm văn tả cảnh có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, có sử dụng được các biện pháp nghệ thuật đã học như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… * Làm tốt các yêu cầu trên được 1.0 điểm b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể miêu tả theo nhiều trình tự khác nhau song cơ bản các phần cần nêu được: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu được loài hoa em biết (hoa hồng, cúc, mai, đào, sen…) Thân bài: - Giới thiệu chung về loài hoa: thường sống nhiều ở đâu, thường nở về mùa nào, nở đẹp nhất vào thời điểm nào… - Miêu tả bao quát: có thể nhìn theo nhiều góc độ, thời gian, - Miêu tả cụ thể: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa; màu sắc, hương thơm… - Nêu ý nghĩa của loài hoa (biểu tượng, sự gắn bó với cuộc sống của con người nói chung và bản thân em) Kết bài: Ấn tượng, cảm nghĩ của em về loài hoa đó. Biểu điểm chấm: - Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thể hiện được năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng… không mắc lỗi dùng từ, câu : đạt 4.0 điểm - Bài làm còn thiếu một ý, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu: đạt 3.0 đến 3.75 điểm. - Bài làm thiếu 2 ý, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, ít sử dụng được các biện pháp nghệ thuật hoặc sử dụng không thành công, không hiệu quả : đạt 2.0 đến 2.75 điểm. - Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa thể hiện được năng lực quan sát, liên tưởng, chưa biết dùng các biện pháp nghệ thuật : đạt 1.0 đến 1.75 điểm. - Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài : đạt 0 đến 0.75 điểm. * Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm) a) Hãy ghi lại 2 câu tục ngữ về con người và xã hội. b) Tục ngữ về con người và xã hội thường có những nội dung nào? c) Cho câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn - Tìm 1 câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ trên. - Tìm 1 câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ trên. Câu 2 (2,0 điểm) Hãy chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động: a) Người ta dựng một chiếc đồng hồ đếm ngược ở gần Bờ Hồ. b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. c) Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. d) Cậu tôi cho chị tôi cây bút máy. Câu 3 (5,0 điểm) Bác Hồ đã khuyên thanh niên: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời khuyên trên. ------------------- HẾT------------------- Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:……………… Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Câu 1 (3,0 điểm) Phần Yêu cầu kiến thức Điểm a) Học sinh ghi được 2 câu tục ngữ về con người và xã hội đã học. 1.0 b) Học sinh nêu được ngắn gọn nội dung của tục ngữ về con người và xã hội: - Luôn chú ý tôn vinh giá trị con người; 0.5 - Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống 0.5 mà con người cần phải có. c) Học sinh có thể tìm được nhiều câu tục ngữ khác nhau theo yêu cầu. - Câu tục ngữ đồng nghĩa với câu đã cho: 0.5 Uống nước nhớ kẻ đào giếng Hoặc: Ăn quả nhớ người trồng cây.... - Câu tục ngữ trái nghĩa với câu đã cho: Ăn cháo đá (hoặc đái) bát. 0.5 Hoặc: Qua cầu rút ván Được chim bẻ ná, được cá quên nơm. Câu 2 (2,0 điểm) Phần Nội dung Điểm a) Học sinh có thể chuyển theo nhiều cách khác nhau: Một chiếc đồng hồ đếm ngược đã được người ta dựng ở gần Bờ Hồ. 0.5 Hoặc: Một chiếc đồng hồ đếm ngược đã được dựng ở gần Bờ Hồ. 0.5 b) Học sinh làm một trong ba cách sau đều được điểm: - Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. - Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim. - Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c) - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. 0.5 - Những tình cảm (ta) không có ta được văn chương gây cho. d) - Chị tôi được cậu tôi cho cây bút máy. 0.5 - Cây bút máy được cậu tôi cho chị tôi. Câu 3 (5,0 điểm)
- a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận chứng minh có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, có sử dụng được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục, lí lẽ chặt chẽ. Trình bày không gạch xóa. * Làm tốt các yêu cầu trên được 1.0 điểm b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần thực hiện được những nội dung sau: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, trích bài thơ và khẳng định tính đúng đắn của lời khuyên Bác dành cho thanh niên. Thân bài: * Nêu nội dung bài thơ: Nếu có hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, có ý chí, nghị lực, sự kiên trì thì có thể làm được những việc lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển. * Xét về lí lẽ ta thấy, trong cuộc sống của con người không phải việc gì chúng ta cũng dễ dàng thực hiện được. Luôn có những khó khăn trở ngại thách thức con người, ngăn cản bước đi của con người. Nếu cứ gặp khó khăn mà lùi bước, đầu hàng thì sẽ không thể làm được bất cứ một việc gì…. * Xét về thực tế: có nhiều việc khó khăn gian khổ nhưng nhờ bền gan vững chí, quyết tâm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn gian khổ, con người đã đạt được những thành công rực rỡ. (Học sinh có thể lấy dẫn chứng để chứng minh trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống thực tế: Trong học tập; trong lao động sản xuất; trong lịch sử chống ngoại xâm để bảo về Tổ quốc…) Ngược lại, nếu lòng không bền thì không làm được việc gì thành công… * Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bổ ích, không chỉ đối với thanh niên mà còn dành cho tất cả mọi người. Vậy chúng ta cần học tập, rèn luyện để có được ý chí, nghị lực, quyết tâm… có như vậy mới biến những ước mơ, hoài bão tốt đẹp thành hiện thực, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Kết bài: Khẳng định, liên hệ với những lời khuyên khác của Bác hoặc của dân gian. Biểu điểm chấm: - Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục… không mắc lỗi dùng từ, câu : đạt 4.0 điểm - Bài làm còn thiếu một ý trong bốn ý phần thân bài, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu: đạt 3.0 đến 3.75 điểm. - Bài làm thiếu 2 ý trong bốn ý phần thân bài, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, ít sử dụng được dẫn chứng : đạt 2.0 đến 2.75 điểm. - Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa biết cách làm văn nghị luận chứng minh, dẫn chứng chưa tiêu biểu, chưa thuyết phục… : đạt 1.0 đến 1.75 điểm. - Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài : được 0 đến 0.75 điểm. * Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm) Cho đoạn văn: Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau! (Ngữ văn 8, tập 2, trang 57) a) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? b) Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào của đất nước? Mục đích của tác giả khi viết tác phẩm đó? c) Trình bày nội dung chính của đoạn văn và nêu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2 (2,0 điểm) a) Hành động nói là gì? Có mấy cách thực hiện hành động nói? b) Câu văn sau đây thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Thực hiện hành động nói gì? - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau… (Khánh Hoài) Câu 3 (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: bài thơ “Quê hương” đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh. Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:……………… Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1 (3,0 điểm) Phần Yêu cầu kiến thức Điểm a) Đoạn văn trích trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” 0.5 Tác giả: Trần Quốc Tuấn 0.5 b) Hoàn cảnh đất nước: quân Mông – Nguyên chuẩn bị xâm lược 0.5 nước ta lần thứ hai. Nhà Trần đang chuẩn bị kháng chiến chống quân Mông - Nguyên để bảo vệ đất nước. Trần Quốc Tuấn làm bài hịch để khích lệ tướng sĩ đề cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng, học tập cuốn Binh thư yếu lược để 0.5 chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược. c) - Nội dung của đoạn văn trên là lột tả sự ngang ngược và vạch 0.5 trần tội ác của sứ giặc. - Nghệ thuật: Ẩn dụ (gọi sứ giặc là cú, diều, dê, chó...); phép liệt 0.5 kê, phép so sánh. Nếu thiếu một nghệ thuật thì trừ 0.25 điểm Câu 2 (2,0 điểm) Phần Nội dung Điểm a) Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm 0.5 mục đích nhất định. Có 2 cách thực hiện hành động nói: 0.5 - Thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp); - Thực hiện bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp). b) - Câu văn thuộc kiểu câu cầu khiến. 0.5 - Thực hiện hành động điều khiển. 0.5 Câu 3 (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một bài thơ có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, biết phân tích hình ảnh thơ để làm nổi bật vấn đề nghị luận… * Làm tốt các yêu cầu trên được 1.0 điểm b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần trình bày được những nội dung sau: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương. Thân bài: - Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương: + Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian. + Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.
- - Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới: + Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ. + Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh. - Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách: + Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” + Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống. - Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vó bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn. Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề. Biểu điểm chấm: - Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thể hiện được năng lực cảm thụ, so sánh, liên hệ để làm nổi bật tình yêu quê hương trong bài thơ… không mắc lỗi dùng từ, câu : đạt 4.0 điểm - Bài làm còn thiếu một ý trong phần thân bài, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu: đạt 3.0 đến 3.75 điểm. - Bài làm thiếu 2 ý trong phần thân bài, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu. Hoặc trường hợp học sinh chỉ phân tích lần lượt từ đầu đến cuối bài thơ mà không xây dựng được hệ thống luận điểm bám sát vào vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề bài : đạt 2.0 đến 2.75 điểm. - Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa thể hiện được năng lực cảm thụ, phân tích, đánh giá từ ngữ, hình ảnh thơ : đạt 1.0 đến 1.75 điểm. - Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài : đạt 0 đến 0.75 điểm. * Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn thơ: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Ngữ văn 9, tập 2, trang 56) a) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên. b) Đoạn thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? Câu 2 (3,0 điểm) Đức tính trung thực. Câu 3 (5,0 điểm) Đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời. Bằng hiểu biết của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------- HẾT------------------- Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:……………… Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Câu 1 (2,0 điểm) Phần Yêu cầu kiến thức Điểm a) Nội dung của đoạn thơ : Tâm niệm và khát vọng của nhà 0.5 thơ muốn được hòa nhập và cống hiến cho cuộc đời. b) Suy nhĩ về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người: - Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét 0.75 riêng tinh túy của mình, dù bé nhỏ, để góp vào cuộc đời chung. - Tuy nhiên, dâng hiến hòa nhập mà vẫn không làm mất đi 0.75 nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường là làm một nốt trầm trong bản hòa ca, nhưng phải là một nốt trầm xao xuyến. Câu 2 (3,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, biết lựa chọn và sử dụng dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, thuyết phục. * Làm tốt các yêu cầu trên được 0.5 điểm b. Yêu cầu về nội dung: Phần Nội dung Điểm Mở bài Dẫn dắt và giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tính trung thực. - Đánh giá được vấn đề. Thân bài * Giải thích vấn đề: 1.0 - Trung thực là thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. - Những biểu hiện của đức tính trung thực (học sinh cần nêu những biểu hiện của đức tính trung thực trong học tập,
- thi cử, trong cuộc sống hàng ngày) Khẳng định đây là một đức tính cần thiết, quan trọng đối với tất cả mọi người. * Bàn luận vấn đề: 1.0 - Học sinh cần chứng minh được giá trị của đức tính trung thực: nhân cách con người được hoàn thiện, góp phần tạo ta niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống, tạo mối đoàn kết sâu rộng, làm cho cuộc sống lành mạnh và phát triển… Người có đức tính trung thực được mọi người tin tưởng, yêu mến (dẫn chứng) Đức tính trung thực luận cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. - Mở rộng: Bên cạnh những người có đức tính trung thực, vẫn còn có người thiếu trung thực, gian lận, dối trá, nói sai sự thật, … Họ đã làm mất lòng tin của mọi người, làm cho xã hội mất đi ý nghĩa tốt đẹp, làm giảm lòng tin của con người vào cuộc sống, … Họ sẽ bị mọi người xa lánh, khinh thường, và bị cô lập trong xã hội….. * Giải pháp, liên hệ: 0.5 Học sinh nêu được các giải pháp liên hệ để rèn luyện có được đức tính trung thực và thể hiện được đức tính đó trong cách ứng xử hàng ngày. Trung thực phải kết hợp với các phẩm chất khác như thẳng thắn, dũng cảm… Câu 3 (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một bài thơ có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, biết phân tích hình ảnh thơ để làm nổi bật vấn đề nghị luận, biết bám sát nhận định để xây dựng, triển khai các luận điểm phù hợp. * Làm tốt các yêu cầu trên được 1.0 điểm b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần trình bày được những nội dung sau: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Sang thu và trích dẫn ý kiến. Thân bài: * Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sang thu” và chủ đề mùa thu. * Hình ảnh thiên nhiên sang thu: - Sự biến đổi của đất trời lức sang thu: tín hiệu sang thu từ làn gió se mang theo hương ổi. Nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. (bỗng, hình như)
- - Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế: + Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se; (phân tích động từ phả, nét đặc sắc của hương ổi) + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi ngõ xóm; (phân tích nghệ thuật nhân hóa) + Dòng sông trôi thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã; (nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật đối, các từ láy => mở ra không giang cao rộng, khoáng đạt…) + Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh sáng tạo độc đáo, tạo nên nét riêng cho tác phẩm) + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những cơn mưa cũng dần vơi bớt, tiếng sấm cũng không còn bất ngờ (cách sử dụng từ ngữ tinh tế: còn bao nhiêu, vơi dần, cũng bớt…) * Bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời (phân tích những hình ảnh ẩn dụ) + Hình ảnh sương thu chùng chình nơi ngõ xóm gợi liên tưởng con người bâng khuâng, xao xuyến, bịn rịn trước mùa thu của cuộc đời. + Lúc sang thu, bớt đi tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu: Hình ảnh hàng cây đứng tuổi không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những vang động bất thường của cuộc đời. * Tổng kết, khái quát: Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế, sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế, giọng thơ êm đềm, Sang thu thể hiện cảm nhận tinh tế về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc. Qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước của tác giả và triết lí về con người, cuộc đời. Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề. Biểu điểm chấm: - Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thể hiện được năng lực cảm thụ, so sánh, liên hệ để làm nổi bật cảm nhận tinh tế của nhà thơ, phân tích chứng minh vấn đề… không mắc lỗi dùng từ, câu : đạt 4.0 điểm - Bài làm còn thiếu một ý trong phần thân bài, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu: đạt 3.0 đến 3.75 điểm. - Bài làm thiếu 2 ý trong phần thân bài, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu. Hoặc trường hợp học sinh chỉ phân tích lần lượt từ đầu đến cuối bài thơ mà không xây dựng được hệ thống luận điểm bám sát vào vấn đề nghị luận theo yêu cầu của đề bài : đạt 2.0 đến 2.75 điểm. - Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa thể hiện được năng lực cảm thụ, phân tích, đánh giá từ ngữ, hình ảnh thơ : đạt 1.0 đến 1.75 điểm.
- - Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài : đạt 0 đến 0.75 điểm. * Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm nội dung và biểu điểm hình thức để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra KSCL giữa HK2 Tiếng Anh
14 p | 601 | 138
-
Đề kiểm tra KSCL giữa HK2 Lý 12
13 p | 309 | 64
-
Đề thi trắc nghiệm chất lượng giữa HK2 Vật lý 12
7 p | 157 | 33
-
Đề kiểm tra KSCL giữa HK2 Toán 2 (Kèm đáp án)
5 p | 140 | 7
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Toán 9 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận Hà Đông
1 p | 60 | 3
-
Đề KSCL giữa HK2 môn Toán 8 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận Hà Đông
1 p | 48 | 3
-
Đề KSCL giữa HK2 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận Hà Đông
1 p | 59 | 3
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Toán 9 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT UBND Quận Bắc Từ Liêm
1 p | 58 | 3
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 015
4 p | 44 | 2
-
Đề KSCL giữa HK2 môn Sinh học 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hợp Thịnh
2 p | 56 | 2
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 012
4 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Toán 12 năm 2018-2019 - Cụm trường THPT Thành phố Nam Định
5 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 011
4 p | 55 | 1
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 007
4 p | 95 | 1
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 018
4 p | 36 | 1
-
Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 008
4 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn