intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ KIỂM TRA MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Phước Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

216
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Anh (chị) hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? " Hộ gia đình là chủ thể tham gia giao dịch dân sự đồng nghĩa hoàn toàn với Hộ gia đình ghi trong sổ Hộ Khẩu gia đình" 2./ Anh (chị) hãy cho biết những bất cập trên thực tiễn khi Hộ gia đình là chủ thể của các giao dịch dân sự? Câu 2: Tổ hợp tác có phải là pháp nhân không? Câu 2: Anh (chị) hãy phân biệt:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ KIỂM TRA MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

  1. BỘ TƯ PHÁP Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TRƯỜNG TC LUẬT VỊ THANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------ ***** Họ tên: Nguyễn Ngọc Phước Anh KIỂM TRA Lớp: TCL K3-THPT Môn: Luật Dân Sự Việt Nam CÂU HỎI Câu 1: 1./ Anh (chị) hãy cho biết nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? " Hộ gia đình là chủ thể tham gia giao dịch dân sự đ ồng nghĩa hoàn toàn v ới H ộ gia đình ghi trong sổ Hộ Khẩu gia đình" 2./ Anh (chị) hãy cho biết những bất cập trên thực tiễn khi Hộ gia đình là ch ủ th ể c ủa các giao dịch dân sự? Câu 2: Tổ hợp tác có phải là pháp nhân không? Câu 2: Anh (chị) hãy phân biệt:  Động sản và Bất động sản  Hoa lợi và Lợi tưc  Vật chính và Vật phụ  Vật chia được và Vật không chia được  Vật tiêu hao và Vật không tiêu hao  Vật cùng loại và Vật đặc định BÀI LÀM Câu 1: 1./ " Hộ gia đình là chủ thể tham gia giao dịch dân sự đồng nghĩa hoàn toàn với Hộ gia đình ghi trong sổ Hộ Khẩu gia đình". Nhận định này là SAI. Bởi vì: - Theo Điều 106 BLDS 2005 thì: " Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ng ư nghi ệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ th ể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này". Căn cứ vào khái niệm trên ta nhận thấy rằng hộ gia đình tham gia giao dịch dân sự phải thỏa 4 đi ều kiện: Phải có ít nh ất 2 thành viên tr ở lên, có mối quan hệ hôn nhân, quyết thống hoặc nuôi dưỡng; Phải có tài sản chung; Ph ải cùng chung tham gia vào sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung; Ch ỉ ho ạt đ ộng trong các lĩnh v ực như sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực khác bị hạn chế bởi pháp luật. - Còn Hộ gia đình ghi trong sổ hộ khẩu là để quản lý con người, ch ứ không ph ải dùng để ràng buộc quyền lợi của các thành viên trong h ộ đ ối v ới m ột kh ối tài s ản nào đó. Theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 thì sổ hộ khẩu là “c ơ sở để xác đ ịnh vi ệc cư trú hợp pháp của công dân”. Các thành viên trong sổ h ộ kh ẩu không b ắt bu ộc ph ải có đ ất đai chung, có tài sản chung. Page 1 of 7
  2. 2./ Những bất cập trên thực tiễn khi Hộ gia đình là chủ thể của các giao dịch dân sự: Điều 106 về “Hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định : "Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này" Theo quy định trên, khi tham gia vào quan hệ dân sự, thì Hộ gia đình ph ải có ph ải có đ ủ 3 điều kiện sau đây:  Thứ nhất, phải là Hộ gia đình “ mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ho ặc m ột s ố lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định ”, chứ mọi Hộ gia đình nói chung không đương nhiên là chủ thể trong quan hệ dân sự;  Thứ hai, chỉ khi Hộ gia đình “ tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực” để “hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực s ản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định ”. Như vậy, chỉ trong các quan hệ sản xuất, kinh doanh như vay vốn, mua vật tư nguyên li ệu sản xu ất,… c ủa gia đình, thì m ới có sự tham gia của chủ thể Hộ gia đình. Còn, n ếu như tham gia vào các ho ạt đ ộng khác, chẳng hạn như mua bán xe ô hoặc mua bán nhà ở tô không vì m ục đích kinh doanh, thì không xuất hiện chủ thể Hộ gia đình trong quan hệ dân sự. Đây là m ột điều vô lý, vì khi cũng là tài sản chung và giao dịch liên quan đến tài sản chung của Hộ gia đình, nhưng lại không phải là giao dịch của Hộ gia đình. Tất nhiên các đi ều kho ản liên quan khác thì lại vẫn quy định việc định đoạt ài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của Hộ gia đình thì vẫn phải được các thành viên đồng ý;  Thứ ba, các thành viên Hộ gia đình “có tài sản chung”, nhưng không phải là bất cứ tài sản nào, mà chỉ trong trường hợp có tài sản chung theo quy đ ịnh t ại Đi ều 108 v ề “Tài sản chung của hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: “ Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, r ừng tr ồng c ủa h ộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.” Tuy nhiên, điều khó khăn là, ngoài tài sản chung là “ quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình”, thì không biết căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để xác định được những tài sản nào khác là “tài sản chung của Hộ gia đình”. Như vậy, cùng một tài sản, nhưng chủ thể tham gia giao dịch, lúc này thì là là cá nhân, nhưng lúc khác lại phải là Hộ gia đình, mặc dù không hề có bất c ứ sự thay đ ổi nào v ề ch ủ s ở hữu. Ngoài ra, cũng khó có thể tách bạch giữa tài sản của Hộ gia đình sử d ụng vào m ục đích sản xuất, kinh doanh với tài sản để sinh hoạt. Và theo quy định của Bộ luật Dân sự thì chủ thể Hộ gia đình trong quan hệ dân sự ch ỉ áp dụng trong một số giao dịch sản xuất, kinh doanh theo quy đ ịnh tại Đi ều 106 nói trên. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực khác đã mở rộng chủ thể Hộ gia đình vượt quá quy đ ịnh n ền tàng c ủa Bộ luật Dân sự, đưa chủ thể quan hệ dân sự này vào rất nhiều giao dịch khác, nh ư: Vay v ốn ngân hàng, mua bán điện nước sinh hoạt,… Điều 107 về “Đại diện của hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự quy định: "1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Page 2 of 7
  3. Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. 2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. " Theo quy định trên, thì chủ Hộ gia đình đương nhiên là người đại di ện c ủa h ộ gia dình để xác lập các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Người đại diện có th ể là ch ủ Hộ gia đình được ghi tên trên Sổ hộ khẩu hoặc là người được người ch ủ Hộ gia đình đó u ỷ quy ền. Tuy nhiên theo Điều 109. Về "Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của h ộ gia đình" Thì chủ Hộ gia đình không đương nhiên có quyền xác lập, thực hi ện giao d ịch dân s ự, mà còn phải đáp ứng được một số điều kiện như sau: " 1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận. 2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý." Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 146 về “Hợp đồng về quyền sử dụng đất” c ủa Ngh ị đ ịnh số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về Thi hành Luật Đất đai thì lại quy định: “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đ ồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, b ảo lãnh, góp v ốn b ằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn b ản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.”Như vậy, theo pháp luật đất đai, thì giao dịch của Hộ gia đình chỉ đòi hỏi các thành viên từ đủ 18 tu ổi tr ở lên, trong khi B ộ lu ật Dân s ự thì yêu cầu các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên. Đi ều khó hi ểu là ở ch ỗ, m ặc dù Ngh ị đ ịnh này đã được sửa đổi, bổ sung tới 6 lần, nhưng vẫn giữ nguyên về đi ều ki ện tham gia c ủa thành viên Hộ gia đình đủ 18 tuổi rõ ràng mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự. Điều 110 về “Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự như sau: “1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình. 2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; n ếu tài s ản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.” Khoản 2, Điều 107 như đã đề cập ở trên cũng quy định “Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.” Tuy nhiên, nếu không đáp ứng đầy đủ các điều ki ện quy đ ịnh t ại khoản 2, Điều 109 "Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi tr ở lên đ ồng ý.". Thì có thể dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu và Hộ gia đình không ph ải ch ịu trách nhi ệm dân s ự theo quy định tại Điều 110: "1. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình. 2. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; n ếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đ ới b ằng tài sản riêng của mình." Câu 2: Tổ hợp tác không phải là một pháp nhân bởi vì: Các tổ hợp tác không thể vay vốn (đặc biệt là từ ngân hàng), không đ ược tham gia đ ấu th ầu, đăng ký kinh doanh, mua sắm tài sản chung với tư cách là t ổ h ợp tác mà ch ỉ có th ể ti ến hành các hoạt động này với tư cách từng thành viên Page 3 of 7
  4. Câu 3: Phân biệt giữa: 1./ Bất động sản và Động sản Điều 174 BLDS hiện hành quy định: "1. Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài s ản g ắn li ền v ới nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản." Theo khoản 1 thì ta hiểu: “Bất động sản là các tài sản không di dời được.” . Ta có hiểu được ngay một quy tắc tương ứng : “Động sản là các tài sản có thể di dời được” . Từ đây, ta xác định được tiêu chí đầu tiên của việc phân biệt tài sản thành đ ộng sản và b ất đ ộng s ản là căn cứ vào đặc điểm vật lý (đặc điểm cố định) của chính tài sản đó. Về hình thức thể hiện, tài sản có thể được nhận biết khi nó là các vật cụ thể nhưng cũng có thể ch ỉ là các khái ni ệm mà trong khoa học pháp lý gọi chung là các quyền chẳng hạn quyền. Nói đ ơn gi ản h ơn là s ự khác biệt về khái niệm giữa "bất động sản" và "động sản" là ở ch ỗ: bất đ ộng s ản đ ược chuyển nhượng cùng với đất đai, con động sản thì không. Ví Dụ:  Động sản gồm có: quần áo, đồ nội thất, xe gắn máy, xe ôtô, máy tính v.v...  Bất động sản gồm có các loại như: o Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại - dịch vụ, bất động sản hạ tầng, b ất đ ộng s ản tr ụ s ở làm việc, v.v... o Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v... o Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v... Tuy nhiên, cần lưu ý có những tài sản ở trong hoàn c ảnh này là b ất đ ộng s ản, nh ưng trong hoàn cảnh khác lại là động sản. Ví dụ: Khi hoa quả, trên cây gắn li ền v ới đ ất nên coi là b ất động sản. Nhưng khi thu hoạch đem bán thì được coi là động sản; Đèn, qu ạt, đi ều hòa gắn trên tường có thể coi là bất động sản, nhưng khi tháo ra bán riêng lẻ thì được coi là động sản 2./ Hoa lợi và Lợi tức: Điều 175 BLDS hiện hành quy định:. Hoa lợi, lợi tức "1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. 2. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản." Theo Khoản 1 thì : hoa lợi là các sản vật tự nhiên do tài sản mang lại, là thành quả thu hoạch được từ sự tác động trực tiếp của con người lên tài sản đó nhằm thúc đẩy việc sản sinh lợi ích vật chất của tài sản, phù hợp với các quy luật tự nhiên như mùa màng, thời tiết.... Theo Khoản 2 thì: là một khái niệm dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận (lãi, lời) thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiết kiệm tai ngân hàng. Ví Dụ: Page 4 of 7
  5.  Hoa lợi: Một vườn Cam khi có sự tác động chăm sóc lên nó thì sau m ột vụ mùa sẻ cho ta thu hoạch 1 tấn quả cam. Đó là hoa lợi của vườn Cam  Lợi tức: Khi đem đầu tư một khoản vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và kho ản chênh l ệch này đ ược gọi là lợi tức. 3./ Vật chính và Vật phụ: Theo Điều 176 BLDS hiện hành quy định: "1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. 2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác" Từ nội dung điều luật, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:  Vật chính có thể nhận biết với đầy đủ đặc điểm về cấu tạo, tính năng mà không cần vật phụ. Chẳng hạn như: bàn, ghế, quần, áo...  Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, mà thông thường làm tăng giá trị cho vật chính nhưng không hẳn là yếu tố không thể thiếu được của vật chính. Ví dụ: kính lọc của màn hình máy vi tính, lớïp hóa chất chống trầy, chống tia cực tím của tròng mắt kính.  Vật phụ sẽ đảm nhận tư cách “phụ” khi được gắn với vật chính về mặt vật chất.  Vật phụ, khi tách khỏi vật chính, có thể trở thành một tài sản độc lập và có công dụng đặc thù nhưng cũng có thể không hữu dụng cho chủ sở hữu. Theo đoạn 2 của Điều 176 thì :"Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Vậy:  Khi vật chính được mua bán, tặng cho, trao đổi, di tặng, góp vốn vào công ty thì vật phụ cũng mặc nhiên đi theo, nếu không có thỏa thuận khác.  Trong trường hợp một vật được gắn với một vật khác như là vật ph ụ c ủa v ật đó, thì vật mới được tạo thành thuộc về chủ sở hữu của vật chính. 4./ Vật chia được và Vật không chia được Theo Điều 177. Vật chia được và vật không chia được thì: "1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng s ử d ụng ban đầu. 2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia" Như vậy: vật chia được là vật khi phân chia vẫn gi ữ nguyên tính chất, tính năng s ử dụng như ban đầu và thường được xác định bằng các đ ơn v ị đo l ường nh ư: kilogam, mét... Ví dụ như: thực phẩm, vãi sợi, dây điện....; Vật chia không chia đ ược thì khi phân chia không gi ữ nguyên tính chất, tính năng sử dụng như ban đầu. Nhưng c ần l ưu ý, vi ệc phân lo ại này ch ỉ mang tính chất tương đối vì có vật ở trường hợp này chia được nhưng trường hợp khác không chia được như nhà, đất... 5./ Vật tiêu hao và Vật không tiêu hao: Page 5 of 7
  6. Theo Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao "1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ đ ược tính ch ất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. 2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu" Ta có thể hiểu như sau:  Vật tiêu hao có thể biến mất hoàn toàn về mặt vật chất sau lần sử dụng đầu tiên; cũng có những vật tiêu hao không hoàn toàn biến mất nhưng không còn mang tính ch ất, hình dáng và tính năng ban đầu sau một lần sử dụng mà lại mang tính ch ất, hình dáng, tính năng của một vật khác. Ví dụ như băng cassette, đĩa CD,... Tiền là vật tiêu hao không phải do sử dụng mà do được dùng để thanh toán trong lưu thông  Và có những vật, khi qua một lần sử dụng không mất đi về mặt vật chất và qua nhi ều lần sử dụng vẫn giữ được tính chất, hình dáng, tính năng ban đầu nhưng l ại gi ảm giá trị rất nhanh và sẽ được thay thế sau một thời gian ngắn. Ta gọi đó là vật tiêu dùng - loại vật trung gian giữa vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Ví dụ như tập, vở, bút viết, quần áo, đồ gia dụng... Danh sách sản phẩm tiêu dùng được bổ sung theo sự phát triển của xã hội và sự rút ngắn c ủa chu kỳ đ ổi m ới công ngh ệ. T ất cả các tài sản tiêu dùng đều là động sản.  Vật không tiêu hao tức là khi được sử dụng qua nhiều lần mà vẫn còn gi ữ nguyên được hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng ban đầu Ví dụ như Thức ăn, nguyên nhiên liệu là vật tiêu hao. Quần áo, xe máy, TV, bất động sản, máy vi tính ... 6./ Vật cùng loại và Vật đặc định Theo Điều 179. Vật cùng loại và vật đặc định "1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng s ử d ụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. 2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Ta hiểu như sau: một vật nếu là vật đặc định, khi được chuyển giao thì phải giao đúng vật đó, còn vật cùng loại chỉ cần chuyển giao đủ và đúng loại. Luật viết quy định thêm rằng: ” Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau”. Khái niệm vật cùng loại chỉ là một khái niệm mang tính tương đối. Vật cùng lo ại có thể trở thành đ ặc đ ịnh trong quá trình thực hiện một giao dịch nhưng lại trở thành cùng lo ại khi là đối tượng c ủa m ột giao giao d ịch khác. Ví dụ: Trong thực tế cuộc sống, việc mua bán những sản phẩm nông nghi ệp là v ật cùng loại thường được tiến hành như sau: bên mua và bên bán thảo luận, ngã giá, đi đ ến s ự thống nhất ý chí về giá của món hàng; người mua sẽ tiến hành “đặc định hóa” bằng cách lựa chọn, cân, đong, đo, đếm...(có thể được sự chỉ dẫn và giám sát c ủa người bán); cu ối cùng hai bên tiến hành thanh toán tiền và giao, nhận hàng. Cũng có khi ng ười bán đã ti ến hành “đặc định hóa có điều kiện” mặt hàng của mình bằng cách cân, đong, đo, đếm và đóng gói sẵn (một Page 6 of 7
  7. chục trái, 100 gram, nửa ký...). Khi đó, nếu đồng ý với giá cả mà người bán đ ưa ra, người mua hoàn toàn tự do lựa chọn túi, bao, gói...mà mình thích. Lúc này, tính ch ất đ ặc đ ịnh c ủa v ật cùng loại được thể hiện rõ ràng nhất. Page 7 of 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2