intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 12 học kì I

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

190
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 12 học kì I gồm phần chung cho tất cả thí sinh và phần tự chọn, thời gian làm bài 150 phút. Đề thi có thêm phần đáp án giúp bạn có thể ôn tập một cách dễ dàng hơn. Chúc bạn học tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 12 học kì I

  1.                                                                                                                     ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I  Môn : NGỮ VĂN. Lớp 12  Thời gian làm bài: 150 phút, khôngkể  phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Câu 2. (3 điểm) Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến của O. Wide : “Không tự hài lòng là bước đầu tiên của   sự tiến bộ của cá nhân hoặc quốc gia”. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau đây trích trong bài Sóng của Xuân Quỳnh : Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương. Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dẫu muôn vời cách trở (Theo Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2010, trang 156 ) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau đây trích trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan  Viên: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Con nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con. Con nhớ em con, thằng em liên lạc Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư. Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc b ạc Năm con đau, mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt
  2. Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi. (Theo Ngữ văn 12 nâng cao , tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 106 ) HẾT
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I  Môn : NGỮ VĂN. Lớp 12 I. Hướng dẫn chung  – Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để  đánh giá tổng quát bài làm  của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.  – Do đặc trưng của bộ  môn Ngữ  văn nên giám khảo cần chủ  động, linh hoạt trong việc   vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.  – Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm  của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.  II. Đáp án và thang điểm Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. 2,0 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nước ta được giải phóng.  1,0 Một trang sử  mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng   được mở ra. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời  1,0 chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Trong không khí lịch sử ấy và tâm trạng  chia tay với Việt Bắc, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. 2 Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến của O. Wide : “Không tự hài lòng là  3,0 bước đầu tiên của sự tiến bộ của cá nhân hoặc quốc gia”. 1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ ;  viết được đoạn văn trình luận điểm ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,  đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách,  miễn sao làm sáng tỏ vấn đề được nêu ở đề bài. Sau đây là một cách trình bày : Nêu vấn để : “Không tự hài lòng là bước đầu tiên của sự tiến bộ của cá   0,5 nhân hoặc quốc gia”. Giải thích ý nghĩa câu nói của O. Wide : 1,0 –  Không tự hài lòng với những gì mình có được (thuộc về cá nhân, hoặc  thuộc về  quốc gia) là đồng nghĩa với khát vọng vươn lên đang tiếp tục.   Đó mới chỉ  là sự  tiến bộ  đầu tiên. Và tiếp tục không tự  hài lòng sẽ  có  những bước tiến bộ tiếp theo. –  Câu nói muốn nhấn mạnh đến sự  “không hài lòng” (không cảm thấy   vừa ý vì đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi đã đặt ra). Phát biểu suy nghĩ theo hướng :  0,5 Con người sống luôn phấn đấu vươn lên để  đạt được ước vọng thì câu   nói   của   O.Wide   có   ý  nghĩa   vô   cùng   quan  trọng,   mang   tính   chất   định  hướng, dẫn dắt.  Nó không chỉ dừng lại  ở bước đầu tiên của sự tiến bộ mà còn là những  0,5 bậc thang trong cuộc đời phấn đấu vươn lên. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. 0,5
  4. Lưu ý:  Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến  thức. 3.a Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trích trong bài Sóng của Xuân  5.0 Quỳnh. 1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ ;  viết được đoạn văn trình luận điểm ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,  đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách,  miễn sao làm sáng tỏ vấn đề được nêu ở đề bài. Sau đây là một cách trình bày : –  Nêu được vấn đề cần nghị luận (nhận định chung về  đoạn thơ được   0,5  phân tích) –  Đặt đoạn thơ  trong mạch cảm xúc của toàn bài để  nhận thức chính   1,0 xác, đầy đủ về đoạn thơ (vị trí đoạn trích). –  Biện chọn lọc dẫn chứng, phân tích dẫn chứng đủ làm sáng tỏ vấn đề  3,0 đã được đặt ra. –  Kết thúc hợp lí. 0,5  Lưu ý :  –  Chỉ  cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả  yêu cầu về  kĩ năng và  kiến thức. –  Vì đây là dạng đề mở, khi chấm bài, giáo viên cần xem xét tính hợp lí,   chính xác của vấn đề đề mà thí sinh đặt ra. 3.b Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trích trong bài Sóng của Xuân  5.0 Quỳnh. 1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ ;  viết được đoạn văn trình luận điểm ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,  đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách,  miễn sao làm sáng tỏ vấn đề được nêu ở đề bài. Sau đây là một cách trình bày : –  Nêu được vấn đề cần nghị luận (nhận định chung về  đoạn thơ được   0,5  phân tích) –  Đặt đoạn thơ  trong mạch cảm xúc của toàn bài để  nhận thức chính   1,0 xác, đầy đủ về đoạn thơ (vị trí đoạn trích). –  Biện chọn lọc dẫn chứng, phân tích dẫn chứng đủ làm sáng tỏ vấn đề  3,0 đã được đặt ra. –  Kết thúc hợp lí. 0,5  Lưu ý :  –  Chỉ  cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả  yêu cầu về  kĩ năng và  kiến thức.
  5. –  Vì đây là dạng đề mở, khi chấm bài, giáo viên cần xem xét tính hợp lí,   chính xác của vấn đề đề mà thí sinh đặt ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2