Đề kiểm tra Ngữ văn 10 (Kèm đáp án)
lượt xem 312
download
Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 3 Đề kiểm tra Ngữ văn 10 (Kèm đáp án) với chương trình chuẩn, cơ bản, nâng cao bao gồm những nội dung như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, từ Hán Việt, tác giả Văn học,...để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 (Kèm đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA: Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 Chương trình: CƠ BẢN (Thời gian kiểm tra: 90 phút) PHẦN TRẮC NGHIỆM:15 câu (3 điểm) Câu 1: Trong lịch sử phát triển của tiếng Việt, chữ quốc ngữ bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong văn chương vào thời kì nào? A. Thời kì Pháp thuộc B. Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc C. Thời kì dựng nước D. Sau Cách mạng tháng Tám. Câu 2: Dòng nào nói đúng nỗi niềm của Kiều trong hai câu thơ sau? Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về (Trao duyên, trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) A. Kiều tin rằng nàng ra đi chắc chắn sẽ có ngày trở lại B. Kiều hình dung oan hồn mình sẽ về theo gió C. Kiều hẹn rằng đến mùa thu nàng sẽ về thăm gia đình D. Kiều biết rằng nàng sẽ ra đi không bao giờ về thăm gia đình được nữa Câu 3: Từ “đồ hồi ” trong câu : “Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi có nghĩa là? A. Mưu đồ bá vương. B. Mưu tính việc khôi phục lại. C. Sự bồi hồi , thao thức. D. Mưu đồ quay lại. Câu 4: Dòng nào nói đúng nội dung của đoạn trích Nỗi thương mình ( trích Truyện Kiều-Nguyễn Du) ? A. Thân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàng. B. Nỗi buồn đau của Kiều ở chốn lầu xanh và niềm nhớ thương gia đình da diết. C. Tâm trạng đau xót của Kiều ở chốn lầu xanh và ước mơ giải thoát của nàng khỏi vũng bùn nhơ. D. Sự chấp nhận của Kiều ở chốn lầu xanh và tâm trạng bi quan của nàng. Câu 5: Trong bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, đâu không phải là nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời ? A. Do chế độ thi cử của nhà nước B. Do người có học thì ít để ý đến thơ ca C. Do thời gian làm hủy hoại các thư tịch D. Do chỉ thi nhân mới thấy hết cái đẹp của thơ ca Câu 6: Dòng nào sau đây lí giải đúng về chủ đề văn bản ? A. Thể hiện những điều tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe. B.Thể hiện sự quan tâm và chiều sâu nhận thức của tác giả về cuộc sống. C. Thể hiện khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả. D. Thể hiện nội dung tư tưởng và tình cảm chủ đạo của tác giả. Câu 7: Trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều-Nguyễn Du), dòng nào dưới đây hiểu đúng về từ in đậm trong hai câu thơ ? Quyết lời dứt áo ra đi
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. A. Tượng trưng cho khát vọng phi thường của Từ Hải. B. Ví Từ Hải – người anh hùng như chim bằng cưỡi gió bay cao C. Tả thiên nhiên rộng lớn trong không gian Từ Hải dứt áo ra đi D. Dự báo về tương lai rực rỡ, huy hoàng của người anh hùng Từ Hải Câu 8: . Hai câu: Nước trời : một sắc, phong cảnh : ba thu Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu. ( Trích Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu) sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A..Dùng điển tích B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Đối Câu 9: Đoạn trích sau đây thể hiện ý gì ? Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông. ( Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi) A. Uy lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn. B. Quân đông, voi nhiều, đánh nhanh, thắng mạnh. C. Sức mạnh của quân Lam Sơn và sự sụp đổ không thể cứu vãn của quân Minh. D. Sự thất bại hoàn toàn của quân Minh. Câu 10: Câu nào là câu sai ngữ pháp trong những câu sau? A. Con gấu đã bị hắn hạ gục bằng một nhát dao. B. Bằng một nhát dao, hắn đã hạ gục con gấu. C. Nhát dao hạ gục con gấu của hắn. D. Hắn đã hạ gục con gấu bằng một nhát dao. Câu 11: Đâu là đặc điểm cơ bản của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi? A. Nhân vật chính là người anh hùng. B. Tính cách nhân vật nhất quán. C. Tâm lí nhân vật phức tạp. D. Mỗi hồi xuất hiện một nhân vật mới. Câu 12: Trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm), hình ảnh “ rủ thác đòi phen” được hiểu như thế nào ? A. Buông xuống cuốn lên nhiều lần B. Thác mấy phen hết nước C. Buông xuống cuốn lên D. Rủ nhau cùng chết Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau? Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là cảm hứng về……con người. A. số mệnh. B. thân phận.. C. cuộc sống. D. cuộc đời. Câu 14: Ngâm khúc được viết theo phương thức nào? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Trữ tình. D. Thuyết minh. Câu 15:Trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu cho rằng nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của quân ta là gì ? A. Có chiến thuật đúng dắn. B. Có thời thế thuận lợi C. Có địa thế hiểm trở D. Có anh hùng hào kiệt. PHẦN TỰ LUẬN:7 điểm Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du) -----------------------------------------------
- THI HỌC KÌ 2 ĐÁP ÁN VĂN 10 CƠ BAN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Gồm có 15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ). 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 001 A B B A A B A D A C B A B C D 002 D D C A A B B C B C A D B D D 003 C D D C A A B C D A D B D B B 004 C A B B D B C C A D C D B A B II. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm) 1. Yêu cầu cần đạt: : - Học sinh phân tích được diễn biến tâm trạng của nhân vật Kiều. -Nắm vững ngheä thuaät mieâu taû noäi taâm nhaân vaät ñaëc saéc cuûa taùc giaû. -Bài làm cần nêu rõ nội dung và những thủ pháp nghệ thuật được thể hiện qua đoạn thơ; biết cách trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lưu loát: a. Nội dung: Học sinh phân tích đoạn trích để làm rõ tâm trạng đau đớn vì nhân phẩm bị vùi dập của nhân vật Thúy Kiều và tiếng nói nhân đạo cuả nhà văn Nguyễn Du.Các ý cụ thể như sau: - Sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: quá khứ êm đềm hạnh phúc thật là ngắn ngủi, còn hiện tại đau đớn, nhục nhã, ê chề thì kéo dài lê thê và không có lối thoát. - Nỗi đau đớn, tủi nhục giày vò tâm trạng Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh lầu xanh một cách bất đắc dĩ. - Nỗi xót xa thân phận và ý thức tự thương mình trước cảnh đời bất hạnh. - Sự đồng cảm, xót thương của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều nói riêng và những người phụ nữ bị vùi dập tàn nhẫn trong xã hội phong kiến nói chung. b. Để diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật Kiều trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: - Sử dụng câu hỏi tu từ để thể hiện tâm trạng giày vò, đau đớn của nhân vật. - Nghệ thuật đối lập: giữa quá khứ và hiện tại. - Sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ gợi nhiều liên tưởng, thể hiện cuộc đời bất hạnh bị vùi dập tàn nhẫn của Thúy Kiều. - Vận dụng thành ngữ một cách sáng tạo: dày gió dạn sương,bướm chán ong chường. - Nghệ thuật độc thoại nội tâm, thể hiện sâu sắc nỗi đau và ý thức tự thương mình của nhân vật. 2. Cách cho điểm: -Mở bài : 0.5 điểm. -Kết luận: 0.5 điểm. - Ý a: 4điểm; ý b: 2điểm. Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính tả. ----------- HẾT ---------
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn 10 của học sinh. 2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học. - Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt: Luyện tập về từ Hán Việt, Khái quát lịch sử tiếng Việt, Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. - Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần Tự luận trong 75 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 10, học kì II; - Chọn các nội dung cần đánh giá; - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận: Mức độ Nhận biết Vận dụng Thông hiểu Vận dụng thấp cao Cộng Chủ đề TN TN TN TL 1.Tiếng Việt: - Nêu được giai Hiểu được nghĩa và -Chọn từ đúng chính Luyện tập về đoạn chữ quốc sắc thái của một số xác, phù hợp với ngữ từ Hán Việt, ngữ được sử dụng từ Hán Việt, thuần cảnh của văn bản. Khái quát rộng rãi trong văn Việt để có cách sử -Xác định và chữa lỗi lịch sử tiếng chương. dụng đúng và hay. những câu sai ngữ Việt, Những - Chỉ ra được các pháp. yêu cầu về sử biện pháp tu từ dụng tiếng được sử dụng Việt. trong văn bản trích dẫn. Số câu 2 (c1, c8, ) 3 (c3, c7,c12) 2( c13, c10) 7 Số diểm 0,4 0,6 0,4 1,4 Tỉ lệ 4,0% 6,0% 4,0% 14,0% -Nêu được các khái Hiểu về đặc điểm, Từ nội 2.Văn học: niệm về nội dung nội dung của các dung của tác phẩm, lí - Tác giả văn của văn bản văn văn bản văn học, giải tư tưởng của tác học. học. giải thích hình phẩm. - Văn bản tượng nghệ thuật -Nắm vững đặc trưng văn học cơ bản của thể loại. Số câu 8 1 (c6, ) 4 (c4, c2, c5, c9) 3 (c11,c14,c15) Số diểm Tỉ lệ 0,2 0,8 0,6 1,6 2,0% 8,0% 6,0% 16,0%
- 3. Làm văn: Phân tích - Nghị luận tâm trạng văn học nhân vật trong một đoạn trích văn học. Số câu 1 1 Số diểm Tỉ lệ 7,0 7,0 70,0% 70,0% Số câu 3 7 5 1 Số diểm 0,6 1,4 1,0 7,0 Tỉ lệ 6,0 % 14% 10,0% 70% 100%
- SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA: Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 Chương trình: NÂNG CAO (Thời gian kiểm tra: 90 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Câu 1: Trong Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, cảm xúc của khách trước cảnh sông Bạch Đằng là gì? A. Thương xót, ân hận. B. Buồn thương, tiếc nuối. C. Tự hào, xót xa. D. Rạo rực, băn khoăn. Câu 2: Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, khi liệt kê các triều đại của nước ta với các triều đại phương Bắc, tác giả muốn khẳng định điều gì ? A. Đại Việt bình đẳng, ngang hàng với các triều đại phương Bắc B. Đại Việt có truyền thống văn hóa lâu đời C. Đại Việt tồn tại từ lâu trong lịch sử D. Đại Việt có chủ quyền, độc lập với các triều đại phương Bắc Câu 3: Từ nào thích hợp nhất với chỗ trống trong đoạn thơ: Con lại về quê mẹ nuôi xưa – Một buổi trưa nắng dài bãi cát – Gió lộng /…/ sóng biển đu đưa ? A. Lao xao B. Xao xác C. Xôn xao D. Xao động Câu 4: Điền từ chính xác nhất vào chỗ trống trong câu sau: “Mẹ Tấm chết, người cha…….với một người đàn bà khác, sinh ra Cám”. A. Kết hôn B. Tái tiếu C. Tái giá D. Tục huyền Câu 5: Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất với tính cách của Trương Phi qua Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung) ? A. Nóng nảy, thô lỗ. B. Từ tốn, bình tĩnh. C. Thô lỗ, tinh tế. D. Độ lượng, khiêm nhường. Câu 6: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ) là gì ? A. Miêu tả hành động. B. Lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ. C. Sử dụng từ Hán Việt. D. Miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật. Câu 7: Trong đoạn trích Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du), câu thơ Giật mình mình lại thương mình xót xa cho thấy Kiều là người như thế nào? A. Không chịu chấp nhận buông xuôi, đầu hàng hoàn cảnh. B. Cô đơn nơi lầu xanh không ai tri âm tri kỉ. C. Kiêu hãnh, tách mình ra khỏi những kĩ nữ tầm thường. D. Có ý thức về phẩm giá và nhân cách của mình. Câu 8: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ), lí do vì sao Ngô Tử Văn đốt đền ? A. Vì tức giận trước sự tác yêu tác quái của tên tướng giặc tử trận cướp đền làm hại dân chúng. B. Vì Tử Văn xem thường thánh thần. C. Vì muốn làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. D. Vì Tử Văn rất hiếu thắng. Câu 9: Nhận xét: “Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu oan khiên thảm khốc hiếm thấy dưới thời phong kiến Việt Nam ” dùng để chỉ về ai ? A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Du. Câu 10: Tiếng Việt được chính thức ghi lại bằng những loại hình chữ viết nào ? A. Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. B. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.
- C. Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, chữ La tinh. D. Chữ Hán, chữ Nôm. Câu 11: Câu thơ: Đây suối Lê – nin kia núi Mác – Hai tay xây dựng một sơn hà (Hồ Chí Minh) sử dụng phép tu từ nào ? A. Hoán dụ. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nói quá. Câu 12: Hai câu thơ sau thể hiện tâm trạng gì của người cung nữ ? Lạnh lùng thay giấc cô miên! Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u. (Nỗi sầu oán của người cung nữ, trích Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều) A. Chờ đợi, hi vọng. B. Khao khát tự do. C. Quằn quại, tức tối. D. Thất vọng nặng nề. Câu 13: Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với tiếng (nhóm tiếng) nào sau đây ? A. Nam Á B. Mường C. Hán D. Môn, Khmer Câu 14: Trong đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ (Đại Việt sử kí toàn thư , Ngô Sĩ Liên), Trần Thủ Độ đã làm gì đối với người quân hiệu xúc phạm vợ ông ? A. Phạt roi B. Thưởng vàng lụa C. Bắt bỏ ngục D. Giáng chức quan Câu 15: Chọn câu khái quát phù hợp nhất với tư tưởng của bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương: A. Tác giả nêu ra sáu lí do làm cho nước ta thiếu sách căn bản về văn học. B. Xót xa vì đất nước không có quyển sách nào có thể “làm căn bản”, phải học sách nước ngoài, tác giả cố sức biên soạn một cuốn như thế. C. Hiểu rõ sáu nguyên nhân làm cho sách vở nước ta thất truyền, xót xa trước nguy cơ sáng tác thi ca bị mai một, tác giả không ngại “vụng về” mà soạn ra Trích diễm thi tập. D. Thể hiện những khó khăn gian khổ của tác giả trong quá trình biên soạn sách. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Có ý kiến cho rằng : “ Trao duyên là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai oán của cuộc đời Thúy Kiều…” Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) để làm rõ nhận định trên. ----------- HẾT ---------- V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ). 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 001 B A C C B B D A C A A D B B C 002 A A B D C C B D A C C D C A A 003 B A D C C D A B A D D C D C C 004 D B B D A C B B A D D A C D B II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ). 1.Về kỹ năng: a. HS biết cách phối hợp nhuần nhuyễn thao tác phân tích, chứng minh, giải thích. b. Văn gãy gọn, chặt chẽ, lập luận có sức thuyết phục. 2. Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau: Ý Nội dung Điểm 1. Vài nét về Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên 0,5 - Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. - Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc, di sản văn học nhân loại, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du. - Trao duyên trích từ câu 723 – 756 là một trong những đoạn thơ bi thiết nhất của Truyện Kiều (trích dẫn nhận định) 2 Giải thích nhận định Trao duyên là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai 1 oán của cuộc đời Kiều.
- - Toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều là một chuỗi những bi kịch của người con gái tài hoa bạc mệnh Thúy Kiều, trong đó Trao duyên chính là bi kịch đầu tiên, mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều. - Trao duyên thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ, thân phận bất hạnh qua lời trao duyên đầy đau khổ. 3 Phân tích đoạn trích Trao duyên để chứng minh nhận định. 5 - Tâm trạng của Kiều lúc trao duyên 1,5 + Cố nén buồn đau, cố nén cảm xúc bộc lộ tâm sự với Thúy Vân (chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ cậy, chịu, lạy, thưa). + Đau xót nhớ lại những kỉ niệm của mối tình đầu tươi đẹp(dẫn chứng thơ) + Kiều trao duyên cho em. Chú ý cách trao duyên – trao lời tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này (dẫn chứng thơ). - Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên + Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều, nàng tưởng tượng mình 3,5 chết oan, chết hận, hồn không được siêu thoát mà lẩn quất bên chàng Kim. + Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ (dẫn chứng thơ). + Nỗi lòng Kiều ngổn ngang tâm sự, nàng xót xa cho duyên phận ngắn ngủi của mình, tự coi mình là người phụ bạc (dẫn chứng thơ). + Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Kiều mất dần lí trí, mất dần tỉnh táo, thét lên thoảng thốt, ai oán (dãn chứng thơ). + Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. 4 Đánh giá nhận định 0,5 - Trao duyên thể hiện nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ, bi kịch lớn nhất của cuộc đời Kiều. - Trao duyên chính là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai oán của cuộc đời Thúy Kiều. - Sau màn Trao duyên, Thúy Kiều bước vào mười lăm năm lưu lạc, cuộc đời Thúy Kiều nối tiếp những bi kịch đau thương khác nhau. Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiến thức, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗi chính tả. ----------- HẾT --------- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn 10 của học sinh.
- 2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học. - Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Luyện tập về từ Hán Việt, Khái quát lịch sử tiếng Việt, Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. - Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần Tự luận trong 75 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 10, học kì II; - Chọn các nội dung cần đánh giá; - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận: Mức độ Nhận biết Vận dụng Thông hiểu Vận dụng thấp cao Cộng Chủ đề TN TN TN TL 1.Tiếng Việt: - Nêu được: quan Hiểu được nghĩa và Phong cách hệ họ hàng gần sắc thái của một số ngôn ngữ gũi nhất và những từ Hán Việt, thuần nghệ thuật, loại hình chữ viết Việt để có cách sử Luyện tập về của tiếng Việt. dụng đúng và hay. từ Hán Việt, - Chỉ ra được các Khái quát biện pháp tu từ lịch sử tiếng được sử dụng Việt, Những trong văn bản yêu cầu về sử trích dẫn. dụng tiếng Việt. Số câu 3 (c10, c11, c13) 2 (c3, c4) 5 Số diểm 0,6 0,4 1,0 Tỉ lệ 6,0% 4,0% 10,0% - Nhận biết về 1 tác Hiểu về đặc điểm, Từ nội dung của tác 2.Văn học: giả văn học. nội dung của các phẩm, lí giải tư tưởng - Tác giả văn - Nhớ được các tình văn bản văn học, của tác phẩm. học. tiết trong 1 tác giải thích hình phẩm. - Văn bản tượng nghệ thuật - Nhận biết về nghệ văn học thuật xây dựng hình tượng nhân vật qua 1 văn bản văn học. Số câu 5 (c1, c2, c5,c7, 10 4 (c6, c8, c9, c14) 1 (c15) Số diểm c12) Tỉ lệ 0,8 1,0 0,2 2,0 8,0% 10,0% 2,0% 20,0% 3. Làm văn: Phân tích - Nghị luận tác phẩm văn học để chứng minh nhận
- định về một tác phẩm văn học. Số câu 1 1 Số diểm Tỉ lệ 7,0 7,0 70,0% 70,0% Số câu 7 7 1 1 16 Số diểm 1,4 1,4 0,2 7,0 Tỉ lệ 14 % 14% 2,0 % 70% 10.0 100%
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA- NĂM HỌC 2008 – 2009 Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 - Chương trình chuẩn Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Trình bày các sáng tác chính của Nguyễn Du. Câu 2: (2 điểm) Hãy phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau: a. Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. b. Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc. Câu 3: (6 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nỗi đau của Thuý Kiều khi phải trao duyên cho Thuý Vân trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
3 đề kiểm tra giữa HK 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án
20 p | 562 | 40
-
Đề kiểm tra bài viết số 6 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Núi Thành
6 p | 353 | 27
-
Đề kiểm tra bài viết số 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Núi Thành
3 p | 346 | 14
-
Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An
5 p | 171 | 10
-
Bộ đề kiểm tra Ngữ Văn lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường Võ Nguyên Giáp
12 p | 178 | 9
-
Đề kiểm tra giữa HK 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A
2 p | 142 | 8
-
Đề kiểm tra giữa HK 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Du
7 p | 229 | 8
-
Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Thống Nhất A
3 p | 387 | 6
-
Đề kiểm tra HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 – THPT Phan Chu Trinh
4 p | 121 | 6
-
Đề kiểm tra giữa HK 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2016-2017 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo
4 p | 99 | 4
-
Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2016-2017 có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu
5 p | 80 | 3
-
Đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Núi Thành
3 p | 116 | 3
-
Đề kiểm tra giữa HK 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2016-2017 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Du
5 p | 65 | 2
-
Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2016-2017 có đáp án - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
3 p | 163 | 2
-
Đề kiểm tra giữa HK 2 môn Ngữ Văn 10 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
3 p | 145 | 2
-
Đề kiểm tra bài viết số 1 môn Ngữ Văn 10 năm 2016-2017 có đáp án - Trường THPT Ninh Hải
3 p | 167 | 2
-
Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ Văn 10 năm 2016-2017 có đáp án - Trường THPT Cộng Hiền
8 p | 154 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn