intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL lần 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2019-2020 - THPT Yên Lạc - Mã đề 108

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

48
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề KSCL lần 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2019-2020 - THPT Yên Lạc - Mã đề 108 nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL lần 1 môn Vật lí lớp 10 năm 2019-2020 - THPT Yên Lạc - Mã đề 108

  1. SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ĐỀ THI MÔN: VẬT LÍ - LỚP 10 Đề thi có 03 trang Thời gian làm bài: 50phút; Không kể thời gian giao đề ./. Mã đề thi 108 Câu 1: Lực và phản lực là hai lực luôn A. xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. B. cân bằng nhau. C. cùng điểm đặt, cùng độ lớn và ngược chiều. D. cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai? Khi một lực tác dụng lên một vật, nó truyền cho vật một gia tốc A. cùng phương và chiều với lực tác dụng. B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn lực tác dụng. C. có độ lớn tỉ lệ nghịch khối lượng vật. D. cùng phương với lực tác dụng. Câu 3: Phương trình nào dưới đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều? A. v = 4t + 2t2 B. v = 6t2 C. v = -3 + 9t2 D. v = 2t + 5 Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do ? A. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. B. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. C. Vật rơi tự do chịu tác dụng lực cản của không khí. D. Vận tốc của vật tăng tỉ lệ thuận với thời gian rơi. Câu 5: Khi chẻ những khúc củi lớn, người ta thường gõ mạnh vào một vật cứng có tiết diện hình tam giác, còn gọi là nêm như hình vẽ. Vì thế dân gian thường nói '' Vụng chẻ khỏe nêm'', câu nói này liên quan đến kiến thức nào sau đây? A. Phép phân tích lực. B. Phép tổng hợp lực. C. Định luật II Niu-tơn. D. Định luật I Niu-tơn. Câu 6: Một phép đo đại lượng vật lí F thu được giá trị trung bình là F , sai số của phép đo là F. Cách ghi đúng kết quả đo F là A. F = F  F B. F = F - F C. F = F  F D. F = F + F 2 Câu 7: Phương trình chuyển động của một vật có dạng x = 2t - 4t + 6 (x tính bằng m; t tính bằng s). Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Gia tốc của vật là 2 m/s2. B. Gia tốc của vật là 4 m/s2. C. Tọa độ ban đầu x0 = 6 m. D. Vận tốc ban đầu v0 = - 4 m/s. Câu 8: Một vật chuyển động nhanh dần đều, trong 3s vận tốc tăng từ 2m/s lên 8m/s. Gia tốc của vật là A. 2 m/s2. B. 1 m/s2. C. 3 m/s2. D. 6 m/s2. Câu 9: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng : x = 4t +10 (x đo bằng km, t đo bằng h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 5 giờ chuyển động là bao nhiêu ? A. 8 km. B. 20 km. C. 14 km. D. 24 km. Câu 10: Một ô tô đi trên khúc quanh là cung tròn bán kính 100 m với vận tốc 72 km/h. Gia tốc hướng tâm của xe là A. 1 m/s2 B. 2 m/s2 C. 3 m/s2 D. 4 m/s2 Câu 11: Một vật khối lượng m = 200g chịu tác dụng của lực F = 0,2 N. Độ lớn gia tốc mà vật thu được là A. 2 m/s2 B. 0,001 m/s2 C. 1 m/s2 D. 0,002 m/s2 Trang 1/3 - Mã đề thi 108
  2. Câu 12: Một chuyển động tròn đều có tốc độ góc , chu kì T và tần số f. Hệ thức quan hệ đúng là A. T  2 B. f  2 C. fT  2 D. f  2 Câu 13: Chọn phát biểu đúng ? Chất điểm sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều nếu A. a < 0, v0 = 0. B. a > 0, v0 = 0. C. a < 0, v0 > 0 . D. a > 0, v0 > 0. Câu 14: Khi một con voi kéo cây gỗ, lực tác dụng vào con voi làm nó chuyển động về phía trước là A. lực mà cây gỗ tác dụng vào con voi. B. lực mà con voi tác dụng vào mặt đất. C. lực mà con voi tác dụng vào cây gỗ. D. lực mà mặt đất tác dụng vào con voi. Câu 15: Một vật chuyển động thẳng có phương trình: x = 30 +6t – t2 (x tính bằng m; t tính bằng s). Quãng đường vật đi từ thời điểm t1 = 1s đến thời điểm t2 = 2s là A. 38 m. B. 1 m. C. 35 m. D. 3 m. Câu 16: Phương trình chuyển động nào sau đây cho biết vật chuyển động nhanh dần đều ngược chiều dương của trục Ox ? A. x = 10 + 5t - 0,5t2 . B. x = 10 - 5t - 0,5t2. C. x = 10 - 5t + 0,5t2 . D. x = 10 + 5t + 0,5t2. Câu 17: Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào những yếu tố nào ? A. Độ cao và vĩ độ địa lí. B. Áp suất và nhiệt độ môi trường. C. Khối lượng và kích thước vật rơi. D. Vận tốc ban đầu và thời gian rơi. Câu 18: Trong các phát biểu sau đây về quỹ đạo chuyển động, phát biểu nào sai? A. Quỹ đạo là tập hợp các vị trí của chất điểm trong quá trình chuyển động. B. Tùy hình dáng quỹ đạo người ta phân ra chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn. C. Quỹ đạo là một đường trong không gian do chất điểm vạch ra trong quá trình chuyển động. D. Quỹ đạo của một vật chuyển động là hoàn toàn xác định và như nhau với mọi người quan sát. Câu 19: Phương trình nào dưới đây là phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều? A. x = 3 + 2t2. B. x = 4t2. C. x = 4t - 2. D. x = 12 - 5t2 Câu 20: Vệ tinh địa tĩnh Vinasat I có chu kì quay là T = 24h, lấy  = 3,14. Tốc độ góc của vệ tinh này gần nhất giá trị nào sau đây? A. 26,2.10 -5 rad/s B. 26,2.10 -2 rad/s C. 7,27.10-5 rad/s D. 7,27.10-2 rad/s Câu 21: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 15N, F2 = 11N. Độ lớn hợp lực của chúng có thể là A. 3,9N. B. 3,5N. C. 26,1N. D. 21N. Câu 22: Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ góc là 2 rad/s. Trong thời gian 4s bán kính nối vật với tâm quỹ đạo quét được góc là A. 4 rad B. 8 rad. C. 32 rad. D. 16 rad. Câu 23: Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo rồi đột ngột dừng tay lại, áo sẽ sạch bụi, đó là nhờ? A. Trọng lượng của hạt bụi. B. Quán tính của hạt bụi. C. Lực của tay tác động vào áo. D. Lực tương tác giữa hạt bụi và áo. Câu 24: Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm ? A. Con lạc đà đi trên sa mạc. B. Con cá bơi trong chậu nước. C. Máy bay đang bay trên bầu trời. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi. Câu 25: Một vật m = 1kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 2,5 cm/s thì chịu tác dụng của lực có độ lớn không đổi F = 0,05N. Biết ban đầu lực này cùng chiều chuyển động và cứ 1s lực lại đổi chiều. Quãng đường vật đi được từ lúc lực bắt đầu tác dụng đến lúc lực bắt đầu đổi chiều lần thứ 2019 là A. 101,05m B. 101,00m C. 100,95m D. 100,90m Câu 26: Hai bến sông A và B cách nhau 26,73 km theo đường thẳng. Biết vận tốc của canô khi nước không chảy là 36 km/h và vận tốc của nước so với bờ sông là 1 m/s. Thời gian canô đi từ A đến B rồi quay trở lại A là A. 3h30’. B. 2h15’. C. 1h30’. D. 2h30’. Câu 27: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, trong giây thứ 3 kể từ lúc bắt đầu chuyển động, xe đi được 5m. Quãng đường xe đi được sau 11s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là A. 75m B. 121m C. 125m D. 50m Câu 28: Hai vật chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, có phương trình chuyển động lần lượt là: Trang 2/3 - Mã đề thi 108
  3. x1 = 2t + 5; x2 = -4t + 41 (x tính bằng m; t tính bằng s). Vị trí gặp nhau của 2 vật có tọa độ là A. 17m. B. 29m. C. 21m. D. 25m Câu 29: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, sau 10s thì dừng lại hẳn. Quãng đường đoàn tàu chạy được sau 6s kể từ lúc hãm phanh là A. 24 m. B. 25 m. C. 16 m. D. 21 m. Câu 30: Từ một khí cầu đang hạ thấp thẳng đứng với vận tốc không đổi 2 m/s, người ta ném một vật nhỏ theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu so với mặt đất là 18 m/s. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Khoảng cách giữa khí cầu và vật khi đến vị trí cao nhất là A. 21,20m B. 15,21m C. 21,15m D. 20,21m Câu 31: Hai lực có độ lớn là 3N và 4N đồng thời tác dụng vào một chất điểm, góc giữa hai lực này là 900. Tác dụng thêm lực thứ ba vào chất điểm này thì nó cân bằng. Độ lớn lực thứ ba là A. 3,5N B. 5N C. 7N D. 1N Câu 32: Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với tốc độ trung bình 13,3 km/h và 1/3 đoạn đường cuối với tốc độ trung bình 20 km/h. Tốc độ trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là A. 15,5 km/h. B. 16,7 km/h. C. 12 km/h. D. 15 km/h. Câu 33: Khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần kim phút và kim giây của đồng hồ trùng nhau gần nhất giá trị nào sau đây? A. 61,50 s B. 62,00 s C. 61,02 s D. 60,50 s Câu 34: Một vật có khối lượng m đang chuyển động trên mặt ngang nhẵn với gia tốc 2 2 m/s2 dưới tác dụng của lực F1 có phương ngang. Một lực F2 đồng phẳng và cùng độ lớn với F1 đột nhiên xuất hiện và tác dụng theo phương vuông góc với quỹ đạo vật. Gia tốc của vật sẽ có độ lớn bằng A. 3,5 m/s2 B. 4 m/s2 C. 2 m/s2 D. 2,83 m/s2 Câu 35: Người ta tác dụng vào vật ở trạng thái nghỉ lực F thì sau 1s vật này tăng vận tốc lên được 1m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực và tăng gấp đôi độ lớn của lực thì gia tốc của vật bằng A. 1m/s2. B. 2m/s2. C. 3m/s2. D. 4m/s2. Câu 36: Một đĩa tròn bán kính R lăn không trượt ở vành ngoài một đĩa cố định khác có bán kính 4R. Muốn lăn hết một vòng quanh đĩa lớn thì đĩa nhỏ phải quay mấy vòng quanh trục của nó? A. 5 vòng B. 3 vòng C. 4 vòng D. 6 vòng 2 Câu 37: Một vật rơi tự do trong 4s cuối vật rơi được 160m. Lấy g =10 m/s . Độ cao nơi thả vật là A. 500m B. 480m C. 180m D. 640m Câu 38: Hai xe chuyển động thẳng đều, xe 1 có vận tốc 60km/h, xe 2 có vận tốc 30km/h. Tỉ số độ lớn vận tốc tương đối của 2 xe khi đi ngược chiều so với khi đi cùng chiều là A. 1/3 B. 2 C. 1/2 D. 3 Câu 39: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 30N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 30 2 N A. 900 B. 1200 C. 300 D. 600 Câu 40: Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 20m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của vật là A. 1s. B. 1,5s. C. 2s. D. 2,5s. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Học sinh không sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ./. Trang 3/3 - Mã đề thi 108
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2