intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

373
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề KSCL lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL lần 3 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> <br /> KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> <br /> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br /> <br /> ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN; KHỐI 10<br /> <br /> -----------<br /> <br /> Thời gian làm bài: 120 phút.<br /> Đề thi gồm: 02 trang.<br /> ———————<br /> <br /> I. ĐỌC HIỂU. ( 2,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:<br /> “Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn<br /> bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải<br /> đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ<br /> sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra<br /> ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu<br /> thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng<br /> trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu<br /> chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi<br /> về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái<br /> chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm<br /> hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?”<br /> (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)<br /> 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?<br /> 2. Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?<br /> 3. Anh/ chị hãy chỉ ra những hành vi vô cảm trong thực tế cuộc sống mà mình đã từng<br /> chứng kiến?<br /> 4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn<br /> sống?<br /> II. LÀM VĂN. (8,0 điểm)<br /> Câu 1. ( 3,0 điểm)<br /> Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 từ ) để làm sáng tỏ nhận định: “Bệnh vô<br /> cảm không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và<br /> tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo”<br /> <br /> Câu 2. ( 7,0 điểm)<br /> Cảm nhận của anh/ chị về đoạn trích sau:<br /> “Vừa rồi:<br /> Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,<br /> Để trong nước lòng dân oán hận.<br /> Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,<br /> Bọn gian tà bán nước cầu vinh.<br /> Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,<br /> Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.<br /> Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,<br /> Gây binh kết oán trải hai mươi năm.<br /> Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,<br /> Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.<br /> Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.<br /> Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.<br /> Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,<br /> Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.<br /> Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,<br /> Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.<br /> Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;<br /> Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.<br /> Nặng nề những núi phu phen,<br /> Tan tác cả nghề canh cửi.<br /> Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,<br /> Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.<br /> Lẽ nào trời đất dung tha,<br /> Ai bảo thần nhân chịu được?”<br /> ---------------------HẾT---------------------Lưu ý: giám thị coi thi không giải thích gì thêm./.<br /> <br /> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br /> <br /> ĐÁP ÁN KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 2018<br /> <br /> -----------<br /> <br /> ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN; KHỐI 10<br /> Thời gian làm bài: 120 phút.<br /> Đề thi gồm: 02trang.<br /> ———————<br /> I. Hướng dẫn chung<br /> <br /> - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của<br /> thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br /> - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận<br /> dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc<br /> sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.<br /> - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.<br /> II. Đáp án và thang điểm<br /> <br /> Phần<br /> <br /> câu<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Điểm<br /> <br /> I<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Triệu chứng của thói vô cảm:<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> - Là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm<br /> trước những gì diễn ra xung quanh mình;<br /> - Bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không<br /> cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ,<br /> không có khát vọng sống ý nghĩa<br /> 3.<br /> <br /> Những hành vi vô cảm trong thực tế cuộc sống: Thấy người bị tai nạn 0,5<br /> không cứu giúp; bác sĩ thờ ơ trước sự đau đớn của bệnh nhân; một số<br /> cán bộ nhà nước có biểu hiện vòi vĩnh người dân…<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Những việc cần làm để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống:<br /> - Hãy cố gắng học tập để nâng cao tri thức, vốn sống, kĩ năng sống<br /> - Hãy yêu thương, chia sẻ nhiều hơn<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> - Biết bày tỏ thái độ trước những biểu hiện vô cảm của những người<br /> xung quanh…<br /> II<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Nghị luận: “Bệnh vô cảm không làm con người ta đau đớn hay chết<br /> đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh<br /> lẽo”:<br /> - Vô cảm: là thái độ thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau của những người<br /> xung quanh.<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> - Vô cảm không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác vì<br /> đây là một căn bệnh của tinh thần, là biểu hiện của lối sống ích kỉ.<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> - Vô cảm làm trái tim và tâm hồn con người chết dần trong sự lạnh<br /> lẽo bởi: bệnh vô cảm làm con người chai sạn về cảm xúc, khiến con<br /> người lãnh đạm, bàng quan với những thứ xung quanh; trái tim con<br /> người không biết rung động, tâm hồn con người trở nên nguội lạnh.<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> - Trong xã hội, bênh vô cảm khiến cả xã hội trở nên lạnh lẽo hơn. Bởi 0,5<br /> “nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”<br /> 2.<br /> <br /> Cảm nhận về đoạn trích:<br /> - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân 0,5<br /> sự kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới và là tác gia lớn của nền văn<br /> học Việt Nam; Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn, một áng<br /> văn chính luận mẫu mực, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân<br /> tộc.<br /> - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và vị trí đoạn trích: Sau khi cuộc 0,5<br /> kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh kết thúc thắng lợi,<br /> Nguyễn Trãi đã thay mặt vua Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô; đoạn<br /> trích trên nằm trong phần thứ 2 của tác phẩm nhằm tố cáo tội ác của<br /> giặc Minh.<br /> - Nội dung: đoạn trích tập trung tố cáo tội ác của giặc Minh<br /> + lợi dụng lí do “phù Trần diệt Hồ” để xâm lược nước ta<br /> +Tội ác tàn sát người vô tội: nướng dân đen, vùi con đỏ<br /> + Bóc lột nhân dân ta bằng thuế khóa nặng nề, phu phen tạp dịch<br /> khiến cho nhân dân ta rơi vào tình trạng đường cùng, phá sản<br /> + vơ vét sản vật của ta một cách tận thu, tận diệt<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> +Tội ác hủy hoại môi trường sống<br /> + Đó là những tội ác chồng chất mà không có sử sacchs nào ghi chép<br /> hết, nước Đông hải không gột rửa nổi. Đó là tội ác mà trời không<br /> dung, đất không tha.<br /> - Nghệ thuật:<br /> + Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng thuyết phục<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> + Giọng văn hùng hồn, đanh thép mà giàu cảm xúc, các câu văn giàu<br /> hình ảnh.<br /> + các biệt pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, liệt kê….<br /> - Bình luận, mở rộng: liên hệ với “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường 0,5<br /> Kiệt, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí minh.<br /> Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, đạt được<br /> yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1