intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 3) - Phòng GD&ĐT Yên Lạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 3) - Phòng GD&ĐT Yên Lạc” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 3) - Phòng GD&ĐT Yên Lạc

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 LẦN 3 NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút. Không kể thời gian giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” Câu 1. Đoạn văn bản trên được trích trong tác phẩm nào? A. Những ngôi sao xa xôi. B. Làng. C. Cố hương. D. Lặng lẽ Sa Pa. Câu 2. Đoạn văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự và biểu cảm. B. Miêu tả và biểu cảm. C. Biểu cảm và thuyết minh. D. Tự sự và miêu tả. Câu 3. Cảnh vật trong đoạn văn bản trên được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? A. Hoán dụ và so sánh. B. Nhân hóa và điệp ngữ. C. Ẩn dụ và liệt kê. D. Ẩn dụ và nhân hóa. Câu 4. Câu văn: Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây, xét về kết cấu ngữ pháp thuộc loại câu gì? A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn. II. PHẦN TỰ LUẬN(8,0 điểm) Câu 1(3,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống. Trong đoạn văn có ít nhất một câu sử dụng thành phần khởi ngữ. Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ ấy. Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Trích "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GD, 2017, tr.58-59) -------------------------------Hết-------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. Họ và tên thí sinh ………………………………………..Số báo danh…………………… PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9LẦN 3 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút. Không kể thời gian giao đề HƯỚNG DẪN CHẤM ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 2,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn 3,0 trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống. Trong đoạn văn có ít nhất một câu chứa thành phần khởi ngữ. Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ ấy. a) Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. - Có ít nhất một câu có thành phần khởi ngữ, gạch chân câu đó. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận: Giá
  3. trị của lòng nhân ái. * Giải thích: Lòng 0,25 nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người; 1,25 sự quan tâm, giúp đỡ 0,25 chân thành những người có hoàn cảnh bất hạnh, khốn cùng 0,25 trong cuộc sống. * Bàn luận:Tầm quan trọng của lòng nhân ái 0,25 đối với mỗi người + Giúp con người gần 0,25 lại, yêu thương nhau hơn, xã hội thêm gắn 0,25 kết hơn. + Lòng nhân ái thể hiện phẩm chất đạo 0,5 đức cần có ở mỗi chúng ta, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn. + Có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người. + Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính. – Phê phán một bộ phận con người có thái độ sống vô cảm, ích kỉ, không có sự cảm thông trước nỗi đau của người khác. Cần nhận thức rõ ràng những trường hợp nào cần được tha thứ.
  4. *Bài học nhận thức và hành động: Lòng nhân ái là phẩm chất cần có của mỗi người trong hành trình sống. Mở lòng mình, giúp đỡ người khó khăn hơn, yêu thương tất cả mọi người để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn. Lưu ý: - Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau, miễn sao hợp lý thì vẫn cho điểm tối đa. d) Chính tả, ngữ 0,25 pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e) Sáng tạo: Thể hiện 0,25 sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận đoạn thơ 5,0 sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yêu..... Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận: Đoạn thơthể hiện sâu sắc và xúc động tình cảm kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình hòa nhập vào cảnh vật bên lăng
  5. Bác.. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, 0,5 tác phẩm, đoạn trích * Cảm nhận đoạn 3,0 thơ. - Cảm xúc và suy 1,0 nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. 0,25 (bốn câu đầu) 0,25 + Không gian trong lăng như ngưng đọng, 0,25 trang nghiêm và tinh khiết. 0,25 + Nhà thơ bất tử hóa cuộc đời Bác, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao, bình dị của Người như 1,0 “vầng trăng sáng dịu hiền”. 0,25 + Hình ảnh “trời xanh” gợi cảm giác bình dị, gần gũi vì nó 0,25 là thiên nhiên quen thuộc, nhưng nó cũng là một ẩn dụ sâu xa: 0,25 Tâm hồn và tình cảm của Bác cao rộng như trời xanh, vĩnh hằng cùng non sông gấm vóc. + Cấu trúc “Vẫn - 0,25 mà”Trực tiếp bộc lộ cảm xúc đau đớn, mất 0,5 mát như nhói ở trong
  6. tim. Đó cũng là tình 0,25 cảm của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị cha già kính 0,25 yêu của dân tộc. 0,5 - Tâm trạng lưu luyến và nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ khi phải xa lăng Bác. (bốn câu sau) + Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: lưu luyến, không muốn rời xa: thương trào nước mắt, nhớ Bác khôn nguôi. + Nguyện ước cao đẹp của nhà thơ: muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác (con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu). Đặc biệt, nguyện ước sống trung thành với lý tưởng của Bác, của dân tộc. + Tình cảm xúc động và mong muốn được dâng hiến, được hóa thân thể hiện qua cách dùng từ gợi cảm: thương trào nước mắt, nhớ Bác khôn nguôi,điệp ngữ “Muốn làm”, ... Những nguyện ước của nhà thơ cũng là nguyện ước của mỗi người dân miền Nam, mỗi người dân Việt Nam với Bác. + Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất đã được lặp lại ở dòng
  7. cuối cùng khép lại bài thơ với cảm xúc trọn vẹn: “cây tre trung hiếu”. - Nghệ thuật: + Giọng điệu của bài thơ cũng như hai khổ thơ linh hoạt: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với cảm xúc, diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ. + Ngôn ngữ giản dị, hàm súc, hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao. - Đánh giá: Đánh giá khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật. Đặt đoạn thơ trong chỉnh thể để khẳng định giá trị của thi phẩm. d. Chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện 0,5 sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ Tổng điểm 10,0 Lưu ý: - Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. - Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm . —Hết—
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1